Bakhtin (1895-1975) là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất của thế
kỷ XX. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trên các lĩnh vực: triết học, mĩ học, thi pháp học,
ngôn ngữ học, kí hiệu học và nhân văn học, v.v. Kể từ những năm 60 lại nay, tư tưởng
của ông có ảnh hưởng lớn không những ở Nga mà còn ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt
là ở Pháp, Mĩ, Anh,. di sản học thuật của ông ngày càng được nghiên cứu toàn diện và
sâu sắc. Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu Bakhtin được bắt đầu từ thập niên 80.
Năm 1982, Hạ Trọng Dực đi tiên phong trong việc dịch một chương trích từ
cuốn Vấn đề thi học Dostoevsky của Bakhtin, đăng trên tập san Văn học thế giới số 4.
Tên tuổi của Bakhtin lần đầu tiên mới được xuất hiện trên báo chí Trung Quốc. Tiếp đó,
năm 1983, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội thảo Văn học so sánh Trung –Mĩ do Ủy ban trao
đổi học thuật Mỹ –Trungcủa Mỹ và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc phối hợp tổ
chức. Trong hội nghị này, ông Tiền Trung Văn đã giới thiệu bài viết Tiểu thuyết phức
điệu và các vấn đề lí luận của nó –lí luận trần thuật của Bakhtin (xem Nghiên cứu lí
luận văn nghệ, số 4-1983), từ đó mở màn cho hoạt động nghiên cứu Bakhtin ở Trung
Quốc. Đây cũng là thời điểm khởi đầu cho cuộc tranh luận về lí luận “Tiểu thuyết phức
điệu” xuyên suốt những năm 80
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu Bakhtin ở Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Bakhtin ở
Trung Quốc
Bakhtin (1895-1975) là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất của thế
kỷ XX. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trên các lĩnh vực: triết học, mĩ học, thi pháp học,
ngôn ngữ học, kí hiệu học và nhân văn học, v.v... Kể từ những năm 60 lại nay, tư tưởng
của ông có ảnh hưởng lớn không những ở Nga mà còn ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt
là ở Pháp, Mĩ, Anh,... di sản học thuật của ông ngày càng được nghiên cứu toàn diện và
sâu sắc. Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu Bakhtin được bắt đầu từ thập niên 80.
Năm 1982, Hạ Trọng Dực đi tiên phong trong việc dịch một chương trích từ
cuốn Vấn đề thi học Dostoevsky của Bakhtin, đăng trên tập san Văn học thế giới số 4.
Tên tuổi của Bakhtin lần đầu tiên mới được xuất hiện trên báo chí Trung Quốc. Tiếp đó,
năm 1983, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội thảo Văn học so sánh Trung – Mĩ do Ủy ban trao
đổi học thuật Mỹ – Trung của Mỹ và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc phối hợp tổ
chức. Trong hội nghị này, ông Tiền Trung Văn đã giới thiệu bài viết Tiểu thuyết phức
điệu và các vấn đề lí luận của nó – lí luận trần thuật của Bakhtin (xem Nghiên cứu lí
luận văn nghệ, số 4-1983), từ đó mở màn cho hoạt động nghiên cứu Bakhtin ở Trung
Quốc. Đây cũng là thời điểm khởi đầu cho cuộc tranh luận về lí luận “Tiểu thuyết phức
điệu” xuyên suốt những năm 80.
Đối với chúng tôi khi đó, Bakhtin chỉ là một nhà lí luận văn nghệ, một nhà phê
bình về Dostoevsky mà thôi. Năm 1987, sau khi các bài Tiểu thuyết phức điệu: nhân vật
chính và tác giả - lí luận trần thuật của Bakhtin (Tiền Trung Văn) và Lí luận phức điệu
của Bakhtin và lập trường tác giả của Dostoevsky (Tống Đại Đồ) được đăng trên số đầu
tiên của tập san Bình luận văn học nước ngoài đã thể hiện rõ cách nhìn của mỗi tác giả
về lí luận “tiểu thuyết phức điệu” của Bakhtin, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa nhân
vật chính và tác giả. Hai năm sau đó, trên Bình luận văn học nước ngoài số 1.1989 lại
đăng bài Bàn về Bakhtin của Hoàng Mai.
Những bài viết trên đây cung cấp cho chúng ta những hiểu biết tương đối đầy đủ
về đặc điểm, nội hàm và thực chất lí luận phức điệu của Bakhtin. Trong số đó, các bài
viết của Tiền Trung Văn đã chỉ rõ giới hạn của lí luận tiểu thuyết phức điệu phù hợp với
tư tưởng Bakhtin, đặc biệt Tiền Trung Văn đề xuất lấy “tính độc lập của ý thức bản ngã
nhân vật chính và quan hệ đối thoại bình đẳng giữa nhân vật chính với nhân vật chính,
nhân vật chính với tác giả” làm mấu chốt quan trọng để lí giải “tiểu thuyết phức điệu”,
quan điểm này đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Còn bài viết của Tống Đại Đồ tuy
thừa nhận ảnh hưởng hết sức to lớn của Bakhtin, nhưng đối với lí luận tiểu thuyết phức
điệu, ông lại duy trì một lập trường phủ định.
Bài viết của Hoàng Mai trong cuộc tranh luận với Tiền Trung Văn lại coi “phức
điệu” là một “phương pháp đọc” chứ không phải là “lí luận sáng tác”, đây là cách lí giải
xuất phát từ lập trường đọc hiểu của người đọc đối với tác phẩm của Dostoevsky.
Bất kể trong hoàn cảnh nào, tranh luận cũng là một điều tốt, bản thân các cuộc
tranh cãi giữa các quan điểm khác nhau đã phù hợp với lí luận đối thoại của Bakhtin, tức
chân lý luôn luôn được làm sáng tỏ trong đối thoại (biện luận). Còn về bài viết của
Trương Kiệt, cách nhìn của ông đối với phức điệu đã vượt quá giới hạn của nó. Ông
viết: “Trên thực tế quan hệ đối thoại trong tiểu thuyết phức điệu là tác giả thông qua sự
đối thoại giữa người đọc và nhân vật chính, sức sống nghệ thuật của tiểu thuyết phức
điệu, sự khác biệt giữa tiểu thuyết phức điệu và tiểu thuyết độc thoại chính là ở chỗ đó”.
Chúng tôi phải đặt ra câu hỏi: tác giả thông qua sự đối thoại giữa nhân vật chính và
người đọc, lẽ nào không phải là chức năng mà toàn bộ tiểu thuyết, thậm chí bao gồm tất
cả mọi thể loại văn học, kể cả thơ trữ tình, còn bao gồm các bộ môn nghệ thuật khác
(như kịch, ...) đều có đó sao? Có loại văn bản nào không có tính chất này?
Cần phải thấy rằng, sở dĩ Bakhtin gọi tiểu thuyết của Dostoevsky là tiểu thuyết
phức điệu bởi lẽ ông chú ý đến hình thức biểu hiện độc đáo của nhà văn này, hoặc cũng
có thể coi đó là phong cách trần thuật độc đáo của Dos. Do vậy, hàm nghĩa của phức
điệu có thể được lý giải theo các phương diện dưới đây:
Thứ nhất, kết cấu đa thanh của trần thuật, tức nhiều giọng điệu khác nhau cất lên
cùng một nội dung.
Thứ hai, khi thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật với nhau, ngoài mối quan hệ bình
đẳng, còn có một mối quan hệ đối lập.
Thứ ba, trong hàm nghĩa ngôn ngữ, phức điệu biểu hiện thành hình thức “song
thanh ngữ”, tức Bakhtin đưa ra kiểu đối thoại mini (hay đoạn đối thoại nhỏ).
Cuối cùng, ta còn có thể coi phức điệu là một nguyên tắc, một kiểu thế giới quan.
Trong vấn đề xử lí các mối quan hệ giao tiếp, phải đòi hỏi nguyên tắc bình đẳng. Ngoài
ra, theo người viết, trong kết cấu tình tiết của bố cục tiểu thuyết, phức điệu được biểu
hiện thành một loại kết cấu đối lập.
Trong khi lí luận “phức điệu” của Bakhtin đang được tranh luận sôi nổi, thì tác giả
Hiểu Hà lại khai thác một lĩnh vực khác về Bakhtin. Trên tập san Bình luận văn học
nước ngoài, số 2-1988 đã đăng bài Quan sát cổ kim trong chốc lát, ngao du bốn bể
trong phút giây – suy nghĩ về việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật. Ông nói: “Từ những
năm 30, Bakhtin đã chú ý đến ý nghĩa quan trọng của vấn đề không gian, thời gian trong
tiểu thuyết. Bakhtin đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu không gian, thời gian, theo ông:
“Thể tài và biến thể thể tài chính là do nó (tức không gian, thời gian) quyết định”, “Với
tư cách là phạm trù nội dung hình thức, ở một trình độ rất cao, thời gian – không gian sẽ
quyết định hình tượng nhân vật trong văn học, xét về bản chất, hình tượng ấy đã được
thời gian, không gian hoá”. Trong một bài viết khác Nghiên cứu thời gian nghệ thuật
trong văn học Liên Xô đăng trên tạp chí Văn học Liên Xô, số 4-1989, tác giả Hiểu Hà đã
gọi Bakhtin là ông tổ của trường phái thời gian nghệ thuật trong nền văn học nghệ thuật
Liên Xô.
Ngoài các bài viết trên, vào thập niên 80, một số tác phẩm quan trọng của Bakhtin
liên tiếp được dịch và xuất bản. Năm 1987, Trương Kiệt, Phàn Cẩm phối hợp dịch
cuốn Phê phán học thuyết Freud (Nhà xuất bản Văn Liên - Trung Quốc), Chu Hạo dịch
cuốn Phê bình học thuyết Freud (Nhà xuất bản nhân dân Liêu Ninh), đây là 2 bản dịch
không giống nhau về cùng một tác phẩm của Bakhtin, bản thứ 2 dịch từ tiếng Anh. Năm
1988, Bạch Xuân Nhân, Cố Á Linh cùng dịch cuốn Vấn đề thi học của Dostoevsky (Nhà
xuất bản Tam Liên). Năm 1989, Lý Huy Phàm, Trương Tiệp cùng dịch cuốn Phương
pháp chủ nghĩa hình thức của văn học nghệ thuật (Nhà xuất bản Li Giang). Những bản
dịch này được xuất bản, không nghi ngờ gì nữa - đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
nghiên cứu Bakhtin tại Trung Quốc.
Bước sang thập niên 90, việc nghiên cứu Bakhtin tại Trung Quốc lại đạt được
thêm một bước tiến lớn. Lúc này, sự tranh luận sôi nổi về vấn đề liên quan đến phức
điệu, về cơ bản đã lắng xuống nhưng vẫn để lại dư âm. Trong đó, trước hết phải nói đến
bài viết của Hoàng Phủ: Ý nghĩa của sự phát triển nghệ thuật tiểu thuyết đối với lí luận
phức điệu Bakhtin (báo Đại học Diên Biên, số 3-1991) và Trương Ninh: Lí luận đối
thoại và tiểu thuyết phức điệu (Bình luận văn học nước ngoài, kỳ 2-1992). Bài viết của
Hoàng Phủ đã trình bày về ý nghĩa mỹ học của lí luận phức điệu Bakhtin, mang lại sự
thay đổi tích cực cho sáng tác tiểu thuyết, thay đổi cục diện tác giả “thống trị” toàn bộ
trong tiểu thuyết truyền thống. Trương Ninh lại nghiêng về một số vấn đề ngôn ngữ, thể
hiện rõ “lí luận đối thoại” là cơ sở hình thành “tiểu thuyết phức điệu”. Ở đây còn phải đề
cập đến cuốn sách Trường phái lí luận văn học và tinh thần văn hoá dân tộc (năm 1993)
của Tiền Trung Văn đã tập hợp lại các bài tranh luận trong thập niên 80, có thể coi đây
là sự tổng kết những nghiên cứu của ông về lí luận phức điệu.
Thập kỷ 90 đánh dấu bước đột phá quan trọng trong việc nghiên cứu Bakhtin, thể
hiện ở chỗ, không những Bakhtin được xem là nhà phê bình về Dostoevsky mà còn
được xem là nhà tư tưởng đề xướng triết học chủ nghĩa đối thoại. Việc nghiên cứu
Bakhtin không giống với những năm 80 chỉ giới hạn trong lí luận phức điệu, mà bắt đầu
đề cập đến các phương diện khác trong học thuyết lí luận của ông, hướng tới việc nắm
vững tổng thể hệ thống lí luận của Bakhtin.