Tóm tắt
Bài viết này trình bày về mô hình học tập kết hợp. Thông qua tổng hợp những
nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, bài viết trình bày các vấn đề lý thuyết về mô
hình học tập kết hợp, phân tích những đặc điểm và lợi ích của mô hình đào tạo kết
hợp; kết quả thống kê khảo sát thực nghiệm về hiệu quả, lợi ích và các vấn đề liên
quan đến tổ chức đào tạo để từ đó rút ra một số kiến nghị triển khai mô hình học tập
kết hợp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended learning) tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Thực nghiệm với môn Tin học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
199
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP
(BLENDED LEARNING) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- THỰC NGHIỆM VỚI MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
TS. Trịnh Hoài Sơn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Bài viết này trình bày về mô hình học tập kết hợp. Thông qua tổng hợp những
nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, bài viết trình bày các vấn đề lý thuyết về mô
hình học tập kết hợp, phân tích những đặc điểm và lợi ích của mô hình đào tạo kết
hợp; kết quả thống kê khảo sát thực nghiệm về hiệu quả, lợi ích và các vấn đề liên
quan đến tổ chức đào tạo để từ đó rút ra một số kiến nghị triển khai mô hình học tập
kết hợp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từ khóa: Blended Learning, học tập kết hợp, tin học kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
1. Giới thiệu chung
Đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng trở thành một yêu cầu tất yếu trong
giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam nhằm hướng đến mục
tiêu giáo dục thiên niên kỷ là đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn
cầu với những kỹ năng tự học suốt đời, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc trong môi
trường hợp tác. Công nghệ thông tin là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác đổi
mới phương thức dạy học, và việc sử dụng công nghệ kết hợp với phương thức dạy
học truyền thống đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Bài viết này, thông qua việc
tổng hợp nghiên cứu cũng như tiến hành thực nghiệm, điều tra với hơn 400 sinh viên
đã học môn Tin học đại cương sử dụng phương pháp đào tạo hỗn hợp, nhóm tác giả
trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp đào tạo hỗn hợp (Blended Learning)
và giải pháp triển khai tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Khái quát về mô hình học tập kết hợp
Học tập kết hợp “Blended Learning – BL” xuất phát từ nghĩa của từ “Blend”
tức là “pha trộn” để chỉ một hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, là sự kết hợp “hữu
cơ” của hình thức học tập trực tuyến và học tập truyền thống. Đây là hình thức học
khá phổ biến trên thế giới.
Học tập kết hợp là sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo
như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào
tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể. “Học tập kết hợp (Blended Learning) để chỉ các
200
mô hình kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các giải pháp E-Learning”.
(Victoria L. Tinio, 2003). Mô hình kết hợp có thể được mô tả như sau.
Hình 1. Sơ đồ mô hình Học tập kết hợp
Trong mô hình này, người học tham gia vào quá trình học tập bằng hình thức
học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức hợp tác qua
mạng Internet (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ ngoại tuyến, độc lập
về không gian).
Học tập kết hợp sử dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập
bên ngoài lớp học là một mô hình đã và đang ngày càng phổ biến đặc biệt là ở bậc
đại học (Garrison và Kanuka, 2004) có lẽ vì những lợi ích học tập mà nó mang lại
(Ark, 2012). Một nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả gồm Means, Toyama,
Murphy, Bakia, Jones (2010) đánh giá tổng kết hiệu quả của mô hình Học tập kết
hợp. Nhóm tác giả đã tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh phổ thông
và đại học tại Mỹ và kết luận rằng mô hình Học tập kết hợp mang lại hiệu quả học
tập. Khi so sánh giữa Học tập kết hợp và dạy học theo kiểu truyền thống, nghiên cứu
cho thấy sự khác biệt lớn về kết quả học tập của người học. Kết quả này là do mô
hình Học tập kết hợp đã tạo ra được môi trường học thực học (deep learning), học có
ý nghĩa (meaningful learning) cũng như phát triển tư duy phê phán và hình thức học
cấp cao, nó cũng tạo ra môi trường làm việc độc lập và tự kiểm soát việc học như
Garrison và Kanuka (2004) đã khẳng định.
Chúng ta đều biết rằng học tập kết hợp xuất phát từ các quốc gia phát triển sau
khi họ khai thác mô hình học E-Learning (học trực tuyến) không hoàn toàn thành
201
công. Công nghệ mang lại sự tiện nghi, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lại
làm học viên sẽ dễ dàng mất đi động cơ học tập và mất đi cơ hội giao tiếp tập thể như
trong các lớp học truyền thống. Chính vì vậy, các buổi học trực tiếp (face-to-face)
vẫn giữ được nhiều giá trị mà việc tự học với máy tính không thể nào bù đắp được.
Ngược lại, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc xuất hiện các chương
trình ứng dụng trên mạng thì việc truyền đạt thuần túy không thể cung cấp cho người
học được nguồn kiến thức khổng lồ và những thông tin thức thời. Vai trò hỗ trợ của
học trực tuyến lúc này được thể hiện rất rõ nét.
Đối với vai trò, vị trí của giáo viên, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự chuyển
đổi rất lớn. Giáo viên không chỉ lên lớp tổ chức các hoạt động học tập hoặc thông
báo hàng loạt rồi ra về như thường lệ. Giáo viên có nhiệm vụ định hướng, hướng dẫn
học viên, xây dựng các nội dung giúp học viên tự truy cập, và quan trọng là dạy cho
người học những kỹ năng quan trọng khi khai thác, xử lý thông tin bao gồm cả các
kỹ năng máy tính cần thiết. Đối với học viên, sự chủ động, tích cực trong học tập là
vô cùng quan trọng. Bên cạnh những giờ học trên lớp thì việc tự học qua mạng sẽ
quyết định chất lượng học tập của chính bản thân họ. Giờ đây, người học không chỉ
thu nạp, ghi nhớ thông tin mà còn phải biết cách phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin
một cách hiệu quả. Việc duy trì ý thức kỷ luật và động cơ học tập càng có ý nghĩa
hơn đối với loại hình học tập này.
3. Lợi ích của mô hình học tập kết hợp
Mô hình học tập kết hợp, bao gồm những yếu tố tốt nhất của học tập online và
học trên lớp, đem lại nhiều lợi ích.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy: So với phương pháp giảng dạy truyền
thống, mô hình học tập kết hợp có sự đổi mới căn bản:
+ Sự thay đổi phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm thay vì
giảng viên trước đây, người học sẽ trở nên năng động hơn và tương tác nhiều hơn.
Giảng viên định hướng, hướng dẫn học viên, xây dựng các nội dung để học viên chủ
động truy cập học tập cũng như trả bài.
+ Sự chủ động trong học tập của học viên được đề cao khi ngoài giờ học ở lớp,
học viên toàn quyền quyết định thời gian, địa điểm cũng như cường độ học tập của
mình trên các tài nguyên online đã được định hướng và chỉ đạo.
+ Việc đánh giá kết quả học tập giờ mang tính khách quan rất cao khi hầu hết
việc chấm bài của học viên được thực hiện tự động ngay sau khi học viên nộp bài.
+ Nội dung bài giảng và các vấn đề liên quan, mở rộng có thể được truyền đạt
thông qua bài giảng trên lớp, các tài nguyên online khác như video, slide, ebook,
- Thu hút sinh viên thông qua tương tác: Cơ hội và khả năng thực hiện tương
tác giữa giảng viên với học viên hay giữa các học viên với nhau được thực hiện dễ
202
dàng thông qua các tiện ích của các ứng dụng học trực tuyến giúp tăng sự chủ động
và mạnh dạn của học viên đồng thời tạo thêm hứng thú và hiệu quả trong học tập.
+ Diễn đàn với những chủ đề chuyên biệt trao đổi về môn học cho phép học
viên đặt câu hỏi để làm rõ thêm vấn đề mình băn khoăn để nhận được câu trả lời từ
giảng viên hoặc từ các học viên khác.
+ Chức năng gửi và nhận tin nhắn cá nhân cho phép học viên thiết lập kênh
liên lạc cá nhận với giảng viên cũng như các học viên khác.
+ Chat room với các thành viên trong cũng một lớp học cho phép học viên có
sự giao tiếp tập thể về mọi chủ đề liên quan.
+ Việc cùng nhau làm một bài kiểm tra hay đề cương ôn tập cho phép học viên
có nhiều hứng thú, tiết kiệm thời gian trong khi vẫn có được những đáp án tốt nhất.
- Cộng tác ngoài lớp học: thông qua bài tập nhóm hay bài tập viết luận về một
chủ đề được yêu cầu, học viên có động lực và hứng thú để tìm kiếm sự cộng tác với
các học viên khác trong cùng lớp học hoặc với bất kể chuyên gia hay cá nhận có liên
quan thông qua các diễn đàn xã hội. Việc cộng tác, trao đổi thông tin có thể được tổ
chức ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào và theo hình thức gặp mặt trực tiếp hoặc hội
thảo online tạo sự thuận tiện và hứng thú cho học viên.
- Cá nhân hóa việc học tập: thông qua các ứng dụng học tập online cùng với sự
hướng dẫn của giảng viên có thể đem đến một trải nghiệm học tập cá nhân hóa và
hiệu quả hơn cho học viên.
+ Học viên có thể xem, nghe lại bài giảng nhiều lần mà không bị giới hạn về
thời gian. Áp lực phải có mặt ở lớp theo đúng khung giờ quy định của học viên sẽ
giảm bớt và giảng viên cũng sẽ không còn phải lo giảng lại bài cho những học viên
vắng mặt buổi học trước.
+ Học viên có thể thực hiện việc học vào khung giờ phù hợp nhất với bản thân
mà ko phải theo sự sắp đặt cố định
+ Học viên chủ động xem lại hoặc học trước các nội dung liên quan đến môn
học tùy vào hứng thú hay mối quan tâm của mình
- Tăng trách nhiệm và quản lý người học: Thông qua các tiện ích của lớp học
online tính trách nhiệm cũng như khả năng quản lý học viên vì thế sẽ tăng lên:
+ Các nguồn tài nguyên học liệu luôn sẵn sàng 24/7, khả năng cá nhân hóa việc
học tập cho phép học viên học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào góp phần làm tăng áp lực
và trách nhiệm của học viên trong việc hoàn thành công việc được giao. Học viên
không còn lý do nào để bào chữa cho việc không hoàn thành nhiệm vụ của mình.
+ Giảng viên hay người quản lý lớp có thể kiểm soát được mọi hoạt động của
học viên trên lớp học online như thời điểm truy cập, thời gian làm việc, thời gian làm
bài tập, nội dung từng phương án trả lời... từ đó cho phép cá nhân hóa việc quản lý
lớp học theo từng học viên.
203
+ Phụ huynh học viên có khả năng kiểm soát kết quả học tập cũng như cùng
tham gia, giúp đỡ học viên trong việc học tập ngoài giờ lên lớp. Điều này giúp tăng
khả năng quản lý đồng thời tăng hiệu quả trong đào tạo.
- Thay đổi mô hình đào tạo: Mô hình học tập kết hợp với nhiều khả năng ưu
việt cho phép nhà quản lý giáo dục có thể điều chỉnh, thay đổi mô hình đào tạo
truyền thống theo hướng:
+ Tăng khả năng cá nhân hóa các hoạt động học tập.
+ Phối hợp các công cụ kỹ thuật số để khuyến khich, tăng sự hứng thú và hiệu
quả học tập của học viên.
+ Giảm thời gian giảng lý thuyết trên lớp, tăng thêm thời lượng cho việc thảo
luận, thuyết trình và làm việc nhóm để đạt hiệu quả đào tạo cao hơn.
+ Tăng sự quản lý, giám sát học tập, đưa ra những phản hồi kịp thời, thường
xuyên chi tiết đến từng cá nhân học viên.
+ Tăng trách nhiệm của giảng viên không chỉ trong phạm vi lớp học, trong giờ
học mà còn là sự giám sát, hỗ trợ, quản lý học viên bên ngoài lớp học, ngoài giờ học
chính thức.
4. Thí điểm áp dụng mô hình học tập kết hợp với một số lớp, môn tại Khoa
Tin học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Việc thí điểm áp dụng mô hình học tập hỗn hợp đã được nhóm nghiên cứu thực
hiện đối với một số lớp, môn tại Khoa Tin học Kinh tế trong 3 năm gần đây: Tin học
đại cương, Tin học ứng dụng, Kế toán máy, Hệ thống thông tin quản lý và một số
môn học chuyên ngành khác.
Mô hình học tập kết hợp được tổ chức bao gồm:
- Hình thức giảng dạy trên giảng đường với thời gian, giảng đường theo
quy định.
- Kết hợp sử dụng các chức năng của giải pháp E-Learning mã nguồn mở
Moodle hoàn toàn miễn phí.
+ Giảng viên xây dựng lớp học trực tuyến trên hệ thống moodle cung cấp hệ
thống bài giảng, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra online, diễn đàn trao đổi thông tin và
một số tiện ích mở rộng khác.
+ Mỗi sinh viên được cấp một tài khoản đăng nhập vào lớp học trực tuyến trên
hệ thống moodle.
+ Kết hợp với nội dung bài giảng trên lớp, sinh viên được yêu cầu đọc các học
liệu, tài liệu tham khảo được cung cấp trên lớp học trực tuyến; làm bài kiểm tra sau
mỗi phần nội dung lý thuyết học trên lớp; tham gia thảo luận, điều tra về các chủ đề
có liên quan do giảng viên tổ chức.
+ Giảng viên thiết lập và duy trì kênh truyền thông công khai và riêng tư với sinh
viên để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và kiểm soát quá trình học tập trên hệ thống online.
204
5. Điều tra đánh giá tính khả thi và hiệu quả áp dụng mô hình học tập kết hợp
Môn Tin học đại cương được giảng dạy cho hệ chính quy toàn trường nên có
số lượng sinh viên tham gia học tập đông đảo hơn cả. Thông qua cuộc khảo sát sử
dụng phiếu điều tra với hơn 400 sinh viên tham gia, nhóm nghiên cứu thu được
những kết quả thông kê:
- Về việc sở hữu máy tính cá nhân và cơ hội sử dụng mạng Internet của sinh viên:
Hình 2. Thống kê cơ hội sử dụng mạng Internet của sinh viên
Kết quả thống kê cho thấy với 85% sinh viên của sở hữu máy tính cá nhân và
chỉ có 4% sinh viên gặp khó khăn khi muốn sử dụng mạng Internet đã thể hiện tính
khả thi rất cao của việc áp dụng mô hình học tập kết hợp về cơ hội cũng như về kỹ
năng khai thác, thực hiện.
- Đánh giá lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên, nhóm nghiên
cứu thu được kết quả:
Hình 3. Thống kê đánh giá lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với sinh viên
Với thang đo 1=>5 thể hiện mức độ lợi ích tăng dần của mô hình học tập kết
hợp, kết quả thông kê cho thấy sự đánh giá rất cao của sinh viên đối với mô hình học
tập này. Về tổng thể những chức năng của hệ thống học tập kết hợp đều được đánh
giá ở mức độ cao. Ba chức năng được đánh giá cao nhất (điểm trung bình >3.9) liên
205
quan đến khả năng chủ động và sự đổi mới phương pháp, hình thức học tập. Về chức
năng thiết lập kênh thông tin trao đổi với giảng viên được đánh giá cao thứ 4 thể hiện
sự hứng thú của sinh viên với khả năng tiếp cận và trao đổi với giảng viên khi mà với
phương thức học tập truyền thống dường như họ gặp nhiều khó khăn và rào cản.
Khả năng tạo nhu cầu (áp lực) học tập thường xuyên của hệ thống học tập kết
hợp được đánh giá thấp nhất tuy nhiên đây vẫn là một mức đánh giá khá cao (3.5/5).
- Đánh giá của sinh viên về lợi ích của mô hình học tập kết hợp đối với tổ chức
đào tạo nói chung, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:
Hình 4. Thống kê lới ích của mô hình đào tạo kết hợp nói chung
Với thang đo 1=>5 thể hiện mức độ lợi ích tăng dần, ý kiến của sinh viên đánh giá
mô hình học tập kết hợp có mức lợi ích đều lớn hơn 3.7. Chức năng cung cấp tài liệu học
tập được sinh viên đánh giá cao nhất (3.98/5) thể hiện tính ưu việt và thuận tiện của hình
thức học tập online với các tài liệu được số hóa và chia sẻ dễ dàng. Hiệu quả cao trong
truyền đạt kiến thức được đánh giá với mức độ 3.77/5 đã phần nào khẳng định tính ưu việt
của mô hình đào tạo kết hợp so với hình thức đào tạo truyền thống.
6. Một số kiến nghị triển khai áp dụng phương pháp đào tạo hỗn hợp tại
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Thông qua cuộc điều tra, nhóm nghiên cứu lấy ý kiến của sinh viên về sự phù hợp
của mô hình học tập kết hợp với các môn học cùng một số đặc điểm được khảo sát.
Hình 5. Thống kê sinh viên về sự phù hợp để áp dụng mô hình học tập kết hợp -
phân theo loại môn học
206
Xét về loại môn học, môn học thuộc khối kiến thức đại cương với 72% sinh
viên ủng hộ trong khi môn học chuyên ngành chỉ có 49.7% sinh viên được khảo sát
ủng hộ áp dụng mô hình học tập kết hợp.
Hình 6. Thống kê sinh viên về sự phù hợp để áp dụng mô hình học tập kết hợp -
phân theo đặc điểm môn học
Xét trên đặc điểm của môn học thì có đến 65% sinh viên được khảo sát cho
rằng nên áp dụng mô hình học tập kết hợp đối với môn học có thể xây dựng hệ thống
bài tập, câu hỏi kiểm tra theo kiểu lựa chọn phương án đúng. Với tỷ lệ ủng hộ thấp
hơn một chút là các môn học với bài tập có đáp số ngắn gọn và môn học thuần túy lý
thuyết. Môn học có bài tập phải trình bày qua nhiều bước cũng như phải thực hành
tính toán phức tạp có tỷ lệ ủng hộ ít hơn hẳn, chỉ chiếm 22% và 36%.
Khảo sát ý kiến của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu
quả của mô hình học tập kết hợp, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:
Hình 7. Thống kê mức độ ảnh hướng của các yếu tố đến hiệu quả
của mô hình học tập kết hợp
207
Với thang đo từ 1=> 5 thể hiện mức độ ảnh hưởng từ thấp đến cao của các yêu
tố. Những quy định bắt buộc trong tổ chức đào tạo cùng với hình thức thi hết học
phần (tự luận/ trắc nghiệm) là 2 yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất (>3.8/5). Với
những môn học mà hình thức thi hết học phần theo hình thức trắc nghiệm thì sẽ nhận
được lợi ích nhiều hơn từ mô hình học tập kết hợp này. Yếu tố về chất lượng của
mạng Internet có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của mô hình học tập kết hợp trong
khi kỹ năng sử dụng máy tính và mạng lại là một trong hai yếu tố được đánh giá có
ảnh hưởng ít nhất. Điều này thể hiện trình độ, kỹ năng tin học của sinh viên hiện tại
hầu như đã đủ để đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng để tổ chức học tập kết hợp trong
khi điều kiện về cơ sở hạ tầng máy tính và mạng cần được đảm bảo tốt để cho mô
hình học tập kết hợp được tổ chức thành công.
Như vậy, để triển khai thành công mô hình học tập kết hợp, nhóm nghiên cứu
đề xuất một số kiến nghị sau:
- Nên tổ chức mô hình học tập kết hợp với các môn học thuộc khối kiến thức
đại cương và có các đặc điểm như: có hàm lượng lý thuyết cao hơn; bài tập có đáp số
ngắn gọn; câu hỏi kiểm tra với đáp án theo cách lựa chọn phương án đúng.
- Nhà trường xây dựng quy định thống nhất, điểu chỉnh đề cương, phân bố thời
lượng học tập trên lớp tăng thời gian dành cho thảo luận, thực hành hay làm bài tập
nhóm đối với những môn học đào tạo theo mô hình học tập kết hợp.
- Hệ thống học liệu theo hình thức kết hợp cần được thiết kế gọn nhẹ, truy cập
và chia sẻ dễ dàng, không đòi hỏi yêu cầu quá cao về cấu hình máy tính và chất
lượng đường truyền Internet.
7. Kết luận
Qua bài viết này, nhóm nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về mô hình học tập kết hợp. Dựa trên kết quả tổng hợp, nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu thấy rằng có thể ứng dụng mô hình dạy học này trong bối cảnh Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng và đại học ở Việt Nam nói chung khi điều kiện
cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn cũng như đáp ứng những đòi hỏi về cải cách giáo
dục để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thông qua việc khảo sát sinh viên chính quy với 434 phiếu điều tra thu về,
nhóm nghiên cứu trình bày kết quả thống kê đánh giá lợi ích của mô hình học tập kết
hợp, đồng thời tìm hiểu về tính khả thi, phương hướng và kiến nghị triển khai áp
dụng mô hình học tập kết hợp tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
208
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ark, T.V. June, 29, 2012. Blended Learning Can Improve Working Conditions,
Teaching & Learning. Retrieved from
ed-learning-can-improveworkingconditions-teaching-learning/
2. Garrison, D.R. and Kanuka, H., 2004. Blended Learning: uncovering its
transformative potential in higher education. Internet and Higher education 7, 95-105.
3. Garrison, D.R. and Kanuka, H., 2004. Blended Learning: uncovering its
transformative potential in higher education. Internet and Higher education 7, 95-105.
4. Means, B., Toyama, Y., Murphy, R., Bakia, M., Jones, K., 2010. Evaluation of
Evidence-Based Practices in Online Learning: A Meta-Analysis and Review of
Online Learning Studies. Retrieved from
eta-analysis-is-blended-learning-
mosteffective.aspx.
5. Victoria L. Tinio, ICT in Education, New York., 2003.