Năm 1990, Triệu Nhất Phàm đã giới thiệu tình hình nghiên cứu Bakhtin ở phương
Tây với độc giả Trung Quốc. Trước hếtlà lấy “lí luận đối thoại” của Bakhtin
(xem Bakhtin: Ngôn ngữ và đối thoại tư tưởng –Triệu Nhất Phàm, 4-1990 và Nghiên
cứu Bakhtin ở phương Tây -Tập san Nghiên cứu văn học nước ngoài, số 14) thay thế
cho “lí luận phức điệu” đã từng gây tranh luận trong thời gian trước đó. Sau đó có bài Lí
luận văn hoá của thời kỳ cải cách của học giả người Mỹ -Lưu Kiện đăng trên tạp
chí Khoa học xã hội Trung Quốc (2-1994), ngoài việc làm nổi bật lí luận đối thoại của
Bakhtin còn cố gắng nắm bắt một cách tổng thể tư tưởng của ông. Học giả Lưu Kiện cho
rằng: “Lí luận Bakhtin gắn liền với kinh nghiệm văn hoá của nhà nước xã hội chủ nghĩa,
có quan hệ mật thiết với hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác, những điều này có ý
nghĩa đặc biệt đối với giới học thuật Trung Quốc”. Ông còn nói: “Với tư cách là một
loại lí luận của thời kỳ cải cách, tư tưởng Bakhtin có tác động đối với việc nghiên cứu
văn hoá Trung Quốc đương đại”. Ngoài ra còn có công trình của nữ tiến sĩ Đổng Tiểu
Anh Lại lên tháp Babilon -Bakhtin và lí luận đối thoại (1994, nhà sách Tam Liên) và
bài đăng trên Tập san Nghiên cứu văn học nước ngoài(số 16) cũng bình luận về chủ
nghĩa đối thoại của Bakhtin, tiến thêm một bước trong việc xác lập vị trí của lí luận đối
thoại Bakhtin trong tư tưởng của ông
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu Bakhtin ở Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Bakhtin ở Trung
Quốc
Năm 1990, Triệu Nhất Phàm đã giới thiệu tình hình nghiên cứu Bakhtin ở phương
Tây với độc giả Trung Quốc. Trước hết là lấy “lí luận đối thoại” của Bakhtin
(xem Bakhtin: Ngôn ngữ và đối thoại tư tưởng – Triệu Nhất Phàm, 4-1990 và Nghiên
cứu Bakhtin ở phương Tây - Tập san Nghiên cứu văn học nước ngoài, số 14) thay thế
cho “lí luận phức điệu” đã từng gây tranh luận trong thời gian trước đó. Sau đó có bài Lí
luận văn hoá của thời kỳ cải cách của học giả người Mỹ - Lưu Kiện đăng trên tạp
chí Khoa học xã hội Trung Quốc (2-1994), ngoài việc làm nổi bật lí luận đối thoại của
Bakhtin còn cố gắng nắm bắt một cách tổng thể tư tưởng của ông. Học giả Lưu Kiện cho
rằng: “Lí luận Bakhtin gắn liền với kinh nghiệm văn hoá của nhà nước xã hội chủ nghĩa,
có quan hệ mật thiết với hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác, những điều này có ý
nghĩa đặc biệt đối với giới học thuật Trung Quốc”. Ông còn nói: “Với tư cách là một
loại lí luận của thời kỳ cải cách, tư tưởng Bakhtin có tác động đối với việc nghiên cứu
văn hoá Trung Quốc đương đại”. Ngoài ra còn có công trình của nữ tiến sĩ Đổng Tiểu
Anh Lại lên tháp Babilon - Bakhtin và lí luận đối thoại (1994, nhà sách Tam Liên) và
bài đăng trên Tập san Nghiên cứu văn học nước ngoài(số 16) cũng bình luận về chủ
nghĩa đối thoại của Bakhtin, tiến thêm một bước trong việc xác lập vị trí của lí luận đối
thoại Bakhtin trong tư tưởng của ông. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, toàn bộ công trình
này chỉ đề cập đến “tính đối thoại” mà không nâng lên “chủ nghĩa đối thoại” trong phạm
trù triết học, đây là một hạn chế không nhỏ.
Lí luận đối thoại của Bakhtin được phổ biến ở Trung Quốc còn phải cảm ơn một
cuốn sách khác. Đó là bản dịch cuốnMikhain. Bakhtin của học giả người Mỹ Helen
Elizabeth Clark và Michael Houquist (Nhà xuất bản Đại học nhân dân Trung Quốc, Ngữ
Bảng dịch). Việc xuất bản cuốn sách này đã có vai trò thúc đẩy tích cực đối với hoạt
động nghiên cứu Bakhtin tại Trung Quốc. Cuốn sách này được xem là tác phẩm có uy
tín nhất hiện nay trên thế giới, cung cấp cho học giả nước nhà những nội dung về tư
tưởng Bakhtin rất xác thực, đáng tin cậy và có giá trị tham khảo.
Thập niên 90, việc giới thiệu các thành tựu về nghiên cứu Bakhtin ở Nga cũng đạt
được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong đó bài Đôi nét về nghiên cứu Bakhtin tại Nga của Hạ
Trung Hiến (Văn nghệ Nga, 1-1995) đã giới thiệu các cuốn Tuyển tậpVăn luận
Bakhtin (xuất bản năm 1990), Bakhtin và văn hoá triết học thế kỷ XX (xuất bản năm
1992), Bakhtin - nhà triết học (do phòng nghiên cứu triết học thuộc Viện khoa học Nga
xuất bản), đã giúp cho chúng tôi nắm vững động thái và xu hướng nghiên cứu Bakhtin
tại Nga.
Một vấn đề đáng nói nữa là Trung Quốc đã đào tạo được một số tiến sĩ chuyên
nghiên cứu về Bakhtin. Mặc dù hiện nay, con số ấy còn khiêm tốn nhưng họ đã mang lại
huyết mạch mới cho đội ngũ các nhà nghiên cứu Bakhtin, trở thành một lực lượng trẻ
đầy sức sống. Có đội ngũ trẻ như vậy, việc nghiên cứu Bakhtin tại Trung Quốc chắc
chắn sẽ phát triển rộng rãi hơn. Tình trạng chỉ chú trọng nghiên cứu lí luận tiểu thuyết
phức điệu mà không thấy các hiện tượng “độc thoại” khác trong lĩnh vực nghiên cứu
Bakhtin vào những năm 80 sẽ một đi không trở lại nữa.
Một dấu hiệu khác đánh dấu việc nghiên cứu Bakhtin ở Trung Quốc được phát
triển trên một phạm vi rộng hơn là trong các cuộc hội thảo về lí luận văn học nước ngoài
và tư tưởng văn học nghệ thuật được tổ chức tại Trung Quốc, tư tưởng học thuật của
Bakhtin đã trở thành điểm nóng của các cuộc luận đàm.
Năm 1995, trong cuộc Hội thảo quốc tế Hướng tới thế kỷ XXI: Văn hóa Trung
Quốc và nước ngoài, lí luận văn nghệđược tổ chức ở Tế Nam – Sơn Đông, lí luận “đối
thoại” do Bakhtin khởi xướng được đặc biệt chú ý. Đúng như một học giả đã khái quát:
“Đối thoại, đa thanh, phức điệu” của Bakhtin là một mệnh đề lí luận nhiều cấp độ có nội
hàm phong phú, nó đã phá vỡ tư duy cực tính và độc đoán, gợi mở về mặt phương pháp
luận cho việc xây dựng lí luận của chúng tôi.
Ngoài ra, năm 1996, trong hội nghị Nghiên cứu văn hoá: Trung Quốc và phương
Tây tổ chức tại Đại Liên, tư tưởng học thuật của Bakhtin một lần nữa trở thành một
trong những vấn đề chung của hội nghị.
Tóm lại, ở Trung Quốc, chỉ cần đề cập đến hội thảo về tình hình, sự phát triển và
xu hướng của lí luận văn học thế giới, Bakhtin nhất định trở thành vấn đề được thảo luận
sôi nổi. Ảnh hưởng của tư tưởng Bakhtin đã chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình
phát triển của nền khoa học nhân văn tại Trung Quốc.
Cũng cần phải đề cập đến Hội thảo quốc tế về tư tưởng học thuật của Bakhtin và
lễ ra mắt cuốn Bakhtin toàn tậpdiễn ra từ ngày 11 đến ngày14 tháng 5 năm 1998 tại Bắc
Kinh. Hội nghị lần này do Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh, Nhà xuất bản giáo dục Hà Bắc,
Hội nghiên cứu văn học trong và ngoài nước... phối hợp tổ chức. Tham dự hội nghị có
trên 30 chuyên gia đến từ các đơn vị khác nhau trên toàn quốc, ngoài ra còn có một số
học giả người Nga. Các học giả tham dự hội nghị đã phát biểu rất sôi nổi, những vấn đề
được đề cập hết sức rộng lớn, có lí luận đối thoại, lí luận Cacnavan hoá, tư tưởng ngôn
ngữ học, lí luận ý nghĩa, v.v... hàm chứa các vấn đề của nhiều ngành khoa học: triết học,
mĩ học, thi pháp học, kí hiệu học... Đây là một lần điểm lại hoạt động nghiên cứu
Bakhtin tại Trung Quốc những năm gần đây.
Hội nghị còn đề xuất một số vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu Bakhtin
trong tương lai ở Trung Quốc, trên cơ sở của cuốn Bakhtin toàn tập, biên soạn tiếp ba
tập sách nghiên cứu: một tập là học giả các nước phương Tây bàn luận về Bakhtin, một
tập là tập hợp các bài nghiên cứu của các học giả Liên Xô, một tập là thành quả nghiên
cứu của các học giả Trung Quốc. Hội nghị còn thảo luận về vấn đề thành lập một tổ
chức nghiên cứu Bakhtin mang tính toàn quốc.
Sáng ngày 14-5-1998, tại hội trường của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã tổ
chức buổi ra mắt của cuốn Bakhtin toàn tập do Tiền Trung Văn chủ biên, Bạch Xuân
Nhân, Hiểu Hà phó chủ biên. Các học giả nổi tiếng của Trung Quốc như Chung Kính
Văn, Diệp Thuỷ Phu, v.v và tham tán Văn hoá Nga tại Trung Quốc, các chuyên gia
Nga của Đài truyền hình trung ương, một số phóng viên của các tờ báo lớn ở Trung
Quốc, báo Tin tức, Lao động của Nga cũng có mặt. Hội nghị do Tiền Trung Văn đại
diện cho nhà xuất bản giáo dục Hà Bắc chủ trì. Các chuyên gia tham dự hội nghị đều
phát biểu sôi nổi, đánh giá cao ý nghĩa trọng đại của việc xuất bản cuốn Bakhtin toàn
tập và ảnh hưởng to lớn của nó đối với nền khoa học nhân văn Trung Quốc.
Cuốn Bakhtin toàn tập ra đời là một sự kiện quan trọng của giới học thuật nhân
văn Trung Quốc, bổ sung vào những khoảng trống của Bakhtin toàn tập trên thế giới
hiện nay. Sự ra đời của cuốn sách này đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu cơ bản
phong phú, xác thực, toàn diện và đáng tin cậy, chắc chắn sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu
Bakhtin tại Trung Quốc lên một tầm cao mới.
Tóm lại, việc nghiên cứu Bakhtin trong một thời gian dài đã đạt được những kết
quả không nhỏ. Nhưng cũng phải thấy rằng, những vấn đề được nghiên cứu chỉ mới ở
giai đoạn bắt đầu. Mặc dù chúng ta đã có một khởi đầu tốt đẹp nhưng vẫn còn tồn tại
không ít vấn đề. Cụ thể:
Thứ nhất: phạm vi nghiên cứu chưa rộng, thể hiện ở 2 điểm sau:
- Bakhtin là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất thế kỷ XX, ông đã có
đóng góp to lớn đối với triết học, mĩ học, thi học, tâm lý học, ngôn ngữ học, kí hiệu học,
nhân văn học, v.v... trong khi phạm vi nghiên cứu của chúng ta vẫn chưa thể vươn tới
các lĩnh vực này, mà mới chỉ dừng lại ở một số phương diện như nghiên cứu thi học, văn
học nghệ thuật; còn rất nhiều phương diện đang để trống.
- Chúng ta vẫn chưa nắm bắt được một cách tổng thể tính đa dạng và phức tạp của
tư tưởng Bakhtin, tương tự như một con voi mà các nhà nghiên cứu mới chỉ biết đến một
mặt của nó mà thôi.
Thứ hai: mức độ nghiên cứu chưa sâu sắc, điều này có liên quan đến tính đa dạng,
phức tạp đã nói ở trên, thể hiện ở chỗ: các bài viết hiện có mới chỉ nhằm vào từng vấn đề
để bàn luận mà không thể thâm nhập vào nội hàm sâu sắc của tư tưởng Bakhtin.
Thứ ba: việc nghiên cứu Bakhtin ở nước ngoài, thậm chí ở Nga, vẫn bị xếp vào
triết học truyền thống phương Tây (hoặc Đức). Quan điểm này có phần đúng, nhưng
cũng cần phải thấy rằng, Bakhtin sống chủ yếu trong giai đoạn quá độ của chủ nghĩa xã
hội, thời kỳ hình thành tư tưởng của ông chính là thời đại chủ nghĩa Mác dành được
thắng lợi và được truyền bá rộng rãi ở Nga. Vì thế không thể coi nhẹ những ảnh hưởng
của chủ nghĩa Mác đối với tư tưởng Bakhtin. Trong tác phẩm của ông tuy không trích
dẫn trọn vẹn các câu của Mác – Lênin, nhưng đan xen trong câu chữ có không ít quan
điểm tương tự với chủ nghĩa Mác. Ví như cách nhìn về thời gian nghệ thuật của Bakhtin
mà chúng tôi đã nói ở trên cũng như vậy. Quan điểm của ông về “Văn hoá dân gian” và
“Văn hoá quan phương” cũng tương tự hai quan niệm văn hoá của Lênin, tuy nhiên
điểm này lại bị các học giả phương Tây lược bỏ khi nghiên cứu Rabelais.
Do vậy, theo tôi, nghiên cứu tư tưởng học thuật Bakhtin không thể bỏ qua phương
pháp, quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác