Hiểu rõ sản phẩm một cách toàn diện là cơ sở để giao lưu tốt với khách
hàng. Nhân viên marketing, nhân viên bán hàng cần phải nắm rõ một số thông tin
về sản phẩm của công ty. Xin xem chi tiết sau đây:
1) Hiểu rõ những kiến thức liên quan tới sản phẩm của công ty.
2) Tên sản phẩm.
3) Đặc tính vật lý: Bao gồm vật liệu, chất lượng, quy cách, mỹ quan, màu sắc
và bao bì.
4) Công năng của sản phẩm.
5) Hàm lượng kỷ thuật, đặc trưng của kỹ thuật.
6) Giá cả và phương thức thanh toán.
7) Phương thức vận chuyển.
8) Quy cách và ký hiệu v.v
Trong lúc đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, nhân viên marketing,
nhân viên bán hàng còn phải thể hiện như một công trình sư chuy ên nghiệp, bình
tĩnh và vững vàng, nên khách quan và bình tĩnh giới thiệu về cấu tạo, đặc trưng kỹ
thuật và vị trí trình độ kỹ thuật của sản phẩm cho khách hàng biết. Tất nhiên, lúc
này ngôn ngữ của nhân viên marketing phải đơn giản dể hiểu, không khoe khoang
những thuật ngữ chuy ên nghiệp mà khách hàng khó hiểu.
Trong trường hợp này, nếu nhân viên marketing giới thiệu sản phẩm càng
toàn diện và tỉ mỉ, thể hiện một phong cách ung dung, trầm tĩnh, sẽ c àng tạo ra ấn
tượng chuy ên nghiệp và đáng tin cậy cho khách hàng. Trên cơ sở này, cuộc giao
lưu sẽ thuận tiện hơn so với việc chỉ biết nói luyến thoắng và khoe khoang, tuyên
truy ền
67 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật bán hàng & chính sách khách hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 1
Nghệ thuật bán hàng & chính sách khách hàng
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 2
CHƯƠNG 01: KỸ NĂNG BÁN HÀNG
1.1. KỸ NĂNG TRƯNG BÀY
1.2. KỸ NĂNG CHÀO HÀNG (GIỚI THIỆU)
Hiểu rõ sản phẩm một cách toàn diện là cơ sở để giao lưu tốt với khách
hàng. Nhân viên marketing, nhân viên bán hàng cần phải nắm rõ một số thông tin
về sản phẩm của công ty. Xin xem chi tiết sau đây:
1) Hiểu rõ những kiến thức liên quan tới sản phẩm của công ty.
2) Tên sản phẩm.
3) Đặc tính vật lý: Bao gồm vật liệu, chất lượng, quy cách, mỹ quan, màu sắc
và bao bì.
4) Công năng của sản phẩm.
5) Hàm lượng kỷ thuật, đặc trưng của kỹ thuật.
6) Giá cả và phương thức thanh toán.
7) Phương thức vận chuyển.
8) Quy cách và ký hiệu v.v…
Trong lúc đang giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, nhân viên marketing,
nhân viên bán hàng còn phải thể hiện như một công trình sư chuyên nghiệp, bình
tĩnh và vững vàng, nên khách quan và bình tĩnh giới thiệu về cấu tạo, đặc trưng kỹ
thuật và vị trí trình độ kỹ thuật của sản phẩm cho khách hàng biết. Tất nhiên, lúc
này ngôn ngữ của nhân viên marketing phải đơn giản dể hiểu, không khoe khoang
những thuật ngữ chuyên nghiệp mà khách hàng khó hiểu.
Trong trường hợp này, nếu nhân viên marketing giới thiệu sản phẩm càng
toàn diện và tỉ mỉ, thể hiện một phong cách ung dung, trầm tĩnh, sẽ càng tạo ra ấn
tượng chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho khách hàng. Trên cơ sở này, cuộc giao
lưu sẽ thuận tiện hơn so với việc chỉ biết nói luyến thoắng và khoe khoang, tuyên
truyền.
Giá trị do sản phẩm có thể mang tới cho khách hàng
Trong lúc mua vào sản phẩm, tất cả khách hàng đều quan tâm đến giá trị
của sản phẩm có thể mang lại, nếu sản phẩm không có giá trị, khách hàng sẽ
không muốn mua nó. Nếu chính bản thân nhân viên marketing không nắm rõ được
giá trị thực tế của sản phẩm, tất nhiên khách hàng sẽ không thể tin vào sản phẩm,
cho nên cần giới thiệu như sau:
1.Giá trị thương hiệu của sản phẩm. Theo sự phổ cập và nâng cao về ý
thức thương hiệu trong nhiều lĩnh vực, khách hàng thường quan tâm đến danh
tiếng của thương hiệu sản phẩm.
2.So sánh về giá cả. Đây là một yếu tố quan trọng đối với những khách
hàng kỹ tính. Trong lúc mua những sản phẩm giá trị tương đối cao, khách hàng sẽ
suy nghĩ kỹ càng hơn.
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 3
3.Đặc trưng dịch vụ của sản phẩm. Khách hàng ngày càng quan tâm đến
dịch vụ sau bán hàng của sản phẩm, nhưng dịch vụ của sản phẩm không chỉ là
dịch vụ sau bán hàng, mà còn bao gồm những dịch vụ trước và trong khi bán hàng.
4. Ưu thế đặc biệt của sản phẩm. Ví dụ như những hàm lượng kỹ thuật
mới của sản phẩm, sự sáng tạo mới về chức năng v.v…
5. Hiểu rõ toàn diện về tình hình của công ty
6. Nhân viên marketing nên tìm hiểu cụ thể những tình hình cần thiết
của công ty, ví dụ như mục tiêu phát triển lâu dài hoặc phương hướng phát triển
trong tương lai của công ty, những hành động quan trọng gần đây và ý nghĩa của
nó, lịch sử phát triển công ty và những thành quả to lớn mà công ty đã giành được,
tên tuổi của những nhân viên quản lý chính của công ty và trách nhiệm xã hội mà
công ty phải gánh vác.
7. Tìm hiểu nhiều về những thông tin liên quan tới đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu nhiều về những thông tin liên quan tới đối thủ cạnh tranh để có
thể giải quyết những vấn đề của khách hàng nêu ra một cách dể dàng, đây cũng là
yêu cầu về nhân viên marketing, tức là phải hiểu rõ toàn diện về sản phẩm của
công ty. Nếu không có sự so sánh với đối thủ về các tình huống, nhân viên
marketing không thể nắm rõ được những ưu thế cạnh tranh của sản phẩm của công
ty, do đó cũng không thể giới thiệu được cho khách hàng về đặc điểm của giá trị
sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
8. Theo dõi những động thái liên quan tới sản phẩm
Tìm hiểu một cách chuyên nghiệp, rộng rãi và cụ thể về những kiến thức
liên quan tới sản phẩm, đây không chỉ là nói về việc tìm hiểu những quy cách ở
trạng thái tĩnh và đặc tính của sản phẩm, thực ra, việc nhân viên marketing tìm
hiểu những thông tin liên quan tới sản phẩm là một quá trình ở trạng thái động,
nhân viên marketing cần phải liên tục lấy được các thông tin về sản phẩm, đồng
thời, từ đó lựa chọn ra các thông tin hiệu quả nhất đối với khách hàng để cố gắng
đáp ứng yêu cầu của họ. Nhân viên marketing có thể thông qua các bộ phận của
công ty, đồng nghiệp, khách hàng và sự phân tích một cách khoa học của chính
bản thân mình để nắm lấy động thái của sản phẩm công ty hiện có. Chỉ có thể nắm
được nhiều thông tin liên quan tới động thái của sản phẩm, trong lúc giao lưu với
khách hàng mới có thể thể hiện rõ giá trị của sản phẩm. Tất nhiên, trong hoàn cảnh
thị trường cạnh tranh khốc liệt, các thông tin của nhiều sản phẩm hầu hết đều liên
tục thay đổi, rất có thể nhân viên marketing sẽ không thể nắm bắt được các thông
tin một cách toàn diện và chính xác. Gặp phải những trường hợp này, nhân viên
marketing nên nói cho khách hàng biết sự thật, tuyệt đối không chỉ vì muốn khoe
khoang mình “bác học” và “nhiều kiến thức” mà nói bừa bãi để lừa đảo khách
hàng, như vậy sẽ làm cho khách hàng tránh xa mình.
Sau khi tìm hiểu đầy đủ về bạn cũng như những sản phẩm của bạn, khách
hàng mới có thể ra quyết định mua sản phẩm.
Nhân viên marketing nên tìm hiểu những kiến thức chuyên nghiệp gì?
1. Những tình hình liên quan tới sản phẩm, liên tục tìm hiểu thêm những kiến thức
của sản phẩm cho đến khi ngày càng hoàn thiện.
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 4
2.Tìm hiểu tình hình của công ty
3. Không chỉ hiểu rõ sản phẩm của mình, bạn còn nên hiểu được sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh.
4. Liên tục theo dõi những động thái liên quan tới sản phẩm.
1.2.1. Sáu (06) kỹ năng giới thiệu để biến người nghe thành khách hàng
Nếu muốn giành được tình cảm của người nghe và biến họ thành khách
hàng của mình, bạn phải biết thốt ra “những lời có cánh” để thu hút sự chú ý của
họ. Công việc này không dễ dàng chút nào, bởi nó đòi hỏi ở bạn một số kỹ năng
và kiến thức nhất định.
Trình bày và giới thiệu là cách thức để bạn truyền đạt thông tin tới người
nghe. Trong hoạt động tiếp thị và bán hàng, việc này đóng vai trò rất quan trọng.
Lúc đầu, mọi người ghé qua công ty bạn chỉ để “xem cho biết” các sản phẩm/dịch
vụ mà bạn đang cung cấp, nhưng rồi trước sức thuyết phục của những lời giới
thiệu, họ quyết định mua hàng ngay. Thật tuyệt! Chắc bạn cũng muốn mình có
được những kỹ năng như vậy phải không? Mời bạn tham khảo 6 lời khuyên dưới
đây để điều chỉnh các kỹ năng trình bày, giới thiệu của mình:
1.2.1.1. Phù hợp với nhu cầu của người nghe
Cách nhanh nhất để khiến người nghe bỏ đi là bạn chỉ toàn nói về những
điều mà bản thân bạn muốn nghe. Đúng là như vậy đấy! Và nếu bạn muốn thu hút
các khách hàng tiềm năng, bạn phải biết nói ra những điều mà họ muốn nghe. Các
chuyên gia tiếp thị cho rằng phần lớn mọi người đều thuộc một trong bốn nhóm
sau:
- Lãnh đạo: Đó là những người luôn bận rộn, vì thế họ muốn bạn bắt đầu
và kết thúc đúng giờ, đồng thời họ chỉ quan tâm đến những vấn đề chính yếu.
- Cảm tính: Đó là những người thiên về tình cảm, Họ bị thuyết phục bởi
những cảm giác chứ không phải những lý lẽ logic.
- Hoà đồng: Đó là những người thích giao tiếp. Thật khó để giữ họ ngồi
yên một chỗ.
- Lý trí: Đó là những người thích tranh luận và có đầu óc thực tế.
Vậy bạn cần phải xác định những người đang nghe bạn nói thuộc nhóm nào để từ
đó đưa ra những lời giới thiệu phù hợp. Trong trường hợp người nghe thuộc nhiều
nhóm khác nhau, hãy tìm xem ai là người có ảnh hưởng quyết định để tập trung
tác động vào họ.
1.2.1.2. Làm mê hoặc người nghe
Một số người có năng khiếu bẩm sinh trong việc thuyết phục người khác.
Họ có thể mê hoặc chúng ta bằng động tác, cử chỉ hoặc lời nói. Tuy nhiên, bạn
cũng có thể rèn luyện được những kỹ năng này. Muốn vậy, trước tiên bạn hãy tạo
cho mình:
- Vẻ bề ngoài lịch sự, vì điều đó thể hiện rằng bạn đang tôn trọng người
nghe.
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 5
- Luôn vui vẻ, mềm mỏng, hòa nhã.
- Chiều theo ý muốn của người nghe. Lưu ý, “Đừng đánh giá quá thấp
hoặc quá cao trí thông minh cũng như học thức của họ”. (C.P.Scott)
- Tìm hiểu đủ thông tin về những người đang nghe bạn nói nhằm trình bày,
giới thiệu phù hợp với yêu cầu của họ.
- Những lời đề cao lịch sự: “Như một chuyên gia nhiều kinh nghiệm, chắc
anh/chị biết rằng...”
- Tỏ ra sẵn lòng giúp đỡ họ.
1.2.1.3. Tranh thủ sự chú ý của người nghe
Bạn hãy hình dung người nghe của mình có thể có những thái độ khác nhau
như thích thú, trung lập và hờ hững. Người nghe phản ứng ra sao sẽ phụ thuộc vào
việc bạn tranh thủ được sự chú ý của họ tới mức độ nào.
Nguyên tắc AIDA là một công cụ đắc lực giúp bạn đạt được mục đích này.
Hãy làm sao cho bài giới thiệu của bạn hội đủ các yếu tố sau:
-A:Attention (Chú ý) - tạo ra sự chú ý,
-I: Interest (Quan tâm) - tạo ra sự quan tâm,
-D:Desire (Ham muốn) – tạo ra sự ham muốn,
-A:Action (Hành động)– dẫn đến hành động mua hàng.
Để đảm bảo rằng không thính giả nào “bỏ ngoài tai” những điều bạn nói,
thỉnh thoảng hãy dừng lại và hỏi: “Liệu những điều tôi nói có hữu ích với các bạn
không?”.
1.2.1.4. Níu giữ sự quan tâm chú ý của người nghe trong suốt thời gian nói
chuyện
Làm cho mọi người quan tâm đến điều mình nói đã khó và để giữ được sự
quan tâm đó trong suốt bài nói chuyện còn khó hơn nhiều.
Vì thế, bạn phải nỗ lực chiến đấu để chống lại sự buồn tẻ bằng lối nói
chuyện hài hước, song có chừng mực, và luôn cố gắng nhận thức được những vấn
đề người nghe quan tâm để đáp ứng mong muốn của họ.
1.2.1.5. Dẫn dắt người nghe
Hãy theo sát người nghe để dẫn dắt họ vào bài giới thiệu của mình, hãy lôi
kéo họ bằng cách liên tục đưa ra các câu hỏi và lắng nghe ý kiến phản hồi. Đừng
tự biến mình thành “nhà hùng biện” chỉ biết “thao thao bất tuyệt”, mà phải tuân
thủ các quy tắc sau:
- Đi đến gần vị trí của người nghe. Minh họa cho bài trình bày của mình
bằng những chủ đề quen thuộc với họ, giảm thiểu những chủ đề mới mẻ, không
phù hợp.
- Đề phòng và kịp thời nhận ra những dấu hiệu thể hiện rằng bạn không còn
thu hút được sự chú ý nữa, chẳng hạn như người nghe thì thầm chuyện riêng, tỏ ra
bồn chồn hay ngáp ngủ.
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 6
- Sử dụng từ “chúng ta” hơn là từ “bạn” (“Chúng ta có 5 phút để ... Chúng
ta hãy bắt đầu với ...”).
- Tìm kiếm điểm chung giữa bạn và người nghe (“Cũng như bạn, tôi đã đi
du lịch rất nhiều, vì vậy tôi hiểu được...).
- Luôn lắng nghe những gì họ nói, kể cả trước khi bạn bắt đầu, trong suốt
thời gian và sau khi bạn trình bày giới thiệu. Người biết cách trình bày sẽ không
chỉ truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết tới người nghe, mà còn biết lắng nghe
những ý kiến phản hồi. Bằng việc lắng nghe, bạn sẽ biết được thính giả của mình
có hiểu được những thông tin mà minh đang nói hay không; những thông tin đó có
quan trọng và cần thiết với họ hay không.
1.2.1.6. Hãy tự tin
Và cuối cùng điều quan trọng nhất là bạn phải tự tin. Nếu bạn mất bình
tĩnh, người nghe sẽ có cảm giác rằng, chính bạn cũng không tin vào những gì mình
đang nói. Vậy thì chẳng có lý do gì để họ phải nghe theo bạn. Hãy trình bày với
giọng nói lạc quan, tin cậy. Điều này hàm chứa thông điệp: “Tôi có lợi và bạn
cũng vậy. Chúng ta giúp đỡ nhau để cùng chiến thắng”. Những người tự tin luôn
chuẩn bị mọi việc kỹ lưỡng, nhưng không quá nhiều để đến nỗi đánh mất sự tự
nhiên của chính mình. Họ luôn biết tự phê bình, và quan tâm đến ấn tượng họ
đang tạo ra, bởi vì họ thấy bản thân họ hoàn toàn có năng lực, được chấp nhận, và
những gì mình nói được người khác yêu thích.
Nếu bạn tiếp thu và thực hành tốt 6 kỹ năng trên, bạn có thể “sai khiến” bất
kỳ người nghe nào làm những điều mà bạn mong muốn. Bạn làm thử xem, và sẽ
thấy kết quả sẽ vô cùng kỳ diệu.
1.2.2. Cách bày tỏ thái độ hân hoan chào đón khách hàng (thái độ hữu hảo,
welcome)
Nhân viên maketing, nhân viên bán hàng phải luôn luôn coi phục vụ khách
hàng là công việc quan trọng nhất của mình, phải luôn tỏ thái độ chào đón nhiệt
tình và sự cảm ơn thật lòng, làm cho khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng của
bạn.
Trong giao tiếp làm thế nào để tỏ thái độ hữu hảo với khách hàng, xin mời
xem chi tiết sau đây.
1.2.2.1. Luôn thể hiện thái độ hoan nghênh khách hàng
Nếu nhìn thấy khách hàng đi vào, bạn nên đứng dậy chủ động tiến tới bắt
tay và sử dụng những ngôn ngữ nhiệt tình để chào đón khách hàng.
Ví dụ: “Rất hoan nghênh ông đến với công ty chúng tôi, giám đốc của chúng
tôi đang chờ ông ở văn phòng, xin mời ông đi bên này…’’ (Chìa tay ra, khép
bốn ngón tay lại: có ý là mời khách hàng xem hoặc đi theo một hướng nào đó, chứ
không được dùng một hay hai ngón tay để chỉ trỏ).
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 7
Nếu khách hàng là người bình dân, thân thiện thì không nên dùng những từ
ngữ trịnh trọng như trên mà hãy dùng từ ngữ và cử chỉ thân thiện, gần gũi và chân
tình hơn”.
Ví dụ: “Dạ, con chào bác! Hình như đã lâu không thấy bác ghé” (Nếu
khách hàng là người Nam Bộ)
Ví dụ: “Vâng, cháu chào bác! Hình như đã lâu không thấy bác ghé”
(Nếu khách hàng là người Bắc Bộ)
Hành động của nhân viên marketing nên thể hiện rất vui vẻ khi gặp khách
hàng và coi như người này là một nhân vật quan trọng và tôn trọng khách hàng.
Khi khách hàng rời khỏi công ty, bạn đừng quên có lời chào cảm ơn, có thể nói:
“Cảm ơn ông đến công ty chúng tôi, hẹn gặp lại ông lần sau’’.
1.2.2.2. Mỉm cười (Không nên khép chặt miệng)
Mỉm cười là một hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ, là cầu nối trong giao tiếp
giữa con người với con người. Mỉm cười có ý là “Tôi thích bạn, bạn làm tôi cảm
thấy rất vui vẻ, gặp bạn tôi thấy rất vui’’. Nó thể hiện sự tôn trọng, thiện chí, vui
vẻ và sự tán đồng của bạn với khách hàng, nó cũng thể hiện sự vui mừng và nhiệt
tình của bạn, điều đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái lên.
1.2.2.3. Tiếp xúc bằng ánh mắt
Sự tiếp xúc bằng ánh mắt thể hiện sự quan tâm, thông cảm, thiện chí và
chấp thuận khách hàng. Tiếp xúc bằng ánh mắt không chỉ có thể làm cho bạn tập
trung tư tưởng để lắng nghe khách hàng nói, mà còn có thể làm cho khách hàng
cảm nhận rằng bạn đang quan tâm và hứng thú về những gì mà họ đang nói và
nhất trí về quan điểm của họ.
Nhưng cũng cần phải chú ý có một số ánh mắt tiếp xúc không đúng kiểu và
sẽ bất lợi cho giao tiếp. Chẳng hạn như nhìn chằm chằm hoặc là nhìn trộm sẽ tạo
ấn tượng không tốt đối với khách hàng. Nhìn ngang nhìn dọc sẽ gây cho khách
hàng có cảm giác bạn không có thành ý hợp tác hoặc không hứng thú về nội dung
mà họ đang nói.
Cho nên, bạn cần chú ý nhìn vào mắt khách hàng một cách nhẹ nhàng và thiện chí,
có thể thỉnh thoảng nhìn sang chỗ khác. Hơn nữa, bạn nên giữ một ánh mắt tiếp
xúc ở chừng mực nhất định, ở đây chủ yếu nói đến mức độ về thời gian: thời gian
quá ngắn, khách hàng sẽ cho rằng bạn không hứng thú về nội dung đang giao tiếp:
thời gian quá dài lại làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu.
1.2.2.4. Những ngôn ngữ cơ thể tích cực
Khi trực tiếp giao tiếp với khách hàng, ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể biệu
lộ cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Để thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện, tôn trọng và
chân thành với khách hàng và có được cuộc giao tiếp tốt đẹp với khách hàng, nhân
viên marketing nên chú ý sử dụng những ngôn ngữ cơ thể tích cực được nêu sau
đây:
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 8
Nét mặt: nét mặt của bạn nên nhẹ nhàng, vui vẻ và sáng sủa để thể hiện
tinh thần tích cực và chứng tỏ bạn rất vui vẻ khi được giao lưu với khách hàng.
Gật đầu: gật đầu có ý là bạn đang tập trung lắng nghe khách hàng nói.
Trong lúc khách hàng đang nói về một sự việc nào đó, bạn không ngắt lời của họ
và không ngừng gật đầu cho họ biết rằng bạn đang chăm chú lắng nghe khách
hàng nói.
Cúi người về phía trước một cách vừa phải (dĩ nhiên không khúm núm,
vì như thế thiếu tự tin): Điều này cũng đồng nghĩa với lắng nghe, trong lúc tập
trung nghe người khác nói, cơ thể nên cúi xuống một chút để có thể nghe rõ hơn.
Hai vai giữ thăng bằng: Trong lúc ngồi, hai vai không giữ được thăng
bằng có ý nghĩa là trạng thái tinh thần của bạn rất khỏe và không chán nản với lời
nói của khách hàng.
Chìa tay ra, khép bốn ngón tay lại: có ý là mời khách hàng xem hoặc đi
theo một hướng nào đó.
Giơ ngón tay cái lên: Có ý là khen ngợi khách hàng hoặc là tán thành kiến nghị
của khách hàng.
1.2.2.5. Ngôn ngữ cơ thể tiêu cực
Nhân viên Marketing nên tránh sử dụng những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực
sau đây:
1. Ngồi vắt chân, bàn chân hướng về khách hàng.
2. Ngáp ngắn ngáp dài, khoa chân múa tay.
3. Gãi đầu gãi tai
4. Bẻ ngón chân ngón tay
5. Nhìn đồng hồ
6. Cho hai tay ra sau đầu
7. Khoanh tay trước ngực
8. Chắp chân.
9. Dụi mắt gãi đầu
10. Nhả khói thuốc vào người khác.
1.3. KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC (ĐÀM PHÁN)
Từ khi bạn thức dậy cho đến khi bạn đi ngủ, bạn luôn phải thương lượng,
giao tiếp, thuyết phục và tác động đến người khác, cố gắng làm cho họ đồng ý hợp
tác với bạn để hoàn thành những việc bạn muốn. Vậy nên mấu chốt ở đây không
phải là bạn có thật sự làm nghề bán hàng hay không, mà là bạn có thông thạo các
kỹ năng bán hàng không.
Tất cả những nhà quản trị hàng đầu đều là những người bán hàng tài ba. Và
tất cả các nhân viên giỏi đều sử dụng các kỹ năng bán hàng để thuyết phục đồng
nghiệp và cấp trên ủng hộ hay hợp tác với họ trong công việc. Nói chung, những
người tỏ ra hiệu quả trong những lĩnh vực của cuộc sống mà đòi hỏi sự tham gia
của người khác đều là những người bán hàng giỏi.
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG & CSKH ThS. TRẦN PHI HOÀNG 9
Người bán hàng là người làm nên sự thành công hay thất bại của tất cả các
công ty, tất cả các ngành nghề. Họ là những người chủ chốt tạo ra nhu cầu đối với
tất cả các sản phẩm, dịch vụ và tạo việc làm cho những người thuộc các ngành
nghề khác.
Cơ sở giúp các nỗ lực bán hàng thành công là nguyên tắc phân tích kẽ hở.
Phân tích kẽ hở là việc xác định rõ ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể
mang đến lợi ích gì cho con người và sau đó tìm cách thể hiện điều đó bằng cách
thuyết phục.
Những người thuyết phục, giao tiếp và bán hàng giỏi nhất là những người
tập trung tìm ra kẽ hở và xác định độ lớn của nó. Sau đó, họ sẽ cố gắng tìm cách
nới rộng kẽ hở cho tới khi khách hàng tiềm năng ngày càng cảm thấy bất mãn với
tình trạng hiện tại của mình và ngày càng mong muốn đạt tới tình trạng tốt hơn có
được nhờ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng.
Hãy nhớ rằng con người mua các giải pháp cho vấn đề của họ, chứ không
phải mua sản phẩm hay dịch vụ. Vậy thì để bán được hàng, bạn phải là người tìm
ra vấn đề. Vấn đề của khách hàng càng lớn thì bạn càng dễ bán hàng. Một trong
những câu hỏi hiệu nghiệm nhất bạn có thể đưa ra cho khách hàng là: “Ông/bà
đang mất bao nhiêu tiền để giải quyết vấn đề?”. Hãy giúp khách hàng nhận ra
những chi phí rõ ràng, trực tiếp và cả những chi phí không rõ ràng, hay gián tiếp.
Hãy hỏi khách hàng tiềm năng: “Vấn đề là gì? Vấn đề đó ảnh hưởng thế nào đến
ông/bà? Vấn đề đó còn ảnh hưởng thế nào đến công việc và cuộc sống riêng tư của
ông/bà?”.
Người bán hàng tài tình là người có thể tìm ra những kẽ hở nhỏ rồi nới rộng
nó ra. Họ có thể phát hiện ra những khó khăn, những bất mãn nhỏ trong lòng
khách hàng tiềm năng rồi, thông qua hỏi han và bình luận, nghiêm trọng hóa
chúng lên cho tới khi khách hàng mong muốn chấp nhận giải pháp họ đưa ra. Nếu
bạn bán hàng cho các công ty, bạn phải tự hỏi người ra quyết định của công ty đó
muốn đạt được điều gì. Đâu là chênh lệch giữa tình trạng hiện tại và tình trạng
mong muốn? Người ra quyết định đó được ghi nhận như thế nào và vì sao?.
Lấy ví dụ, từ trước tới nay, tôi vẫn hài lòng với chiếc xe của mình. Đó là
một chiếc xe đẹp, đã được thanh toán hết và chạy