Tóm tắt
Lũ trên hệ thống sông Srêpôk có xu hướng tăng cả quy mô và cường độ. Trong
khi đó, trên lưu vực đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa thủy điện. Đa phần các hồ
chứa đều không có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du. Những trận lũ lớn xảy ra trong thời
gian gần đây trên lưu vực đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần được giải quyết cấp bách,
trong đó có việc xây dựng phương án dự báo lũ đến hồ chứa trên lưu vực. Bài báo này
trình bày kết quả nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ đến hồ chứa Buôn Kuôp trên lưu
vực bằng mô hình thủy văn (NAM) kết hợp diễn toán bằng phương pháp Muskingum.
Kết quả dự báo thử nghiệm cho thấy, chỉ số đảm bảo phương án đều đạt trên 90%
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ đến hồ chứa Buôn Kuôp trên lưu vực sông Srêpôk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 201792
NGHIÊN CỨU DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA
BUÔN KUÔP TRÊN LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK
Trần Văn Tình, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Nguyệt Minh
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Lũ trên hệ thống sông Srêpôk có xu hướng tăng cả quy mô và cường độ. Trong
khi đó, trên lưu vực đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa thủy điện. Đa phần các hồ
chứa đều không có nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du. Những trận lũ lớn xảy ra trong thời
gian gần đây trên lưu vực đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần được giải quyết cấp bách,
trong đó có việc xây dựng phương án dự báo lũ đến hồ chứa trên lưu vực. Bài báo này
trình bày kết quả nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ đến hồ chứa Buôn Kuôp trên lưu
vực bằng mô hình thủy văn (NAM) kết hợp diễn toán bằng phương pháp Muskingum.
Kết quả dự báo thử nghiệm cho thấy, chỉ số đảm bảo phương án đều đạt trên 90%.
Từ khóa: Dự báo lũ; Sông Srêpôk; Hồ chứa Buôn Kuôp.
Abstract
Research on fl ood forecasting for Buon Kuop reservoir in the Srepok river
Floods on Srepok river system have been increasing in magnitude and intensity.
Along the river basin, many reservoirs have been constructed. Most of them do not
have fl ood control volume for downstream. Recent fl ood events occurred create many
serious issues and lead to the demand to establish a fl ood forecasting for reservoirs in
the basin. This paper presents a fl ood forecasting procedure for Buon Kuop reservoir
on Srepok basin using hydrological model (NAM) combined with Muskingum method.
Key word: Flood forecasting; Srepok river; Buon Kuop reservoir.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, trên các lưu
vực sông tại khu vực miền Trung và Tây
Nguyên thường xuyên xảy ra hiện tượng
lũ lớn cả về quy mô và cường độ, đặc
biệt là lưu vực sông Srêpôk nơi có địa
hình chia cắt mạnh, lòng sông bé và dốc.
Lưu vực sông Srêpôk có diện tích thuộc
lãnh thổ Việt Nam là 16000 km2 [1]
(Hình 1), lưu vực có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực. Trên lưu vực có nhiều thác nước tự
nhiên với độ chênh cao lớn nên rất phù
hợp để xây dựng các hồ chứa thủy điện.
Hồ chứa thủy điện Buôn Kuôp nằm trên
sông Srêpôk có diện tích lưu vực đến hồ
là 7980 km2[1] và là hồ chứa thủy điện
lớn thứ 2 ở khu vực Tây Nguyên.
Vấn đề dự báo dòng chảy tới hồ là
vô cùng quan trọng trong công tác vận
hành hồ chứa. Nó quyết định tới hiệu
suất phát điện, khả năng cấp nước cho
hạ du và bảo vệ an toàn công trình. Cho
đến nay, đã có một số nghiên cứu liên
quan tới dự báo dòng chảy đến hồ Buôn
Kuôp. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này chủ yếu kết hợp dự báo đến các hồ
chứa khác như: Buôn Tua Srah, Srêpôk
3 và Srêpôk 4 nhằm phục vụ vận hành
liên hồ chứa, mà chưa có nghiên cứu
nào nghiên cứu dự báo chi tiết cho dòng
chảy lũ đến hồ chứa Buôn Kuôp. Kết
quả nghiên cứu của bài báo sẽ là tài liệu
tham khảo cho công tác vận hành hồ
chứa Buôn Kuôp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế phát điện đồng thời đảm bảo
an toàn cho công trình và hạ du.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017 93
Hình 1: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở dữ liệu
Theo yêu cầu dữ liệu đầu vào mô
hình là l ượng mưa bình quân lưu vực,
b ốc hơi bình quân lưu vực, dòng chảy
tại các trạm thuỷ văn của lưu vực nghiên
cứu. Dựa trên tình hình thu thập tài liệu
đối với từng lưu vực bộ phận, số liệu
được lựa chọn dùng để hiệu chỉnh và
kiểm định mô hình bao gồm các năm
2007, 2008, 2009, của các trạm trên lưu
vực và các trạm đo mưa mượn của lưu
vực lân cận, đây là những năm có đầy
đủ và có sự đồng bộ về số liệu nhất để
tính toán:
+ Số liệu m ưa thực đo thời đoạn Δt
= 6h và số liệu b ốc hơi của các trạm:
Đà Lạt, Đăk Nông, Đức Xuyên, Thanh
Bình, Buôn Ma Thuột, Cầu 14, M Đrắk,
Giang Sơn, Buôn Hồ
+ Số liệu l ưu lượng nước giờ tại các
trạm thuỷ văn: Giang Sơn, Đức Xuyên,
Cầu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử
dụng trong nghiên cứu này là: phương
pháp thống kê và xử lý số liệu dùng
trong việc phân tích và xử lý số liệu đầu
vào của bài toán; phương pháp mô hình
toán dựa vào đặc điểm địa hình lưu vực
sông Srêpôk, tình hình thu thập số liệu
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 201794
của các trạm đo trên lưu vực, mục tiêu
là dự báo dòng chảy tới hồ Buôn Kuôp
nhằm phục vụ vận hành cho công trình.
Do vậy, trong nghiên cứu đã chọn mô
hình NAM, đưa các trận lũ vào hiệu
chỉnh chọn ra bộ thông tối ưu cho từng
tiểu lưu vực, dựa vào bộ thông số này
dự báo dòng chảy tới các trạm thuỷ văn
Giang Sơn, thuỷ văn Đức Xuyên và khu
giữa Cầu 14 từ đó sử dụng phương pháp
Muskingum diễn toán dòng chảy tới hồ
Buôn Kuôp.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân chia các tiểu lưu vực
Do thủy điện Buôn Kuôp đi vào
vận hành từ cuối năm 2009, lưu lượng
đến hồ những năm trước được đánh giá
và kiểm định thông qua giá trị đo tại
trạm thủy văn Cầu 14. Lượng dòng chảy
đến hồ thuỷ điện Buôn Kuôp (lưu vực
Cầu 14) là sự tổng hợp của 3 lưu vực bộ
phận. Việc phân chia và tính diện tích
các tiểu lưu vực (Hình 3) được thực hiện
trên phần mềm MapInfo.
Hình 2: Sơ đồ phân chia tiểu lưu vực sông Srêpôk
Bảng 1. Bảng phân chia các tiểu lưu vực và diện tích tương ứng
STT
LƯU VỰC BỘ PHẬN
Tên lưu vực Khu vực khống chế Diện tích (km2)
1 Lưu vực Giang Sơn Khống chế bởi trạm thuỷ văn Giang Sơn 3046
2 Lưu vực Đức Xuyên Khống chế bởi hồ thuỷ điện Buôn TuaSrah 2920
3 Lưu vực Cầu 14
Lượng nước ra nhập khu giữa của đoạn sông
được giới hạn từ phía dưới 2 trạm thủy văn Giang
Sơn, Đức Xuyên và phía trên trạm Cầu 14
2476
3.2. Hiệu chỉnh mô hình NAM
Để xác định bộ thông số của mô
hình cho các tiểu lưu vực, nghiên cứu đã
tiến hành mô phỏng, hiệu chỉnh tối ưu
cho 3 trận lũ: Lũ 1: 1h 30/VII/2007 - 19h
31/VIII/2007; lũ 2: 1h 25/X/2007 - 19h
24/XI/2007; lũ 3: 1h 6/IX/2009 - 19h
27/IX/2009 đối với tiểu lưu vực Giang
Sơn và trận lũ từ 6/IX - 27/IX/2009 cho
tiểu lưu vực Đức Xuyên.
Các chỉ tiêu chất lượng mô phỏng
được thống kê trong bảng 2. Từ kết quả
hiệu chỉnh mô hình trong bảng 2 và so
ánh các đường quá trình tính toán và
thực đo trên các hình 4 đến hình 7, cho
thấy bộ thông số của mô hình có thể sử
dụng để tính toán dòng chảy lũ từ mưa
trên lưu vực sông Srêpôk.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017 95
Hình 3: Biểu đồ so sánh giữa đường quá trình lũ tính toán với thực đo theo trận lũ
ngày 30/VII-31/VIII/2007 tại trạm Giang Sơn
Hình 4: Biểu đồ so sánh giữa đường quá trình lũ tính toán với thực đo theo trận lũ
ngày 25/X - 24/XI/2007 tại trạm Giang Sơn
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 201796
Hình 5: Biểu đồ so sánh giữa đường quá trình lũ tính toán với thực đo theo trận lũ
ngày 06/IX - 27/IX/2009 tại trạm Giang Sơn
Hình 6: Biểu đồ so sánh giữa đường quá trình lũ tính toán với thực đo theo trận lũ
ngày 6/IX đến 27/IX/2009 tại trạm Đức Xuyên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017 97
Bảng 2. Bảng thống kê các chỉ tiêu đánh giá hiệu chỉnh mô hình
Lưu vực Trận lũ NASH
Q max (m3/s) Thời gian xuất hiện đỉnh
Tính toán Thực đo Tính toán Thực đo
Giang Sơn
1h 30/VII/2007 -
19h 31/VIII/2007
0.967 688 727
7:00:00
8/VIII/2007
13:00:00
8/VIII/2007
1h 25/X/2007 -
19h 24/XI/2007
0.837 765 718
13:00:00
7/XI/2007
19:00:00
7/XI/2007
1h 6/IX/2009 -
19h 27/IX/2009
0.830 158 152
13:00:00
13/IX/2009
13:00:00
13/IX/2009
Đức Xuyên
1h 6/IX/2009 -
19h 27/IX/2009
0.946 297 306
1:00:00
11/IX/2009
1:00:00
11/IX/2009
3.3. Kiểm định mô hình NAM
Để đảm bảo khả năng ứng dụng mô
hình này vào tính toán lũ, nghiên cứu đã
tiến hành kiểm định bộ thông số của mô
hình thông qua việc áp dụng chúng để
tính toán cho các trận lũ: 1h 14/XI/2008
- 19h 21/XII/2008 đối với tiểu lưu vực
Giang Sơn, và trận lũ ngày 30/VII - 23/
VIII/2007 của tiểu lưu vực Đức Xuyên.
Các chỉ tiêu chất lượng mô phỏng
của mô hình khi kiểm định được thống
kê trong bảng 3. Với kết quả như trong
bảng 3 và sự phù hợp của đường quá
trình lũ tại các trạm thủy văn Đức Xuyên,
Giang Sơn (hình 8 và 9) cho thấy mô
hình NAM có khả năng mô phỏng được
qua trình lũ trên các tiểu lưu vực của lưu
vực sông Srêpôk.
Hình 7: Biểu đồ so sánh giữa đường quá trình lũ tính toán với thực đo theo trận lũ
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 201798
ngày 14/XI - 4/XII/2008 tại trạm Giang Sơn
Hình 8: Biểu đồ so sánh giữa đường quá trình lũ tính toán với thực đo theo trận lũ
ngày 30/VII - 23/VIII/2007 tại trạm Đức Xuyên
Bảng 3. Bảng thống kê các chỉ tiêu đánh giá hiệu chỉnh mô hình
Lưu vực Trận lũ NASH
Q max (m3/s) Thời gian xuất hiện đỉnh
Tính toán Thực đo Tính toán Thực đo
Giang Sơn
14/XI/2008 -
21/XII/2008
0.913 972 905
7:00:00
28/XI/2009
7:00:00
28/XI/2009
Đức Xuyên
30/VII/2008 -
23/VIII/2007
0.824 1874 1940
7:00:00
5/VIII/2007
1:00:00
5/VIII/2007
3.4. Diễn toán dòng chảy đến hồ
chứa Buôn Kuôp bằng phương pháp
Muskingum
Quá trình hiệu chỉnh và kiểm định
bộ thông số của các lưu vực hoàn thành,
tiếp tục tính toán dòng chảy tới cửa ra
của toàn lưu vực (Cầu 14) bằng phương
pháp diễn toán Muskingum. Trong quá
trình tính toán này sẽ hiệu chỉnh để tìm
ra các thông số K và X của đoạn sông
để tìm ra giá trị K và X thích hợp nhất.
Nhìn chung xu thế của các đường
quá trình lũ tính toán và thực đo khá
giống nhau. Đối với trận lũ 1 giá trị
lớn nhất đều trên 2000 m3/s, nên sai số
đỉnh lũ không lớn. Thời gian xuất hiện
đỉnh lũ tính toán và thực đo là trùng
nhau 13h ngày 6/VIII/2007. Trận lũ 2
có sườn lũ lên của đường tính toán có
sự biến động mạnh do kết quả của trận
mưa lớn ngày 18/XI trên lưu vực Đức
Xuyên, sườn xuống đường quá trình lũ
tính toán có xu thế tương tự như đường
quá trình lũ thực đo, tuy vậy giá trị lưu
lượng tính toán của sườn lũ xuống nhỏ
hơn thực đo điều này sẽ ảnh hưởng đến
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017 99
Bảng 4. Các trận lũ hiệu chỉnh và kiểm định phương pháp diễn toán Muskingum
Lưu vực
Trận lũ hiệu chỉnh Trận lũ kiểm
địnhTrận lũ 1 Trận lũ 2 Trận lũ 3
1. Giang Sơn
2. Đức Xuyên
3. Khu giữa Cầu 14
4. Cầu 14
1h 30/VII/2007 -
19h 25/VIII/2007
1h 14/XI/2008 -
19h 21/XII/2008
1h 6/IX/2009 -
19h 27/IX/2009
1h 25/X/2007 -
19h 23/XI/2007
Hình 9: Biểu đồ so sánh kết quả tính toán và thực đo lũ 1 trạm thuỷ văn Cầu 14
Hình 10: Biểu đồ so sánh kết quả tính toán và thực đo lũ 2 trạm thuỷ văn Cầu 14
sai số tổng lượng. Đỉnh lũ đường tính
toán thấp hơn đường thực đo, sai số
này có thể do sai sót trong công tác đo
đạc, tính toán số liệu hoặc phương pháp
diễn toán Muskingum chưa phản ánh
được đầy đủ sự biến động của các trận
lũ lớn trên lưu vực. Trận lũ 3 có đường
quá trình lũ thực đo và tính toán có sự
biến đổi rất phức tạp, tuy vậy hai đường
này khá đồng dạng với sườn lũ lên và
sườn lũ xuống của đường quá trình lũ
tính toán khá giống đường quá trình lũ
thực đo, thời gian xuất hiện đỉnh lũ tính
toán chậm hơn thời gian xuất hiện đỉnh
lũ thực đo là 6h.
Sau khi tìm được bộ thông số cho
từng trận lũ, lấy trung bình bộ thông số
cho các trận lũ ta được K=5.7; X=0.25
và đưa vào dự báo.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017100
Hình 11: Biểu đồ so sánh kết quả tính toán và thực đo lũ 3 trạm thuỷ văn Cầu 14
Hình 12: Biểu đồ so sánh kết quả tính toán và thực đo lũ 4 trạm thuỷ văn Cầu 14
3.5. Dự báo thử nghiệm dòng chảy
lũ tới hồ thủy điện Buôn Kuôp
3.5.1. Phương án dự báo
Chọn trận lũ 23/IX - 24/IX/2008 để
dự báo thử nghiệm.
Thời gian bắt đầu dự báo thử
nghiệm là từ ngày 23/IX/2008. Các
bước dự báo thử nghiệm:
+ Trên cơ sở tài liệu mưa dự báo, bốc
hơi của các trạm trên lưu vực tiến hành
tính toán lượng mưa, lượng bốc hơi bình
quân các tiểu lưu vực: Giang Sơn, Đức
Xuyên, khu giữa Cầu 14.
+ Kết quả thu được sẽ làm đầu vào
cho mô hình NAM tính toán dòng chảy
tại mặt cắt cửa ra của từng tiểu lưu vực.
+ Sử dụng phương pháp Muskingum
diễn toán lượng dòng chảy của các tiểu
lưu vực về hồ thuỷ điện Buôn Kuôp.
Như vậy, để dự báo được dòng chảy
tới hồ thuỷ điện, cần có được các thông
tin dự báo lượng mưa trên lưu vực.
Nghiên cứu đã sử dụng kết quả mưa số
trị trên trang yr.no.
3.5.2. Kết quả dự báo thử nghiệm
a. Dự báo lưu lượng với thời gian
dự kiến 12h
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017 101
Hình 13: Biểu đồ quá trình dự báo thử nghiệm thời gian dự kiến 12h trạm Cầu 14 từ
23/IX đến ngày 24/IX/2008
Bảng 5. Đánh giá phương án dự báo thử nghiệm tại trạm Cầu 14 với thời gian dự
kiến 12h
Scp s/σ η P%
Độ chính xác của
phương án
38.2 0.56 0.83 97 Đạt
b. Dự báo lưu lượng với thời gian dự kiến 24h
Hình 14: Biểu đồ quá trình dự báo thử nghiệm thời gian dự kiến 24h trạm Cầu 14 từ
23/IX đến ngày 24/IX/2008
Bảng 6. Đánh giá phương án dự báo thử nghiệm tại trạm Cầu 14 với thời gian dự
kiến 24h
Scp s/σ η P%
Độ chính xác của
phương án
31 0.47 0.88 97 Đạt
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 18 - năm 2017102
Nhận xét:
- Đối với thời gian dự kiến 12 giờ
lấy dữ liệu mưa dự báo từ trang yr.no,
lưu lượng dự báo tới hồ thuỷ điện Buôn
Kuôp cho kết quả khá tốt so với lưu
lượng thực đo.
- Đối với thời gian dự kiến 24 giờ
lấy dữ liệu mưa dự báo từ trang yr.no,
lưu lượng dự báo cho kết quả kém hơn.
- Với thời gian dự kiến ngắn thì kết
quả dự báo tốt hơn thời gian dự kiến dài.
Với các số liệu Khí tượng, Thủy
văn của các trận lũ trong các năm 2007,
2008, 2009 thu thập được đầy đủ và
đồng bộ để xác định bộ thông số tối
ưu cho các tiểu lưu vực nhằm phục vụ
dự báo lũ đến hồ. Kết quả dự báo đánh
giá với mức đảm bảo của các phương
án dự báo đều lớn hơn 90%, cho thấy
chất lượng của các phương án dự báo là
tốt. Tuy nhiên, để tăng chất lượng của
các phương án dự báo cần kiểm định
với nhiều trận lũ lớn, trung bình, nhỏ và
trên lưu vực cần bổ sung thêm các trạm
đo mưa.
6. KẾT LUẬN
Với việc ứng dụng mô hình NAM
kết hợp diễn toán bằng phương pháp
Muskingum trong dự báo dòng chảy
tới hồ cho kết quả tương đối tốt. Mô
hình NAM mô phỏng khá tốt quá trình
mưa - dòng chảy trên lưu vực, đồng thời
việc diễn toán Muskingum cho kết quả
đường quá trình lũ tính toán khá phù hợp
với đường quá trình lũ thực đo. Các chỉ
tiêu quan trọng như chỉ số NASH, sai số
tổng lượng đều khá cao, đạt yêu cầu về
dự báo. Kết quả dự báo lưu lượng tới hồ
thuỷ điện Srêpôk với thời gian dự kiến
12 giờ có xu thế khá giống với đường
thực đo, với thời gian dự báo 24 giờ cho
kết quả thấp hơn. Sai số đỉnh lũ còn khá
lớn, có thể đưa ra một số nguyên nhân
chính như sau: Trong quá trình tính toán
có thể gặp sai sót, việc dò tìm tối ưu
bộ thông số chưa đạt được hợp lý cao
nhất; Mưa sinh lũ trên lưu vực luôn có
sự thay đổi về thời gian và không gian
nên việc xác định lưu lượng đỉnh lũ là
rất khó khăn; Việc mượn bộ thông số để
tính toán dòng chảy cho khu giữa Cầu
14 sẽ có sai số nên ảnh hưởng đến kết
quả dự báo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (2006). Báo cáo xây dựng mô
hình thủy văn thủy lực cho lưu vực sông
Srêpôk.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2008). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dự
báo lũ.
[3]. Nguyễn Kim Đồng. “Thuỷ điện
Srêpôk 4 - Thiết kế kỹ thuật”.
[4]. Lê Văn Nghinh, Bùi Công Quang,
Hoàng Thanh Tùng (2005). Bài giảng “Mô
hình toán Thuỷ văn”. Trường Đại học Thuỷ
Lợi, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Viết Thi (2006). Giáo
trình “Dự báo thuỷ văn”. Nhà xuất bản Bản
đồ, Hà Nội.
BBT nhận bài: Ngày 21/8/2017; Phản biện xong: Ngày 09/10/2017