Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp hấp phụ chúng tôi sử dụng chitosan để xử lý nước ô nhiễm
ion kim loại chì. Sự ảnh hưởng của pH, nồng độ ion chì ban đầu và thời gian hấp phụ đã được khảo sát.
Nghiên cứu động học hấp phụ cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir. Các thông số
nhiệt động gồm năng lượng tự do Gibbs, entanpi chỉ ra rằng quá trình hấp phụ là khả thi, tự diễn biến
và là quá trình thu nhiệt trong giải nhiệt độ 298K đến 333K. Sử dụng quy hoạch thực nghiệm xác định
được các điều kiện tối ưu gồm pH bằng 6,1, nồng độ Pb(II) 1,1 mg/l và thời gian 23 phút thì dung lượng
hấp phụ cực đại đạt 24,6 mg/g và hiệu suất hấp phụ đạt 98,56%.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu động học, các mô hình đẳng nhiệt và tối ưu hóa quá trình hấp thụ ion chì bằng chitosan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
Nghiên cứu động học, các mô hình đẳng nhiệt và tối ưu hóa
quá trình hấp thụ ion chì bằng chitosan
Study kinetic, isotherm models and optimize the adsorption
process lead ion by chitosan
Lê Văn Thủy, Vũ Hoàng Phương
Email: levanthuydhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 7/10/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 24/12/2018
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp hấp phụ chúng tôi sử dụng chitosan để xử lý nước ô nhiễm
ion kim loại chì. Sự ảnh hưởng của pH, nồng độ ion chì ban đầu và thời gian hấp phụ đã được khảo sát.
Nghiên cứu động học hấp phụ cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir. Các thông số
nhiệt động gồm năng lượng tự do Gibbs, entanpi chỉ ra rằng quá trình hấp phụ là khả thi, tự diễn biến
và là quá trình thu nhiệt trong giải nhiệt độ 298K đến 333K. Sử dụng quy hoạch thực nghiệm xác định
được các điều kiện tối ưu gồm pH bằng 6,1, nồng độ Pb(II) 1,1 mg/l và thời gian 23 phút thì dung lượng
hấp phụ cực đại đạt 24,6 mg/g và hiệu suất hấp phụ đạt 98,56%.
Từ khóa: Chitosan; ô nhiễm kim loại; hấp phụ.
Abstract
In this study, we used chitosan to treat Pb ion in pollution water. The influence of pH, initial concentration
of Pb ion, and adsorption time were investigated. The adsorption study showed that the adsorption
process followed the Langmuir model. The thermodynamic parameters include Gibbs free energy,
enthalpy indicated that the adsorption process is feasible, self-evolving and is a heat-capture process at
298K to 333K temperature. Using experimental planning to determine optimal conditions including pH
was 6.1, Pb (II) concentration was 1.1 mg/l and time was 23 minutes, the maximum adsorption capacity
was 24.6 mg/g and adsorption efficiency was 98.56%.
Keywords: Chitosan; metal contamination; adsorption.
1. MỞ ĐẦU
Ô nhiễm bởi các kim loại nặng là một mối đe dọa
nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái thủy sinh
vì một số các kim loại này có tiềm năng độc hại,
thậm chí ở nồng độ rất thấp. Ngoài ra, kim loại
nặng không phân hủy sinh học và có xu hướng
tích tụ trong cơ thể sống và có thể gây ra vấn đề
nghiêm trọng cho cả sức khỏe con người và động
vật. Trong số nhiều kim loại nặng, thì kim loại chì
là nguyên tố độc hại phổ biến thứ ba trong danh
sách các kim loại nặng độc tính. Chì cũng là một
trong những chất hóa học được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đặt ra như là một nguyên nhân ảnh
hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng. Khi con
Người phản biện: 1. PGS.TS. Ngô Sỹ Lương
2. TS. Hoàng Thị Hòa
người sử dụng nguồn nước uống có nồng độ chì
vượt quá giới hạn 0,01 mol/l [1], chì đi vào cơ
thể và tích tụ tại các hệ như thần kinh, tiêu hóa,
miễn dịch, hệ sinh sản đe dọa đến sức khỏe
con người, đặc biệt là trẻ em [2]. Vì vậy, loại bỏ
các ion chì đã trở thành mối quan tâm lớn trên
toàn cầu do các tác động độc hại của chúng.
Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp xử lý kim loại
nặng trong nước, hàng loạt các phương pháp đã
được nghiên cứu và ứng dụng như lọc nano, chiết
dung môi, thẩm thấu ngược, hấp phụ Trong đó
phương pháp hấp phụ được các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu nhiều nhất bởi nhiều ưu điểm
như hiệu quả cao, chi phí thấp, nguồn nguyên liệu
có sẵn trong tự nhiên, dễ xử lý và đặc biệt có khả
năng hấp phụ nhiều ion kim loại khác nhau [3]. So
với các vật liệu hấp phụ chi phí cao như than hoạt
tính hoặc các loại nhựa trao đổi ion thì chitosan
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 83
được biết đến với chi phí rẻ, không độc hại, tính
tương thích sinh học và hiệu suất hấp phụ cao.
Chitosan là sản phẩm của quá trình deacetyl hóa
chitin, một polime sinh học cấu thành nên vỏ của
các động vật giáp xác. Có sẵn trong phế phẩm
thủy sản nên việc thu hồi chitosan trước hết đã
giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường chất
thải ngành thực phẩm, thứ hai với đặc điểm cấu
trúc có nhiều nhóm amin (-NH2) nên khả năng kết
hợp với ion kim loại rất đa dạng [4]. Trong nghiên
cứu này, chitosan được sử dụng hấp phụ ion kim
loại chì với nồng độ trên 0,4 mg/l trong khi mức độ
cho phép là 0,1 mg/l theo QCVN 40:2011. Các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ như pH của
môi trường, thời gian hấp phụ, nồng độ ion chì ban
đầu được đánh giá chi tiết qua hiệu suất hấp phụ,
dung lượng hấp phụ và được phân tích động học
cũng như các mô hình đẳng nhiệt.
2. THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất và vật liệu nghiên cứu
Hóa chất phân tích hãng Merk (Đức) gồm
Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, NaCl, HNO3, chỉ thị EDTA,
ET-OO. Dung dịch nhiễm ion chì được pha từ
dung dịch gốc Pb(NO3)2 504,39 mg/l, dung dịch
đệm NH4Cl-NH3 có pH = 10.
Chitosan được điều chế từ phế phẩm vỏ tôm theo
quy trình: khử khoáng - khử protein - deacetyl, đạt
chỉ tiêu độ deacetyl 91,9% [5]. Hòa tan 100,0 g
chitosan trong 1000 ml dung dịch axit acetic 1% ta
được dung dịch chitosan.
Để sử dụng chitosan được tối ưu hơn, chúng tôi
tiến hành chế tạo vật liệu lọc sử dụng cát thạch
anh làm chất mang theo quy trình sau: Rửa sạch
và phơi khô 0,5 kg cát thạch anh có kích thước
đồng đều 2 mm, sau đó ngâm vào 1000 ml dung
dịch chitosan, trong 30 phút. Trung hòa dung dịch
sau khi ngâm cát thạch anh bằng NaOH 1 N, lọc
lấy cát, rửa bằng nước cất nhiều lần sau đó phơi
khô ta được hạt lọc chitosan bọc cát thạch anh.
Thực hiện các thí nghiệm trong bình thủy tinh 1000
ml gồm 500 ml dung dịch và 100 g hạt vật liệu, hỗn
hợp được khuấy đều trong thời gian khảo sát.
2.2. Thực nghiệm
2.2.1. Sự ảnh hưởng của pH môi trường đến
khả năng hấp phụ
Thực hiện 07 thí nghiệm: 500 ml dung dịch chứa
Pb2+ nồng độ 1 mg/l, thời gian hấp phụ 20 phút,
nhiệt độ 250C. pH được khảo sát từ 2 đến 8 với
bước nhảy là 1 đơn vị.
2.2.2. Sự ảnh hưởng của thời gian đến khả
năng hấp phụ
Thực hiện 07 thí nghiệm: 500 ml dung dịch chứa
Pb2+ nồng độ 1 mg/l, pH = 6, nhiệt độ 250C. Thời
gian hấp phụ được khảo sát từ 5 phút đến 35 phút
với bước nhảy là 5 phút.
2.2.3. Sự ảnh hưởng của nồng độ ion hấp phụ
đến khả năng hấp phụ
Thực hiện 07 thí nghiệm: 500 ml dung dịch chứa
Pb2+, pH = 6, thời gian hấp phụ 20 phút, nhiệt độ
250C. Nồng độ ion Pb2+ được khảo sát từ 0,4 đến
1,6 mg/l với bước nhảy là 0,2 mg/l.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích thể tích
Xác định hàm lượng Pb2+: Cho Pb2+ tác dụng với
lượng dư EDTA đã biết nồng độ tại pH =10 (sử
dụng 5 ml dung dịch đệm), sau đó chuẩn độ EDTA
dư bằng Zn2+ với chất chỉ thị ET-OO. Nồng độ ion
Pb2+ (N) được xác định bởi công thức (1):
2
2
2 2 1 1 (1)
Pb
Pb
N V N V
N
V+
+
−
=
(1)
trong đó: NPb2+, N1, N2 (N) là nồng độ mol/l của
Pb2+, Zn2+ và EDTA; VPb2+, V1, V2 (ml) là thể tích của
dung dịch Pb2+, Zn2+ và EDTA. Nồng độ Pb2+(mg/l)
được xác định bởi công thức (2):
(2)
trong đó: 207 là phân tử khối của Pb; 2 là điện tích
ion Pb2+.
2.3.2. Xác định hiệu suất hấp phụ và dung
lượng hấp phụ [6]
Hiệu suất hấp phụ H (%) và dung lượng hấp phụ
q (mg/g) của chitosan trong các thí nghiệm trên
được xác định theo công thức (3) và (4):
trong đó: Co và Ccb (mg/l) là nồng độ ion bị hấp phụ
ban đầu và còn lại tại thời điểm cân bằng; V (l) là
thể tích dung dịch chất bị hấp phụ; m (g) là khối
lượng vật liệu chitosan bọc cát thạch anh.
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
2.3.3. Nghiên cứu mô hình đẳng nhiệt hấp phụ
Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Langmuir
được sử dụng nghiên cứu trong báo cáo này.
Phương trình Langmuir và dạng tuyến tính của nó
được thể hiện qua công thức (5) và (6):
max
.
(5)
1 .
1 1
(6)
.
L cb
L cb
cb
cb
max max L
K C
q q
K C
C
C
q q q K
=
+
= ⋅ +
(5)
(6)
trong đó: qmax là dung lượng hấp phụ cực đại của
vật liệu; KL (L/g) là hằng số Langmuir. Xây dựng
đồ thị sự phụ thuộc của Ccb/q với Ccb sẽ xác định
được các giá trị qmax và KL. Tham số cân bằng RL
được xác định theo công thức (7):
( )
0
1 7
1 .L L
R
K C
=
+
(7)
Mức độ phù hợp của mô hình với các dữ liệu thực
tế được thể hiện qua giá trị RL như trong bảng 1.
Bảng 1. Mối tương quan giữa RL và mức độ phù
hợp mô hình Langmuir
RL Mô hình Langmuir
RL > 1 Không phù hợp
RL = 1 Tuyến tính
0 < RL< 1 Phù hợp
RL = 0 Thuận nghịch
Phương trình Freundlich và dạng tuyến tính của
nó thể hiện qua công thức (8) và (9):
(8)
(9)
1
C
1
(8)
lg lg lg (9)
F
F cb
n
n
q K
q K C
⋅=
= +
trong đó: KF(L/g) hằng số Freundich, n là hằng số
(n>1). Xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của lgq với
lgCcb sẽ xác định được các giá trị n và KF.
2.3.4. Nghiên cứu nhiệt động học quá trình hấp phụ
Tham số nhiệt động của quá trình hấp phụ là năng
lượng tự do tiêu chuẩn Gibb ( 0G∆ kJ/mol) có thể
được xác định qua hằng số cân bằng nhiệt động k
theo phương trình (10) (11):
(10)
(11)
0 0
0 (10)
ln (11)
G RT lnk
S H
k
R RT
∆ = −
∆ ∆
= −
trong đó: R (8,314 j.mol-1.K-1) là hằng số khí, T: nhiệt
độ tuyệt đối (K); hằng số cân bằng k = q/Ccb(l.g
-1).
Xây dựng đồ thị sự phụ thuộc lnk vào T ta xác định
được giá trị hiệu ứng nhiệt phản ứng ( )0H∆ và
biến thiên entanpi tự do ( )0S∆ , từ đó xác định giá
trị năng lượng tự do. Giá trị năng lượng tự do tại
thời điểm nhiệt độ T sẽ cho biết quá trình thu hay
tỏa nhiệt và có tự diễn biến hay không.
2.3.5. Tối ưu hóa quá trình hấp phụ bằng quy
hoạch thực nghiệm [7]
Các nhân tố độc lập Z1 (pH), Z2 (nồng độ ion Pb
2+
(mg/l)) và Z3 (thời gian phản ứng (phút)) ảnh
hưởng đến hàm mục tiêu Y (dung lượng hấp phụ
q (mg/g)) được trình bày như trong bảng 2.
Bảng 2. Các điều kiện thí nghiệm
Xây dựng ma trận thực nghiệm trên biến ảo bằng
cách chuyển hệ tọa độ Zi sang hệ tọa độ không
thứ nguyên Xi theo công thức (12):
0
1 (i=1, 3) (12)ii
i
Z Z
X
Z
−
=
∆
(12)
Ta được ma trận thực nghiệm trên biến ảo và biến
thực như trong bảng 3.
Bảng 3. Ma trận thực nghiệm
Sau khi xử lý số liệu ta thu được phương trình hồi
quy có dạng (13):
0 1 1 2 2 3 3 (13)y b b x b x b x= + + + (13)
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 85
trong đó: y là dung lượng hấp phụ (q (mg/g)); b0:
hệ số hồi quy bậc 0; xi: nhân tố độc lập ảnh hưởng
đến hàm mục tiêu y; bi: hệ số hồi quy bậc 1 mô tả
sự ảnh hưởng nhân tố xi đến hàm mục tiêu.
Tối ưu hóa thực nghiệm theo phương pháp leo
dốc Box Willson: Để tìm bước đi hiệu quả nhất
ta sẽ để ý tới số hạng nào trong hàm trên có ảnh
hưởng đến hàm mục tiêu nhiều nhất. Biến tương
ứng là nhân tố cơ sở. Cách chọn nhân tố cơ sở j*
thỏa mãn công thức (14):
. max . (14)j* j* j jb b∆ = ∆
(14)
Khi đó ta chọn được bước nhảy cơ sở là hcs, bước
nhảy cơ sở của các biến còn lại được xác định
theo công thức (15):
(15)
.
.i ii cs
cs cs
b
h h
b
∆
=
∆
(15)
Thực hiện các thí nghiệm theo bước nhảy các
nhân tố độc lập, xác định giá trị hàm mục tiêu đạt
được mục đích nghiên cứu thì phương pháp quy
hoạch đã kết thúc.
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm
SPSS 22.0 là hệ thống quản lý dữ liệu và khả
năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện
cho người dùng, mức độ tin cậy 95%.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp
phụ ion kim loại chì
3.1.1. Sự ảnh hưởng của pH
Kết quả sự ảnh hưởng của pH đến hiệu suất và
dung lượng hấp phụ được trình bày trên hình 1.
Hình 1. Sự ảnh hưởng của pH đến hiệu suất
và dung lượng hấp phụ
Quan sát hình 1 ta nhận thấy cả hiệu suất hấp
phụ và dung lượng hấp phụ đều đạt giá trị cao
trong miền pH từ 2 đến 6 và giảm mạnh trong môi
trường trung tính và kiềm. Trong môi trường pH
bằng 2 hoặc 3, ta nhận thấy hiệu suất hấp phụ
gần như cực đại (trên 99,4%), điều này có thể
giải thích như sau: Khi môi trường quá axit thì
chitosan dễ bị hòa tan do đặc tính cấu trúc chứa
nhiều nhóm amin (-NH2), khi đó diện tích tiếp xúc
giữa chitosan với các ion chì tăng mạnh, thuận lợi
cho quá trình liên kết giữa chúng với nhau. Môi
trường axit mạnh tuy đạt hiệu suất hấp phụ cao
nhưng sự hòa tan chitosan khiến cho chúng lơ
lửng trong dung dịch và dễ bị rửa trôi theo dòng
nước, thậm chí gây nhiễm bẩn thứ cấp dòng nước
sau khi xử lý ion chì bởi sự xuất hiện dạng huyền
phù chitosan. Trong môi trường axit yếu, trung
tính hoặc kiềm (pH lớn hơn 6) ta nhận thấy hiệu
suất hấp phụ giảm nhanh từ 98,6% xuống còn
84,3% tại pH trung tính và 72,3% tại pH bằng 8.
Tương tự là dung lượng hấp phụ giảm từ 24,6 (pH
bằng 6) xuống 22,3 (pH bằng 7) và 19,5 (tại pH
bằng 8). Quá trình giảm mạnh hiệu suất hấp phụ
cũng như dung lượng hấp phụ khi pH tăng quá
giá trị bằng 6 được giải thích bởi sự kết tủa của
ion chì trong môi trường kiềm. Vì vậy, nghiên cứu
sự ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ ion
chì, chúng tôi nhận thấy tại pH bằng 6 cho kết quả
hiệu suất hấp phụ và dung lượng hấp phụ tối ưu
nhất, thuận lợi cho việc sử dụng vật liệu hấp phụ.
3.1.2. Sự ảnh hưởng của thời gian
Kết quả sự ảnh hưởng của thời gian khuấy đến
hiệu suất và dung lượng hấp phụ được trình bày
trên hình 2.
Hình 2. Sự ảnh hưởng của thời gian đến hiệu
suất và dung lượng hấp phụ
Quan sát hình 2 ta nhận thấy giá trị hiệu suất hấp
phụ và dung lượng hấp phụ tăng nhanh khi thời
gian khuấy tăng từ 5 đến 20 phút, sau 20 phút hiệu
suất hấp phụ cũng như dung lượng hấp phụ tăng
chậm thậm chí ổn định. Sự tăng nhanh hiệu suất
và dung lượng hấp phụ trong khoảng thời gian
đầu là do diện tích bề mặt ban đầu của vật liệu
đang trống, các ion chì chưa bị cạnh tranh, quá
trình hấp phụ diễn ra thuận lợi hơn. Sau khoảng
thời gian 20 phút, sự xâm nhập của ion chì đến
bề mặt vật liệu hấp phụ đã bị hạn chế, bề mặt bị
86
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
chiếm đã lan rộng, nhiều nhóm amin đã bị khóa
dẫn đến hiệu suất hấp phụ tăng chậm, không
đáng kể. Vì vậy qua quá trình khảo sát thời gian
khuấy, chúng tôi nhận thấy tại thời gian 20 phút là
tối ưu cho quá trình hấp phụ. Tại thời gian 20 phút,
hiệu suất hấp phụ đạt 98,6% và dung lượng hấp
phụ đạt 24,6 mg/g.
3.1.3. Sự ảnh hưởng của nồng độ Pb2+
Kết quả sự ảnh hưởng của nồng độ Pb2+ ban đầu
đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ được trình
bày trên hình 3.
Hình 3. Sự ảnh hưởng của nồng độ Pb2+ ban đầu
đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ
Quan sát hình 3 ta nhận thấy khi nồng độ ion chì
tăng, hiệu suất hấp phụ giảm dần. Sự suy giảm
hiệu suất hấp phụ khi nồng độ ion tăng có thể giải
thích dựa trên cơ sở mối tương quan giữa diện
tích bề mặt và số lượng phần tử bị hấp phụ. Với
cùng lượng vật liệu ban đầu tức là cùng diện tích
bề mặt, khi số lượng ion chì nhỏ thì việc tiếp cận bề
mặt và tạo các liên kết với các nhóm amin thuận
lợi hơn, nhưng khi nồng độ tăng sẽ xuất hiện sự
cạnh tranh giữa các ion chì với nhau. Thậm chí
tiếp xúc với bề mặt vật liệu cũng không thuận lợi
do đã có ion chì trước đấy chiếm chỗ. Tuy nhiên
hình 3 cũng cho thấy, khi nồng độ ion chì tăng từ
0,4 mg/l đến 0,8 mg/l thì dung lượng hấp phụ tăng
mạnh từ 17,12 mg/g đến 23,62 mg/g, sau đó tăng
chậm và giữ ổn định với giá trị cực đại 24,6 mg/g
khi nồng độ ion chì là 1,0 mg/l.
3.2. Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ
Xây dựng mô hình đẳng nhiệt dựa trên kết quả
khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ ion chì đến
khả năng hấp phụ ta thu được dạng tuyến tính
theo mô hình Langmuir và Freundlich như trên
hình 4.
Hình 4. Dạng tuyến tính theo mô hình Langmuir và Freundlich
Dựa vào mô hình đẳng nhiệt đã xây dựng trên
hình 4 ta xác định được các thông số động học
hấp phụ dựa trên phương trình động học hấp phụ
Langmuir và Freundlich. Kết quả các thông số
động học hấp phụ được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Thông số động học hấp phụ
Quan sát hình 4 ta nhận thấy với mô hình Langmuir
giá trị R2 cao (0,983) chứng tỏ mức độ phù hợp
của mô hình lý thuyết với kết quả nghiên cứu thực
tế, trong khi đó phương trình Freundlich giá trị R2
chỉ đạt 0,6573 tức là không đạt độ tin cậy [6]. Số
liệu trên bảng 4 còn cho thấy giá trị dung lượng
hấp phụ cực đại theo lý thuyết mô hình Langmuir
đạt giá trị 24,63 mg/g gần sát với giá trị 24,6 mg/g
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 87
do khảo sát thực nghiệm, điều này cho thấy mô
hình Langmuir phản ảnh khá chính xác thực tế.
Để biết quá trình hấp phụ ion kim loại chì trên bề
mặt chitosan là đơn lớp hay đa lớp ta tiến hành
xác định giá trị tham số cân bằng RL tại thời điểm
dung lượng hấp phụ cực đại (nồng độ ion chì đạt
giá trị 1,0 mg/l) theo công thức (7).
Thay các giá trị KL và C0 vào công thức (7) ta xác
định được tham số cân bằng đạt giá trị 0,74, theo
bảng 1 giá trị này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết
Langmuir, do đó có thể khẳng định sự hấp phụ ion
chì bằng chitosan là quá trình hấp phụ đơn lớp.
3.3. Động học quá trình hấp phụ
Kết quả đồ thị sự phụ thuộc giữa lnk và nhiệt độ T
được trình bày trên hình 5.
Hình 5. Đồ thị sự phụ thuộc giữa lnk và T
Từ hình 5 ta xác định được các giá trị nhiệt động
của quá trình hấp phụ, kết quả được trình bày
trong bảng 5.
Bảng 5. Giá trị các thông số nhiệt động
Từ kết quả bảng 5 ta nhận thấy tại các nhiệt độ
khác nhau, hiệu ứng nhiệt ( 0H∆ ) của quá trình
hấp phụ đều mang dấu dương (4,48 kj.mol-1)
nên có thể nói quá trình hấp phụ ion kim loại chì
bằng chitosan là quá trình thu nhiệt. Giá trị năng
lượng tự do Gibb ( 0G∆ ) đều mang dấu âm (-2,54
tại 298K, -2,66 tại 308K, -2,7 tại 313K, -2,79 tại
323K và -2,88 tại 333K) cho biết trong dải nhiệt
độ khảo sát, quá trình hấp phụ là quá trình tự
diễn biến.
3.4. Kết quả tối ưu hóa bằng quy hoạch
thực nghiệm
Thực hiện các thí nghiệm theo quy hoạch thực
nghiệm thu được các kết quả được trình bày
trong bảng 6.
Bảng 6. Kết quả thực hiện theo quy hoạch
thực nghiệm
Xử lý số liệu trên SPSS 22.0 cho kết quả mô
hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể và
dữ liệu nghiên cứu, các nhân tố độc lập (pH của
môi trường, nồng độ ion Pb2+ ban đầu và thời gian
khuấy) tác động có ý nghĩa lên biến phụ thuộc
(dung lượng hấp phụ, q (mg/g)) và không có hiện
tượng đa cộng tuyến giữa chúng. Từ hệ số chưa
chuẩn hóa ta xác định được phương trình hồi quy
như sau:
1 2 321, 25 4,1 23, 2 0, 7y x x x= + + +
Từ phương trình hồi quy ta nhận thấy biến x2
(nồng độ ion Pb2+) có ảnh hưởng mạnh nhất đến
hàm mục tiêu (dung lượng hấp phụ), sau đó đến
biến x1 (pH của môi trường) và biến x3 (thời gian),
vì vậy chúng tôi chọn biến x2 làm biến cơ sở và
lựa chọn bước nhảy là 0,1. Thực nghiệm các thí
nghiệm theo phương pháp leo dốc Box Willson,
kết quả dung lượng hấp phụ (q) và hiệu suất hấp
phụ (H%) tương ứng với mỗi thí nghiệm được
trình bày trong bảng 7.
88
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
Bảng 7. Kết quả thực nghiệm leo dốc Box Willson
Kiểm định phương sai đồng nhất cho kết quả các
yếu tố pH, nồng độ ion Pb2+ và thời gian khuấy tác
động đến dung lượng hấp phụ có sự khác biệt,
đủ điều kiện để thực hiện phân tích hậu kiểm.
Kết quả phân tích hậu kiểm được trình bày trong
bảng 8.
Bảng 8. Kết quả phân tích hậu kiểm
Post Hoc Tests
Dựa vào kết quả trong bảng 8 ta nhận thấy giữa
thí nghiệm 12 và thí nghiệm 13 giá trị sig thu được
là 0,6220 lớn hơn 0,05 tức là thí nghiệm 12 và thí
nghiệm 13 không có sự khác biệt trong ý nghĩa
thống kê. Ngược lại giữa thí nghiệm 12 với thí
nghiệm 14 (sig đạt 0,013), thí nghiệm 13 với thí
nghiệm 14 (sig đạt 0,00) các giá trị sig đều nhỏ
hơn 0,05 tức là giữa thí nghiệm 12 với 14, thí
nghiệm 13 với 14 đều có sự khác biệt trong ý
nghĩa thống kê. Sự sai khác của