Nghiên cứu cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành tích nước hợp lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình thủy lợi Dầu Tiếng

Điều hành hồ chứa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi. Để giúp cho công tác điều hành hồ được hiệu quả hơn, trong thời gian qua đã có không ít công trình nghiên cứu với nhiều công cụ, phương pháp được đề xuất áp dụng, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Song một thực tế về những tồn tại hiện nay trong hầu hết các hồ chứa mà chủ hồ quan tâm nhất, lo ngại nhất là: (i) Làm sao tích nước đạt hiệu quả nhất; (i) Làm sao để phòng, giảm lũ cho hạ du tốt nhất; (iii) Làm sao để hệ thống công trình luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong bài báo này, chúng tôi tính toán phục hồi giá trị mực nước hồ khi chưa xả nước xuống sông Sài Gòn để tìm lượng nước tích lũy trong mùa mưa lũ từ 1/7 đến 30/11 hàng năm trong suốt 30 năm vận hành , trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình. Việc bổ sung thêm đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình vào biểu đồ điều hành hồ truyền thống tạo nên cơ sở khoa học điều hành hồ mới đã giúp chủ hồ vận hành hiệu quả trong mùa mưa lũ, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu: Tích nước hiệu quả, an toàn công trình, phòng và giảm lũ cho hạ du.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành tích nước hợp lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình thủy lợi Dầu Tiếng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 275 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH TÍCH NƯỚC HỢP LÝ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TUYỆT ĐỐI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI DẦU TIẾNG RESEARCH ON SCIENTIFIC BASE TO SUPPORT OPERATION FOR REASONABLE WATER ACCUMULATION AND TO ENSURE ABSOLUTE SAFETY OF DAU TIENG RESERVOIR ThS. NCS. Nguyễn Văn Lanh Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa PGS. TS. Lê Văn Dực Trường Đại Học Bách Khoa - ĐHQG-TP. HCM TÓM TẮT Điều hành hồ chứa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi. Để giúp cho công tác điều hành hồ được hiệu quả hơn, trong thời gian qua đã có không ít công trình nghiên cứu với nhiều công cụ, phương pháp được đề xuất áp dụng, bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Song một thực tế về những tồn tại hiện nay trong hầu hết các hồ chứa mà chủ hồ quan tâm nhất, lo ngại nhất là: (i) Làm sao tích nước đạt hiệu quả nhất; (i) Làm sao để phòng, giảm lũ cho hạ du tốt nhất; (iii) Làm sao để hệ thống công trình luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong bài báo này, chúng tôi tính toán phục hồi giá trị mực nước hồ khi chưa xả nước xuống sông Sài Gòn để tìm lượng nước tích lũy trong mùa mưa lũ từ 1/7 đến 30/11 hàng năm trong suốt 30 năm vận hành , trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình. Việc bổ sung thêm đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình vào biểu đồ điều hành hồ truyền thống tạo nên cơ sở khoa học điều hành hồ mới đã giúp chủ hồ vận hành hiệu quả trong mùa mưa lũ, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu: Tích nước hiệu quả, an toàn công trình, phòng và giảm lũ cho hạ du. Từ khóa: Hồ Dầu Tiếng, Vận hành hồ chứa, Phòng lũ sông Sài Gòn, Biểu đồ điều phối. ABSTRACT Reservoir operation is one of the most important tasks in the management, exploitation and operation of irrigational works. To help reservoir operation tasks more effective, in recent years, there have been not less research works with a variety of tools and methods being proposed for application, and initially declared effectively. However, the current existent facts, most concerned andworried about with, in most reservoirs, are: (i) How to collectthe water most effectively; (ii) How is the best way to prevent and reduce downstream flooding; (iii) How to remain the system of hydraulic works always in status of absolute safety. In this paper, we calculated and recovered the reservoir water level without releasing into Saigon TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 276 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM River to get the accumulating water amount during the rainy season from 1/7 to 30/11 every year, during 30 years of operation, on that basis, we built the reasonable water collection and flood prevention curve for reservoir. This addition of these two curvesinto the traditional operational chart creates a new scientificoperational foundation to helpthe reservoir owner effectively operates in flooding seasons, to remain the harmonization of multiple objectives: effectively collecting water, safety of reservoir, prevention and flood mitigation for downstream. Key words: Dau Tieng Reservoir, Reservoir Operation, flooding prevention for Sai Gon River, the reservoir operation chart. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệm vụ chính trong công tác khai thác vận hành hồ chứa đa mục tiêu là phải tích đủ nước để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng nước trong hệ thống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, phòng và giảm lũ cho hạ du. Trong thực tế để thực hiện tốt cả ba nhiệm vụ trên khi vận hành hồ chứa là một nhiệm vụ rất khó khăn, một số nguyên nhân giải thích cho nhận định này là: (i) vì các mục tiêu thường mâu thuẫn và liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình vận hành. (ii) vì hầu hết các quy trình vận hành đều thiếu những quy định "mở" để giúp Chủ hồ có thể vận hành thuận lợi trong điều kiện thực tế, thường những quy định lập sẵn và yêu cầu Chủ hồ phải tuân thủ là nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng trong công tác điều hành và mang lại hiệu quả thấp, số liệu thống kê trong 30 năm vận hành, cho thấy chỉ có 10 năm hồ Dầu Tiếng tích nước đạt cao trình thiết kế. (iii) Trong quá trình vận hành, xuất hiện nhiều tác động thay đổi khó lường của tự nhiên ảnh hưởng mạnh đến quyết định vận hành. (iv) Những cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành hồ chứa tuy được quan tâm nghiên cứu, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu, nhiều tài liệu hỗ trợ điều hành vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng và thậm chí có nhiều nghiên cứu mới được tiến hành, nhưng kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên và để đáp ứng cho các yêu cầu thực tiễn. Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành đối với nhiệm vụ tích nước và phòng chống lũ cho công trình Thủy lợi Dầu Tiếng là việc làm hết sức cần thiết. 2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở nghiên cứu Ý tưởng nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ sự thiếu hụt thường xuyên nguồn nước tích và từ những khó khăn khi điều hành xả và giảm lũ cho hạ du; từ những lỗ hổng được tìm thấy trong quy trình, quy phạm quản lý vận hành hồ, là nguyên nhân ảnh hưởng đến an toàn công trình và thiếu hụt nước cấp cho mùa khô. Trong số các phương pháp điều hành hồ chứa hiện nay, phương pháp cân bằng nước được sử dụng chính để tính toán. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi thành phần trong phương trình cân bằng nước (lưu lượng đến, lưu lượng xả-cấp, tổn thất, dung tích hồ) Hình 1. Các nhiệm vụ vận hành   Nhiệm vụ tích,  cấp nước  Nhiệm vụ đảm  bảo an toản  tuyệt đối cho  công trình  Nhiệm vụ  phòng, giảm lũ  cho hạ du  TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 277 chứa nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chính xác của nó. Ví dụ, trong phương trình cân bằng nước, độ chính xác của kết quả tính toán lưu lượng đến hồ phụ thuộc vào độ chính xác của các thành phần khác nhau như lượng nước xả qua tràn, lượng nước cấp qua cống, lượng tổn thất (thấm và bốc hơi), đường quan hệ dung tích-mực nước hồ. Thế nhưng, sai số của những yếu tố này lại phụ thuộc một cách chủ quan vào công tác đo đạc, quan trắc, vì vậy lưu lượng đến hồ chứa được tính toán từ cân bằng nước sẽ chứa nhiều sai số khó tránh khỏi. Trong số các đại lượng quan trắc hàng ngày thì đại lượng "mực nước hồ quan trắc hàng ngày" được tiến hành quan trắc đơn giản và có độ chính xác cao, vì thế, chúng ta có thể sử dụng đại lượng này để phục vụ cho việc nghiên cứu. Một cơ sở tiếp cận khác đối với vấn đề nghiên cứu là xem xét sự "mất cân đối giữa lượng nước xả thừa và lượng nước tích được", khái niệm lượng nước "xả thừa" trong nghiên cứu này được chúng tôi sử dụng hàm ý chỉ lượng nước mà Chủ hồ đã quyết định xả xuống sông Sài Gòn tại các thời điểm vận hành trong khoảng thời gian từ 01/7 đến 30/11 hàng năm, từ đó đề xuất các đường cong quy tắc để hỗ trợ điều hành hồ chứa. Hướng tiếp cận này tỏ ra hợp lý vì đã xem xét tới yếu tố chính xác của nguồn số liệu đầu vào, cũng như đã có xem xét về sự mất cân đối giữa lượng tích và lượng xả. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trên nền số liệu trong 30 năm khai thác, vận hành chúng tôi tính toán lại các giá trị mực nước hồ giả định trong trường hợp Chủ hồ chưa xả thừa để tìm lượng nước tích lũy trong từng thời đoạn của mùa mưa lũ (từ 1/7 đến 30/11 hàng năm, trong 30 năm vận hành), trên cơ sở đó sẽ xây dựng đường tích nước hồ và đường phòng chống lũ hợp lý cho công trình. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả tính toán phục hồi mực nước hồ trong trường hợp chưa xả thừa Trên cơ sở lượng nước đã xả thừa xuống sông Sài Gòn trong từng thời đoạn, chúng tôi cộng vào phần dung tích hồ ứng với mực nước hồ thực tế đã quan trắc để tìm các giá trị mực nước hồ tích lũy. Mực nước này tương ứng với dung tích tích lũy (Wtl ) thể hiện khả năng tích lũy thực tế của công trình sau khi đã trừ đi phần sử dụng, và tổn thất. Xét phương trình cân bằng nước dưới đây: Wđầu+Wđến-(Wdùng+Wtổn thất)-Wxả thừa=Wcuối (1) Hay Wđầu+Wđến-(Wdùng+Wtổn thất)=Wcuối+Wxả thừa (2) Đặt Wtl = Wcuối + Wxả thừa (3) Trong đó: Wcuối: là dung tích hồ tích lũy được sau khi đã dùng, đã tổn thất và đã xả thừa qua tràn trong thời đoạn vận hành. Wtl: là dung tích hồ tích lũy được sau khi đã dùng, đã tổn thất và chưa xả thừa qua tràn trong thời đoạn vận hành. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 278 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Nhận xét: Từ phương trình (2), cho thấy lượng nước hồ tích được cuối thời đoạn vận hành (khi chưa xả thừa) lớn hơn lượng nước hồ tích được cuối thời đoạn vận hành (khi đã xả thừa) của phương trình (1). Xem hình 3 - Biểu đồ so sánh mực nước hồ tích được lớn nhất trước và sau khi xả thừa. Hình 2. Diễn biến mực nước hồ khi chưa xả tràn từ năm 1990-2012 Hình 3. Biểu đồ so sánh mực nước hồ tích được lớn nhất trước và sau khi xả thừa 3.2. Tính dung tích tích lũy và dung tích tích lũy trung bình từng thời đoạn trong mùa mưa lũ Ta chọn thời gian tính toán bắt đầu từ 01/7 năm trước đến 30/6 năm sau (trùng với năm Thủy văn), trong năm Thủy văn có 2 mùa, mùa mưa lũ (mùa tích nước) được tính từ 01/07 -30/11 hàng năm, còn mùa kiệt (mùa cấp nước) được tính từ 1/12 - 30/6, trong nghiên cứu này ta chỉ tính toán dung tích tích lũy trong mùa mưa lũ. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Tại cuối mỗi thời đoạn vận hành (với thời đoạn là 1 ngày), ta cộng dung tích cuối thời đoạn với lượng nước đã xả thừa trong thời đoạn đó, sẽ được dung tích tích lũy cuối thời đoạn (bao gồm cả dung tích chưa xả thừa), xem phương trình (3) 15.00 17.00 19.00 21.00 23.00 25.00 27.00 29.00 1 19 37 55 73 91 109 127 145 163 181 199 217 235 253 271 289 307 325 343 361 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 279 là giá trị Wtl. Thực hiện các bước như trên cho đến hết mùa mưa lũ, ta sẽ được diễn biến mực nước hồ tích lũy (khi chưa xả thừa). Bước 2: Trích xuất các giá trị dung tích tích lũy trong từng thời đoạn (ΔWtl) trong các năm vận hành. Tính toán giá trị dung tích tích lũy trung bình trong từng thời đoạn (ΔWtltbtđ), ta được kết quả như cột 3, bảng 1. 3.3. Xây dựng đường tích nước hợp lý và đường phòng chống lũ cho công trình Bước 1: Tính toán dung tích tích nước hợp lý và dung tích phòng chống lũ công trình trong từng thời đoạn. Với mục tiêu đến ngày 01/12 hồ cần tích đạt đến cao trình Z tnhl 1/12 = ZMNDBT =24,40 m (hàng 12, cột 7, bảng 1), tương ứng dung tích cần tích là Wtnhl 1/12 =1580,80 triệu m3 (hàng 12, cột 5, bảng 1). Do dung tích tích lũy trung bình trong thời đoạn từ ngày 25/11 đến ngày 01/12 là 5,84 triệu m3 (hàng 12, cột 3, bảng 1). Nên dung tích hợp lý cần tích tại thời điểm ngày 25/11 (hàng 11, cột 5, bảng 1) được tính như sau: Wtnhl 25/11 = Wtnhl 1/12 - ΔWtltbtđ (25/11-1/12) = (1580,80 - 5,84) = 1574,96 triệu m3 Bảng 1. Xác định dung tích lũy trung bình thời đoạn, mực nước tích hợp lý và mực nước phòng lũ cho công trình Hàng Thời đoạn ΔWtltbtđ (106m3) Ngày Wtnhl (106m3) Wpclct (106m3) Ztnhl (m) Zpclct (m) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 01/07 534,49 1.119,53 17,66 22,1 2 01/07-15/07 62,19 15/07 596,68 1.181,72 18,26 22,45 3 15/07-01/08 82,30 01/08 678,98 1.264,02 18,99 22,91 4 01/08-15/08 75,43 15/08 754,40 1.339,44 19,63 23,27 5 15/08-01/09 97,08 01/09 851,49 1.436,53 20,38 23,74 6 01/09-15/09 95,23 15/09 946,72 1.531,76 21,05 24,18 7 15/09-01/10 179,17 01/10 1.125,88 1.710,92 22,13 24,95 8 01/10-15/10 202,12 15/10 1.328,01 1.913,05 23,22 25,83 9 15/10-26/10 106,82 26/10 1.434,82 2.019,86 23,74 26,29 10 26/10-01/11 40,35 01/11 1.475,18 2.060,22 23,93 26,46 11 01/11-25/11 99,78 25/11 1.574,96 2.160,00 24,37 26,89 12 25/11-01/12 5,84 01/12 1.580,80 2.165,84 24,40 26,92 Thực hiện các bước tính toán tương tự, ta được các giá trị dung tích tích nước hợp lý (Wtnhl ) tại cột 5, bảng 1. Tra bảng quan hệ (Z~W), ta được các giá trị mực nước tích hợp lý (Ztnhl) tại cột 7, bảng 1. • Với mục tiêu đến 01/12, nếu sử dụng dung tích phòng lũ để giảm lũ cho hạ du, cũng không để cao trình mực nước hồ vượt quá cao trình Zpclct 1/12 =26,92 m (hàng 12, cột 8, bảng 1), tương ứng với dung tích hồ không được vượt quá dung tích Wpclct1/12= 2165,84 triệu m3(hàng 12, cột 6, bảng 1). Do dung tích tích lũy trung bình trong thời đoạn từ ngày 25/11 đến ngày 01/12 là 5,84 triệu m3 (hàng 12, cột 3, bảng 1). Nên dung tích hồ phải khống chế tại thời điểm ngày 25/11 (hàng 11, cột 6, bảng 1) được tính như sau: TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 280 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Wpclct 25/11 = Wpclct 1/12 - ΔWtltbtđ (25/11-1/12) = (2165,84 - 5,84) = 2160,00 triệu m3 Thực hiện các bước tính toán tương tự, ta được các giá trị dung tích chống lũ công trình (Wpclct) (cột 6, bảng 1). Tra bảng quan hệ (Z~W), ta được các giá trị mực nước phòng, chống lũ cho công trình (Zpclct ), (cột 8, bảng 1). Bước 2: Xây dựng biểu đồ vận hành hợp lý. Trên nền số liệu đã tính toán từ các nghiên cứu trước đây về các đường: Đường phòng phá hoại và đường hạn chế cấp nước trong quy trình đơn hồ, đường mực nước trước lũ trong quy chế phối hợp và quy trình liên hồ, ta bổ sung thêm đường tích nước hợp lý và đường phòng chống lũ cho công trình. Giá trị của các đường vận hành được thể hiện trong bảng 2 và hình 4. Bảng 2. Cao trình mực nước các đường vận hành trong biểu đồ vận hành hợp lý Thời gian Đường tích nước hợp lý (m) Đường chống lũ cho công trình (m) Đường mực nước trước lũ (m) Đường hạn chế cấp nước (m) Đường phòng phá hoại (m) Cao trình mực nước chết (m) Cao trình mực nước dâng bình thường (m) Cao trình mực nước lớn nhất thiết kế (m) Cao trình đỉnh đập (m) Cao trình mực nước lớn nhất kiểm tra (m) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 01/07 17,66 22,1 19 17 19 17 24,4 25,1 28 26,92 01/08 18,99 22,91 19,3 17,33 19,3 17 24,4 25,1 28 26,92 01/09 20,38 23,74 20,3 17,85 20,3 17 24,4 25,1 28 26,92 01/10 22,13 24,95 22,1 19,49 22,1 17 24,4 25,1 28 26,92 26/10 23,74 26,29 23,3 20,7 23,3 17 24,4 25,1 28 26,92 01/11 23,93 26,46 21,07 23,3 17 24,4 25,1 28 26,92 25/11 24,37 26,89 21,42 24 17 24,4 25,1 28 26,92 01/12 24,4 26,92 21,67 24,4 17 24,4 25,1 28 26,92 11/12 21,62 24,4 17 24,4 25,1 28 26,92 21/12 21,55 24,4 17 24,4 25,1 28 26,92 01/01 21,5 24,4 17 24,4 25,1 28 26,92 11/01 21,21 24,26 17 24,4 25,1 28 26,92 01/02 20,81 23,8 17 24,4 25,1 28 26,92 01/03 19,97 22,62 17 24,4 25,1 28 26,92 01/04 18,59 21,21 17 24,4 25,1 28 26,92 01/05 17,70 20,21 17 24,4 25,1 28 26,92 01/06 17,30 19,69 17 24,4 25,1 28 26,92 01/07 17 19 17 24.4 25.1 28 26.92 3.4. Nguyên tắc vận hành Với phân tích trên, ta rút ra các kết luận giúp hướng dẫn cho chủ hồ trong việc điều hành hồ chứa hợp lý: tránh xả thừa nước không cần thiết, đảm bảo an toàn công trình, và tuân thủ theo các quy trình vận hành đơn hồ, và liên hồ, thực hiện như sau: TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 281 Với đường phòng phá hoại và đường hạn chế cấp nước ta vận hành theo các quy tắc được quy định trong quy trình vận hành đơn hồ đã được lập. Với đường mực nước trước lũ, các quy tắc vận hành tuân thủ theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai (tài liệu được ban hành theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 24/3/2016 của Thủ tướng chính phủ). Với đường tích nước hợp lý, kể từ ngày 01/07 hàng năm, nếu không rơi vào trường hợp phải cắt giảm lũ cho hạ du thì chủ hồ phải duy trì mực nước hồ lớn hơn hoặc bằng giá trị tung độ của đường này (cụ thể là giá trị quy định tại cột 2, bảng 2). Từ ngày 01/10 cho đến hết mùa mưa lũ, nếu phải xả lũ để hạ thấp mực nước hồ, chủ hồ cần nắm chắc diễn biến khí tượng thủy văn, nếu dự báo không có những hình thế thời tiết có khả năng gây mưa lũ lớn trên lưu vực thì nên duy trì mực nước hồ lớn hơn hoặc bằng cao trình thuộc đường tích nước hợp lý. Hình 4. Biểu đồ vận hành hợp lý hồ Dầu tiếng Với đường phòng chống lũ cho công trình, khi sử dụng dung tích phòng lũ làm nhiệm vụ phòng và giảm lũ cho hạ du, vì lý do an toàn cho công trình, không để cao trình mực nước hồ vượt quá cao trình quy định trên đường này (cụ thể là giá trị quy định tại cột 3, bảng 2). Khi giảm lũ cho hạ du, nếu cao trình mực nước hồ còn thấp hơn hoặc bằng cao trình mực nước trên đường phòng chống lũ cho công trình, thì tiến hành xả tràn với lưu lượng hợp lý, tránh ngập nặng cho hạ du. Nhưng nếu cao trình mực nước hồ vượt cao trình trên đường phòng chống lũ cho công trình, bằng mọi cách phải hạ thấp mực nước hồ, thậm chí phải tăng lưu lượng xả. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 282 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 3.5. Thảo luận Đường tích nước hợp lý đã chỉ ra rằng, vào thời điểm 01/7, nên giữ cao trình mực nước hồ ở cao trình Z = 17,66 m, cao hơn mực nước chết là 0,66 m, đây là ngưỡng cần xem xét để có phương án sử dụng nước hợp lý để đảm bảo cho việc tích nước có hiệu quả. Đường phòng chống lũ cho công trình chỉ ra rằng, vào thời điểm 1/7, không để mực nước hồ vượt cao trình Z = 22,17 m, vì sau 01/7 nước hồ sẽ còn tiếp tục tích lũy và đề phòng xảy ra lũ thiết kế. Đặc biệt với hạ du đập Dầu Tiếng, chịu tác động bởi thủy triều Biển Đông, mỗi tháng có 2 đợt triều cường và 2 đợt triều kém, thời gian xả lũ hợp lý nhất chỉ trong 2 đợt triều kém (khoảng 15 ngày), trong khi đó khả năng chịu tải của hệ thống đê bao thành phố chỉ ở mức xả dưới 600 m3/s. Vì vậy việc kiểm soát cao trình mực nước hồ ngay từ đầu mùa mưa lũ sẽ hợp lý hơn, tránh trường hợp nước thừa nhiều, khi lũ về lớn phải xả với lưu lượng lớn. Trong nghiên cứu này, dung tích tích lũy phục vụ xây dựng đường tích nước hợp lý và đường phòng chống lũ cho công trình được lấy bằng giá trị trung bình nhiều năm, với thời gian quan trắc là 30 năm điều hành hồ Dầu Tiếng, chưa xét đến yếu tố giao động, do đó kết quả nghiên cứu tuy có, nhưng điểm tích cực vẫn là sự cải thiện phần lớn để phục vụ cho mục đích tích nước hiệu quả. Tuy nhiên nếu năm vận hành rơi vào nhóm năm ít nước thì chủ hồ cần phải sử dụng thêm nhiều biện pháp khác, đặc biệt là phải tích nước cao hơn giá trị được quy định trong đường tích nước nêu trên một giá trị ΔZMIN. Cũng vậy, nếu rơi vào năm nhiều nước, thì cần phải giữ mực nước hồ nằm dưới đường phòng chống lũ hợp lý một giá trị ΔZMAX. Các giá trị ΔZMAX và ΔZMIN này được tính dựa theo độ lệch pha Max và Min ở các tháng tương ứng giữa giá trị trung bình và giá trị dao động Max và Min trong chuỗi dữ liệu nhiều năm. 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Bằng việc tính toán lại các giá trị mực nước hồ giả định trong trường hợp chưa xả nước phòng lũ xuống sông Sài Gòn trong giai đoạn (từ 1/7 đến 30/11 hàng năm, trong suốt 30 năm điều hành, nghiên cứu đã chỉ ra rằng số năm có giá trị mực nước hồ vào cuối mùa mưa lũ đạt yêu cầu thiết kế gia tăng lên rất nhiều so với số liệu vận hành thực tế. Điều này chỉ ra rằng vận hành hồ trước đây chưa hợp lý, gây lãng phí nguồn tài nguyên nước. Từ việc phục hồi các giá trị lượng nước hồ tích lũy được khi chưa xả xuống sông Sài Gòn trong mùa mưa lũ, nghiên cứu đã xây dựng được đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình, góp phần hoàn thiện biểu đồ điều phối truyền thống. Đặc biệt, đường phòng chống lũ cho công trình sẽ giúp tính toán xả lũ xuống hạ du sông Sài Gòn một cách hợp lý sao cho đảm bảo cuối mùa lũ nước tích đạt được cao trình thiết kế giúp tăng cường lượng nước quý hiếm cho mùa khô. Do đó, biểu đồ v