Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát về khái niệm, đối tượng, nội dung nghiên cứu
của Tâm lí học Sư phạm với tư cách là một phân ngành của Khoa học Giáo dục
và gắn bó chặt chẽ với Sư phạm học. Bài viết đồng thời đề xuất những nội dung
nghiên cứu chủ yếu về Tâm lí học Sư phạm trong thời gian tới nhằm phục vụ đắc
lực hơn nữa cho công tác đào tạo giáo viên trong trường sư phạm, qua đó khẳng
định vị trí, vai trò của nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm đối với công tác đào tạo giáo
viên, giáo dục nhà trường ở nước ta.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tâm lí học sư phạm với công tác đào tạo giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 138-147
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM
VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Đào Thị Oanh
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát về khái niệm, đối tượng, nội dung nghiên cứu
của Tâm lí học Sư phạm với tư cách là một phân ngành của Khoa học Giáo dục
và gắn bó chặt chẽ với Sư phạm học. Bài viết đồng thời đề xuất những nội dung
nghiên cứu chủ yếu về Tâm lí học Sư phạm trong thời gian tới nhằm phục vụ đắc
lực hơn nữa cho công tác đào tạo giáo viên trong trường sư phạm, qua đó khẳng
định vị trí, vai trò của nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm đối với công tác đào tạo giáo
viên, giáo dục nhà trường ở nước ta.
Từ khóa: Tâm lí học sư phạm, khoa học giáo dục, sư phạm học.
1. Mở đầu
Ở Việt Nam, Tâm lí học (TLH) là một ngành khoa học non trẻ, chính thức được đưa
vào giảng dạy và nghiên cứu vào những năm giữa thế kỉ XX. Nhưng so với các chuyên
ngành TLH khác, có thể nói TLH Sư phạm (TLHSP) được phát triển mạnh nhất vì đối
tượng nghiên cứu và mục tiêu phục vụ của nó gắn liền với sự nghiệp giáo dục, phát triển
con người nói chung, trẻ em nói riêng. Ngày nay, ở hầu hết các đơn vị nghiên cứu, đào tạo
về TLH cũng như các trường sư phạm nước ta, các vấn đề của TLHSP đều được quan tâm
nghiên cứu ở các phạm vi, quy mô khác nhau, nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của
giáo dục đào tạo Việt Nam. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào tổng kết một cách đầy đủ những
nghiên cứu về TLHSP và những đóng góp của những nghiên cứu này trong sự nghiệp giáo
dục của nước ta, từ đó dẫn đến những đánh giá không đúng về vai trò của TLHSP. Bài báo
này khái quát bức tranh về TLHSP ở Việt Nam, với mong muốn khẳng định vị trí của lĩnh
vực này trong công cuộc Giáo dục và Đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao
xây dựng đất nước trong tình hình mới.
Nội dung của bài báo gồm hai phần chính: Đối tượng nghiên cứu của TLHSP và
Những nội dung và các hướng nghiên cứu chủ yếu của TLHSP Việt Nam. Cuối cùng là
một số kết luận.
Ngày nhận bài: 28-11-2012. Ngày chấp nhận đăng: 11-4-2013
Liên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail: phanh1001@yahoo.com
138
Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên
2. Nội dung nghiên cứu
Để phân tích, đánh giá đúng vai trò, sự đóng góp của TLHSP đối với công tác đào
tạo giáo viên, trước hết cần phải xác định rõ phạm vi đối tượng và nội dung nghiên cứu
của chuyên ngành khoa học này.
2.1. Đối tượng nghiên cứu của TLHSP
Việc xác định đối tượng nghiên cứu của TLHSP gần đây được đề cập đến khá nhiều
trên các diễn đàn khoa học hoặc trong các bài viết mang tính chuyên môn của các tác giả
trong nước và nước ngoài khi bàn luận về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến nó là
“Khoa học Giáo dục” (KHGD) và “Khoa học Sư phạm” (KHSP), hay “Sư phạm học”
(SPH) [6]. Các phân tích chủ yếu tập trung làm rõ các thuật ngữ được sử dụng, phạm vi
đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa một số ngành/chuyên ngành khoa học như: giữa
SPH với KHGD, giữa SPH với TLHSP, giữa TLHSP với TLHGD... Điều này xuất phát từ
xu thế phát triển chung của từng lĩnh vực khoa học, cũng như xu thế liên môn, liên ngành
ngày càng cao trong nghiên cứu khoa học.
2.1.1. Mối quan hệ giữa KHSP với KHGD
Trong một số tài liệu của nước ngoài và một số bài viết gần đây của các nhà nghiên
cứu giáo dục [1,3,6], vấn đề đối tượng, nội dung, mối quan hệ lẫn nhau và xu thế nghiên
cứu của KHGD và của KHSP (SPH) đương đại đã được đề cập một cách khái quát, khá
toàn diện.
- Chẳng hạn, về khái niệm KHGD, theo [6], thuật ngữ “Educational Science”/ “Ed-
ucation Science” ít được tìm thấy trong các tài liệu tiếng Anh, ngay cả trong các bộ từ
điển lớn cũng như trong các hệ phân loại về khoa học, mặc dù hiện nay ở Mỹ đang có
một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về KHGD là “Viện các KHGD” (“Institut of Education
Sciences” - IES). Trong khi đó, thuật ngữ tiếng Pháp “Sciences de l’education” bắt đầu
được sử dụng rộng rãi trong các thập kỉ gần đây ở các nước nói tiếng Pháp, Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao xuất
hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ II đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai KHGD thể
hiện trong chương trình đào tạo giáo viên trình độ cử nhân. Theo đó, ngoài các môn học
giáo viên cần phải dạy trong tương lai, lúc đầu trong chương trình còn bao gồm các môn
học như: “Xã hội học Giáo dục”; “TLH Giáo dục”; “Triết học Giáo dục”; “Lịch sử Giáo
dục” và sau này xuất hiện thêm các môn học mới như “Phát triển chương trình”...
Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các cấu phần của KHGD được thừa nhận rộng
rãi hiện nay, bao gồm: “Triết học Giáo dục”; “Xã hội học Giáo dục”; “TLH Giáo dục”;
“Lịch sử Giáo dục”; “Kinh tế học Giáo dục”; “Quản lí Giáo dục”; "SPH". Qua đây có
thể thấy, SPH là một cấu phần của KHGD.
Về khái niệm SPH, thuật ngữ SPH trong tiếng Việt được dịch ra từ thuật ngữ tiếng
Anh “Pedagogy” hay “Pedagogical Sciences”.
Ở nghĩa chung nhất, SPH được hiểu là "Khoa học về việc dạy học và giáo dục trẻ
em", có đối tượng nghiên cứu là phương pháp giảng dạy, bao gồm các mục tiêu của giáo
139
Đào Thị Oanh
dục và các cách thức để đạt được các mục tiêu đó (theo các nhà nghiên cứu của Mĩ và Tây
Âu) hay, là khoa học mà đối tượng của nó là giáo dục con người như là một chức năng đặc
biệt của xã hội (theo các nhà nghiên cứu của Đông Âu và Nga).
Ở nghĩa hẹp hơn, theo các nhà nghiên cứu Mĩ và Tây Âu, SPH là lĩnh vực nghiên
cứu về người giáo viên và về quá trình giảng dạy của giáo viên, cụ thể là các chiến lược
giảng dạy hoặc phong cách giảng dạy của giáo viên. Còn theo các nhà nghiên cứu của
Nga, đây là lĩnh vực nghiên cứu quá trình thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ trẻ những
kinh nghiệm xã hội cần thiết cho cuộc sống và lao động xã hội...
Nhìn chung, nội dung của khái niệm SPH hẹp hơn so với nội hàm khái niệm KHGD
tuy rằng nội dung nghiên cứu của SPH khá phong phú, trong đó, được nghiên cứu nhiều
nhất là "Chương trình" (Curriculum studies); "Phương pháp dạy học" (Teaching Meth-
ods); "Đánh giá giáo dục" (Educational Assessment).
2.1.2. Mối quan hệ giữa SPH với TLHSP
Theo các nhà nghiên cứu, đây là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời.
SPH cần phải tính đến đặc thù phát triển của người học ở các giai đoạn lứa tuổi khác
nhau, do vậy, SPH dựa nhiều vào thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực nghiên cứu TLGD,
mà trước hết là của TLHSP [1,3,6].
Chẳng hạn, theo các nhà nghiên cứu Nga, KHSP được phân chia thành: SPH Tiền
nhà trường; SPH Nhà trường; SPH Kĩ thuật Nghề nghiệp; SPH Đại học; SPH Sản xuất;
SPH Quân sự; Lịch sử SPH; SPH Giáo dục Thường xuyên; Giáo học pháp Bộ môn. Hay
một đề xuất khác về phân loại các KHSP theo những dấu hiệu: Cấu trúc (có SPH Đại
cương, Lí luận Dạy học, Lí luận Giáo dục,...); lứa tuổi và môn học (SPH Tiền nhà trường,
SPH Đại học...); giá trị - ý nghĩa (SPH Nhân bản, SPH Hợp tác...); điều chỉnh - phát triển
(SPH Đặc biệt, SPH Phòng ngừa...). Các lĩnh vực KHSP có liên quan chặt chẽ và dựa vào
thành tựu của các khoa học khác như Triết học, Xã hội học, TLH,... [6].
Gần đây quan niệm về SPH hiện đại cho rằng, đó là lĩnh vực tích hợp nghiên cứu
từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, bao gồm: "Khoa học Nhận thức", "TLH Phát
triển", "TLH Giáo dục", "Đo lường và đánh giá", "Công nghệ thông tin". Để có thể dạy
tốt, giáo viên cần phải có một tập hợp các yếu tố, như: hiểu biết về môn học; hiểu biết về
học sinh với những lỗ hổng về khái niệm có thể có; hiểu biết về chương trình; hiểu biết về
SPH Đại cương. Đó là sự hiểu biết về : "Cái gì ?", "Khi nào?", "Vì sao?", "Làm thế nào
?" để dạy.
2.1.3. Mối quan hệ giữa TLHSP và TLHGD
Trong các tài liệu TLH của Mỹ và phương Tây, thuật ngữ TLHSP và TLHGD đôi
khi được sử dụng thay thế cho nhau và được xem là một lĩnh vực của TLH Ứng dụng
[6,13]. Đó là việc ứng dụng có hệ thống những nguyên tắc TLH vào việc dạy và việc học,
vào việc tổ chức quá trình giáo dục nói chung. TLHSP là lĩnh vực nghiên cứu lí thuyết,
đồng thời là lĩnh vực thực nghiệm, ứng dụng lí luận của nhiều chuyên ngành khoa học
khác, như: Giáo dục học, Xã hội học, TLH Phát triển, TLH Xã hội, TLH Thần kinh, đặc
biệt là TLH Đại cương... vào thực tiễn nhà trường. Vào thời của mình, nhà giáo dục nổi
tiếng - Herbart, J.F. đã cho rằng, TLHSP bao gồm 3 mảng nghiên cứu là: "Quản lí"; "Dạy
học"; "Giáo dục đạo đức" [5,13].
140
Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên
Trong TLH Xô Viết [1,3,4,7], thuật ngữ TLHSP và TLHGD được sử dụng để chỉ hai
chuyên ngành khác nhau của TLH nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, TLHSP
là một chuyên ngành của TLH, phát triển như là một nhánh của TLH cơ bản (TLHSP cơ
bản) và TLH ứng dụng (TLHSP ứng dụng). Trọng tâm nghiên cứu của TLHSP là những
quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành các mặt khác nhau của nhân cách người học; phát
hiện các quy luật lĩnh hội những dạng kinh nghiệm xã hội khác nhau (trí tuệ, đạo đức,
thẩm mĩ, sản xuất...), tức là nghiên cứu để hiểu được quá trình chuyển vốn kinh nghiệm
xã hội đó thành vốn kinh nghiệm của cá nhân như thế nào. Trong đó, một nhiệm vụ đặc
biệt của TLHSP là khám phá ra những phương pháp cho phép chẩn đoán trình độ và chất
lượng lĩnh hội của người học. Các nhà tâm lí giáo dục Xô Viết dựa vào tiêu chí về loại
kinh nghiệm xã hội được lĩnh hội để đưa ra các lĩnh vực nghiên cứu của TLHSP, gồm:
TLH Dạy học; TLHGD; TLH người Giáo viên.
Như vậy, TLHGD được xem là một phân ngành của TLHSP. Bản thân TLHGD
cũng vừa là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản (TLHGD cơ bản), vừa là lĩnh vực nghiên cứu ứng
dụng (TLHGD ứng dụng). Trong khi TLH Dạy học nghiên cứu làm rõ quy luật, bản chất,
đặc điểm, các giai đoạn, các điều kiện, tiêu chí của quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo một cách hiệu quả, thì TLHGD nghiên cứu các quy luật của việc lĩnh hội các chuẩn
mực đạo đức và các nguyên tắc đạo đức, việc hình thành thế giới quan, niềm tin... trong
điều kiện dạy học và giáo dục ở nhà trường. Các vấn đề nghiên cứu cụ thể của TLHGD có
rất nhiều, như: động cơ và xu hướng của nhân cách; động cơ học tập; sự phát triển nhân
cách trẻ em với các trình độ nhận thức khác nhau; sự hình thành tính cách và các vấn đề
của lứa tuổi thiếu niên; nhân cách và môi trường giáo dục; giáo dục gia đình; giáo dục
thẩm mĩ; giáo dục thể chất; cơ chế thúc đẩy làm nền tảng cho việc giáo dục...). Trong một
số tài liệu chuyên môn gần đây, đối tượng của TLHGD được mở rộng, theo đó, TLHGD
nghiên cứu các quy luật hình thành nhân cách tích cực và có tính định hướng ở người học,
các quy luật của quá trình tác động đến nhân cách xã hội nói chung ở người học [3,4].
Qua phân tích ở trên có thể rút ra đối tượng nghiên cứu của TLHSP như sau:
Hiểu một cách ngắn gọn, TLHSP có đối tượng nghiên cứu là các quy luật tâm lí của
quá trình dạy và học. Còn hiểu một cách đầy đủ, TLHSP là chuyên ngành TLH, nghiên
cứu bản chất, cơ chế tâm lí, các phương cách hiệu quả để phát triển trí tuệ và nhân cách của
người học và người dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường [1,3,4].
Trong quá trình phát triển của mình, TLHSP Việt Nam chịu ảnh hưởng của những
quan niệm lí thuyết khác nhau, và ngày nay đã xác định cho mình một chỗ đứng nhất
định, ngày càng tiệm cận với quan niệm chung trên thế giới về đối tượng nghiên cứu của
TLHSP.
2.2. Nội dung, các hướng nghiên cứu chủ yếu của TLHSP ở Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, TLHSP là khoa học lí thuyết đồng thời là khoa học thực
nghiệm, vì vậy, nội dung nghiên cứu của nó rất rộng, vừa là nghiên cứu cơ bản, vừa là
nghiên cứu ứng dụng. Dưới đây là một số gợi ý về những nội dung nghiên cứu chủ yếu
đối với TLHSP của Việt Nam, nhằm phục vụ cho giáo dục nhà trường và công tác đào tạo
giáo viên [7,10,13].
141
Đào Thị Oanh
2.2.1. Nghiên cứu cơ bản phục vụ thực tiễn giáo dục phổ thông và công tác đào tạo
giáo viên
Cụ thể, nghiên cứu các quy luật phát triển tâm lí, sinh lí của người học và người dạy
để vận dụng vào quá trình giáo dục nhằm đạt hiệu quả mong muốn. Nếu thiếu những kết
quả nghiên cứu cơ bản này thì quá trình dạy học và giáo dục sẽ thiếu đi cơ sở khoa học
của việc tổ chức nó.
a). Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lí, trình độ phát triển trí tuệ và xã hội ở người
học để có thể huy động tốt nhất các chiến lược dạy học và giáo dục một cách hiệu quả.
Đây được xem là mảng nội dung nghiên cứu lớn trong TLHSP ở nước ta hiện nay,
đặc biệt khi yêu cầu về việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức đào tạo; đổi mới hình thức đánh giá kết quả đào tạo trong nhà trường
được đặt ra ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh việc triển khai nghiên cứu nhằm vào đối tượng
là học sinh phổ thông, các nghiên cứu còn hướng vào đối tượng người học ở các độ tuổi
khác nhau, đặc biệt là sinh viên, trong đó có sinh viên đại học sư phạm.
Các nghiên cứu xác định chỉ số về trình độ phát triển trí tuệ, trình độ sáng tạo, mức
độ biểu hiện trí tuệ xúc cảm, năng lực trí nhớ, sự biến đổi các quá trình thần kinh trong
quá trình học tập trên lớp, các đặc điểm trong định hướng giá trị, động cơ, nhu cầu nhận
thức, khó khăn tâm lí trong học tập của người học, cách người học tương tác với nhau để
giải quyết nhiệm vụ học tập, phong cách học tập trên lớp của người học... sẽ cung cấp cơ
sở khoa học cho việc xây dựng, phát triển các chương trình giáo dục trí tuệ, giáo dục chỉnh
trị, giáo dục vệ sinh học đường, giáo dục hành vi sai lệch chuẩn mực, giáo dục sức khỏe
sinh sản... cho học sinh, sinh viên. Đồng thời giúp cho các nhà giáo ở trường phổ thông
cũng như trong trường đại học sư phạm định hướng lựa chọn các phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học, giáo dục một cách phù hợp, hiệu quả. Không có một phương pháp đúng
cho việc dạy một bài học cụ thể, nhưng có một số tiêu chí giúp giáo viên đưa ra quyết định
tốt nhất có thể.
b). Nghiên cứu sự biến đổi của quá trình phát triển diễn ra ở từng đứa trẻ về mặt cơ
thể, trí tuệ, xã hội: Khi nào diễn ra? Diễn ra như thế nào? Sự phát triển nhân cách người
học dưới tác động của dạy học và giáo dục? Cơ sở TLH của công tác giáo dục đạo đức?...
Ở trẻ em, các quá trình phát triển này diễn ra nhanh chóng và có ảnh hưởng rõ rệt đến
cách thức trẻ học tập, cách thức trẻ tương tác với giáo viên, cách thức trẻ tương tác với các
trẻ khác cùng tuổi.
c). Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình học tập và giáo dục của người
học, như: điều kiện gia đình (vị thế kinh tế - xã hội của gia đình; vị thế xã hội của cha mẹ;
thái độ của gia đình trước việc học tập của trẻ...); điều kiện của nhà trường; những yếu tố
bên trong của hoạt động học tập... làm cơ sở khoa học cho những biện pháp sư phạm phù
hợp, hiệu quả, giúp hoạt động của người thầy thực sự mang tính khoa học, đảm bảo tính
sư phạm cao...
d). Nghiên cứu những quy luật, cơ chế và điều kiện hình thành các mặt đạo đức và
thẩm mĩ trong nhân cách học sinh cần được TLHSP quan tâm nghiên cứu mạnh mẽ, sâu
sắc hơn. Ví dụ, nghiên cứu cơ sở tâm, sinh lí học, các nguyên nhân, cơ chế tâm lí của
các rối nhiễu hành vi ở học sinh (gây hấn, bạo lực, nghiện ngập,...) làm cơ sở xây dựng
các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp để giảm thiểu các hành
142
Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên
vi tương tự trong học đường và ngoài xã hội. Đây là những điểm nóng và cũng là những
điểm yếu hiện nay trong giáo dục học đường của chúng ta. KHSP trước hết cần tạo lập
được cái gốc thì mới gặt hái được những gì mong muốn về lâu dài. Có thể nói, ngay từ khi
mới được hình thành ở Việt Nam, TLHSP đã quan tâm đến nội dung nghiên cứu này [8].
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đã có sự dịch chuyển của hệ thống giá trị
định hướng hành động của con người Việt Nam nói chung, học sinh Việt Nam nói riêng.
Nhiều vấn đề mới xuất hiện, thậm chí với tốc độ nhanh và khó lường làm cho TLHSP
phải đối mặt. Vì vậy, có thể xem đây là mảng nghiên cứu mà TLHSP không bao giờ được
phép xao nhãng, đồng thời phải luôn luôn tìm kiếm những cách làm phù hợp mới mong
có kết quả.
đ). Nghiên cứu cơ sở TLH của việc đánh giá trong giáo dục, trong đó, trước hết là
việc đánh giá quá trình nhận thức của người học: sử dụng các hình thức đánh giá hiệu
quả? Diễn biến và kết quả của quá trình lĩnh hội, quá trình xử lí thông tin mới ở người
học? Kết quả hình thành và phát triển các năng lực khác nhau ở người học...
e). Nghiên cứu sự tương tác xã hội trong hoạt động học tập để phát hiện xem từng
cá nhân người học chịu sự ảnh hưởng từ những người khác như thế nào? Đồng thời, người
học có thể chịu tác động theo các chiều hướng tích cực như thế nào? Mức độ và chiều
hướng tác động của những người xung quanh đến người học?... Điều này rất quan trọng
đối với việc tổ chức dạy học, giáo dục một cách phù hợp, hiệu quả.
f). Một trong những nội dung quan trọng của TLHSP là nghiên cứu các đặc điểm
tâm lí - nhân cách của người giáo viên, mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của giáo
viên... làm cơ sở xây dựng các định hướng, biện pháp, cách thức rèn luyện, phát triển các
năng lực, phẩm chất nghề nghiệp ở họ, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nói chung.
Đồng thời làm cơ sở khoa học xây dựng/phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng
yêu cầu phát triển giáo dục.
2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng lí luận TLHSP vào quá trình dạy học, giáo dục ở
trường phổ thông và trong công tác đào tạo giáo viên
Ở mảng này, trọng tâm nghiên cứu cần hướng vào những nội dung cụ thể sau:
a). Vận dụng lí luận của TLHSP và của các ngành/chuyên ngành khoa học liên quan
vào nghiên cứu khắc phục, phòng ngừa những lệch lạc trong phát triển tâm lí, nhân cách
ở người học, như: khắc phục những khó khăn tâm lí trong học tập của học sinh, sinh viên;
dạy học chỉnh trị cho các đối tượng phát triển ranh giới; giáo dục đạo đức cho học sinh
“có vấn đề”... Thuộc hướng này còn có việc nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về TLH Học
đường vào nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu phát triển ở học sinh một cách kịp thời,
phù hợp, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đây là hướng nghiên cứu đòi
hỏi sự phối hợp tích cực, chủ động giữa TLHSP với các ngành khác như Giáo dục học,
Sinh lí học, Xã hội học... Hướng nghiên cứu này trước hết được xem là khía cạnh nghiên
cứu ứng dụng, nhưng đồng thời còn là khía cạnh nghiên cứu lí thuyết của TLHSP trong
bối cảnh hiện nay ở nước ta. Thực tế cho thấy, học sinh ở bất cứ lứa tuổi nào, bất cứ cấp
học nào cũng có thể gặp phải các vấn đề khác nhau, vì vậy, hiểu được nhu cầu và hỗ trợ,
giúp đỡ học sinh giải quyết các vấn đề của các em là một nhiệm vụ của các nhà TLHSP.
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, xã hội càng phát triển, những vấn đề về
sức khỏe tâm thần của thế hệ trẻ càng trở nên cấp bách cần được quan tâm kịp thời. Đối
143
Đào Thị Oanh
với học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay, có thể nói, lĩnh vực này đang ngày càng trở
nên một nhu cầu cấp bách, đồng thời cũng là triển vọng của TLHSP.
Cũng theo hướng này, cần có những nghiên cứu sâu sắc, thận trọng về phương pháp,
hình thức tổ chức hiệu quả của việc giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, đặc biệt các kĩ
năng xã hội cơ bản cho người học và người dạy ở các độ tuổi khác nhau, giúp điều chỉnh
các hành vi không mong muốn, hình thành hệ giá trị tích cực, phát triển các năng lực cơ
bản để thích ứng tốt nhất có thể trong xã hội hiện đại. Hiện nay, đây đang là vấn đề «nóng»
trong các nhà trường và trong xã hội. b). Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giáo dục
phát triển năng lực sáng tạo ở người học, gắn với mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kì hội nhập.
Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh đã và đang là mối quan tâm của
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, Singapore xác định lấy đổi mới và sáng tạo
là động lực để phát triển đất nước; các chuyên gia Mỹ cho rằng, khi việc xử lí thông tin
logic đã trở nên dễ dàng nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, thì tính sáng tạo, trí tưởng
tượng mới là yếu tố quyết định