Nghiên cứu mối tương quan định lượng giữa thành phần, hàm lượng lipit và axit béo trong Zooxanthellae và mô vật chủ của một số loài san hô biển Việt Nam

Tóm tắt Ở vùng nhiệt đới, nhiều loài tảo (điển hình là các loài thuộc chi Symbiodinium) - thường được gọi là zooxanthellae cộng sinh với các loài san hô. Trong hoạt động sống cộng sinh này, nhiều hợp chất được vận chuyển từ zooxanthellae đến mô vật chủ (san hô). Trong đó, lipit và các axit béo được coi là những hợp chất hữu cơ quan trọng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa thành phần và hàm lượng lipit và axit béo trong zooxanthellae và mô vật chủ của một số loài san hô biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không chỉ là cơ sở để xác định con đường sinh tổng hợp và vận chuyển lipit và axit bé o giữa cá c polip san hô và zooxanthellae mà còn là cơ sở để đá nh giá khả năng chống chịu trước những thay đổi của môi trường của cá c loà i san hô khi sử dụng hai loại hợp chất hữu cơ quan trọng này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối tương quan định lượng giữa thành phần, hàm lượng lipit và axit béo trong Zooxanthellae và mô vật chủ của một số loài san hô biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201744 NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN ĐỊNH LƯỢNG GIỮA THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG LIPIT VÀ AXIT BÉO TRONG ZOOXANTHELLAE VÀ MÔ VẬT CHỦ CỦA MỘT SỐ LOÀI SAN HÔ BIỂN VIỆT NAM Lưu Văn Huyền Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Ở vùng nhiệt đới, nhiều loài tảo (điển hình là các loài thuộc chi Symbiodinium) - thường được gọi là zooxanthellae cộng sinh với các loài san hô. Trong hoạt động sống cộng sinh này, nhiều hợp chất được vận chuyển từ zooxanthellae đến mô vật chủ (san hô). Trong đó, lipit và các axit béo được coi là những hợp chất hữu cơ quan trọng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa thành phần và hàm lượng lipit và axit béo trong zooxanthellae và mô vật chủ của một số loài san hô biển Việt Nam. Kế t quả nghiên cứu không chỉ là cơ sở để xác định con đườ ng sinh tổ ng hợ p và vậ n chuyể n lipit và axit bé o giữ a cá c polip san hô và zooxanthellae mà còn là cơ sở để đá nh giá khả năng chố ng chị u trước nhữ ng thay đổ i củ a môi trườ ng của cá c loà i san hô khi sử dụ ng hai loại hợp chất hữu cơ quan trọng này. Từ khóa: Lipit, axit béo, zooxanthellae, san hô biển. Studying the quantitative correlations between content and composition of lipid and fatty acid in Zooxanthellae and host tissue of some Vietnam coral species Abstract In tropical area, many algae species, especially those of Symbiodinium family,) are commonly called “zooxanthellae” having symbiotic relationship with corals. Through this symbiotic relationship, many compounds are transported from zooxanthellae to host tissues, among those, lipids and fatty acids are considered as very important organic compounds. This paper presents the results of quantitative correlations between the content and composition of lipid and fatty acids in zooxanthellae and host tissues of several marine coral species in Vietnam. The results not only identify the mechanism of biosynthesis and transportation of lipids and fatty acids between coral polyps and zooxanthellae, but also support in assessing the resilience to environmental changes of diff erent coral species when using the two important organic compounds. Keywords: Lipid, fatty acid, zooxanthellae, host tissue. 1. Mở đầu Nhiều loài san hô nhiệt đới chứa tảo cộng sinh (Symbiodinium spp.), thường được gọi là các zooxanthellae, trong các tế bào nội bì của chúng. San hô có thể lấy năng lượng thông qua quá trình dị dưỡng (nguồn thức ăn là sinh vật phù du hoặc các mảnh vụn hữu cơ) hoặc quá trình tự dưỡng (sản phẩm sơ cấp của zooxanthellae) [1]. Zooxathellae chuyển trên 90% lượng cacbon hữu cơ tổng hợp đến cơ thể vật chủ san hô, lượng cacbon này đóng góp trên 2/3 nhu cầu năng lượng của vật chủ [2]. Trong số các hợp chất được vận chuyển từ các vi sinh vật (VSV) cộng sinh này đến mô vật chủ thì lipit và các axit béo là những hợp chất hữu cơ quan trọng và thiết yếu [3]. Sự vận chuyển của các axit béo tổng hợp bởi zooxanthellae tới mô vật Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 45 chủ san hô sẽ tác động đến thành phần và hàm lượng các axit béo của vật chủ [4, 5]. Nghiên cứu về thành phần và hàm lượng của các axit béo này trong mô vật chủ và trong sinh vật cộng sinh sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về con đường vận chuyển lipit cũng như quá trình sinh tổng hợp và chuyển hoá của chúng. Do đó việc nghiên cứu mối tương quan giữa thành phần và hàm lượng lipit và axit béo trong zooxanthellae và mô vật chủ sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng thích ứng của một số loài san hô khi môi trường sống thay đổi. 2. Nguyên liệu và phương pháp 2.1. Nguyên liệu Các mẫu san hô của 30 loài được thu tại các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng (bảng 1). Mẫu được xác định tên khoa học bởi các chuyên gia thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng sau đó được lưu giữ tiêu bản. Lượng mẫu phục vụ nghiên cứu được lưu trữ trong các điều kiện nhiệt độ âm sâu trước khi sử dụng làm các thí nghiệm hoá sinh tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành thuộc Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên. Bảng 1: Địa điểm thu mẫu và tên khoa học của các loài san hô STT Họ Giống Loài Địa điểm thu mẫu 1 Acroporidae Acropora A. cytherea Quảng Ninh 2 A. cytherea Hả i Phò ng 3 Acropora sp. Quảng Ninh 4 A. muricata Quảng Ninh 5 Montipora M. faliose Hải Phòng 6 M. digitata Hải Phòng 7 Montipora sp. Hải Phòng 8 Agariciidae Pavona P. frondifera Quảng Ninh 9 P. frondifera Hải Phòng 10 Dendrophylliidae Balanophyllia Balanophyllia sp. Hải Phòng 11 Tubastrea T. aurea Hải Phòng 12 Turbinaria T. mesenterina Quảng Ninh 13 Euphyllidae Euphyllia E. ancora Quả ng Ning 14 E. ancora Hải Phòng 15 Faviidae Cyphastrea C. chalcidicum Hải Phòng 16 Favites F. abdita Hải Phòng 17 F. fl exuosa Hải Phòng 18 Pectinidae Echinophyllia E. orphensis Quảng Ninh 19 E. ehinata Quảng Ninh 20 Poritidae Goniopora G. lobata Quảng Ninh 21 G. stokesi Quảng Ninh 22 Porites P. lutea Quảng Ninh 23 P. cylindrical Hải Phòng 24 Milleporida Millepora M. dichotoma Hải Phòng 25 M. platyphylla Hải Phòng 26 Alcyoniidae Klixum K. molle Hải Phòng 27 Lobophytum L. michaelae Hải Phòng 28 Lobophytum sp. Hải Phòng 29 Sinularia S. cf. capitalis Hải Phòng 30 Sinularia sp. Hải Phòng Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201746 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp tách chiết lipit tổng: Lipit tổng được tách chiết theo phương pháp của E.G Bligh và W.J Dyer, 1959. Các lớp chất lipit được phân lập sử dụng phương pháp sắc ký bản mỏng Merck Kieselgel 60 G (10x10cm). Các bản mỏng sau khi chạy sắc ký được xử lý và quét bằng máy quét ảnh Epson Perfection 2400 Photo, với chế độ quét thang màu xám. Hàm lượng các lớp chất lipit được xác định dựa theo độ đậm của vết ảnh, sử dụng chương trình phân tích hình ảnh Sorbfi l Densitometer, Nga. 2.2. Phương pháp Metyl este của các axit béo: Các Metyl este của các axit béo trong lipit tổng được điều chế theo phương pháp của Carrear và Debacq. Các phân tích sắc ký khí (GC) được thực hiện trên máy sắc ký HP-6890; ghép nối với Mass Selective Detector Agilent 5973; cột HP-5MS (30m*0,25mm); khí mang là He; thư viện phổ khối WILEY275.L và NIST 98.L. 2.3. Phương pháp phân lập zooxathellae: Zooxathellae cộng sinh được phân lập khỏi mô vật chủ được tiến hành theo phương pháp cải tiến của Banazak và cs. [6]. Các mẫu san hô được rửa sạch, thái, nghiền nhỏ và đưa vào dung dịch đệm chứa nước biển lọc và 5mM EDTA (ethylenediaminetetraacetic acid). Toàn bộ hỗ n hợ p sau đó được li tâm tốc độ 2500 vòng/phút trong thời gian 5 phút. Phần dị ch nổi chứ a cá c tế bà o vậ t chủ được tách ra và kiểm tra dướ i kính hiển vi phóng đại 200 lần. Phần dị ch này sau đó được tiếp tục li tâm tại 3000 vòng/phút trong 5 phút để loại bỏ tiế p các VSV cộng sinh. Vi sinh vật cộng sinh nằm ở phần cặn phía dưới được chuyển sang dung dịch đệm, khuấy trộn nhẹ trong 5 phút. Dịch huyền phù này được li tâm 3 phút tại 1500 vòng/phút, kế t tủ a được chuyển quay trở lại dung dịch đệm, khuấy lọc qua giấy lọc 40μm sau đó li tâm tiế p tại 1500 vòng/phút trong 5 phút để loại bỏ tiếp mô vật chủ. Độ sạch của zooxanthellae được xác định qua kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hà m lượ ng lipit tổ ng củ a cá c loà i san hô nghiên cứ u Hà m lượ ng lipit tổ ng dao độ ng từ 0,8 đế n 2,2 %, trong đó cá c loà i có hà m lượ ng lipit thấ p như E. ancora (0,8 % đố i vớ i mẫ u thu ở Quả ng Ninh và 0,9 % đố i vớ i mẫ u thu ở Hả i Phò ng), cá c loà i san hô có hà m lượ ng cao như Cyphastrea chalcidicum (2,2 %) và Montipora sp. (2,1 %) (bảng 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hà m lượ ng lipit trong cá c loà i san hô có sự dao độ ng nhẹ và phụ thuộ c và o đặ c điể m sinh họ c, tì nh trạ ng sứ c khoẻ , thờ i gian thu mẫ u. Không có sự khá c biệ t nhiề u về hà m lượ ng lipit tổ ng giữ a cá c họ san hô đượ c nghiên cứ u. Bả ng 2: Hà m lượ ng lipit tổ ng củ a cá c loà i san hô nghiên cứ u STT Họ Giống Loài Lipit tổ ng (% mẫ u tươi) 1 Acroporidae Acropora A. cytherea 1,40 2 A. cytherea 1,46 3 Acropora sp. 1,32 4 A. muricata 1,61 5 Montipora M. faliose 1,70 6 M. digitata 1,46 7 Montipora sp. 2,10 8 Agariciidae Pavona P. frondifera 1,57 9 P. frondifera 1,40 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 47 STT Họ Giống Loài Lipit tổ ng (% mẫ u tươi) 10 Dendrophylliidae Balanophyllia Balanophyllia sp. 1,20 11 Tubastrea T. aurea 1,45 12 Turbinaria T. mesenterina 1,50 13 Euphyllidae Euphyllia E. ancora 0,80 14 E. ancora 0,90 15 Faviidae Cyphastrea C. chalcidicum 2,20 16 Favites F. abdita 1,61 17 F. fl exuosa 1,52 18 Pectinidae Echinophyllia E. orphensis 1,50 19 E. ehinata 1,90 20 Poritidae Goniopora G. lobata 1,70 21 G. stokesi 1,30 22 Porites P. lutea 1,35 23 P. cylindrical 1,49 24 Milleporida Millepora M. dichotoma 1,29 25 M. platyphylla 1.27 26 Alcyoniidae Klixum K. molle 1,46 27 Lobophytum L. michaelae 1,93 28 Lobophytum sp. 1,36 29 Sinularia S. cf. capitalis 1,26 30 Sinularia sp. 1,30 3.2. Thành phần, hàm lượng lipit và các axit béo trong zooxanthellae cộng sinh và mô polip vật chủ 3.2.1. Thành phần và hàm lượng các axit béo trong zooxanthellae và mô vật chủ của một số loài san hô Kết quả phân tích thành phần và hàm lượng các axit béo trong lipit tổng của zooxanthellae cộng sinh và mô vật chủ được trình bày trong bảng 3 và 4. Bảng 3: Thành phần và hàm lượng các axit béo trong lipit tổng của zooxanthellae (% trên tổng số axit béo, trung bình ± SD, n = 3) Axit béo San hô cứng San hô mềm Thuỷ tức san hô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 14:0 3,0 3,0 2,9 2,7 2,2 3,5 6,5 3,3 2,2 16:0 18,5 19,9 21,7 18,6 16,0 16,3 24,5 26,3 18,1 16:1n-9 1,9 4,1 0,5 1,5 0,8 0,5 0,9 0,6 0,5 16:1n-7 2,0 2,7 4,5 1,9 2,7 1,1 1,9 1,9 0,3 16:2 0,7 0,8 0,9 - 0,9 1,6 5,7 4,8 - 16:3n-4 0,4 1,0 1,1 0,7 0,9 3,1 4,1 4,2 - 16:4n-1 - - - 0,2 0,4 1,1 3,7 1,5 - 18:0 2,5 3,0 5,2 5,42 3,5 4,7 5,7 8,5 7,7 18:1n-9 4,0 2,2 2,6 2,9 2,7 3,3 2,7 2,0 3,4 18:1n-7 0,5 0,1 0,3 0,6 0,3 0,2 0,3 0,3 0,1 18:2n-7 - - - - - 0,2 0,6 0,4 - 18:2n-6 1,0 1,0 1,0 1,0 1,1 0,8 0,3 0,5 0,3 18:3n-6 23,4 17,2 4,8 8,2 11,4 8,2 0,4 - 0,1 18:4n-3 10,3 15,0 10,3 13,0 14,1 13,1 10,6 9,1 17,3 20:0 0,2 0,2 0,8 0,3 0,4 0,2 0,4 0,6 2,5 20:2n-6 0,5 0,5 0,5 2,0 2,6 1,2 0,5 0,3 0,8 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201748 Axit béo San hô cứng San hô mềm Thuỷ tức san hô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 20:3 5,6 5,1 2,3 2,8 2,6 3,9 1,5 0,9 4,8 20:3n-6 0,2 0,5 2,1 0,4 0,4 - 0,2 0,6 0,4 20:4n-6 2,3 3,4 6,2 5,3 2,9 8,0 8,1 12,3 0,2 20:5n-3 5,1 6,7 14,2 14,7 15,8 7,7 5,0 4,8 3,4 22:4n-6 3,6 4,8 3,0 2,3 1,2 3,4 0,3 0,3 4,0 22:5n-6 - - - - - - - - 5,0 22:5n-3 0,6 1,3 0,8 2,1 1,2 1,9 0,2 0,2 0,6 22:6n-3 7,77 6,9 9,8 8,4 11,4 9,2 7,8 5,3 22,7 SAFAs 24,2 26,1 30,6 27 22,1 24,7 37,1 38,7 30,5 MUFAs 8,4 9,1 7,9 6,9 6,5 5,1 5,8 4,8 4,3 PUFAs 61,4 64,2 57 61,1 66,9 63,4 49 45,2 59,6 ω3 29,3 35 37,4 41 45,1 35,8 25,1 20,3 48,8 ω6 31 27,4 17,6 19,2 19,6 21,6 9,8 14 10,8 Ghi chú: 1: Montipora faliose; 2: Montipora digitata; 3: Pocillopora damicornis; 4: Acropora sp.; 5: Acropora muricata; 6: Porites cylindrical; 7: Sinularia cf. Capitalis; 8: Sinularia sp.; 9: Millepora platyphylla. SAFAs: Axit béo no; MUFAs: axit béo không no 1 nối đối; PUFAs: axit béo không no đa nối đôi; ω3: axit béo họ omega3; ω6: axit béo họ omega6. Trong zooxanthellae, thì các axit béo 16:0, 18:4n-3, 20:5n-3 và 22:6n-3 là các axit chính. Trong khi đó, mô vật chủ lại giàu hàm lượng các axit 16:0, 18:0 và 20:4n-6. Các axit béo đánh dấu của zooxanthellae cộng sinh trong các loài san hô tạo rạn và thuỷ tức san hô là 18:3n-6 và 18:4n-3, cá c axit béo đánh dấu của zooxanthellae cộng sinh trong san hô mềm là 16:2n-7, 16:3n-4, 16:4n- 1 và 18:4n-3. Axit béo đánh dấu của mô polip của san hô cứng là 20:4n-6 và 22:4n-6, axit béo đánh dấu của mô polip đối với san hô mềm là 20:4n-6, 24:5n- 6 và 24:6n-3. Có nhữ ng sự khá c nhau đá ng kể về thành phần và hàm lượng axit béo trong zooxanthellae cộng sinh của san hô cứng, san hô mềm và thuỷ tức san hô. Điề u nà y có thể ả nh hưở ng đến khả năng chống chịu lại các thay đổi nhiệt độ của cá c loà i san hô. Trong đó, các loài san hô khối và san hô phiến có khả năng chống chịu lại nhiệt độ thay đổi tốt hơn các loài san hô nhánh do sự khác nhau về hình thái học giữa các tập đoàn san hô này. Khả năng này có thể do một số loài san hô có cơ chế bảo vệ các VSV cộng sinh của chúng khỏi các tác động bất lợi của môi trường như nhiệt độ và ánh sáng. Trong thành phần các axit béo của zooxanthellae cộng sinh, thì hàm lượng tương đố i các axit béo không no đa nối đôi (PUFAs) rất cao và hàm lượng các axit béo bão hoà thường chỉ chiếm khoảng 1/3 lipit tổng (bả ng 3). Đặc biệt, tổng hàm lượng các axit béo họ Omega3 có hàm lượng cao (>20%). Ở loài san hô cứng Acropora muricata, hàm lượng các axit béo họ Omega3 là 45,1 %, còn thuỷ tức san hô Millepora platyphylla chỉ tiêu này có thể đạt tới 48,8%. Tổng hàm lượng axit họ Omega3 cao của loài Acropora muricata được ghi nhận bởi tỉ lệ % cao của các axit 18:4n-3 (14,1%), Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 49 20:5n-3 (15,8%) và 22:6n-3 (11,4%). Còn đối với loài Millepora platyphylla là các axit 18:4n-3 (17,3) và 22:6n-3 (22,7%). Đặc biệt, trong thành phần các axit béo của zooxanthellae cộng sinh trong thuỷ tức san hô có axit 22:5n-6 với hàm lượng 5,0%, axit này không được tìm thấy trong zooxanthellae cộng sinh của các loài san hô nghiên cứu khác. Nếu như hàm lượng các axit béo không no đa nối đôi (PUFAs) trong zooxanthellae cộng sinh khá cao, thì hàm lượng cá c axit bé o nà y trong mô polip san hô lại thấp hơn đáng kể (bảng 4). Bảng 4: Thành phần và hàm lượng axit béo trong lipit tổng của mô polip (% so với tổng axit béo, trung bình ±SD, n=3) Axit béo San hô cứng San hô mềm Thuỷ tức san hô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 14:0 2,9 3,5 3,3 1,9 1,8 1,7 2,1 1,4 2,0 16:0 29,4 33,7 31,9 20,1 17,9 35,4 38,7 28,8 22,3 16:1n-9 1,5 1,2 - 1,2 1,3 0,5 - - 0,2 16:1n-7 1,8 2,9 3,5 1,1 1,91 0,9 3,0 2,0 0,2 16:2 - 0,1 0,1 - 0,1 0,2 4,0 4,2 - 16:3n-4 0,2 0,3 0,8 0,7 1,6 0,2 1,1 1,1 0,1 16:4n-1 - - - 0,3 - - 0,5 0,4 - 18:0 8,7 7,76 8,2 13,6 18,2 9,8 14,6 14,3 20,1 18:1n-9 7,3 2,9 6,1 3,0 3,3 3,8 3,1 2,6 3,5 18:1n-7 0,3 0,3 0,5 0,3 0,4 0,2 0,6 0,7 0,1 18:2n-7 - - 0,1 - - 0,1 2,0 4,0 - 18:2n-6 2,42 1,3 1,3 0,6 0,9 1,1 0,9 1,4 0,1 18:3n-6 2,4 3,69 4,4 2,7 2,7 8,3 - 0,2 - 18:4n-3 0,6 1,3 0,7 0,9 1,3 4,5 1,2 1,3 0,9 20:0 0,4 0,4 1,5 2,2 0,9 0,3 1,3 1,0 4,7 20:1 0,4 0,2 1,0 2,8 3,6 0,7 0,1 - 0,2 20:2n-6 0,6 0,5 0,6 0,4 0,4 0,6 - 0,2 - 20:3n-6 1,1 1,6 5,6 1,0 0,8 - 0,5 1,0 0,2 20:4n-6 11,2 9,9 8,8 17,2 13,7 4,8 12,1 14,8 0,1 20:5n-3 1,9 1,9 3,1 8,7 10,2 4,3 1,2 0,6 0,4 22:4n-6 20,2 22,5 5,1 8,1 8,13 5,4 0,4 0,8 3,5 22:5n-6 - - - - - - - 0,3 6,7 22:5n-3 2,0 2,1 1,2 4,3 4,0 3,1 0,4 - 0,7 22:6n-3 1,2 1,0 9,6 5,0 3,6 7,9 1,2 0,9 31,7 24:5n-6 - - - - - - 3,2 5,0 - 24:6n-3 - - - - - - 1,0 1,0 - SAFAs 41,4 45,3 44,9 37,8 38,8 47,2 56,7 45,5 49,1 MUFAs 11,3 7,5 11,1 8,4 10,5 6,1 6,8 5,3 4,2 PUFAs 43,8 46,1 41,4 49,9 47,4 40,5 29,7 37,2 44,4 ω3 3,7 4,2 13,4 14,6 15,1 16,7 4,6 3,8 33 ω6 37,9 39,4 25,8 30 26,6 20,2 17,1 23,7 10,6 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201750 Trong lipit tổng của mô polip chứa chủ yếu là các axit béo bão hoà, trong đó nhiều nhất là 18:0 và 20:0. Hàm lượng các axit không no một nối đôi MUFAs trong mô polip cũng lớn hơn trong zooxanthellae. Trong các san hô cứng Montipora faliose, Montipora digitata và các loài san hô mềm Sinularia cf. Capitalis và Sinularia sp. thì hàm lượng các axit họ Omega3 đều nhỏ hơn 5%. Trong loài thuỷ tức san hô Millepora platyphylla, thì lại khá giàu hàm lượng các axit béo thuộc 2 họ Omega3 và Omega6. Hàm lượng cao của họ axit omega3 đối với loài này là do trong mô của chúng có chứa tới 31,7% 22:6n-3. Trong mô polip của loài thuỷ tức san hô này có chứa axit 22:5n-6 (hầu như không được tìm thấy trong mô polip của các loài san hô khác). Ngoài ra, duy nhất trong zooxanthallae cộng sinh với Millepora platyphylla tồ n tạ i 22:5n-6. Rõ ràng, tồn tại tương quan thuậ n về thà nh phầ n và hà m lượ ng cá c PUFAs trong mô polip và zooxanthellae, có zooxanthellae cộng sinh tổng hợp các nhiều PUFAs thì hàm lượng các PUFAs đó cũ ng cao ở mô vật chủ. 3.2.2. Mối tương quan giữa thành phần và hàm lượng lipit và axit béo trong zooxanthellae và mô vật chủ của loài san hô Hàm lượng các axit béo no SAFAs trong zooxanthellae cộng sinh luôn luôn thấp hơn trong vật chủ của nó. Ngược lại, hàm lượng các axit béo không no đa nối đôi họ PUFAs và đặc biệt các axit omega3 trong zooxanthellae cộng sinh so với trong mô polip lại cao hơn rất nhiều. Trong san hô cứng Montipora digitata và Montipora faliose tỉ lệ về hàm lượng các axit béo họ omega3 giữa zooxanthellae cộng sinh và mô polip vật chủ lần lượt là 8,3 và 7,9 lần. Sự tương quan về hàm lượng và thành phần các họ axit béo giữa zooxathellae cộng sinh và mô polip vật chủ trong tất cả các loài nghiên cứu. Hình 1: Hàm lượng axit béo no (SAFAs) Hình 2: Hàm lượng axit béo không no đa nối đôi (PUFAs) Hình 3: Hàm lượng axit béo không no họ Omega3 Hình 4: Hàm lượng axit béo không no họ Omega6 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 51 4. Kế t luậ n Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cá c axit bé o chí nh và cá c axit bé o đá nh dấ u củ a zooxanthellae và mô polip củ a cá c lớ p san hô khá c nhau. Đây là cơ sở để nhậ n dạ ng san hô và zooxanthellae cộ ng sinh vớ i san hô. Tồn tại mố i quan hệ về hàm lượng và thành phần các axit bé o chí nh và cá c họ axit bé o giữa zooxanthellae cộng sinh với mô polip một số loài san hô được nghiên cứu: Montipora faliose, Montipora digitata, Pocillopora damicornis, Acropora sp., Acropora muricata, Porites cylindrica, Sinularia cf. Capitalis, Sinularia sp., và Millepora platyphylla Mố i quan hệ về hàm lượng và thành phần các axit bé o giữa zooxanthellae cộng sinh với mô polip một số loài san hô là cơ sở để xác định con đườ ng sinh tổ ng hợ p, vậ n chuyể n lipit và axit bé o giữ a zooxanthellae với cá c polip san hô. Những quan hệ khác nhau cá c họ axit bé o giữa mô polip vật chủ san hô với zooxanthellae cộng sinh đưa đến những khả năng chống chịu khác nhau của các loài san hô đối với sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Khả năng này phụ thuộc vào hình thái cũng như các cơ chế bảo vệ vi sinh vật cộng sinh của các loài san hô có chứa tảo cộng sinh. Việc xác định cá c axit bé o chí nh và cá c axit bé o đá nh dấ u củ a zooxanthellae và mô polip củ a cá c lớ p san hô khá c nhau trong nghiên cứu này là cơ sở khoa học để nhậ n dạ ng san hô (Vật chủ) và zooxanthellae cộ ng sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Muscatine L, McCloskey LR, Marian RE (1981), Estimating the daily contribution of carbon from zooxanthellae to coral animal respiration. Limnol Oceanogr 26:601-611. [2]. Patton JS, Burris JE (1983) Lipid synthesis and extrusion by freshly isolated zooxanthellae (symbiotic algae). Mar Biol 75:131-136. [3]. Dalsgaard J, John MS, Kattner G, Muller-Navarra D, Hagen W (2003) Fatty acid trophic markers in the pelagic marine environment. Adv Mar Biol 46:225-340. [4]. Harland AD, Navarro JC, Davies PS, Fixter LM (1993) Lipids of some Caribbean and Red Sea corals: total lipid, was esters, triglycerides and fatty acids. Mar Biol 117:113-117 [5]. Ward S (1995) Two patterns of energy