Nghiên cứu lý thuyết khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO dựa vào độ mềm cục bộ và hàng rào thế năng

Tóm tắt Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lý thuyết khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO dựa vào độ mềm cục bộ và hàng rào thế năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
89 LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA AXIT ISOCYANIC HNCO DỰA VÀO ĐỘ MỀM CỤC BỘ VÀ HÀNG RÀO THẾ NĂNG THEORETICAL STUDY ON THE REACTION ABILITY OF HNCO ISOCYANIC ACID BASED ON LOCAL SOFTNESS AND POTENTIAL ENERGY Vũ Hoàng Phương, Lê Văn Thuỷ Email: hphuong_hp@yahoo.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 19/01/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 17/6/2018 Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2018 Tóm tắt Khả năng phản ứng của axit isocyanic HNCO với các gốc CH3, NH2, OH được nghiên cứu bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP, với mục đích chúng tôi so sánh khả năng phản ứng theo hai phương pháp là độ mềm cục bộ và hàng rào năng lượng. Kết quả cho thấy sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong trường hợp này chưa tối ưu. Tính toán hàng rào năng lượng là phù hợp, với vị trí tấn công vào H là thuận lợi nhất, O kém thuận lợi nhất. Như vậy, hệ phản ứng không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử. Từ khóa: Axit isocyanic HNCO; độ mềm cục bộ; thuyết phiếm hàm mật độ (DFT). Abstract The reactivity of isocyanic acid HNCO with CH3, NH2, OH radicals have been studied by the density functional Theory (DFT) using B3LYP functional, for the purpose we compared reaction ability by two methods: local softness and potential energy. The results showed that the use of softness to predict the response in this case is not optimal. Calculated results indicate that potential energy of reactions well agee, with H atom is most favorable, O atom is less favorable. So, reactions are not good fit between the potential energy and the local softness, so using the potential energy and experiment to predict the reactivity of the agents at different positions in the molecule. Keywords: Isocyanic acid HNCO; local softness; density functional theory (DFT). 1. GIỚI THIỆU CHUNG Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã giúp cho bộ môn hóa học lượng tử phát triển nhanh, xây dựng được các phần mềm chuyên dụng dùng trong tính toán hóa học lượng tử. Thực tế cho thấy các kết quả tính toán lý thuyết và thực nghiệm rất phù hợp với nhau. Từ đó, tính toán hóa học lượng tử là một trong những công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu các quá trình hóa học. Song song với những thành tựu vô cùng to lớn đạt được trên mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, con người cũng phải đối mặt với những nguy cơ to tớn. Một trong những nguy cơ đó là ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp. Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những nguyên tố hóa học, mà một trong số đó là các oxit nitơ. Trong quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trong không khí có sinh ra một sản phẩm trung gian đó là axit isocyanic - công thức phân tử là HNCO. Axit isocyanic (HNCO) được tìm thấy trong tầng trung của vũ trụ lần đầu tiên vào năm 1972 bởi hai nhà bác học Lew Snyder và David Bulh. Trong sao chổi nó được tìm thấy đầu tiên trong Hyakutake và sau đó trong Hale - Bopp [1]. HNCO được điều chế vào năm 1830 bởi nhà bác học người Đức Justus von Liebig và Wohler. Là một chất không màu, dễ bay hơi và độc, sôi ở 23,5oC. Axit isocyanic là một hợp chất hóa học khá bền, nó là phân tử nhỏ nhất có chứa bốn nguyên tố thường được tìm thấy trong các hợp chất hóa học hữu cơ và trong sinh học. HNCO có momen lưỡng cực tương đương với H2O, nó là một axit hữu cơ mạnh với giá trị pKa vào khoảng 3,5, nó có thể nhường đi một proton trong môi trường nước dưới những Người phản biện: 1. PGS.TS. Ngô Sỹ Lương 2. TS. Hoàng Thị Hòa 90 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 điều kiện nhất định, đặc biệt là nếu như có mặt một bazơ mạnh. HNCO lại có thể phản ứng với các thành phần trong khí cháy như CH3, NH2, OH...Như vậy, HNCO là sản phẩm trung gian trong toàn bộ cơ chế của quá trình đốt cháy lại giúp giảm bớt sự ô nhiễm của các khí NOx sinh ra do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch [2], quá trình công nghiệp hóa. Ví dụ phản ứng của HNCO với gốc OH, một gốc quan trọng trong phản ứng cháy đã được tính toán bởi James [3]. Sản phẩm của phản ứng là NH2 và CO2 phù hợp với thực nghiệm. Hay phản ứng của HNCO với NH2 cũng được nghiên cứu bởi John [4]. Hiện nay, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về HNCO [5, 6, 7]. Để góp phần cung cấp thêm thông tin mới cho các quá trình nghiên cứu sâu hơn sau này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát khả năng phản ứng giữa các gốc CH3, NH2, OH vào các vị trí khác nhau của HNCO dựa vào độ mềm cục bộ [8] và hàng rào năng lượng. Việc nghiên cứu này sẽ giúp ta hiểu được cách khống chế các sản phẩm độc hại gây ô nhiễm môi trường để góp phần bảo vệ môi trường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dùng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT) B3LYP với bộ hàm cơ sở 6-311++G(d,p) và 6-311++G(3df,2p) để tối ưu hóa cấu trúc và tính năng lượng của các chất tham gia phản ứng, trạng thái chuyển tiếp. Trong đó, các trạng thái chuyển tiếp được kiểm tra bằng việc phân tích tần số dao động và tọa độ thực (IRC) của phản ứng. Tính được hàm Fukui theo các phương pháp tính điện tích khác nhau và độ mềm của phân tử cũng như độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử. Sau đó so sánh khả năng phản ứng của HNCO với các tác nhân theo hai phương pháp. 2.1. Hàm Fukui (fo) và độ mềm cục bộ (so) Trong hóa học, để xét khả năng phản ứng của các phân tử hoặc các nguyên tử người ta gán cho mỗi phân tử hoặc nguyên tử một trị số biểu hiện khả năng phản ứng của từng nguyên tử, phân tử. Để làm được điều này, Yang và Mortier [9,10,11,12] đã đưa ra hàm Fukui tính trên từng nguyên tử : fK + = qK (N+1) – qK(N) f K - = qK (N) – qK (N–1) trong đó: qK: mật độ điện tích trên nguyên tử K của phân tử đang xét. Hàm Fukui f(r) và độ mềm cục bộ s(r) có mối liên hệ với nhau theo biểu thức sau: f(r) = δρ(r) / δN | v(r) = δµ / δv(r) |v s(r) = f(r) . S Ứng dụng quan trọng nhất của độ mềm là dự đoán và giải thích khả năng phản ứng trên từng nguyên tử của phân tử. Thế hóa học (µ), độ âm điện (χ), độ cứng (η), độ mềm(S) được tính theo công thức: χ = - µ = - δE / δN |v 2η = 1/S = - δ2E /δN2 |v = - δµ / δN|v [13] trong đó: E, N, v là năng lượng, số lượng điện tử, thế ngoài của hệ. 2η = 1/S = (I – A) I, A là năng lượng ion hóa, ái lực electron. 2.2. Phần mềm tính toán Để nghiên cứu khả năng phản ứng giữa các gốc CH3, NH2, OH vào các vị trí khác nhau của HNCO bằng phương pháp hóa học lượng tử, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Gaussian 09 [14] và phần mềm hỗ trợ là Gaussview, Chemoffice. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng phản ứng dựa vào độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử Cấu trúc tối ưu của phân tử HNCO và các tác nhân như sau: 3.1.1. Cấu trúc của phân tử HNCO và các tác nhân a. HNCO Công thức cấu tạo tương ứng H – N = C = O Tối ưu hóa cấu trúc bằng phần mềm Gauss view như sau: Hình 1. Phân tử HNCO Bảng 1. Độ dài liên kết trong phân tử Liên kết Tính toán (Ao) H-N 1,0062 N-C 1,2114 C-O 1,1655 91 LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 b. Các tác nhân - Tác nhân OH: Độ dài liên kết O-H là 0,976Ao - Tác nhân NH2: Độ dài mỗi liên kết N-H là 1,0299A o - Tác nhân CH3: Độ dài liên kết C-H là 1,0779A o 3.1.2. Hàm Fukui, độ mềm cục bộ tính theo điện tích Mulliken Kết quả tính toán độ mềm của phân tử, độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử trong hệ nghiên cứu theo điện tích Mulliken được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Hàm Fukui (f o), độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử (so) tính theo điện tích Mulliken Cấu trúc Độ mềm của phân tử (S) Nguyên tử fo so HNCO 1,769 H 0,963 1,704 N 0,026 0,046 C -0,131 0 O 0,142 0,251 CH3 2,685 C 0,678 1,820 NH2 2,203 N 0,751 1,654 OH 1,846 O 0,859 1,586 Qua bảng 2 ta thấy giá trị độ mềm so giảm theo thứ tự H, O, N, C, từ đó có kết luận như sau: khi các tác nhân CH3, OH, NH2 tấn công vào các vị trí trong phân tử HCNO thì chúng đều ưu tiên tấn công vào các vị trí: Vị trí ưu tiên số 1: vị trí H Vị trí ưu tiên số 2: vị trí O Vị trí ưu tiên số 3: vị trí N Vị trí ưu tiên số 4: vị trí C Mặt khác, độ mềm S của C, N, O ứng với các tác nhân CH3, OH, NH2 giảm dần, còn trị số f o lại tăng dần nên không thể so sánh độ mềm cục bộ của C, N, O tương ứng các tác nhân, do đó không dự đoán khả năng phản ứng của tác nhân với HNCO [11]. 3.1.3. Hàm Fukui, độ mềm cục bộ tính theo điện tích ESP Bảng 3. Hàm Fukui (fo), độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử (so) tính theo điện tích ESP Cấu trúc Độ mềm của phân tử Nguyên tử fo so HNCO 1,769 H 0,637 1,127 N -0.167 0 C 0,144 0,255 O 0,387 0,685 CH3 2,685 C 1,466 4,000 NH2 2,203 N 0,816 1,796 OH 1,846 O 0,865 1,597 Giá trị độ mềm giảm theo thứ tự H, O, C, N, từ đó có kết luận sau: Khi các tác nhân CH3, OH, NH2 tấn công vào các vị trí trong phân tử HCNO thì chúng đều ưu tiên tấn công vào các vị trí: Vị trí ưu tiên số 1: vị trí H Vị trí ưu tiên số 2: vị trí O Vị trí ưu tiên số 3: vị trí C Vị trí ưu tiên số 4: vị trí N 3.1.4. Hàm Fukui, độ mềm cục bộ tính theo điện tích NBA Bảng 4. Hàm Fukui (fo), độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử (so) tính theo điện tích NBA Cấu trúc Độ mềm của phân tử Nguyên tử fo so HNCO 1,769 H 0,396 0,700 N 0,330 0,584 C 0,035 0,062 O 0,239 0,423 CH3 2,685 C 0,915 2,457 NH2 2,203 N 0,916 2,018 OH 1,846 O 0,937 1,73 92 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 Giá trị độ mềm giảm theo thứ tự H, N, O, C, từ đó có kết luận sau: Khi các tác nhân CH3, OH, NH2 tấn công vào các vị trí trong phân tử HCNO thì chúng đều ưu tiên tấn công vào các vị trí: Vị trí ưu tiên số 1: vị trí H Vị trí ưu tiên số 2: vị trí N Vị trí ưu tiên số 3: vị trí O Vị trí ưu tiên số 4: vị trí C Từ kết quả, xét khả năng phản ứng dựa vào độ cứng mềm khi tính bằng các phương pháp tính điện tích khác nhau. Chúng ta có đồ thị so sánh khả năng phản ứng trên từng nguyên tử của phân tử HNCO khi các tác nhân CH3, OH, NH2 tấn công như sau: Hình 2. Đồ thị so sánh khả năng phản ứng trên từng nguyên tử của HNCO theo điện tích Mulliken, ESP, NBA Từ kết quả trên chúng ta đi đến kết luận sau: Khi tính độ mềm trên từng nguyên tử của các chất trong hệ phản ứng bằng các phương pháp tính điện tích khác nhau (Mulliken, ESP, NBA) thì nhận được khả năng phản ứng của các tác nhân (CH3, NH2, OH) vào từng vị trí trong phân tử HNCO đều theo một chiều như sau: - Khi tính theo Mulliken, vị trí ưu tiên theo thứ tự sau: H, C, N, O. - Khi tính theo ESP, vị trí ưu tiên theo thứ tự sau: H, O, C, N. - Khi tính theo NBA, vị trí ưu tiên theo thứ tự sau: H, O, N, C. Như vậy, với ba cách tính điện tích khác nhau ta thu được ba kết quả khác nhau. Điều này có thể giải thích là do trong HNCO điện tích phân bố một cách không định vị mà được phân bố đều trên toàn phân tử. Do đó, xét phản ứng dựa vào độ mềm cục bộ trên từng nguyên tử thì với mỗi phương pháp tính điện tích: - Khả năng phản ứng của các tác nhân khác nhau vào các vị trí khác nhau trong phân tử HNCO đều theo một chiều nhất định. - Mỗi phương pháp tính điện tích khác nhau ta nhận được kết quả về khả năng phản ứng tại từng vị trí là khác nhau. Do đó khi xét khả năng phản ứng dựa vào độ mềm trong hệ HNCO thì kết quả thu được có độ chính xác cao không cao. Để kiểm nghiệm kết luận này, chúng ta tiến hành xét khả năng phản ứng của các gốc vào các vị trí khác nhau của phân tử HNCO dựa vào năng lượng phản ứng. 3.2. Khả năng phản ứng dựa vào hàng rào năng lượng 3.2.1. Tác nhân CH3 Kết quả tối ưu hóa hình học theo phương pháp B3LYP/6-311++G(d,p) thu được trạng thái chuyển tiếp mà CH3 tấn công vào các vị trí khác nhau của HNCO: TS CH3-H TS CH3-N TS CH3-C TS CH3-O Hình 3. Trạng thái chuyển tiếp khi CH3 tấn công vào các vị trí khác nhau của HNCO (với trạng thái chuyển tiếp được kí hiệu là TS) 93 LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 Bảng 5. Năng lượng tổng và năng lượng điểm không đơn vị (au), năng lượng tương đối tính theo đơn vị kJ/mol khi tác nhân là CH3 tính theo phương pháp B3LYP/6-311++G(d,p) Cấu trúc Năng lượng tổng (au) ZPE (au) Năng lượng tổng + ZPE (au) Năng lượng tương đối (KJ/mol) HNCO -168,751413 0,021254 CH3 -39,857785 0,029633 HNCO + CH3 -208,609198 0,050887 -208,558311 0,0 TS CH3-H -208,592345 0,050684 -208,541661 43,7 TS CH3-N -208,585805 0,055476 -208,530329 73,5 TS CH3-C -208,581453 0,055713 -208,52574 85,5 TS CH3-O -208,569265 0,055952 -208,513313 118,1 Ta có thể biểu diễn tương quan giá trị ΔE của các vị trí lên giản đồ như sau: Hình 4. Giản đồ so sánh năng lương tương quan giữa các trạng thái khi tác nhân là CH3 Năng lượng hoạt hóa (năng lượng tương đối giữa trạng thái chuyển tiếp và chất phản ứng) càng thấp chứng tỏ khả năng hình thành liên kết đó càng dễ, thấp nhất là ΔE= 43,7 (KJ/mol) của TS CH3-H, cao nhất là TS CH3-O, do đó thứ tự ưu tiên là: Vị trí số 1: H Vị trí số 2: N Vị trí số 3: C Vị trí số 4: O 3.2.2. Tác nhân NH2 Kết quả tối ưu hóa hình học theo phương pháp B3LYP/6-311++G(d,p) thu được trạng thái chuyển tiếp mà NH2 tấn công vào các vị trí khác nhau của HNCO: TS H2N-H TS H2N-N TS H2N-C TS H2N-O Hình 5.Trạng thái chuyển tiếp khi NH2 tấn công vào các vị trí khác nhau của HNCO Từ kết quả về mặt năng lượng, chúng ta thiết lập giản đồ so sánh sau: Hình 6. Giản đồ so sánh năng lương tương quan giữa các trạng thái khi tác nhân là NH2 Dựa vào chênh lệch giá trị năng lương hoạt hóa giữa các vị trí khi NH2 tấn công vào phân tử HNCO (thấp nhất là ΔE= 9,5 (kJ/mol) của TS H2N-H), do đó thứ tự ưu tiên là: Vị trí số 1: H Vị trí số 2: C Vị trí số 3: N Vị trí số 4: O 3.2.3. Tác nhân OH Kết quả tối ưu hóa hình học theo phương pháp B3LYP/6-311++G(d,p) thu được trạng thái chuyển tiếp mà NH2 tấn công vào các vị trí khác nhau của HNCO: 94 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 TS HO-H TS HO-N TS HO-C TS HO-O Hình 7. Trạng thái chuyển tiếp khi NH2 tấn công vào các vị trí khác nhau của HNCO Từ kết quả về mặt năng lượng chúng tôi thiết lập giản đồ so sánh sau: Hình 8. Giản đồ so sánh năng lương tương quan giữa các trạng thái khi tác nhân là OH Dựa vào sự chênh lệch giá trị năng lượng hoạt hoá giữa các vị trí khi tác nhân OH tấn công vào phân tử HNCO thì thứ tự ưu tiên là: Vị trí số 1: H Vị trí số 2: C Vị trí số 3: N Vị trí số 4: O Kết quả so sánh giá trị ΔE khi các tác nhân tấn công vào từng vị trí trên phân tử HNCO được trình bày trong bảng 6. Bảng 6. So sánh giá trị năng lượng hoạt hóa trong phản ứng của HNCO với các gốc Tác nhân Phân tử HNCO H N C O TS CH3 43,7 73,5 85,5 118,1 TS NH2 9,5 105,1 57,6 193,5 TS OH 0,4 127,9 25,2 269,0 Qua bảng phân tích các kết quả tính toán các dữ kiện nhiệt động, nhận thấy rằng các tác nhân hầu hết tấn công vào vị trí H. Đó là do H có độ âm điện (2,2) thấp hơn các nguyên tố khác trong phân tử HNCO (N: 3,04; O: 3,44; C: 2,55) nên các liên kết của nó dễ dàng bị phân cực hóa bởi các tác nhân có độ âm điện lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành liên kết. Trong đó, tác nhân OH tấn công là thuận lợi nhất với giá trị ∆E rất thấp là 0,4 (kJ/mol), sau đó đến NH2 (với giá trị ∆E = 9,5 (kJ/mol)). Điều này là do trong phân tử HNCO nguyên tử H liên kết với N – nguyên tố có độ âm điện lớn – nên H liên kết chặt chẽ với N, vì vậy cần phải có một tác nhân với trung tâm phản ứng là nguyên tố có độ âm điện lớn để làm phân li liên kết H – N. Với các vị trí N và O là những nguyên tố có độ âm điện lớn, theo chiều tăng dần độ âm điện của các trung tâm phản ứng (từ CH3, NH2, OH), giá trị ∆E tăng dần do các nguyên tử C, N, O (của các tác nhân) tích điện cùng dấu với các nguyên tử N và O (của phân tử HNCO). Điện tích trên các nguyên tử (đơn vị là C) ở các trạng thái chuyển tiếp như sau: TS H3C-N (C: -0,377, N: -0,693); TS H2N-N (N: -0,480, N(HNCO): -0,563); TS HO-N (O: -0,444, N: -0,484). Từ đây có thể thấy, theo chiều tăng của độ âm điện thì điện tích trên trung tâm phản ứng và N càng gần bằng nhau, điều đó làm cho lực đẩy giữa các trung tâm phản ứng và N tăng dần, tức là sự hình thành trạng thái chuyển tiếp khó dần hay giá trị ∆E tăng dần. Đối với vị trí O cũng tương tự như vậy. Với các vị trí C và H, giá trị ∆E giảm dần theo thứ tự các trung tâm phản ứng tăng dần độ âm điện, đó là do khả năng phân cực hóa tăng dần. Khi các tác nhân tấn công vào các vị trí bị che khuất của phân tử HNCO thì ta thấy các góc ở những vị trí này bị thu hẹp để tạo ra cấu trúc thuận lợi nhất cho sự hình thành trạng thái chuyển tiếp. Khi trạng thái chuyển tiếp đã được hình thành, liên kết của nguyên tử tại vị trí đó với các nguyên tử xung quanh bị kéo giãn. Đặc biệt, các nguyên tử có độ âm điện bé hơn bị kéo giãn nhiều hơn. 4. KẾT LUẬN Đã tính toán tính khả năng phản ứng của các gốc - CH3, -NH2, -OH vào vị trí nguyên tử H, N, C, O trong phân tử HNCO dựa vào hàng rào năng lượng và phương pháp sử dụng độ mềm cục bộ. Việc sử dụng độ mềm để dự đoán phản ứng trong 95 LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018 trường hợp này cho kết quả phù hợp với vị trí H, các vị trí N, O, C kết quả chưa tối ưu. Nguyên nhân do sự phân bố điện tích trong phân tử HNCO là không định vị mà được trải đều trên toàn phân tử. Đối với hệ không có sự phù hợp tốt giữa hàng rào năng lượng và độ mềm cục bộ, nên dựa vào hàng rào năng lượng và thực nghiệm để dự đoán khả năng phản ứng của các tác nhân vào các vị trí khác nhau trong phân tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Snyder, L. E.; Buhl, D (1972). Interstellar Isocyanic Acid. Astrophys. J. Vol. 177, pp. 619−623. [2]. Yue Ma, Xiaodong Wu, Junyu Zhang, Rui Ran, Duan Weng (2018). Urea-related Reactions and Their Active Sites over Cu-SAPO-34: Formation of NH3 and Conversion of HNCO. Applied Catalysis B: Environmental. Vol. 227, pp. 198-208. [3]. James A. Miller, Craig T. Bowman (1991). Kinetic modeling of the reduction of nitric oxide in combustion products by isocyanic acid. International Journal of Chemical Kinetics. Vol. 23, pp. 289-313. [4]. John D. Mertens, Katharina Kohse-Höinghaus, Ronald K. Hanson, Craig T. Bowman (1991). A shock tube study of H + HNCO → NH2 + CO. International Journal of Chemical Kinetics. Vol. 23, pp. 655-668. [5]. Luciano Fusina,Ian M. Mills (1981). The harmonic force field and rz structure of HNCO. Journal of Molecular Spectroscopy. Vol. 86, pp. 488-498. [6]. Donghui Quan, Eric Herbst, Yoshihiro Osamura, and Evelyne Roueff (2010). Gas-Grain modeling of isocyanic acid (HNCO), cyanic acid (HOCN), fulminic acid (HCNO), and isofulminic acid (HONC) in assorted interstellar environments. The Astrophysical Journal. Vol. 725, pp. 2101- 2109. [7]. Valerio Lattanzit, Sven Thorwirth, Carl A. Gottlieb and Michael C. McCarthy (2012). Two isomers of Protonated Isocyanic Acid. J. Phys. Chem. Lett. Vol. 3, No. 23, pp. 3420-3424. [8]. Yang, W.; Parr, R. G (1985). Hardness, softness, and the fukui function in the electronic theory of metals and catalysis. Proc. Natl. Acad. Sci. Vol. 82, No. 20, pp. 6723-6726. [9]. Yang, W.; Mortier, W.J (1986). The use of global and local molecular parameters for the analysis of the gas-phase basicity of amines. J. Am. Chem. Soc. Vol. 108, pp. 5708-5711. [10]. Fuentealba and R. Contreras (2002). Fukui funtion in chemistry. Reviews of Mod
Tài liệu liên quan