Nghệ thuật thưởng trà Hàn Quốc

A.Mở đầu Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hóa truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm con người đã biết đến trà như một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, uống trà là cách để”khai trí, khai tâm”. Nói đến nghệ thuật thưởng trà, người ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật thưởng trà của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v. Với bài báo cáo này tôi xin giới thiệu vài điều về nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc. Qua đó bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn về một trong số những nét đẹp trong văn hóa của người dân Hàn quốc - văn hóa thưởng trà.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật thưởng trà Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 80 NGHỆ THUẬT THƯỞNG TRÀ HÀN QUỐC SVTH: Hoàng Thị Thơm GVHD: Vương Thị Năm A. Mở đầu Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hóa truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm con ngƣời đã biết đến trà nhƣ một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, uống trà là cách để”khai trí, khai tâm”. Nói đến nghệ thuật thƣởng trà, ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật thƣởng trà của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v.. Với bài báo cáo này tôi xin giới thiệu vài điều về nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc. Qua đó bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn về một trong số những nét đẹp trong văn hóa của ngƣời dân Hàn quốc - văn hóa thƣởng trà. B. Nội dung 1.Bối cảnh ra đời của trà đạo trên thế giới Trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả ngƣời chủ lẫn khách đều hƣớng đến sự thƣ giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố mang tính triết học, nét thẩm mỹ, và sự đan xen giữa bốn nguyên tắc cơ bản: sự hài hòa (giữa con ngƣời và thiên nhiên), sự tôn kính (đối với ngƣời khác), sự tinh khiết (của tâm hồn) và sự yên tĩnh. Thƣờng những buổi tiệc trà đƣợc tổ chức để nghênh tiếp những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt nhƣ: ngắm hoa, thƣởng ngoạn những đêm trăng rằm song đôi khi chỉ đơn giản chỉ là dịp để họp mặt bạn bè ngƣời thân. Theo cuốn Trà kinh viết năm 780, việc uống trà đƣợc bắt đầu từ thời Thần Công, truyền sang Chu Công nƣớc Lỗ. Nhƣ vậy loài ngƣời bắt đầu biết uống trà vào khoảng năm 3.300-3.100 trƣớc Công nguyên. Bắt đầu từ Trung Quốc và trải qua nhiều thời đại Trung Quốc, công dụng của trà đƣợc khai thác triệt để và thói quen uống trà ngày càng trở nên phổ biến. Cách uống trà cũng theo những con đƣờng buôn bán tơ lụa, đồ gốm và qua sự giao lƣu của các thƣơng gia lan toả ra khắp thế giới. Cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12, cùng với thiền, trà ở Trung Hoa tràn sang Nhật. Ngƣời Nhật tiếp thu cả hai thứ văn hoá vật chất và tôn giáo này, đem nó hoà quyện với văn hoá bản địa và nâng lên thành triết lý riêng của dân tộc là Trà đạo. 2. Lich sử trà đạo trên bán đảo Hàn và sự phát triển của nó qua các thời đại Tại Hàn Quốc, bản Trà Lễ Panyaro có viết nhƣ sau: “Từ thế kỷ đầu của Công Nguyên một công chúa của tiểu vƣơng quốc Ayudya ở Ấn Độ đã mang trà vào Hàn Quốc khi cặp tàu vào vƣơng quốc Gaya nằm phía Nam bán đảo triều Tiên, sau khi lƣu trú một thời gian ở Trung Hoa. Nàng công chúa này trở thành hoàng hậu Heo Hwangok, vợ vua khai sáng ra vƣơng quốc Gaya, Kim Suro”. Theo biên niên sử Samkuk-yusa và Samkuk-sagi, suốt triều đại Koryo của Hàn Quốc (935 - 1392) trà đạo trở thành Quốc đạo, là chủ đề cho thi ca và 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 81 đƣợc dùng dâng cúng tổ tiên và Phật. Đến thế kỷ 14, vào thời Choson, Khổng giáo phát triển mạnh ở Hàn Quốc, khiến Phật giáo bị lấn át, từ đó trà đạo mất tính phổ biến. Tuy nhiên giới nho sĩ và hoàng thất vẫn dùng trà, trong triều đình vẫn có một vị thƣợng thƣ lo về trà. Năm 1590, Nhật xâm lƣợc Hàn Quốc, đốt phá lăng miếu và cƣớp đi rất nhiều trà cụ và trà khí, từ đó nền văn hóa trà của Hàn Quốc suy yếu dần. Đầu thế kỷ 19, đại học sĩ Tasan (Chong Yak-yong) khi bị lƣu đày đến Kangjin đã học cách chế biến và uống trà từ hòa thƣợng Hyejang, đang trụ trì một ngôi chùa gần Kangjin. Sau đó, một vị tăng trẻ tên là Ch‟o Ui đến thăm Tasan và lƣu lại hàng tháng để uống trà cùng ông. Nhờ vậy mà Trà đạo Hàn Quốc đƣợc lƣu truyền. Tuy nhiên, đến những thập kỷ gần đây, trà đạo Panyaro mới đƣợc khôi phục nhờ nỗ lực to lớn của hòa thƣợng Hyo Dang, thế danh Ch‟oi Pom-sul. Vị hòa thƣợng này viết một nghiên cứu dài về trà đạo với nhiều góc độ của nền văn hóa này. Trà cũng có lịch sử lâu đời tại Hàn Quốc. Sử sách có ghi chuyện Hoàng hậu Ho Hwang của vƣơng quốc Karak (tồn tại từ năm 42 trƣớc Công nguyên đến 532 sau CN) đã mua trà từ Ấn Độ để về trồng. Đến ngày nay, vùng núi Chiri vẫn là nơi sản xuất trà hảo hạng của Hàn Quốc. Từ thời Tam Triều (18 trƣớc CN – 668 sau CN) về sau, đã có nhiều sử liệu đề cập tới trà. Triều Silla thống nhất Hàn Quốc (668-935) là thời kỳ trà trở nên phổ biến khắp nơi, nhất là trong triều đình, tầng lớp có học và tu sĩ. Dƣới triều Koryo (935- 1392), trà lễ trở thành quốc lễ. Trà đƣợc pha và dâng cúng Phật. Nhƣng đến thời Choson (1392-1910), Khổng giáo phát triển mạnh ở Hàn Quốc lấn át hẳn Phật giáo, nên trà lễ mất tính phổ biến và chỉ còn tồn tại trong các chùa thờ Phật. 3. Cách pha trà và trà cụ của Hàn Quốc 3.1 Cách pha trà Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của ngƣời pha. Ngƣời pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc pha trà sao cho ngƣời khách cảm nhận đƣợc thành ý của mình. Trƣớc khi uống trà ngƣời chủ nhà tráng chén trà bằng nƣớc của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, nhƣ một biểu hiện nhiều may mắn. Chủ nhà lần lƣợt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lƣợt nƣớc nóng lên trà với ý định rửa sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nƣớc đầu đi. Nƣớc pha trà là nƣớc suối, nƣớc giếng hoặc nƣớc mƣa đƣợc đun sôi kỹ trên một bếp lò bằng đồng đặt ngay trong phòng khách. Am trà và các chung trà đƣợc tráng nƣớc sôi để chúng nóng lên. Tuyệt đối không bao giờ lấy nƣớc đang sôi để pha trà. Nƣớc pha trà phải đƣợc đựng trong một bình thủy (uống trà thông thƣờng) hay nƣớc đƣợc nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nƣớc ở khoàng 80-90 độ, rồi mới rót chậm rãi và đều đặn từ ấm vào bình trà. Sau đó đậy nắp bình và chờ khoảng 2 phút. Sau đó, bình trà đƣợc rót lần lƣợt từng chút một vào các chung. Điều cấm kị khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho ngƣời khách kế tiếp, bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nƣớc trà trong mỗi tách cũng nhƣ không đều về lƣợng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều đƣợc đặt trong khay trà rồi rót nhiều lần, xoay vòng theo thứ tự. Cách rót này giúp mỗi ngƣời nhận đƣợc một 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 82 lƣợng trà với phẩm chất và nồng độ tƣơng đồng nhau. Một bình trà nhƣ thế sẽ đƣợc châm thêm nƣớc ba lần và mỗi khách đƣợc uống ba chung. Chung thứ nhất nhiều mùi hƣơng, chung thứ hai có vị đậm hơn và chung thứ ba cả hƣơng và vị đã dịu và đòi hỏi cảm nhận tinh tế hơn. 3.2 Trà cụ Mỗi vật dụng để pha trà, thƣởng trà cũng góp phần quyết định đến trà phong (phong thái uống trà). Tuỳ thuộc từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Chất liệu chủ yếu của các trà cụ là gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhƣng thanh thoát, phản ánh sự gắn kết hoà thuận với thiên nhiên.công phu, tỉ mỉ và mỗi chén trà có những họa tiết độc đáo riêng. Phong cách trà cụ cũng thay đổi phù hợp với mỗi mùa lâu hơn. Tại Hàn Quốc, sự phân biệt có phần ít chi tiết hơn. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu katade có miệng rộng để nƣớc trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát irabo giữ đƣợc nhiệt của nƣớc trà vì phải uống nóng. Nổi bật là những trà cụ làm bằng gốm tráng men mà đến nay ngƣời ta vẫn ƣa dùng tạo thành một phong cách – phong cách gốm Hagi.Tiêu chí đánh giá chất lƣơng của trà cụ Hàn Quốc phụ thuộc vào mẫu mã, đƣờng nét màu sắc, cảm xúc của ngƣời nghệ nhân. Ngày nay, phong cách của tiệc trà Hàn Quốc là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun nƣớc nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến đƣợc xếp trên bàn suốt năm, đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng. Trên bộ đồ trà có các loại chén nhƣ: chén tống, chén quân. Chén tống dùng để rót trà ra cho đều, chén quân bé hơn dùng để uống trà. 3.3 Cách thƣởng thức trà và nguyên tắc 1 buổi tiệc trà Uống trà không những bằng miệng, bằng mũi, bằng mắt, bằng tai, mà còn uống bằng cả tâm hồn nữa. Tay trái nâng chén trà, ngón giữa đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón giữa giữ lấy miệng chén gọi là”tam long giá ngọc”, đƣa cao chén trà ngang mũi nhƣ”du sơn lâm thuỷ”, tay phải che ngoài tay trái để giữ làn hơi bay vào mũi, vừa che đƣợc miệng khi uống. Ngụm trà đầu tiên chậm rãi nuốt khẽ cho hƣơng trà thoát ra đằng mũi và đồng thời còn đọng lại hơi chan chát ở lƣỡi, ngòn ngọt ở cổ họng rồi thấm thiá tận tâm can. Nuốt nƣớc bọt tiếp lần một, lần hai, rồi lần ba sẽ cảm nhận. Một buổi tiệc trà của Hàn Quốc đƣợc thực hiện theo nguyên tắc của bốn điều: “Hoà - Kính - Thanh – Tịnh”. Chính vì thế luôn tồn tại nền văn hóa thƣởng trà thanh lịch, không bị ảnh hƣởng quá nhiều bởi Trung Hoa hay Nhật Bản nhƣ suy nghĩ của nhiều ngƣời. Trà đồng nghĩa với sự tỉnh táo, thƣ giãn, tĩnh tâm để mƣu điều thiện, tránh điều ác. Ngƣời Hàn Quốc không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm đây là triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử văn hóa. Về quy tắc uống trà trong tiệc trà Korean, khách phải chờ chủ nhà nâng chén trƣớc rồi mới nâng chén của mình sau tƣợng trƣng cho một lời cảm tạ sự tiếp đón của chủ nhà. Khi dùng trà, cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thƣởng thức hƣơng trà. Sau đó, tay che miệng, 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 83 chậm rãi hớp một ngụm nhỏ, nuốt khẽ cho hƣơng trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ họng, nuốt nƣớc bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Tùy từng tiệc trà cụ thể sẽ có bánh ăn kèm phù hợp với vị của trà. 3.4 Tác dụng của trà Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng: trà có chứa một số thành phần sinh hoá có quan hệ mật thết với sức khoẻ của con ngƣời. Trà không chỉ có tác dụng giải nhiệt, làm sảng khoái tinh thần, giảm béo, giảm căng thẳng, giải độc, tỉnh rƣợu, sinh mồ hôi, sáng mắt, trị kiết lỵ...mà còn có công hiệu nhất định đối với một số bệnh hiện nay nhƣ ung thƣ, các bệnh về máu, nhiễm tia bức xạ...Có thể thấy, trà có rất nhiều công hiệu, tác dụng rộng rãi, không loại nƣớc uống nào có thể thay thế. 3.5 Các loại tiệc trà phổ biến ở Hàn Quốc Hàn Quốc có ít nhất 15 loại tiệc trà nổi tiếng, trong đó có: - Tiệc trà Đời Joseon tổ chức hàng năm trong triều đình - Tiệc trà đặc biệt Đời Joseon để đón khách nƣớc ngoài, phái đoàn ngoại quốc hay đám cƣới triều đình - Tiệc trà của Hoàng Hậu đặc biệt cho buổi truyền hình nhiều tập Korea dành cho bạn bè, gia đình, tuỳ tùng gồm riêng phái nữ, nhƣng thƣờng có cả Hoàng tử. Viện Văn hoá trà Panyaro ở Korea chuyên trách phổ cập các nghi lễ tiệc trà hiện đại đƣợc thành lập bởi Danh nhân trà Hyodang, ngƣời đã dành suốt cả cuộc đời 60 năm để nghiên cứu những lời khuyến cáo của Danh nhân văn hoá Wonhyo dùng trà trong ngồi Thiền. Hyodang đã đóng góp nhiều công lao vào Văn hoá trà Korea bằng cuốn sách”Văn hoá trà Korea”, phƣơng pháp pha trà xanh Korea gọi là Panyaro, và Hiệp Hội chè Korea đầu tiên. Năm 1981 Viện Panyaro ra mắt công chúng và năm 1995 đã tổ chức khoá học đầu tiên về tổ chức bữa tiệc trà. Sau đó đã hoạt động mở lớp học hàng năm cho những ngƣời dân yêu thích uống trà. 4. So sánh văn hóa thƣởng trà Hàn Quốc và Việt Nam Ở Việt Nam văn hóa uống trà cũng đã xuất hiện từ lâu đời. Phong cách uống trà của ngƣời Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của ngƣời pha trà và ngƣời đƣợc mời uống trà đã đƣợc nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Dƣới đây là một số nét khác biệt trong văn hóa thƣởng trà của ngƣời Việt và ngƣời Hàn: Ở Việt Nam nƣớc dùng pha trà thƣờng phải là thứ nƣớc mƣa đƣợc hứng giữa trời, hay từ các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sƣơng đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nƣớc cũng phải phải đảm bảo giữ đƣợc độ thanh tĩnh và không làm ảnh hƣởng đến hƣơng vị của trà (ngƣời Việt gọi là”nhất thủy,”“nhì trà”) tức là việc dùng trà mộc hay trà hƣơng. Trong phƣơng pháp pha trà của ngƣời Hàn thì nƣớc pha trà bắt buộc phải dùng 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 84 nƣớc suối, bởi họ cho rằng nƣớc suối là nƣớc tinh khiết, bắt nguồn từ thiên nhiên nên giữ đƣợc vị nồng ấm tƣơi ngon của trà. Nƣớc pha trà là nƣớc suối mới lấy về, nƣớc càng đầu nguồn thì vị trà lại càng ngon. Ngƣời Việt dùng trà nguyên thủy (trà mộc chƣa đƣợc ƣớp với nhiều nguyên liệu khác nhau thành trà sen, trà sói, trà bạch ngọc (ƣớp hƣơng từ năm loại hoa màu trắng: nhài, cúc trắng, bông bạch, mộc và ngọc lan); trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm... Mỗi loại trà làm nên một hƣơng vị khác nhau, trong đó trà sen là thứ trà quý nhất, ngày xƣa chỉ dành cho bậc vua chúa thƣởng thức. Còn ngƣời Hàn Quốc thích uống trà xanh vì theo họ trà xanh để tự nhiên là giữ đƣợc nguyên vị ngọt chát của trà. Chính vì thế họ lựa chọn trà xanh rất cẩn thận, phải là trà búp nhỏ đồng đều, màu xanh tƣơi tự nhiên. Sau này ngƣời ta hay dùng trà xanh ƣớp các hƣơng khác nhau nhƣ hƣơng quế, hƣơng hoa cúc bên cạnh đó còn có trà sâm. Về trà cụ của ngƣời Việt thì thƣờng bao gồm bình pha trà, 1 chén tống để chuyên trà, 1 khay, 1 thuyền ngâm bình vào nƣớc nóng trƣớc khi pha, 1 hộp đựng trà, 1 thìa gỗ hoặc tre múc trà. Ngƣời Hàn khi thƣởng trà còn kèm thêm cả lò nhỏ nấu nƣớc, gáo nhỏ múc nƣớc, chổi đánh trà, khăn lau bát và trà cụ khác. Ở Việt Nam các loại bánh dùng kèm khi uống trà thƣờng là bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh quy, kẹo lạc...còn ở Hàn Quốc thì kèm theo các loại bánh có hình dạng và màu sắc đa dạng theo mùa. Về không gian thƣởng trà ở Việt Nam thì không đòi hỏi 1 phòng trà riêng cho việc thƣởng trà còn ở Hàn Quốc thì trà thất mang nhiều kiến trúc khác nhau, bày trí phù hợp với dụng ý của gia chủ và tùy thuộc theo mùa, thƣờng thì nó là một phòng khách yên tĩnh. Không gian trà đƣợc sắp xếp trong bầu không khí thật sự thanh nhã, gần gũi với thiên nhiên. Ngƣời Hàn quốc thƣờng mặc y phục cổ truyền khi uống trà. Một buổi tiệc trà của ngƣời Việt thƣờng kết hợp 2 yếu tố là hòa và kính.“Hòa”là thể hiện sự bình đẳng của con ngƣời trƣớc chén trà xanh.”Kính”là kính trọng ngƣời lớn tuổi, kính trọng ngƣời trên và luôn giữ một thái độ khiêm nhƣờng. Với ngƣời Hàn thì buổi tiệc trà phải là sự kết hợp đầy đủ của 4 yếu tố: Hòa, kính, thanh, tịch.”Hòa”có nghĩa sự hài hòa, hòa hợp giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.“Kính”là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con ngƣời, là sự tri ân cuộc sống.“Thanh”là sự thanh thản, tĩnh tại của tâm hồn khi lòng khi sự tôn kính dành cho vạn vật không còn tồn tại sự phân biệt."Tịch”là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn ngƣời cũng nhƣ sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. C. Kết luận Một tách trà thơm từ lâu đã là quà đón khách, là tâm tình của chủ nhà với khách viếng thăm, nó còn mang giá trị tinh thần văn hoá sâu sắc, một nét ẩm thực đặc trƣng. Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trƣng của con ngƣời 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 85 phƣơng Đông khép kín nói chung và của ngƣời Hàn Quốc nói riêng. Vì vậy qua bài giới thiệu về nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc, tôi mong rằng bạn sẽ thêm hiểu hơn và yêu quý xứ sở kim chi xinh đẹp này. Trong quá trình soạn thảo bài nghiên cứu khoa hoc, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của cô giáo và các bạn. Hi vọng bài luận này của tôi sẽ góp phần giúp ngƣời đọc hiểu thêm về một nét văn hóa - một nét tâm hồn của ngƣời Hàn quốc.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. C3%AAn 11. 336.aspx 12. 13. 14. 15.