Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng chọn trường đại học của học sinh Lớp 12 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre

TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng chọn Trường Đại học của học sinh lớp 12 ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Bến Tre. Số liệu điều tra tực tiếp từ 237 học sinh lớp 12 đang học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Bến Tre. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố được xác định là có tác động đến xu hướng chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 là: Sự định hướng của cá nhân, Cơ hội trúng tuyển và tác động của các cá nhân; Đặc điểm của trường Đại học; Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học; Danh tiếng của trường Đại học. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao công tác tư vấn tuyển sinh cho các bạn học sinh lớp 12 trong thời gian tới.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng chọn trường đại học của học sinh Lớp 12 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE Võ Thành Khởi * TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng chọn Trường Đại học của học sinh lớp 12 ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Bến Tre. Số liệu điều tra tực tiếp từ 237 học sinh lớp 12 đang học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Bến Tre. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố được xác định là có tác động đến xu hướng chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 là: Sự định hướng của cá nhân, Cơ hội trúng tuyển và tác động của các cá nhân; Đặc điểm của trường Đại học; Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học; Danh tiếng của trường Đại học. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao công tác tư vấn tuyển sinh cho các bạn học sinh lớp 12 trong thời gian tới. Từ khóa: yếu tố tác động, chọn trường Đại học, học sinh lớp 12, Thành phố Bến Tre STUDY THE FACTORS AFFECTING TO TENDENCY TO CHOOSE THE UNIVERSITY OF 12TH GRADE STUDENTS IN SECONDARY SCHOOLS IN THE AREA OF BEN TRE CITY ABSTRACT This article presented the result of the study the factors affecting to tendency to choose the University of 12th grade students in secondary schools in the area of Ben Tre city. Survey data of directed investigation from 237 students, studying in grade 12 high school in the area of Ben Tre City The study used analysis methods Cronbach’s alpha coefficient, factor analysis discovered (EFA) combined with multivariate linear regression. The study results showed that four factors were identified as having an impact on the tendency to choose the University of 12th grade students are: The orientation of the individual, the chance of successful candidates and the impact of the individual; Features of the University; Efforts to communicate with the students of theUniversity; The reputation of the University. Besides, the article also mentions some policy implications in order to improve enrollment consulting work for the 12th grade students in the near future. Keywords: the factor affecting, university choice, 12th grade students, Ben Tre City. * TS. Giảng viên trường Cao đẳng Bến Tre. ĐT: 0913657847; E.mail: thanhkhoidk1505@gmail.com 35 Tác động của các yếu tố Văn hóa... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên cả nước ta có nhiều trường đào tạo Đại học, chất lượng của các trường Đại học đang dần được cải thiện, với quy cách tuyển sinh của các trường Đại học trong nước đang có nhiều thay đổi thì các bạn học sinh sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng khi quyết định chọn trường Đại học cho mình. Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre công bố kết quả xét tốt nghiệp THPT nĕm 2018, theo đó, toàn tỉnh có 10.363/10.418 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đạt tỷ lệ 98,47%, giảm 0,59% so với nĕm 2017. Hệ giáo dục THPT đỗ 99.47%, có 15/43 trường có tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%. Hệ giáo dục thường xuyên đỗ trên 90%, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Tri có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao nhất 97.48%. Thành phố Bến Tre có 4 trường THPT công lập là trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường THPT Võ Trường Toản, trường THPT Chuyên Bến Tre, trường THPT Lạc Long Quân. Tổng số Học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 1405 và số học sinh đậu tốt nghiệp là 1397 đạt tỷ lệ 99.43% trong đó trường THPT Chuyên có số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 224 và số học sinh đậu là 224 đạt tỷ lệ 100%, trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 224 và số học sinh đậu là 224 đạt tỷ lệ 100%, trường THPT Võ Trường Toản có số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 361 và số học sinh đậu là 359 đạt tỷ lệ 99. 45 %, trường THPT Lạc Long Quân có số học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 304 và số học sinh đậu là 303 đạt tỷ lệ 99. 67 %1. Tuy nhiên, các bạn học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khĕn trong việc chọn trường Đại học nhằm đạt được ước mơ của mình khi ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Từ việc các bạn học sinh phân vân khi chọn trường Đại học phù hợp với bản thân mình và nhằm giúp các trường Đại học có thể nắm rõ những yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 tại Thành phố Bến Tre, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thành phố Bến Tre” để thực hiện nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nghiên cứu của D.W. Chapman (1984) đã chỉ ra 2 nhóm yếu tố tác động đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh bao gồm: (1) Đặc điểm của học sinh và gia đình (đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình); (2) Các ảnh hưởng bên ngoài (các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm cố định của trường đại học, nổ lực giao tiếp của trường Đại học với học sinh). Dựa trên mô hình nghiên cứu của D.W. Chapman (1984) đã được rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng như Cabrera et al (2000); Marvin J. Burns (2006); Cao Hào Thi và Trần Vĕn Quí (2009); Nguyễn Phương Nguyễn Phương Toàn (2011), Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự (2015). Yếu tố về đặc điểm của trường Đại học (như vị trí địa lý, học phí, chính sách hỗ trợ hay khu vực sống) sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các bạn học sinh (Champan, 1984; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Lee & Chatfield, 2010; Canale et al, 1996; Kallio, 1995; Burns, 2006; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Khi các trường Đại học đáp ứng được cơ hội được việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại hoc của học sinh (Cabrera & La Nasa, 2000; Lee & Chatfield, 2010; Wajeed & Micceri, 1997; Tereza, 2013; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011, 1 Tác giả thu thập thông qua phỏng vấn lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn thành phố Bến Tre 36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Nhóm yếu tố của thuộc về đặc điểm của học sinh về nĕng lực và sở thích cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh (Champan, 1984; Hayden, 2000; Fizer, 2013; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Kallio, 1995; Burns, 2006; Tereza, 2013, Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Điểm chuẩn đầu vào của các trường Đại học thể hiện cơ hội trúng tuyển càng cao ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh (Champan, 1984; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Wajeeh & Micceri, 1997; Cabrera et al, 2000, Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Sự ảnh hưởng tích cực của các nỗ lực giao tiếp của các trường Đại học đối với quyết định lựa chọn trường của các bạn học sinh thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến các bạn học sinh, giới thiệu học bổng hay quảng cáo, tạp chí, tivi hoặc thông qua các hoạt động vĕn hóa, thể thao nhằm thu hút các bạn học sinh (Champan, 1984; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011, Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Sự khuyên nhủ, thuyết phục của bạn bè và gia đình có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn trường Đại học của các bạn học sinh (Champan, 1984; Sabir et al, 2013; Fizer, 2013; Burns, 2006; Nguyễn Phương Toàn, 2011, Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Mức độ hấp dẫn của ngành học sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh (Burns, 2006; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Cabrera et al, 2000, Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, giảng viên danh tiếng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh (Burns, 2006; Wajeeh & Micceri, 1997; Sabir et al, 2013; Nguyễn Phương Toàn, 2011, Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015). Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh trên địa bàn Thành phố Bến Tre bao gồm 6 yếu tố: (1) Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; (2) Yếu tố về đặc điểm của trường Đại học; (3) Yếu tố về cơ hội trúng tuyển; (4) Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường Đại học; (5) Yếu tố về sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng; (6) Yếu tố sự đa dạng và hấp dẫn của ngành nghề đào tạo. Từ 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh được diễn giải thông qua bảng 1 như sau: Bảng 1: Diễn giải các biến thành phần KÝ HIỆU CÁC BIẾN ĐO LƯỜNG Nguồn tác giả (1) Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai Cabrera & La Nasa, 2000; Lee & Chatfield, 2010; Wajeed & Micceri, 1997; Tereza, 2013; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015. CHVL1 Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. CHVL2 Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường. CHVL3 Cơ hội có vị trí, địa vị cao trong xã hội. CHVL4 Cơ hội được tiếp tục học tập lên cao trong tương lai. 37 Tác động của các yếu tố Văn hóa... (2) Yếu tố về đặc điểm của trường Đại học Champan, 1984; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Lee & Chatfield, 2010; Canale et al, 1996; Kallio, 1995; Burns, 2006; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015. DDT1 Trường có học phí thấp phù hợp với kinh tế của gia đình. DDT2 Trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. DDT3 Trường có chế độ học bổng và các chính sách ưu đãi cho sinh viên theo học. DDT4 Trường có vị trí địa lý phù hợp, thuận lợi cho việc đi lại và học tập. DDT5 Trường có ký túc xá hỗ trợ nơi ở cho sinh viên. DDT6 Trường có danh tiếng, thương hiệu. DDT7 Trường có đội ngũ giảng viên nổi tiếng. (3) Yếu tố về cơ hội trúng tuyển Champan, 1984; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Wajeeh & Micceri, 1997; Cabrera et al, 2000; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015. CHTT1 Trường có “tỉ lệ chọi” các nĕm gần đây thấp CHTT2 Trường có điểm tuyển sinh thấp. CHTT3 Trường có tỷ lệ đĕng ký thấp. (4) Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học Champan, 1984; Thi và Quí, 2007; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015. NLGT1 Được mời đến tham quan trực tiếp trường. NLGT2 Tổ chức hướng dẫn tư vấn tuyển sinh. NLGT3 Tìm hiểu thông tin thông qua website của trường. NLGT4 Sự kiện, thể thao, vĕn hóa của trường. NLGT5 Thông tin về trường trên phương tiện truyền thông (Radio, tivi). NLGT6 Thông tin về trường trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn, NLGT7 Được giới thiệu về trường thông qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT. (5) Yếu tố về sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng Champan, 1984; Sabir et al, 2013; Fizer, 2013; Burns, 2006; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015. SDH1 Truyền thống gia đình. SDH2 Tác động của người thân trong gia đình. SDH3 Tác động của nhóm bạn bè. SDH4 Lời tư vấn của Thầy/Cô. SDH5 Tác động của người thân, bạn bè đã học tại trường Đại học giới thiệu. SDH6 Các chương trình giao lưu hướng nghiệp của trường Đại học. (6) Yếu tố về sự đa dạng và hấp dẫn của ngành nghề đào tạo Burns, 2006; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Cabrera et al, 2000; Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự, 2015. DDHD1 Trường có các ngành đào tạo đa dạng. DDHD2 Trường có ngành đào tạo hấp dẫn. DDHD3 Tự hào khi học ngành đó. DDHD4 Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân DDHD5 Trường có ngành đào tạo phù hợp với nĕng lực bản thân Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, 2018. 38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Khách thể nghiên cứu là các bạn học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT tại Thành phố Bến Tre. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2018. Hair et al (1987) cho rằng để sử dụng tốt mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát. Do mô hình phân tích nhân tố khám phá có 27 biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của các bạn học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT tại Thành phố Bến Tre vì vậy cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 27 x 5 = 135 quan sát. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao cho tổng thể thì tác giả đề xuất chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 237. 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp kiểm định thang đo ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của các bạn học sinh lớp 12 ở các trường THPT tại Thành phố Bến Tre bằng hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy đa biến (với biến Y là quyết định chọn trường Đại học, Cao đẳng của các bạn học sinh tương ứng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1: Rất không đồng ý đến 5: Rất đồng ý để đo lường các biến quan sát. 3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA CÁC BẠN HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE 3.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach alpha Các thành phần của thang quyết định lựa chọn Trường Đại học của học sinh lớp 12 THPT ở Thành phố Bến Tre đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha khá cao. Cụ thể, hệ số Cronbach alpha của thành phần cơ hội việc làm trong tương lai là 0,754; thành phần đặc điểm Trường Đại học là 0,847; thành phần cơ hội trúng tuyển là 0,888; thành phần nỗ lực giao tiếp với học sinh là 0,844; thành phần sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng là 0,840; thành phần sự đa dạng và hấp dẫn của ngành nghề đào tạo là 0,834. Hơn nữa, phần lớn các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,4. Tóm lại, do tương quan biến-tổng đều đạt yêu cầu cho nên tất cả các biến thành phần sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo. 3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng 3: Kết quả phân tích EFA các thang đo lần 7 Biến quan sát Yếu tố 1 2 3 4 5 SHD1 0,781 CHTT3 0,768 SHD3 0,720 SHD5 0,719 CHTT1 0,691 SHD4 0,642 39 Tác động của các yếu tố Văn hóa... CHTT2 0,626 NLGT1 0,542 DDT1 0,807 DDT2 0,799 DDHD2 0,732 DDHD4 0,710 DDHD1 0,618 NLGT6 0,709 NLGT5 0,703 NLGT3 0,701 CHVL3 0,764 CHVL4 0,752 CHVL2 0,634 CHVL1 0,608 DDT7 0,848 DDT6 0,825 KMO 0,829 Sig 0,000 Phương sai trích 70,038% Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra nĕm 2018. Kết quả phân tích EFA sau 7 lần cho thấy, có 10 biến quan sát (SDH2, SDH6, DDT3, DDT4, DTT5,DDHD5, NLGT2, NLGT4, NLGT7, DDHD3) bị loại khỏi mô hình do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 nhưng nằm ở 2 nhóm nhân tố; giá trị KMO = 0,829 (0,5 ≤ KMO = 0,829 ≤ 1) và kiểm định Barett’s về tương quan của các biến quan sát có giá trị Sig. = 0,000 < 5% chứng tỏ các biến có liên quan chặt chẽ (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Giá trị tổng phương sai trích = 70,038% (>50%) đạt yêu cầu và cho biết các biến thành phần giải thích được 70,038% độ biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố sau: F1: “Sự định hướng của cá nhân và Cơ hội trúng tuyển”; F2: “Đặc điểm của trường Đại học”; F3: “Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học”; F4: “Cơ hội việc làm trong tương lai”; F5: “Danh tiếng của trường Đại học”. 3.3. Hồi quy tuyến tính đa biến Quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố bên trong và bên ngoài nhưng để xác định một cách khoa học những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng như thế nào thì cần phải được kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng. Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đã được thiết lập ở phần cơ sở lý luận, sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả như sau: 40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Nhân tố Hệ số B Std. Error t VIF Hằng số 3,688 0,047 78,977*** Sự định hướng của cá nhân và cơ hội trúng tuyển 0,498 0,047 10,633*** 1,000 Đặc điểm của trường Đại học 0,225 0,047 4,812*** 1,000 Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học Cơ hội việc làm trong tương lai Danh tiếng của trường Đại học 0,260 0,025 0,253 0,047 0,047 0,047 5,548*** 0,532ns 5,404*** 1,000 1,000 1,000 Hệ số R2 46% Hệ số R2 hiệu chỉnh 44,8% Hệ số Sig.F 0,000 Hệ số Durbin-Watson 2,055 Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%; **: mức ý nghĩa 5%; *: mức ý nghĩa 10%; ns: không có ý nghĩa Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra nĕm 2018. Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 4 ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (quyết định chọn trường). Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 44.8%, tức là sự biến thiên của xu hướng lựa chọn trường Đại học, Cao đẳng được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 46%. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 2,055 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta kết luận rằng các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Qua kết quả phân tích còn cho thấy, tất cả 5 biến đưa vào mô hình bao gồm: Sự định hướng của các cá nhân và cơ hội trúng tuyển (SDH); Đặc điểm của trường Đại học, Cao đẳng (DDT); Nỗ lực giap tiếp với học sinh của trường Đại học (NLGT); Danh tiếng của trường Đại học có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; biến Cơ hội việc làm trong tương lai không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này cho thấy, mức đánh giá về các thang đo Sự định hướng của các cá nhân và cơ hội trúng tuyển (SDH); Đặc điểm của trường Đại học, Cao đẳng (DDT); Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học (NLGT); Danh tiếng của trường Đại học có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học, Cao đẳng của các bạn học sinh lớp 12. Trong đó: Sự định hướng của các cá nhân và cơ hội trúng tuyển (SDH), trong kết quả khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các bạn snh viên đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố định hướng của các cá nhân như gia đình, bạn bè và yếu tố cơ hội trúng tuyển cũng được các bạn sinh viên rất quan tâm trong quá trình khảo sát qua đó cho thấy kết quả khảo sát này phù hợp với thực tế. Đặc điểm của trường Đại học, Cao đẳng (DDT) và danh tiếng của trường Đại học, Cao đẳng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn trường của các bạn sinh viên, khi các trường Đại học, Cao đẳng có tiếng, 41 Tác động của các yếu tố Văn hóa... thương hiệu thì các bạn sinh viên sẽ ưu tiên lựa chọn hơn, kết quả nghiên cứu trên là phù hợp với thực tế. Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học (NLGT), khi các trường Đại học, Cao đẳng có nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu, đẩy mạnh công tác tuyển sinh để các bạn nắm được nhiều nguồn thông tin thì các bạn sinh viên sẽ ưu tiên lựa chọn hơn. Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt và nhân tố sự định hướng của các cá nhân và cơ hội trúng tuyển có ảnh hưởng nhiều nhất do có hệ số Beta lớn nhất. 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Kết luận Thông qua số liệu được thu thập từ 237 bạn học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT tại Thành phố Bến Tre thì tác giả tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của các bạn học sinh lớp 12 ở trường THPT ở Thàn
Tài liệu liên quan