Tóm tắt: Túi nâng dưới nước sử dụng trong công tác trục vớt, cứu hộ được phát
triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Vật liệu để chế tạo các loại túi này chủ yếu
là các loại vải sợi nhân tạo được tráng nhựa PVC hay PU hoặc tổ hợp các loại nhựa
khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước KC.02.06/16-20, nghiên cứu chế
tạo loại vật liệu tráng từ tổ hợp nhựa PVC và cao su Chloroprene (CR) đã được thực
hiện. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu nêu trên bao gồm đơn pha chế
vật liệu, số liệu đo đạc các thông số chính của tổ hợp nhựa đã được chế tạo.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo tổ hợp nhựa PVC/CR sử dụng để sản xuất túi nâng dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
T. P. Chiến, , P. C. Minh, “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp nhựa túi nâng dưới nước.” 178
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TỔ HỢP NHỰA PVC/CR SỬ DỤNG ĐỂ
SẢN XUẤT TÚI NÂNG DƯỚI NƯỚC
Trần Phương Chiến*, Lê Anh Kiên, Nguyễn Thành Nhân, Phạm Công Minh
Tóm tắt: Túi nâng dưới nước sử dụng trong công tác trục vớt, cứu hộ được phát
triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Vật liệu để chế tạo các loại túi này chủ yếu
là các loại vải sợi nhân tạo được tráng nhựa PVC hay PU hoặc tổ hợp các loại nhựa
khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước KC.02.06/16-20, nghiên cứu chế
tạo loại vật liệu tráng từ tổ hợp nhựa PVC và cao su Chloroprene (CR) đã được thực
hiện. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu nêu trên bao gồm đơn pha chế
vật liệu, số liệu đo đạc các thông số chính của tổ hợp nhựa đã được chế tạo.
Từ khóa: Polyme blend; Vải tráng phủ polyme; Túi nâng; Túi nâng dưới nước.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có vùng biển rộng lớn, với hệ thống cảng biển, khu chuyển tải, đường thủy
nội địa dày đặc là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải. Đi cùng với sự gia tăng
hoạt động hàng hải là vấn đề tai nạn đường thủy diễn ra thường xuyên và mức độ thiệt
nghiêm trọng hơn [1]. Trong khi đó, công tác trục vớt cứu hộ tại Việt Nam đang được tiến
hành với các phương tiện và công nghệ truyền thống như: cần cẩu, các công ten nơ bằng
thép,... nên bị hạn chế về năng lực và thời gian. Ngành trục vớt cứu hộ trên thế giới đã
phát triển và ứng dụng các kỹ thuật và thiết bị tiến tiến, trong đó phương pháp sử dụng túi
nâng dưới nước đã chứng minh được tính tiện lợi và hiệu quả của nó.
Từ năm 2017 đến 2020, Viện Nhiệt đới môi trường đã chủ trì thực hiện đề tài nghiên
cứu cấp Quốc gia thuộc chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật
liệu mới” KC.02/16-20. Đề tài nghiên cứu, chế tạo thiết bị trục vớt cứu hộ đường thủy
bằng công nghệ túi nâng mềm dưới nước. Yêu cầu của thiết bị chế tạo có sức nâng 50 tấn,
ở độ sâu 20 – 30m.
Hình 1. Phao nâng mềm dưới nước do Viện NĐMT nghiên cứu, chế tạo.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 179
Một trong những nội dung quan trọng nhất để chế tạo thiết bị này là vật liệu làm túi
nâng. Vật liệu chế tạo phải đáp ứng yêu cầu về độ bền cơ lý hóa, độ bền môi trường, kín
khí và gọn nhẹ để thuận tiện trong quá trình vận hành.
Theo công nghệ các nước trên thế giới, vật liệu chế tạo túi nâng có hai loại chính: vật
liệu cao su (hoặc tổ hợp cao su) cốt sợi và vật liệu vải tráng phủ nhựa (hoặc tổ hợp nhựa).
- Các sản phẩm túi nâng bằng cao su cốt sợi thường được thiết kế với sức nâng lớn,
chịu áp lực cao, thường có độ dày 5 – 10mm gồm 3 – 5 lớp cốt vải chịu lực.
- Các loại vải tráng nhựa được sử dụng chủ yếu để chế tạo túi nâng cứu hộ nhờ tính
năng cơ lý cao, gọn, nhẹ và dễ gia công. Vải cốt (base fabric) được dệt từ nhiều loại sợi
tổng hợp như nylon, polyester và kevlar. Các loại nhựa tráng phủ được sử dụng chủ yếu là
PVC, PU, cao su Butyl (copolymer của isobutylene và isoprene) [4, 5].
Hình 2. Vật liệu vải tráng phủ polyme.
Với yêu cầu về khả năng chịu lực, sức nâng và tính thuận tiện trong vận hành thiết bị,
chúng tôi lựa chọn loại vật liệu vải tráng phủ polymer làm đối tượng nghiên cứu và ứng
dụng để chế tạo túi nâng. Nghiên cứu này tập trung giải quyết các vấn đề chính: đơn pha
chế nguyên liệu, quy trình công nghệ chế tạo, kiểm tra tính năng cơ lý hóa của vật liệu
Polymer Blend sử dụng để tráng lên vải.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chế tạo
Sức căng của vật liệu tại độ sâu Ho và áp suất P tương ứng để làm căng phồng túi nâng
đến thể tích thiết kế được tính theo công thức sau:
21 1 1. .
2 2 4
T P d Ho d d
Trong đó: T - Lực căng túi khí; P - Áp suất khí bơm vào túi (áp suất khi túi đã căng
phồng); Ho - Độ sâu làm việc của túi; d - Đường kính túi; ρ - Tỷ trọng của nước (lấy
trường hợp nước biển ρ =1,026).
Sức căng chính là yêu cầu kỹ thuật quan trọng làm cơ sở để chế tạo vật liệu túi nâng.
Trong thành phần vật liệu, cốt vải sẽ là thành phần chịu lực chính theo tính toán sức căng.
Polymer Blend tráng phủ bên ngoài đóng vai trò kín khí, bền môi trường, bền va đập, cọ
xát, gấp gãy trong quá trình vận hành và lưu trữ. Do vậy, vật liệu tráng phủ không yêu cầu
nhiều về khả năng chịu lực.
Vật liệu tráng phủ được định hướng là Polymer blend trên cơ sở của PVC – là polymer
thông dụng, có nhiều tính năng ưu việc, dễ gia công tráng phủ lên vải. Hỗn hợp polyme
tráng phủ phải có tính năng cơ lý tương đương PVC nhưng có độ dẻo dai, đàn hồi tốt hơn
PVC. Theo đó, vật liệu Blend Polymer của PVC với cao su CR là lựa chọn phù hợp được
nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm.
Yêu cầu đối với vật liệu Blend PVC/CR để tráng phủ lên vải polyester:
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
T. P. Chiến, , P. C. Minh, “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp nhựa túi nâng dưới nước.” 180
TT Tính chất Đơn vị đo
Tiêu chuẩn áp
dụng
Yêu cầu
cần đạt
PVC
1 Độ bền kéo đứt MPa TCVN 4509:2006 18 – 22 22.4
2 Độ giãn dài khi đứt % TCVN 4509:2006 > 250 190
3 Độ giãn dư % TCVN 4509:2006 < 20 30
4 Độ cứng Shore A TCVN 1595-
1:2007
60 - 70 70
6 Độ mài mòn cm3/1,61
kg
Phương pháp
AKRON
< 1,0 1,15
7 Độ bền uốn gập x 1000
lần
ISO 133-1983 > 170 > 120
8 Hệ số già hóa trong dung
dịch nước muối 5% ở
70°C sau 72h
% TCVN 2229-77 > 95 > 95
9 Hệ số già hóa sau 24h
chiếu UV
% ASTM-G154 > 95 > 95
10 Độ kháng xuyên thủng N ASTMD 4833 25 - 30 29
2.2. Nguyên vật liệu sử dụng
- PolyvinylClorid (PVC) do hãng SG-666TPC Vina sản xuất:
+ Chỉ số k = 65 đến 67;
+ Hàm lượng hạt < 75µm là 90%;
+ Hàm lượng Clo = 56,4%.
- Cao su Chloroprene (CR) Baypren 110 do Đức sản xuất:
+ Độ kết tinh trung bình, dạng miếng;
+ Độ nhớt money M ở 100°C là 55.
- MgO do hãng Sae Kwang chemical, Hàn Quốc sản xuất:
+ Kích thước hạt: 28÷36µm;
+ Hàm lượng MgO: > 85%.
- Dầu đậu nành Epoxy hóa (ESO) do Đài Loan sản xuất:
+ Đương lượng Epoxy: 260g/mol;
+ Khối lượng phân tử: 940 g/mol;
+ Chỉ số iod: < 5;
+ Chỉ số xà phòng hóa: 180.
- Oxit Kẽm do hãng Formosa Đài Loan sản xuất:
+ Kích thước hạt:< 2;
+ Hàm lượng ZnO: 99,5%.
- Phòng lão Cysorb UV-531 (2-hydroxy-4-n-octoxybenzophenone) do hãng Ciba sản xuất.
- Phòng lão Unistab 117 do Đài Loan sản xuất:
+ Tỷ trọng ở 30°C (ASTMD1475): 1,04 g/ml;
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 181
+ Độ nhớt ở 30°C: 50 cPs.
- Phòng lão 4020 do hãng Mitsui chemicals inc. sản xuất.
- Các loại hóa chất phụ gia khác đều mua của Đức, Đài Loan và Nhật.
2.3. Thiết lập đơn pha chế polyme blend PVC/CR
Trên cơ sở đơn pha chế cơ bản của PVC đã được nghiên cứu, ta phối trộn thêm cao su
CR với các hàm lượng khác nhau để tạo ra polyme blend. Trong phần khảo sát này, chúng
ta cố định các yếu tố ảnh hưởng và chỉ thay đổi hàm lượng CR từ 0 đến 40% so với PVC.
Bảng 1. Đơn pha chế các mẫu Polyme blend PVC/CR để khảo sát.
Nguyên vật liệu Hàm lượng (Phần khối lượng)
PVC 100
CR (Baypren 110) Xi=0÷40
Dầu đậu nành Epoxy hóa 50
Acid Stearic 2 (so với CR)
ZnO 8 (so với CR)
MgO 5 (so với CR)
Nhựa thông 5 (so với CR)
Silica (SiO2) 40 (so với CR)
Tetramethyl Thiuram Disulphide (TMTD) 0,5 (so với CR)
Unistab 117 (ổn định nhiệt) 3
Phòng lão 4020 2 (so với CR)
Yasorb UV-531 0,5
Mẫu vật liệu sau đó được cán trộn trên máy cán và sau đó ép lưu hóa trên máy ép thủy
lực ở 140 ± 5°C. Vật liệu mẫu được khảo sát tính chất cơ lý, hóa để chọn ra hàm lượng CR
thích hợp làm vật liệu tráng phủ.
2.4. Quy trình công nghệ chế tạo polyme blend PVC/CR
Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu Blend PVC/CR được mô tả ngắn gọn như sau:
Hỗn hợp PVC và phụ gia được trộn trong 1 giờ, nhiệt độ hỗn hợp đạt tới 110oC và cân
bằng ở mức nhiệt này. Quá trình trộn được tiếp tục ở nhiệt độ này trong 1 giờ nữa để loại
bỏ các thành phần như hơi ẩm, vết dung môi, monomer, Sau công đoạn này, hỗn hợp
được đưa sang máy luyện kín cùng trộn với CR và các phụ gia của cao su ở nhiệt độ 165oC
trong thời gian 8 phút.
Polyme Blend nhựa cao su PVC/CR này được lấy ra, cán xuất tấm để ép lưu hóa tạo
mẫu thử nghiệm tính chất cơ lý hóa. Đồng thời, các tấm polyme blend PVC/CR cũng được
cán mỏng nhất có thể, trải ra làm nguội và cắt nhỏ. Tiếp theo, các mảnh blend PVC/CR
được hòa tan trong hỗn hợp dung môi (của xyclohexanon, MEK và Toluen theo tỷ lệ
1:2:2) với hàm lượng chất rắn là 20% để khảo sát các tính chất khác. Quá trình hòa tan
được tiến hành trong Reaktor ở nhiệt độ 60oC, tốc độ khuấy 80 vòng/phút trong 2 giờ.
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
T. P. Chiến, , P. C. Minh, “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp nhựa túi nâng dưới nước.” 182
Hình 3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo polyme blend PVC/CR.
2.5. Phương pháp kiểm tra tính chất vật liệu
Một số thử nghiệm tính năng cơ lý hóa quan trọng được thực hiện bao gồm: Độ bền
kéo đứt (TCVN 4509:2006); Độ giãn dài khi đứt (TCVN 4509:2006); Độ giãn dư (TCVN
4509:2006); Độ cứng shore A (TCVN 1595-1:2007); Độ trương nở theo thể tích khi ngâm
trong nước muối 5% ở 70°C sau 72h (TCVN 2752:1978); Độ mài mòn (P.P AKRON); Độ
bền uốn gập (ISO 133-1983); Độ kháng xuyên thủng (ASTMD 4833); Hệ số già hóa trong
dung dịch nước muối 5% ở 70°C sau 72h (TCVN 2229-77); Hệ số già hóa sau 24h chiếu
UV. (ASTM-G154).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đơn pha chế nguyên vật liệu
Các mẫu Blend PVC/CR với hàm lượng CR khác nhau khảo sát các tính năng cơ lý cơ
bản: Độ bền kéo đứt (MPa); Độ giãn dài khi đứt (%); Độ giãn dư (%); Độ cứng Shore A;
Độ mài mòn (cm3/1,61kg); Độ bền uốn gập (x 1000 lần).
Bảng 2. Ảnh hưởng của hàm lượng CR đến tính năng cơ lý của Blend PVC/CR.
Hàm
lượng
CR (%)
Độ bền
kéo đứt
(MPa)
Độ giãn
dài khi
đứt (%)
Độ giãn
dư (%)
Độ
cứng
Shore
A
Độ mài mòn
(cm
3
/1,61kg)
Độ bền
uốn gập
(x1.000
lần)
0 14,5 240 21,0 68 0,981 109
5 17,8 260 19,1 68 0,952 120
10 18,2 280 18 67 0,925 140
15 19,1 310 15,6 65 0,875 160
20 19,7 320 14,1 65 0,810 195
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 183
25 19,8 340 14,0 68 0,805 189
30 19,1 340 13,5 70 0,760 192
35 19,0 350 12,5 72 0,720 208
40 19,2 360 12,1 74 0,700 215
Từ kết quả đo cho thấy:
Độ giãn dài khi đứt, độ bền uốn gập, khả năng chống mài mòn của vật liệu tăng khi
tăng hàm lượng CR. Điều này là hợp lý vì độ đàn hồi, khả năng chống mài mòn của CR tốt
hơn so với PVC, vì vậy, khi tăng hàm lượng CR thì vật liệu có các tính năng này tốt lên.
Độ bền kéo đứt của vật liệu tăng khi tăng hàm lượng CR đến khoảng 20% khối lượng,
sau đó độ bền kéo đứt vật liệu hầu như ít thay đổi mặc dù tăng CR. Nguyên nhân là khi
tăng hàm lượng CR thì các phân tử CR là sẽ xen vào thay thế một phần các phân tử hóa
dẻo (dầu đậu nành Epoxy hóa) và tạo liên kết chặt chẽ hơn với PVC và giữa chúng với
nhau. Độ bền kéo đứt lớn nhất khi hàm lượng CR là khoảng 20 - 25%, sau đó, hàm lượng
CR dù tăng thì độ bền kéo đứt của vật liệu cũng không thay đổi nhiều.
Độ cứng vật liệu có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng CR điều này được lý giải bằng
độ cứng của CR cũng như hàm lượng Silica, ZnO và MgO đều tăng theo khi hàm lượng
CR tăng. Chính các thành phần này làm tăng độ cứng của blend PVC/CR.
Từ các kết quả khảo sát trên chúng ta thấy, hàm lượng CR thích hợp là 20% so với
PVC. Với thành phần CR như vậy, vật liệu có được các tính năng cơ lý khá tốt và giá
thành không quá cao vì giá CR gấp nhiều lần so với giá của PVC.
Kết hợp với các nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm, chế thử vật liệu tại xưởng và
khảo sát các tính năng cơ lý hóa quan trọng chúng tôi đã xây dựng được đơn pha chế cho
Blend PVC/CR có thành phần như bảng dưới đây (hàm lượng các thành phần khác tính
theo hàm lượng PVC)
Bảng 3. Đơn pha chế vật liệu Polyme blend Blend PVC/CR.
TT Nguyên vật liệu Hàm lượng (Phần khối lượng)
1 PVC 100,0
2 CR (Baypren 110) 20,0
3 Dầu đậu nành Epoxy hóa 50,0
4 Acid Stearic 0,4
5 ZnO 1,6
6 MgO 1,0
7 Nhựa thông 1,0
8 Silica 8,0
9 Tetramethyl thiuram Disulphide (TMTD) 0,1
10 Unistab 117 3,0
11 Phòng lão 4020 0,4
12 Cyasorb UV-531 0,5
3.2. Kiểm tra tính chất vật liệu chế tạo
Polyme Blend nhựa cao su PVC/CR được trộn hợp và cán xuất tấm trên máy cán 2
trục, tạo mẫu dạng tấm và mẫu dạng dung dịch trong dung môi MEK để thử nghiệm tính
chất cơ lý hóa.
Tính năng cơ lý, hóa của vật liệu Polyme Blend PVC/CR chế tạo được thể hiện qua
bảng dưới đây:
Hóa học và Kỹ thuật môi trường
T. P. Chiến, , P. C. Minh, “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp nhựa túi nâng dưới nước.” 184
Bảng 4. Tính chất của vật liệu nền Polyme Blend PVC/CR.
TT Tính chất Đơn vị đo
Tiêu chuẩn áp
dụng
Kết quả
PVC/CR
PVC
1 Độ bền kéo đứt MPa TCVN 4509:2006 19,7 22.4
2 Độ giãn dài khi đứt % TCVN 4509:2006 320 190
3 Độ giãn dư % TCVN 4509:2006 14,1 30
4 Độ cứng Shore A TCVN 1595-
1:2007
65 70
5 Độ trương nở theo thể
tích khi ngâm trong nước
muối 5% ở 70°C sau 72h
% TCVN 2752:1978 < 1 < 1
6 Độ mài mòn cm3/1,61
kg
Phương pháp
AKRON
0,81 1,15
7 Độ bền uốn gập x 1000
lần
ISO 133-1983 > 195 > 120
8 Hệ số già hóa trong dung
dịch nước muối 5% ở
70°C sau 72h
% TCVN 2229-77 > 95 > 95
9 Hệ số già hóa sau 24h
chiếu UV
% ASTM-G154 > 95 > 95
10 Độ kháng xuyên thủng N ASTMD 4833 26 29
Qua kết quả thử nghiệm và so sánh với vật liệu PVC nhận thấy có một số tính chất của
polyme blend PVC/CR là phù hợp hơn để sử dụng làm túi nâng trục vớt như: độ giãn dài
khi đứt, độ giãn dư, độ mài mòn, độ bền uốn gập điều tăng. Nguyên nhân là khi có mặt của
cao su CR vật liệu trở nên dẻo dai, đàn hồi hơn, không bị cứng như PVC. Điều này là rất
tốt và phù hợp đối với túi nâng, do thiết bị này thường xuyên thay đổi trạng thái thể tích,
thực tế vận hành cũng chịu nhiều tác động uốn gập, va đập, cọ xát. Đồng thời polyme
blend PVC/CR dẻo hơn, dễ chảy mềm, khi tráng lên vải polyester sẽ thấm tốt hơn, đảm bộ
độ kín khí cho vật liệu và thiết bị túi nâng.
Mặt khác, có một số tính chất giảm đi như độ bền kéo, độ bền kháng đâm thủng, độ
cứng,... Tuy nhiên, mức độ giảm đi cũng không nhiều. Hơn nữa, các tính chất cơ lý nói
trên đối với vật liệu làm túi nâng hầu như điều do vật liệu làm cốt chịu lực là vải polyester
đảm nhiệm, vật liệu tráng phủ chủ yếu đóng vai trò kín khí, bám dính tốt lên vải và đảm
bảo tính năng đàn hồi phù hợp trong vận hành. Do vậy, một số tính năng cơ lý giảm so với
PVC không ảnh hưởng nhiều tới tính chất vật liệu sau cùng. Các tính chất cần cải thiện
như độ dẻo dai, khả năng chảy, dàn trải, độ đàn hồi điều tăng theo mong muốn, đáp ứng
được yêu để tráng phủ lên vải làm vật liệu cho túi nâng trục vớt.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác định được nguyên liệu chính để chế tạo Polyme Blend đó là:
Polyvinyl Clorid (PVC) do hãng SG-666TPC Vina sản xuất; Cao su Chloroprene (CR)
Baypren 110 do Đức sản xuất. Đơn pha chế được xây dựng trên cơ sở đơn pha chế vật liệu
PVC và thay đổi hàm lượng cao su CR. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với hàm lượng CR
20% Polyme blend PVC/CR có các tính năng cơ lý hóa tốt nhất, đáp ứng yêu cầu để tráng
phủ lên vật liệu cốt vải Polyester, ứng dụng làm túi nâng trục vớt cứu hộ. Kết quả nghiên
cứu polyme blend PVC/CR để tráng phủ lên vải polyester có ý nghĩa quan trọng, góp phần
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 185
chế tạo thành công vật liệu vải tráng phủ polyme ứng dụng sản xuất túi nâng trục vớt cứu
hộ. Việc chế tạo thành công túi nâng giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí trong công tác trục
vớt, cứu hộ tàu thuyền, VKTBKT quân sự gặp sự cố.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của chương trình “Nghiên cứu ứng
dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” KC.02/16-20 - Bộ KHCN, sự giúp đỡ về ý tưởng và
phương pháp nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Thành Nhân cùng các cộng sự tại Viện Nhiệt đới
môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giao thông Vận tải, “Báo cáo thống kê tai nạn hàng hải”, Cục hàng hải Việt Nam,
CV số 3040/CHHVN- AT&ANHH, pp. 5 - 10.
[2]. R. H. Burgess, “Manufacturing and Processing of PVC”, London (1986), pp. 56 - 61.
[3]. E. Rokaszewski, “Chlorowane polymery”, Wroclaw (1971), pp. 32 - 53.
[4]. Bernd-J, “Polymer-blend”, Carl Hanser Verlag Muenchen (1990), pp. 40 - 45.
[5]. J. W. Automarine, “Underwater lifting bag manual”, (2005), pp. 5 - 14.
ABSTRACT
STUDY ON MANUFACTURE OF PVC/CR BLEND USED IN PRODUCTION OF
UNDERWATER LIFTING BAGS
Underwater lifting bags used in salvage and rescue work are widely developed
in many countries around the world. The materials used to make these bags are
mainly synthetic fabrics coated with PVC, PU or different types of polymer blends.
Within the framework of state level project KC.02.06/16-20, a study on
manufacturing coated materials from a blend of PVC and Chloroprene Rubber (CR)
has been carried out. In this paper, some results of the mentioned study including
the blending ratio, measurement data of the main parameters of the manufactured
blend are presented.
Keywords: Polyme blend; Fabrics coated with polyme; Lifting bag; Underwater lifting bag.
Nhận bài ngày 19 tháng 7 năm 2020
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2020
Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 8 năm 2020
Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
*Email: phuongchien@mail.ru.