Cùng với hiện tượng lắng đọng paraffin, lắng đọng muối trong ống khai
thác và các thiết bị trên bề mặt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác
và tuổi thọ của thiết bị. Tại lô PM3 - CAA, hiện tượng lắng đọng muối được
phát hiện từ rất sớm (năm 2006) đặc biệt tại các van gaslift. Từ năm 2008
tại lô PM3 - CAA đã thực hiện hàng loạt các biện pháp xử lý để loại bỏ các
tích tụ cặn sa lắng muối cho các giếng. Tuy nhiên, phần lớn các giếng đã
được xử lý sau một thời gian lại bị lắng đọng muối trở lại, thậm chí một số
giếng không cho dòng sau xử lý. Điều này dẫn đến việc tăng chi phí cho quá
trình khai thác dầu. Để xử lý loại trừ các lắng đọng muối vô cơ, người ta có
thể sử dụng hai nhóm giải pháp là cơ học và hóa học. Trong đó nhóm giải
pháp hóa học được áp dụng phổ biến do chi phí thấp, dễ sử dụng và đáp
ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Bài báo trình bày các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xử lý lắng đọng muối trong ống khai thác và hệ
thống thiết bị bề mặt, dựa trên việc phân tích các tài liệu và quá trình xử lý
lắng đọng muối tại các mỏ của Vietsovpetro. Kết quả nghiên cứu đưa ra hệ
hóa phẩm Disolvine E - 39 dùng để xử lý các tích tụ sa lắng muối vô cơ trên
cơ sở muối CaCO3, CaSO42H2O tại Lô PM3 - CAA là phù hợp.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý lắng đọng muối CaCO3 và CaSO42H2O trong ống khai thác và hệ thống thiết bị bề mặt tại lô PM3 - CAA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 60, Kỳ 5 (2019) 91 - 99 91
Nghiên cứu giải pháp xử lý lắng đọng muối CaCO3 và
CaSO42H2O trong ống khai thác và hệ thống thiết bị bề mặt tại
lô PM3 - CAA
Nguyễn Văn Thịnh 1,*, Đặng Đình Tuấn 2, Lê Đăng Thanh 2
1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
2 Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO
TÓM TẮT
Quá trình:
Nhận bài 17/12/2018
Chấp nhận 26/01/2019
Đăng online 28/02/2019
Cùng với hiện tượng lắng đọng paraffin, lắng đọng muối trong ống khai
thác và các thiết bị trên bề mặt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác
và tuổi thọ của thiết bị. Tại lô PM3 - CAA, hiện tượng lắng đọng muối được
phát hiện từ rất sớm (năm 2006) đặc biệt tại các van gaslift. Từ năm 2008
tại lô PM3 - CAA đã thực hiện hàng loạt các biện pháp xử lý để loại bỏ các
tích tụ cặn sa lắng muối cho các giếng. Tuy nhiên, phần lớn các giếng đã
được xử lý sau một thời gian lại bị lắng đọng muối trở lại, thậm chí một số
giếng không cho dòng sau xử lý. Điều này dẫn đến việc tăng chi phí cho quá
trình khai thác dầu. Để xử lý loại trừ các lắng đọng muối vô cơ, người ta có
thể sử dụng hai nhóm giải pháp là cơ học và hóa học. Trong đó nhóm giải
pháp hóa học được áp dụng phổ biến do chi phí thấp, dễ sử dụng và đáp
ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Bài báo trình bày các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xử lý lắng đọng muối trong ống khai thác và hệ
thống thiết bị bề mặt, dựa trên việc phân tích các tài liệu và quá trình xử lý
lắng đọng muối tại các mỏ của Vietsovpetro. Kết quả nghiên cứu đưa ra hệ
hóa phẩm Disolvine E - 39 dùng để xử lý các tích tụ sa lắng muối vô cơ trên
cơ sở muối CaCO3, CaSO42H2O tại Lô PM3 - CAA là phù hợp.
© 2019 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.
Từ khóa:
Lắng đọng muối,
Hệ thống thiết bị bề mặt,
Ống khai thác,
Lô PM3 - CAA.
1. Mở đầu
1.1. Tổng quan về hiện tượng lắng đọng
muối tại lô PM3 - CAA
Lô PM3 - CAA do Công ty Dầu khí Repsol
điều ha nh thuo ̣ c khu vực chồng lấn ngoài khơi
giữa Malaysia và Việt Nam, cách mũi Cà Mau
(Việt Nam) khoảng 215km về phía Tây Nam và
cách Malaysia khoảng 175km, phía Bắc giáp mỏ
Sông Đốc (Lô 46/13), mỏ Cái Nước (Lô 46 - CN).
Diện tích Lô PM3 - CAA là khoảng 1.407 km2 với
đo ̣ sa u nước biển khoảng 55m (Hình 1). Hiện tại
Lô PM3 - CAA đang trong giai đoạn khai thác trên
cả hai cụm mỏ phía Bắc (mỏ Bunga Orkid) và
phía Nam (gồm các mỏ Bunga Kekwa Tây và
Đông, Bunga Raya, Bunga Seroja, Bunga Tulip).
Lô PM3 - CAA có dòng dầu khí khai thác
_____________________
*Tác giả liên hệ
E - mail: nguyenvanthinh@humg. edu. vn
92 Nguyễn Văn Thịnh và nnk. /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (5), 91 - 99
thương mại từ tháng 7 năm1997 ở giếng BKA - 1
thuo ̣ c mỏ Đông Bunga Kekwa với lưu lượng ban
đầu 4.000 thùng/ngày (Tổng Công ty Thăm dò
Khai thác Dầu khí - PVEP, 2011).
Trong quá trình phát triển mỏ, cùng với dầu
được khai thác lên là một lượng lớn nước vỉa đi
kèm, điều này gây nên rất nhiều vấn đề phức tạp,
một trong đó là hiện tượng lắng đọng muối trên
hệ thống khai thác (Moghadasi et al., 2007). Theo
thời gian, áp suất vỉa sụt giảm, để duy trì áp suất
một lượng nước đã qua xử lý được bơm xuống
vỉa. Lượng nước này sau khi đi xuống vỉa sẽ tiếp
tục hoà tan đá cacbonat và trở lên bão hoà tại
nhiệt độ và áp suất cao. Khi theo dầu khai thác đi
lên, nhiệt độ và áp suất giảm dẫn đến dung dịch
trở lên quá bão hoà và hiện tượng kết tủa (sa
lắng) xảy ra. Hiện tượng kết tủa này không chỉ
xảy ra trên hệ thống khai thác mà còn ngay trong
vỉa dầu khí, điều này ảnh hưởng đến tính thấm
của vỉa và dẫn đến sản lượng khai thác bị sụt
giảm, thiết bị làm việc không hiệu quả do bị ăn
mòn (Moghadasi et al., 2007).Tại Lô PM3 - CAA
hiện tượng tích tụ ca ̣ n sa láng muối được phát
hiện từ năm 2006 trên các giếng BSA - 1L, BKC18,
BKC 8... ở cụm mỏ phía Nam. Nghie n cứu cho
tháy, tích tụ muói trong các giéng thươ ng nàm ở
đo ̣ sa u tư 110m đến đáy giếng, đặc biệt tại các
van gaslift (Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu
khí - PVEP, 2010). Hie ̣n tượng tích tụ muói cu ng
xảy ra trên cây thông khai thác, trên hệ thống thu
gom, xử lý, vận chuyển dầu, cụm manifold, đường
ống thu gom, bình tách cao áp, bình tách thấp áp,
bình xử lý nước, máy bơm, phin lọc, van. Két quả
phân tích về thành phần các tích tụ sa lắng muối
tại mỏ này cho thấy khoáng va ̣ t muói sunphat
CaSO4 kém phỏ bién hơn, ma chủ yếu là tích tụ sa
lắng muối Canxit (CaCO3) trên hầu hết các giếng
khai thác của mỏ (Tổng Công ty Thăm dò Khai
thác Dầu khí - PVEP, 2011).
Như vậy, ta thấy rằng muối có thể hình thành
tại bất cứ ở vị trí nào từ vùng cận đáy giếng lên
đến các thiết bị bề mặt (Hình 2), thành phần sa
lắng không chỉ thay đổi theo vị trí giếng khoan
mà còn thay đổi theo thời gian (Nguyễn Văn
Thịnh, Vũ Văn Mạnh, 2008). Thực tế cho thấy,
thành phần khoáng vật của cặn sa lắng muối vô
cơ khá phức tạp. Thành phần này có thể thay đổi
theo thời gian và chế độ khai thác. Ở trong thời
kỳ đầu của quá trình khai thác, thành phần chủ
yếu của cặn sa lắng là các muối vô: Canxit - CaCO3,
Hình 1. Vị trí Lô PM3 - CAA (Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí - PVEP, 2011).
Nguyễn Văn Thịnh và nnk. /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (5), 91 - 99 93
Thạch cao - CaSO4.2H2O, Anhydrit - CaSO4, Barit -
BaSO4, Asetin - SrSO4, Halit - NaCl. Ở giai đoạn
khai thác cuối, xuất hiện thêm các muối sunphit
mà phổ biến nhất là sunphit sắt - FeS. Ngoài các
khoáng vật phổ biến vừa nêu, cặn sa lắng muối vô
cơ có thể chứa các khoáng vật vô cơ khác như:
MgCO3, MgSO4, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3,
Thạch anh - SiO2, Biotit - MgCl2.6H2O, CaF2 và
một số vật liệu hữu cơ như: asphanten, nhựa,
paraffin, một số hợp chất thơm, hợp chất có
trọng lượng phân tử cao,
Vật liệu sa lắng muối muối vô cơ có cấu trúc
đa dạng (Viện dầu khí Việt Nam, 2004).
Căn cứ vào dạng cấu trúc, người ta chia cặn
sa lắng muối vô cơ thành: sa lắng có cấu trúc tinh
thể cỡ micro hoặc hạt nhỏ; sa lắng có cấu trúc lớp
chắc đặc với các mức độ kết tinh khác nhau, có
chứa lẫn vật chất hữu cơ; sa lắng có cấu trúc tinh
thể lớn; sa lắng có cấu trúc xốp Sa lắng có cấu
trúc tinh thể cỡ micro thường tạo ra ở những vị
trí như cánh bơm ly tâm, nắp van, đường ống
dẫn, van điều chỉnh... Nói chung, trong các sa lắng
này chúng ta không nhận ra cấu trúc lớp, vì
chúng là một thể thống nhất. Hình 3 là hình ảnh
mô tả vật liệu tích tụ cặn sa lắng muối trong ống
khai thác dầu thô .
Hình 3. Tích tụ sa lắng muối trong ống khai thác (Crabtree et al., 1999).
Hình 2. Các vị trí thường phát hiện tích tụ sa lắng muối vô cơ (Talisman Energy, 2011).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12 13 14
Tại ống khai thác
Tích tụ cặn bên trong đường ống
Tích tụ tại vị trí côn khai thác
Đường ống Đường gaslift
Tại van gaslift
PCP
94 Nguyễn Văn Thịnh và nnk. /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (5), 91 - 99
1.2. Nguyên nhân hình thành tích tụ cặn sa
lắng muối vô cơ trong hệ thống khai thác
Sự kết tinh muối vô cơ trong nước khai thác
là nguyên chủ yếu dẫn tới hình thành tích tụ cặn
sa lắng muối vô cơ trong hệ thống khai thác, xử lý
và vận chuyển dầu (Yousuf et al., 2017). Các muối
vô cơ tan trong nước bị kết tinh tạo kết tủa khi
điều kiện cân bằng được thiết lập trước đó. Quá
trình này bị ảnh hưởng bởi các trường hợp sau:
Khi hai nguồn nước có thành phần không tương
hợp trộn lẫn với nhau; Khi điều kiện nhiệt động
học thay đổi; Khi một, hoặc một vài muối, một
hoặc một vài dạng ion mới tan vào nước có thể
tạo muối với ion hoà tan sẵn trong nước trước
đó, hoặc tác động tới ngưỡng bão hòa của muối
tan sẵn trong nước.
Cả 3 trường hợp nêu trên đều có chung một
điểm là sự mất cân bằng về nồng độ của muối
trong nước và vì thế nguyên nhân sâu xa nhất có
thể dẫn đến tích tụ sa lắng muối chính là nguyên
nhân kết tinh muối từ dung dịch nước trong
những điều kiện nhất định. Khoáng vật thứ sinh
trong vỉa chứa thường chứa các khoáng canxit,
thạch cao, zeolit, halit Chúng được hình thành
từ các hoạt động kiến tạo, thuỷ nhiệt và phong
hoá. Nước vỉa nội tại trong các vỉa chứa này
thường được bão hoà bởi các loại muối hoà tan.
Nước bơm ép vỉa nhằm mục đích duy trì áp suất
hoặc đẩy dầu cũng có thể trở nên bão hoà khi các
muối có trong vỉa tiếp tục hoà tan vào đó. Trong
một số trường hợp, tương tác giữa các muối tan
có sẵn trong nước bơm ép với các khoáng có
trong vỉa làm nước trở nên quá bão hoà về một
hoặc một vài loại khoáng nào đó làm chúng kết
tinh, gây lắng đọng (tích tụ) ngay trong vỉa (để
phòng ngừa hiện tượng này, người ta thường bổ
sung chất chống lắng cặn vào nước bơm ép). Như
vậy, khi còn nằm trong vỉa, nước vỉa hoặc nước
bơm ép vỉa đã chứa một lượng các muối hoà tan
nào đó và thậm trí có thể đã trở nên bão hoà đối
với một số muối. Khả năng hoà tan và bão hoà
muối trong nước vỉa hoặc nước bơm ép phụ
thuộc vào nguồn cung cấp ion tạo muối và điều
kiện nhiệt động học (nhiệt độ, áp suất) trong vỉa
chứa.
Trong quá trình khai thác, nước khai thác
cùng dầu (chính từ nguồn nước vỉa hoặc nước
bơm ép được đề cập đến ở trên) đi qua vùng cận
đáy giếng vào lòng giếng, theo đường ống khai
thác đi lên bề mặt vào các thiết bị xử lý. Tại hầu
hết các vị trí, nước khai thác đi qua, áp suất, nhiệt
độ thay đổi, tức là điều kiện nhiệt động học thay
đổi, làm một số muối trở nên quá bão hoà và
chúng kết tinh trong dòng chảy. Ở vị trí mà có các
điều kiện nhiệt động học thay đổi càng mạnh khả
năng mất cân bằng càng lớn, mức độ kết tinh
càng mạnh.
1.3. Cơ chế hình thành tích tụ cặn sa lắng
muối vô cơ
Như trên đã phân tích, sự quá bão hòa và
thay đổi điều kiện nhiệt động học là nguyên nhân
gây kết tinh muối. Trên bình diện nghiên cứu
tổng thể, cơ chế gây kết tinh muối sa lắng liên
quan tới 4 quá trình lý hóa sau: Sự quá bão hòa
đối với muối của nước khai thác trong quá trình
khai thác; Sự tạo mầm kết tinh của muối; Sự phát
triển của các tinh thể; Sự tái kết tinh chuyển pha
(Viện Dầu khí Việt Nam, 2004).
Tất cả các yếu tố tác động tới 4 quá trình
trên đều có thể ảnh hưởng tới quá trình hình
thành sa lắng muối, cũng như cấu trúc của bản
thân cặn sa lắng muối. Sự thay đổi điều kiện nhiệt
động học (nhiệt độ, áp suất) là nguyên nhân trực
tiếp dẫn tới quá bão hòa của muối tan trong nước
tạo điều kiện cần và đủ cho kết tinh muối từ
nước. Sự có mặt của các vật chất hữu cơ
(asphanten, nhựa, hợp chất thơm...) vô cơ (các
hạt vô cơ mịn như cát, sét...), của bề mặt hấp phụ
(bề mặt thiết bị, hoặc bề mặt cặn sa lắng...) của bề
mặt phân cách pha (khi khí tách ra từ pha lỏng)
lại là những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới kết tinh
thông qua thúc đẩy quá trình tạo mầm kết tinh.
Thế nhưng, như trên đã đặt vấn đề, không phải
cứ có muối kết tinh là có tích tụ sa cặn lắng muối.
Các tinh thể muối kết tinh chỉ tụ lại thành sa lắng
muối khi gặp điều kiện thuận lợi. Để có thể tạo
tích tụ cặn sa lắng các tinh thể muối cần được liên
kết lại, hoặc được liên kết lên vật liệu nào đó. Để
có thể liên kết lại các hạt hoặc hạt và bề mặt cần
có điều kiện tiến lại gần nhau để lực hút phân tử
Van Dec Val (Van der Waals’ forces) , hoặc loại
lực hấp phụ nào đó phát huy tác dụng liên kết
chúng. Quá trình hình thành tích tụ cặn sa lắng
muối vô cơ có thể được hiểu rõ hơn qua ví dụ về
sự hình thành tinh thể muối BaSO4 ở trong Hình
4. Đầu tiên trong chất lỏng bão hòa diễn ra sự
hình thành các nhóm nguyên tử không ổn định và
đây được gọi là quá trình đồng nhất hạt nhân. Từ
Nguyễn Văn Thịnh và nnk. /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (5), 91 - 99 95
các nhóm nguyên tử này tạo thành các tinh thể
gốc nhỏ, nồng độ Ion trong dung dịch bão hòa
luôn được duy trì bởi sự dao động cục bộ nội
dung tức là đồng thời diễn ra hai hiện tượng liên
kết và mất liên kết ion. Sau đó các tinh thể gốc
phát triển lên bằng cách hấp thụ các ion lên
những chỗ khuyết thiếu trên bề mặt tinh thể làm
mở rộng kích thước tinh thể. Các tinh thể lớn tiếp
tục tăng lên và các hạt tinh thể nhỏ có thể bị hòa
tan. Như vậy, với một mức độ quá bão hòa đủ lớn,
sự hình thành của bất kỳ tinh thể gốc nào sẽ kích
thích sự gia tăng sự sa lắng muối, các tinh thể gốc
này được gọi là chất xúc tác cho sự hình thành sa
lắng muối. Việc phát triển các tinh thể có xu
hướng hình thành trên bề mặt danh giới chất
lỏng đã tồn tại từ trước, gọi là nơi không đồng
nhất hạt nhân. Các nơi không đồng nhất hạt nhân
bao gồm các khuyết tật bề mặt như độ nhám bề
mặt ống (Hình 5), các lỗ thủng trong ống khai
thác lửng hoặc thậm chí ở khớp nối, ống nối và
đường ống.
Dòng chảy rối cũng là xúc tác mạnh cho sự
hình thành sa lắng muối, vì vậy, sự tích tụ sa lắng
muối có thể xảy ra tại vị trí áp suất tạo bọt trong
hệ thống dòng chảy, điều này giải thích tại sao
việc lắng đọng sa lắng muối xảy ra nhanh trên các
thiết bị hoàn thiện trong lòng giếng.
1.4. Ảnh hưởng của sự sa lắng muối vô cơ tới
quá trình khai thác, xử lý, vận chuyển dầu
Sa lắng muối xảy ra trong vùng cận đáy giếng
dẫn tới giảm độ thấm vùng cận đáy giếng, giảm
hiệu quả khai thác. Trong ống khai thác, sa lắng
muối thường dẫn đến việc tăng sức cản của dòng
chảy. Việc tăng trở lực này diễn ra khi đường
kính hiệu dụng của cần khi thác nhỏ đi và khi cặn
sa lắng làm bề mặt ống mấp mô. Các van, hoặc
thiết bị bơm chìm trong lòng giếng có thể bị tắc
không hoạt động được dưới tác động của sa lắng
muối. Sa lắng muối cũng có thể xảy ra trong các
thiết bị bề mặt, gây nên hiện tượng giảm đường
kính ống vận chuyển, dẫn tới hạn chế hoặc chặn
dòng chảy của dầu khí.
2. Phương pháp xử lý lắng đọng muối
Để xử lý loại trừ tích tụ cặn sa lắng muối vô
cơ trong lòng ống khai thác, hai nhóm giải pháp
cơ học và hóa học thường được áp dụng (Viện
Dầu khí Việt Nam, 2004, Yousuf M. Al Rawahi et
al., 2017).
2.1. Nhóm giải pháp cơ học
Nhóm giải pháp cơ học dùng tác động cơ học
để phá hủy cặn lắng đọng. Tuy nhiên, giải pháp
này phải sử dụng thiết bị chuyên dụng, tiêu tốn
nhiều thời gian và tổng chi phí lớn, do vậy nhóm
giải pháp này ít được áp dụng. Nhóm giải pháp cơ
học có thể phân loại thành 3 nhóm chính:
Hình 4. Quá trình hình thành tinh thể của BaSO4
(Crabtree et al., 1999).
Hình 5. Sa lắng muối vô cơ bám dính trên bề mặt
nhám của ống (Crabtree et al., 1999).
96 Nguyễn Văn Thịnh và nnk. /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (5), 91 - 99
2.1.1. Sử dụng choòng hoặc dụng cụ kiểu dạng
choòng
Choòng chuyên dụng là dụng cụ phá hủy tích
tụ muối vô cơ đạt năng suất phá hủy cao. Tuy
nhiên, phương pháp này khá phức tạp vì nó luôn
đi kèm với các thiết bị, phương tiện chuyền động
cho choòng. Ngoài ra chi phí cho xử lý theo
phương pháp này thường cao.
2.1.2. Sử dụng tia nước áp suất cao
Tia nước áp suất cao được phun ra từ đầu
súng bắn chuyên dụng phá hủy nhanh vật liệu
tích tụ. Để nâng cao năng suất phá hủy, có thể
dùng thêm vật liệu dạng hạt có khả năng mài
mòn lớn. Phương pháp tia nước có một số nhược
điểm như: khó sử dụng cho phần giếng có độ sâu
lớn; khó điều khiển vòi phun để phun đúng chỗ.
Tùy thuộc vào cấu trúc, độ rắn, độ dày của sa lắng
muối vô cơ mà người ta bố trí các đầu phun sao
cho phù hợp và lắp thêm các thiết bị phụ trợ để
tăng khả năng bắn phá của thiết bị. Hình 5 minh
họa về hiện tượng sử dụng vòi phun rửa không
đúng chỗ, kết quả là sa lằng muối vô cơ không
được phá hủy hoàn toàn (Hình 6a) hoặc ở một vị
trí nào đó lớp muối sa lắng mỏng nhưng thời gian
phun rửa lâu sẽ gây ra hiện tượng mòn thành ống
(Hình 6b). Chính vì vậy, việc đo đạc và xác định
chính xác vị trí và tính chất của sa lắng muối vô
cơ trong lòng giếng trước khi tiến hành các
phương pháp xử lý sa lắng là rất quan trọng, cần
phải được nghiên cứu, thực hiện và phân tích kết
quả một cách khoa học.
2.1.3. Dùng sóng siêu âm
Đây là phương pháp tiến tiến và thường đi
kèm với thiết bị chuyên dụng. Thiết bị siêu âm
cho phép tẩy tích tụ sa lắng muối mà không làm
ảnh hưởng xấu tới bề mặt thiết bị. Tuy nhiên,
phương pháp siêu âm cũng có nhược điểm là khó
có độ tin cậy cao khi làm việc với các giếng sâu, ở
nơi có nhiệt độ cao. Phương pháp này cũng
không cho phép vận chuyển mảnh vụn của tích tụ
lên bề mặt. Người ta cũng có thể dùng chất nổ tạo
nên các xung rung động để phá vỡ các sa lắng
muối vô cơ giòn, dễ vỡ. Bằng cách thả một chuỗi
dây có bố trí chất nổ ở một số vị trí định trước
xuống, kích hoạt lần lượt các điểm chứa thuốc nổ,
tạo nên độ rung động làm bong hoặc phá vỡ sa
lắng muối vô cơ trên thành ống khai thác.
Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi được áp
dụng ở vùng đục lỗ bắn vỉa hoặc khu vực có lớp
lắng đọng mỏng, giòn (Crabtree et al., 1999).
2.2. Nhóm giải pháp hóa học
Nhóm giải pháp hóa học là dùng hóa phẩm
để hòa tan sa lắng và đưa sản phẩm hòa tan và
sản phẩm bị hòa tan ra khỏi vị trí ban đầu. Nhóm
các giải pháp này dễ sử dụng hơn và thường có
chi phí nhỏ hơn, nên được áp dụng phổ biến hơn.
Mặc dù vậy, trong sử dụng phương pháp hóa học,
nếu không tính toán kỹ chúng ta cũng có thể gặp
một số trở ngại liên quan tới ăn mòn thiết bị và
sản phẩm hòa tan gây nhiễm bẩn vỉa sản phẩm.
Chẳng hạn, do sa lắng muối tạo lớp phủ không
đều trên mặt ống khai thác, nên nếu dùng axit
HCl để hòa tan cặn CaCO3 thì khả năng ăn mòn
ống khai thác là không tránh khỏi,...
Trường hợp tích tụ cặn sa lắng chứa
Hình 6. Sự tác động không đúng chỗ của phương pháp dùng tia nước (Crabtree et al., 1999).
Nguyễn Văn Thịnh và nnk. /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 60 (5), 91 - 99 97
(2)
cacbonat (CaCO3) và các dạng khác nhau của
muối sunphat (CaSO42H2O), để xử lý loại trừ cặn
sa lắng muối cần quan tâm tới hòa tan hai nhóm
khoáng vật này. Trên thực tế, với mỗi một nhóm
khoáng vật người ta có thể có cách tiếp cận riêng.
2.2.1. Xử lý loại trừ tích tụ cặn sa lắng chứa muối
cacbonat
Tích tụ cặn sa lắng chứa khoáng canxit
CaCO3, có thể được xử lý bằng dung dịch axit
chứa chủ yếu axit clohyđric (HCl). Phản ứng
trung hoà xảy ra giữa axit clohyđric với CaCO3
được biểu diễn thông qua các phương trình phản
ứng (1).
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
Sản phẩm của phản ứng trên là những hợp
chất tan được trong chính môi trường dung dịch
axit. Ngoài axit HCl, để xử lý đối tượng chứa vật
chất cacbonat người ta còn dùng các axit hữu cơ
như: axit axetic - CH3COOH và axit focmic -
HCOOH và hỗn hợp của chúng. Axit axetic và axit
focmic phản ứng với canxit theo các phương
trình sau:
CaCO3+2CH3COOHCa(CH3COO)2+H2O+CO2
CaCO3+2HCOOHCa(HCOO)2 + H2O + CO2
2.2.2. Xử lý loại trừ cặn sa lắng chứa muối sulphat
Các hợp chất chelate thường được sử dụng
trong hệ axit với mục đích kiểm soát hiện tượng
kết tủa pha rắn khi axit tương tác với sản phẩm
cần được loại trừ. Các kết tủa pha rắn này thường
liên quan chủ yếu tới ion sắt Fe3+ và ion Ca2+. Thế
nhưng, trong trường hợp cặn sa lắng trong vỉa là
loại chứa nhiều muối sunphat, khi đó các hợp
chất chelate là loại dùng rất tốt cho mục đích này
(Viện Dầu khí Việt Nam, 2004). Hóa phẩm dạng
này còn có ưu điểm là có tốc độ ăn mòn thiết bị
thấp, nên không cần dùng thêm hóa phẩm ức chế
ăn mòn. Chúng ta biết rằng, cặn sa lắng muối loại
sunphat còn có thể chứa muối SrSO4, nên cũng
cần tìm loại hóa phẩm chelate để giải quyết vấn
đề đặt ra. Về mặt động học ta thấy, đây là loại
muối rất khó hòa tan, đặc biệt là ở nhiệt độ thấp
(200C). Tuy nhiên, khi đưa nhiệt độ phản ứng lên
cao thì tốc độ hòa tan đã tăng lên. Mặc dù vậy
chúng ta thấy rằng tốc độ xử lý này là quá chậm
trong trường hợp áp dụng cho vùng cận đáy
giếng.
3. Giải pháp xử lý lắng đọng muối tại Lô PM3 -
CAA
Như đã trình bày ở t