Tóm tắt. Hồ thủy điện Sơn La giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống các hồ thủy điện trên Sông Đà,
khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Khai thác, sử dụng bền vững hồ có vai trò quyết định để duy trì
sức chống chịu, tính ổn định trong dài hạn, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và từ áp
lực khai thác tài nguyên hồ. Bài viết này sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, tham vấn
chuyên gia nhằm đề xuất tiêu chí khung về tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Sử dụng kĩ
thuật đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia để phân tích nhận thức của cộng đồng địa phương
về nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Triển khai một số hoạt
động tập huấn thử nghiệm thí điểm 03 chủ đề giáo dục nhận diện tính bền vững; giáo dục
nguyên nhân giảm tính bền vững; giáo dục phát triển sáng kiến cộng đồng tăng cường tính
bền vững tại hồ thủy điện Sơn La. Đồng thời đề xuất 04 hoạt động giáo dục trải nghiệm
điển hình: Hoạt động giáo dục trực tiếp; Hoạt động giáo dục dựa trên lập kế hoạch xây dựng
lối sống thân thiện môi trường; Hoạt động thực thi giải quyết các vấn đề môi trường, Hoạt
động giáo dục qua phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng dân tộc với
tính bền vững hồ thủy điện Sơn La.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện sơn la cho cộng đồng các dân tộc địa phương khu vực Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
156
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0001
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 156-169
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TẬP HUẤN ĐỂ GIÁO DỤC
TÍNH BỀN VỮNG VỀ HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA CHO CỘNG ĐỒNG
CÁC DÂN TỘC ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC TÂY BẮC
Đỗ Xuân Đức1, Lưu Đức Hải2 và Đỗ Hữu Tuấn2
1Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Sơn La
2Khoa Môi trường,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Hồ thủy điện Sơn La giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống các hồ thủy điện trên Sông Đà,
khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Khai thác, sử dụng bền vững hồ có vai trò quyết định để duy trì
sức chống chịu, tính ổn định trong dài hạn, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và từ áp
lực khai thác tài nguyên hồ. Bài viết này sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, tham vấn
chuyên gia nhằm đề xuất tiêu chí khung về tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Sử dụng kĩ
thuật đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia để phân tích nhận thức của cộng đồng địa phương
về nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La. Triển khai một số hoạt
động tập huấn thử nghiệm thí điểm 03 chủ đề giáo dục nhận diện tính bền vững; giáo dục
nguyên nhân giảm tính bền vững; giáo dục phát triển sáng kiến cộng đồng tăng cường tính
bền vững tại hồ thủy điện Sơn La. Đồng thời đề xuất 04 hoạt động giáo dục trải nghiệm
điển hình: Hoạt động giáo dục trực tiếp; Hoạt động giáo dục dựa trên lập kế hoạch xây dựng
lối sống thân thiện môi trường; Hoạt động thực thi giải quyết các vấn đề môi trường, Hoạt
động giáo dục qua phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng dân tộc với
tính bền vững hồ thủy điện Sơn La.
Từ khóa: Phát triển bền vững, giáo dục tính bền vững, hồ thủy điện, Sơn La, dân tộc, Tây Bắc.
1. Mở đầu
Vận hành hồ chứa bền vững, đưa hoạt động hồ chứa đa mục tiêu đến gần mục tiêu về tính bền
vững sinh thái, quan tâm đặc điểm của sự thay đổi dòng chảy và sức khỏe của dòng sông [1].
Thiết kế tối ưu các chiến lược quản lí nhằm đảm bảo tính bền vững mục tiêu và khả năng tái tạo
so với tính bền vững hồ chứa [2]. Những xung đột thường xuyên giữa người sử dụng nước dựa
trên mối quan tâm về sinh thái, kinh tế và xã hội, thúc đẩy các dịch vụ hệ sinh thái thủy sinh là
cách tiếp cận thành công đối với các hồ chứa tiên tiến [3]. Hồ chứa được nhiều bên liên quan quản
lí, sử dụng, quản lí hồ nước trong tương lai phải được coi là trách nhiệm chung [4]. Hồ chứa là
phần quan trọng nhất của lưu vực, tuy nhiên những đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH)
của các địa phương trong lưu vực đang chứa đựng nguy cơ phải đối mặt với những thách thức về
tài nguyên nước, đẩy nhanh nguy cơ suy thoái và tiến dần tới ngưỡng khai thác nguồn nước, đòi
hỏi phải nghiên cứu đánh giá phục vụ quy hoạch quản lí thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước
theo lưu vực [5].
Phát triển thủy điện nhằm đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống trở thành
chiến lược ưu tiên của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ngày nhận bài: 25/8/2018. Ngày sửa bài: 22/11/2018. Ngày nhận đăng: 29/11/2018.
Tác giả liên hệ: Đỗ Xuân Đức. Địa chỉ e-mail: dxduc.ces@gmail.com
Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La...
157
Bên cạnh giá trị kinh tế mang lại, thủy điện đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải
quyết, như: quản lí hồ chứa, xả lũ, an toàn hồ đập, tác động thủy điện đến môi trường và hệ sinh
thái xung quanh sau khi tích nước. Phát triển bền vững thủy điện, vì thế, cũng là vấn đề cấp thiết,
đòi hỏi phải duy trì được tính bền vững (sustainability) trước các thách thức của thiên tai, biến đổi
khí hậu và từ áp lực hoạt động khai thác, sử dụng. Cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể sử
dụng và quản lí tài nguyên tại các hồ chứa, để duy trì tính bền vững hồ, cần nghiên cứu, nhận diện
và đánh giá nhận thức của họ đối với các vấn đề về hồ chứa thủy điện.
Nghiên cứu này tìm hiểu xem cộng đồng các dân tộc cư trú ven hồ thủy điện Sơn La, Tây Bắc,
Việt Nam nhận thức về tính bền vững hồ thủy điện như thế nào? Tài nguyên của hồ thủy điện
mang lại những lợi ích quan trọng đối với cuộc sống của họ? Quan điểm của cộng đồng về bảo vệ
và duy trì tính bền vững hồ chứa? Biên soạn một số nội dung tập huấn để giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức cộng đồng để đạt được tính bền vững hồ chứa thủy điện được đưa ra thảo luận.
Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững hồ thủy điện Sơn La
căn cứ trên một số kết quả nghiên cứu khoa học đã được thực hiện. Đỗ Xuân Đức, 2013 [6], phân
tích kinh nghiệm sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường của cộng đồng người Thái tại ven
hồ thủy điện Sơn La. Đỗ Xuân Đức, 2013 [7], sử dụng tiếp cận tham vấn cư dân sinh sống ven hồ
thủy điện Sơn La, chỉ ra nguyện vọng, mong muốn của cộng đồng địa phương về những vấn đề
liên quan đến sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. Đỗ Xuân Đức, 2015 [8]. Nghiên cứu đề xuất áp
dụng phương thức quản lí dựa vào cộng đồng (CBM) để quản lí tài nguyên và môi trường theo
hướng bền vững tại vùng hồ thủy điện Sơn La. Đỗ Xuân Đức, 2016 [9], đánh giá vai trò của các
bên liên quan và khuyến nghị giải pháp áp dụng phương thức ĐQL tài nguyên nước tại hồ thủy
điện Sơn La.
Căn cứ pháp lí: tỉnh Sơn La phê duyệt đề án khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy
sản lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2013 [10] và Dự án quy hoạch hệ thống sản xuất thủy sản tại
khu vực lòng hồ thủy điện tỉnh Sơn La [11]. Tuyến đường thủy nội địa quốc gia hồ thủy điện Sơn
La có chiều dài 175km, thời gian bắt đầu khai thác tuyến từ ngày 01/01/2016 [12]. Tỉnh Sơn La
xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [13]. Đây là căn cứ khoa học và pháp lí quan trọng để biên
soạn một số chủ đề tập huấn với mục tiêu nâng cao năng lực cho cộng đồng các dân tộc địa
phương có sinh kế gắn liền với hồ thủy điện Sơn La.
Giáo dục tính bền vững hồ thủy điện, thực chất: là quá trình giáo dục người lớn tuổi, giải
quyết vấn đề dân số, môi trường, nghề, xoá mù chữ, phân hoá giàu - nghèo, bảo vệ di sản văn hoá
v.v Giáo dục người lớn phải đặc biệt chú ý đến những đối tượng thiệt thòi, yếu thế nhất trong xã
hội, hoặc “bị bỏ quên” như phụ nữ nghèo khổ, trẻ em gái, thanh niên thất nghiệp, người nghèo ở
nông thôn, người già cả [14]. Do vậy, giáo dục tập huấn cho cộng đồng địa phương là người dân
tộc vùng hồ thủy điện Sơn La cần đa dạng về hoạt động: tập huấn trực tiếp trong các buổi họp dân,
họp bản hoặc lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường của địa phương với
phương pháp giáo dục cho người lớn tuổi đặc thù: hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo (giải
quyết vấn đề); giáo dục qua hình thức lập kế hoạch cá nhân đơn giản; hoạt động truyền thông với
các tài liệu hình ảnh trực quan. Mục tiêu giáo dục để cộng đồng biết được lợi thế tài nguyên hồ,
chỉ ra nguyên nhân làm giảm tính bền vững hồ chứa, và khuyến khích phát triển năng lực sáng
kiến của cộng đồng dân tộc vào các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải
thủy, du lịch nhưng đảm bảo duy trì tính bền vững: tính ổn định, tính chống chịu dài hạn, tính đàn
hồi, tính lâu bền của hồ thủy điện Sơn La.
Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn
158
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Hồ thủy điện Sơn La thuộc Tây Bắc Việt Nam có diện tích khoảng 225km2, chiều dài 120km,
nối ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, dung tích hồ chứa 9,26 tỉ m3, mực nước dâng trung bình
215m.
Hình 1. Vị trí hồ thủy điện Sơn La
Theo định nghĩa và hướng dẫn của công ước Ramsar (1971), hồ chứa nước thủy điện là loại
hình đất ngập nước nhân tạo. Hồ thủy điện Sơn La là hồ chứa đất ngập nước lớn nhất tại vùng Tây
Bắc và Việt Nam. Sau khi tích nước năm 2010, lòng hồ thủy điện Sơn La hình thành thuộc địa bàn
hành chính 03 tỉnh Tây Bắc (Hình 1). Trong đó, tại tỉnh Sơn La, diện tích lòng hồ gồm 14 xã,
thuộc địa bàn 03 huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai; Tỉnh Điện Biên có 05 xã vùng hồ
thuộc thị xã Mường Lay; Tỉnh Lai Châu có 6 xã tại 02 huyện thuộc vùng hồ. Khu vực lưu vực hồ,
theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), có 29 dân tộc cư trú gồm: người Thái
(40,34%), người Kinh (43,41%), người Dao (7,35%), Mường (3.92%), Khơ mú (2,62%), Mông
(1,27%), Hà Nhì (0,49%), Xá (0,40%). Các dâm tộc Mảng, Giáy, Si La, Lự, Kháng có tỷ lệ dưới
(1%), một số dân tộc ít người khác (0,21%).
2.1.2. Địa điểm khảo sát
Khu vực hồ dưới, lựa chọn 03 vị trí khảo sát, kí hiệu: C1, xá Ít Ong (huyện Mường La), C2 -
xã Liệp Tè (huyện Thuận Châu), C3 - xã Chiềng Lao (huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Khu vực
hồ trung tâm, lựa chọn vị 03 trí: C4 - xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai), C5 – xã Chiềng Ơn (Quỳnh
Nhai), C6 – xã Mường Chiên (Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La). Khu vực hồ trên, lựa chọn 02 vị trí khảo
sát: C7 – phường Sông Đà và C8 – Phường Na Lay (T.X Mường Lay, tỉnh Điện Biên).
Tiêu chí chọn lựa các vị trí khảo sát: khu vực điển hình tập trung cư trú các cộng đồng dân tộc
và có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hồ chứa vào các hoạt động kinh tế, dịch vụ. Không
gian tập trung các hoạt động sử dụng đất dốc ven hồ thuộc xã Ít Ong, xã Liệp Tè; Không gian hồ
tập trung phát triển nghề nuôi trồng thủy sản thuộc vị trí xã Chiềng Lao, Chiềng Bằng, phường
Sông Đà; Khu vực tập trung phát triển du lịch sinh thái trong không gian hồ chứa thuộc xã Chiềng
Ơn, Mường Chiên, phường Na Lay.
Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La...
159
Hình 2. Vị trí các điểm khảo sát và tập huấn cộng đồng tại hồ thủy điện Sơn La
2.1.3. Thu thập và phân tích dữ liệu
Đợt khảo sát thực địa vào 04 và tháng 05 năm 2018, thực hiện điểm tại 08 xã, phường thuộc
không gian hồ chứa nước thủy điện Sơn La trên địa bàn các xã: Ít Ong, Chiềng Lao (huyện
Mường La), xã Liệp Tè, thuộc huyện Thuận Châu, xã Chiềng Bằng, Chiềng Ơn, Mường Chiên,
huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phường Sông Đà và phường Na Nay, thị xã Mường Lay, tỉnh
Điện Biên.
Quá trình khảo sát và đánh giá nhanh có sự tham gia của đại diện cộng đồng các dân tộc (dân
tộc Thái) tại 08 điểm khảo sát với 240 người, mỗi xã, phường lựa chọn 30 người gồm cả nam và
nữ, độ tuổi từ 17 đến 60. Cộng đồng cư dân địa phương tham gia thảo luận và đánh giá nhanh
được lựa chọn có chủ ý dựa trên cơ sở họ thường xuyên sử dụng tài nguyên từ hồ chứa thủy điện
Sơn La. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA), được thực
hiện thông qua các cuộc thảo luận nhóm.
7
12
16
8
17
11 14
4
23
18
14
22 23 19 16
26
0
10
20
30
Ít Ong Chiềng
Lao
Liệp Tè Chiềng
Bằng
Chiềng
Ơn
Mường
Chiên
Sông Đà Na Lay
Nữ
Nam
Biểu đồ 1. Số lượng người dân địa phương tham gia tập huấn về hồ thủy điện Sơn La 2018
Các phương pháp được sử dụng là: (i) Phân tích hệ thống nguồn tài liệu thứ cấp để xác lập bộ
tiêu chí về tính bền vững hồ thủy điện theo 04 thuộc tính cơ bản: Sức chống chịu của hồ thủy điện,
Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn
160
tính lâu bền, tính thích ứng và tính ổn định của hồ chứa; (ii) Phương pháp Ma-trận (lập bảng) để
giúp cộng đồng các dân tộc địa phương nhận diện các thuộc tính bền vững hồ chứa, chỉ ra các rào
cản liên quan đến chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và các nhân tố ảnh hưởng đến chủ thể và đối
tượng quản lí. (iii) Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh ngoài hiện trường để tìm hiểu các mâu
thuẫn trong khai thác, sử dụng hồ chứa thủy điện Sơn La; (iv) Phương pháp tham vấn ý kiến các
chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học
kinh tế (ĐHQGHN); Trường Đại học Tây Bắc. Ngoài ra, tham vấn các nhà quản lí thuộc lĩnh vực
tài nguyên, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn của các địa phương trên địa bàn tỉnh
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để biên soạn tài liệu tập huấn giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện
phù hợp tại cộng đồng dân tộc (v) Phương pháp giáo dục tính bền vững hồ thủy điện cho các cộng
đồng cư dân địa phương theo hình thức tập huấn tai chỗ theo hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề
cho người lớn tuối, đối tượng là cộng đồng dân tộc cư trú ven hồ thủy điện Sơn La.
2.2. Xác lập tiêu chí khung về tính bền vững hồ thủy điện Sơn La
Dựa trên các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của thế giới và ở Việt Nam về tính bền
vững hồ chứa thủy điện, nghiên cứu này xác lập (đề xuất) bộ tiêu chí khung về tính bền vững hồ
chứa ứng dụng tại hồ thủy điện Sơn La.
Nhóm tiêu chí kiểm soát/quan trắc lưu lượng và chất lượng nước vào hồ thủy điện Sơn La
gồm 04 tiêu chí đánh giá tính bền vững: (1) Lưu lượng nước vào hồ trung bình ngày; (2) Lưu
lượng đỉnh lũ lên xuống được được kiểm soát; (3) Lưu lượng dòng chảy chất rắn: vận chuyển đáy,
vận chuyển lơ lửng về hồ được định vị; (4) Chất lượng nước mặt lòng hồ thủy điện Sơn La đáp
ứng phục vụ cấp nước sinh hoạt theo QCVN 08:2015/BTNMT.
Nhóm tiêu chí giảm bồi lắng lòng hồ thủy điện Sơn La đánh giá trên 05 tiêu chí bền vững: (1)
Thể tích bùn cát lắng đọng lòng hồ thủy điện trong giới hạn cho phép đối với hồ chứa vùng đồi
núi cao, sau 100 năm hồ chứa Sơn La vẫn đảm bảo làm việc bình thường theo chỉ tiêu của
TCXDVN 285: 2002 Công trình thuỷ lợi quy định chủ yếu về thiết kế; (2) Duy trì rừng phòng hộ
và rừng đầu nguồn trong phạm vị lưu vực giảm thiểu bồi lắng hồ chứa đạt mục tiêu 100% diện
tích rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn lưu vực vùng hồ được bảo vệ; (3) Kiểm soát hoạt động xây
dựng có nguy cơ bồi lắng xuống lòng hồ thủy điện đảm bảo 100% hoạt động xây dựng công trình
ven hồ phải được cấp phép, có báo cáo ĐTM; (4) Kiểm soát hoạt động canh tác trên đất dốc ven
hồ thủy điện với mục tiêu 100% cộng đồng cư dân ven hồ áp dụng các biện pháp canh tác trên đất
dốc thông minh; (5) Trồng rừng mới trên diện tích đất trống, đồi trọc lưu vực hồ chứa đạt mục
tiêu 70% diện tích đất trống ven vùng hồ được trồng rừng phủ xanh
Nhóm tiêu chí duy trì hệ sinh thái hồ với 10 tiêu chí đánh giá tính bền vững: (1) Tỷ lệ đất
ngập nước được bảo tồn / tổng số diện tích đât ngập nước hồ chứa cùng kiểu đạt 50%; (2) Tỉ lệ
diện tích đất rừng che phủ lòng hồ/tổng diện tích đất lâm nghiệp lưu vực đạt 60%; (3) Tỷ lệ diện
tích đất nông nghiệp trên đất dốc được sử dụng hợp lí/tổng diện tích đất canh tác ven hồ đạt 90 %;
(4) Tỉ lệ cây trồng bản địa ven hồ chứa được bảo tồn đạt 100%; (5) Tỉ lệ ô nhiễm suối nhỏ cung
cấp nước hồ chứa trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN08:2015/BTNMT; (6)Tổng số
loài động, thực vật trong môi trường nước hồ chứa đảm bảo an toàn phát triển đạt 100%; (7) Tổng
sản lượng cá, tôm và nhuyễn thể khác đánh bắt được cân bằng với khả năng phục hồi đảm bảo tỷ
lệ 100%; (8) Tổng số các quần thể cá, tôm, nhuyễn thê gốc bản địa/ Tổng số động vật thủy sinh
sông Đà được lưu giữ phát triển tại hồ chứa thủy điện Sơn La đạt 70%; (9) Quy mô dân số ven hồ
chứa trong phạm vi giới hạn cho phép 300.000.0000 người khoảng đến năm 2050; (10) Tỉ lệ gia
tăng dân số tự nhiên vùng hồ duy trì giới hạn 1,1% ; (11) Trình độ học vấn cư dân lưu vực hồ đạt
cần đạt 100% tốt nghiệp THPT đến năm 2020.
Nhóm tiêu chí quản lý bền vững hồ với 4 tiêu chí đánh giá: (1) Chủ thể quản lí hồ chứa được
xác lập rõ đến năm 2020 gồm: Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương; (2) Hình thức
Nghiên cứu biên soạn một số chủ đề tập huấn để giáo dục tính bền vững về hồ thủy điện Sơn La...
161
quản lí hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020 được xác lập cụ thể: quản lí dựa vào cộng đồng, quản
lí thích ứng, đồng quản lí, quản lí tổng hợp; (3) Đối tượng quản lí hồ thủy điện được xác lập: tài
nguyên và môi trường nước, tài nguyên và môi trường đất ven hồ, tài nguyên và môi trường rừng
ven hồ phải được quy định tại văn bản cấp tỉnh, địa phương; (4) Các yếu tố khách quan ảnh hưởng
đến đối tượng quản lí được xác định gồm: áp lực dân số, phát triển kinh tế, dịch vụ, tai biến thiên
nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu quy định/lồng ghép trong quy hoạch phát triển đến cấp xã
trong phạm vi lưu vực.
Nhóm tiêu chí sử dụng bền vững hồ gồm 05 tiêu chí đánh giá: (1) Đánh bắt thủy sản phải
duy trì khả năng phục hồi các quần thể động vật thủy sinh; (2) Nuôi trồng thủy sản đảm bảo thức
ăn dùng trong nuôi trồng đạt QCVN02-14:2009/BNNPTNT; (3) Giao thông vận tải đường thủy hồ
thủy điện được lắp biến báo, biển phân luồng, cảnh báo tránh bão, mưa lớn; (4) Hoạt động dịch vụ
du lịch đảm bảo 100% các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh các dịch vụ du lịch
hồ chứa cam kết quy định bảo vệ môi trường; (5) Bản làng của các cộng đồng cư dân ven hồ đạt
mục tiêu 100% cam kết khai thác sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ hệ sinh thái hồ chứa.
2.3. Nhận thức của cộng đồng địa phương về nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền
vững hồ thủy điện Sơn La
Kết quả nghiên cứu thu được tại 8 cuộc thảo luận nhóm có sử dụng công cụ đánh giá nhanh
(PRA), với các chủ đề thảo luận liên quan nguyên nhân tác động làm giảm tính bền vững hồ.
Cộng đồng địa phương chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gia tăng bồi lắng lòng hồ, suy
giảm cá tôm và bất cập trong quản lí sử dụng tài nguyên nước tại hồ chứa thủy điện Sơn La.
Cấp độ 1, mức độ tác động rất mạnh đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La, xác nhận được 4
nguyên nhân: (1) Lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá cục bộ làm tăng áp lực bồi lắng trầm tích hồ chứa;
(2) Hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến lưu lượng nước về hồ thủy điện; (3) Ngăn đập thủy điện Lai
Châu, cá thượng nguồn không di chuyển xuống hồ Sơn La và (4) Đánh bắt tận thu các loại cá nhỏ
làm thức ăn nuôi cá lồng ảnh hưởng đến suy giảm loài thủy sản trong hồ chứa.
Cấp độ 2, mức độ tác động mạnh đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La ghi nhận được 04
nguyên nhân: (1) Mất rừng lưu vực hồ thủy điện làm gia tăng khả năng bồi lắng lòng hồ; (2) Đánh
bắt ven bờ hồ làm suy giảm loài thủy sản; (3) Ô nhiễm đầu nguồn từ sông, suối nhỏ và (4) Hóa
chất tồn dư trong thức ăn thủy sản làm ô nhiễm nước hồ thủy điện.
Cấp độ 3: mức độ tác động trung bình, xác nhận 06 nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền
vững tại hồ thủy điện Sơn La: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng ven hồ; (2) Khai thác khoảng sản cát,
sỏi, đá, kim loại trong lưu vực hồ làm tăng bồi lắng lòng hồ; (3) Phát triển thủy điện nhỏ trên các
dòng suối ảnh hưởng đến lưu lượng nước chẩy về hồ vào mùa khô (4) Phát sinh chất thải từ dịch
bệnh thủy sản từ nuôi cá lồng; (5) Chất thải từ phương tiện đánh bắt, vận tải đường thủy và vận tải
du lịch; (6) Chất thải từ hoạt động dịch vụ du lịch tạo ra nguy cơ cao ô nhiễm nước hồ.
Cấp độ 4: mức độ tác động thấp đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La, ghi nhân được 05
nguyên nhân: (1) Canh tác trên đất dốc thiếu hợp lý làm tăng bồi lắng lòng hồ (2) Sử dụng các
công cụ thô sơ đánh bắt; (3) Dịch bệnh thủy sản ảnh hưởng đến nguồn cá, tôm tự nhiên hồ chứa
tác động đến suy giảm loài thủy sản hồ chứa; (4) Mất an toàn giao thông đường thủy tác động đến
an ninh môi trường hồ; (5)Xung đột trong sử dụng mặt nước tác động đồng thuận sử dụng tài
nguyên hồ chứa.
Kết quả đánh giá nhanh (PRA) có sự tham gia của cộng đồng dân tộc sử dụng tài nguyên hồ
chứa thủy điện Sơn La xác nhận 19 nguyên nhân tác động tạo ra áp lực ảnh hưởng đến 06 vấn đề
môi trường của hồ thủy điện Sơn La: gia tăng bồi lắng, lưu lượng nước, suy giảm loài, ô nhiễm
nước, an ninh môi trường, đồng thuận sử dụng tài nguyên hồ chứa.
Đỗ Xuân Đức, Lưu Đức Hải và Đỗ Hữu Tuấn
162
4 4
6
5
0
1
2
3
4
5
6
7
Cấp độ 1 - Rất mạnh Cấp độ 2 - Mạnh Cấp độ 3 -Trung bình Cấp độ 4 -Thấp
Biểu đồ 2. Nguyên nhân và cấp độ tác động đến tính bền vững hồ thủy điện Sơn La
2.4. Biên soạn một số chủ đề giáo dục tính bền vững áp dụng tại các cộng đồng dân
tộc cư trú tại vùng hồ thủy điện Sơn La
Căn cứ trên tiêu chí khung đề xuất tính bền vững, tham vấn c