Nghiên cứu truyện Nôm bác học trên chiều lịch đại - Những cách tiếp cận và hướng đến đọc khác

Tóm tắt Truyện Nôm bác học là một di sản văn hóa, văn học độc đáo của dân tộc. Nó được quan tâm nghiên cứu trên khá nhiều khía cạnh khác nhau từ nhiều phương pháp cụ thể: xã hội học Marxist, so sánh, văn hóa. nhưng đến nay, nó vẫn còn nhiều điều còn bỏ ngỏ. Truyện Nôm bác học tự bản thân nó luôn hàm chứa nhiều giá trị và vẫy gọi nhiều hướng nhìn. Bài viết này quan tâm trực tiếp đến hai vấn đề về truyện Nôm bác học: một là kiểm thảo những cách tiếp cận đã có, và thứ hai, hướng đến xác lập cách đọc từ phương pháp tâm lí các chiều sâu của C. Jung. Từ đây, truyện Nôm bác học được chúng tôi nhìn nhận từ khía cạnh các cấu trúc chìm - cấu trúc nội giới.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu truyện Nôm bác học trên chiều lịch đại - Những cách tiếp cận và hướng đến đọc khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 7 (32) - Thaùng 9/2015 49 Nghiên cứu truyện Nôm bác học trên chiều lịch đại - Những cách tiếp cận và hướng đến đọc khác Diachronical approach to scholarly Nom stories and others ThS. Nguyễn Quang Huy Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng M.A. Nguyen Quang Huy The University of Education - University of Da Nang Tóm tắt Truyện Nôm bác học là một di sản văn hóa, văn học độc đáo của dân tộc. Nó được quan tâm nghiên cứu trên khá nhiều khía cạnh khác nhau từ nhiều phương pháp cụ thể: xã hội học Marxist, so sánh, văn hóa... nhưng đến nay, nó vẫn còn nhiều điều còn bỏ ngỏ. Truyện Nôm bác học tự bản thân nó luôn hàm chứa nhiều giá trị và vẫy gọi nhiều hướng nhìn. Bài viết này quan tâm trực tiếp đến hai vấn đề về truyện Nôm bác học: một là kiểm thảo những cách tiếp cận đã có, và thứ hai, hướng đến xác lập cách đọc từ phương pháp tâm lí các chiều sâu của C. Jung. Từ đây, truyện Nôm bác học được chúng tôi nhìn nhận từ khía cạnh các cấu trúc chìm - cấu trúc nội giới. Từ khóa: truyện Nôm bác học, phương pháp, C. Jung, tâm lí các chiều sâu, nội giới... Abstract The scholarly Nom stories are the original heritage of literature and culture of our nation. It is interesting the topic attracts a great deal of scientific researches: marxist sociology, comparative method, cultural method and so on; but for now it is to say the work is far from perfect. The scholarly Nom stories always preserve many values and suggests numerous points of views. This article solves directly two puzzles of the scholarly Nom stories: firstly, we examine the former approaches, secondly we aim to establish a reading way derived from Jung’s method of the in – depth psychology. Henceforth, the scholarly Nom stories are considered by us through aspect of the submersible structure – internal link structure (profound structures – the structure of psychological life). Keywords: the scholarly Nom stories, method, Carl Jung, depth psychology, the psychological life 1. Dẫn nhập Truyện Nôm người Việt cho đến nay đã được ghi nhận như một di sản văn hóa độc đáo, là kho tư liệu phong phú không những dành cho lĩnh vực khoa học văn học, mà còn là mảnh đất ẩn chứa nhiều giá trị xác tín cho các nhà ngữ học lịch sử, dân tộc học, văn hóa học v.v. Sự nảy sinh và phát triển trong vòng hơn ba thế kỷ (thế kỉ XVI, đến những năm đầu của thế kỉ XX) rồi chấm dứt hẳn đã đưa hiện tượng đặc biệt này vào kí ức lịch sử, tồn tại trong tính lịch sử, một lịch sử mà phần lớn các giá trị của nó còn trong hành trình mơ màng cần được đánh thức bằng các phương pháp nghiên cứu đặc thù, trên cả hai phương diện, văn NGHIÊN CỨU TRUYỆN NÔM BÁC HỌC TRÊN CHIỀU LỊCH ĐẠI 50 bản học và những cấu trúc nhân văn. Ngay khi quan sát bề ngoài, hiện tượng truyện Nôm đã hàm chứa nhiều điều phức tạp hơn người ta tưởng về một thể loại mà ở đó có sự hiện diện của cấu trúc tự sự thấm đẫm màu sắc trữ tình. Sự phức tạp này thể hiện trên nhiều mặt, từ vấn đề ngoại quan lẫn nội quan dọc theo các thành tựu nghiên cứu đã có. Đó là vấn đề về tác giả (liên đới một phần quan trọng với thuật ngữ truyện Nôm bác học mà chúng tôi sẽ dẫn giải ngay sau đây); vấn đề mối quan hệ về chiều ảnh hưởng của văn hóa văn học dân gian, bình dân với văn hóa bác học, cái nào chịu ảnh hưởng của cái nào; vấn đề tư duy đặc thù của một thể loại đặc thù(1); vấn đề phương pháp nghiên cứu tương thích v.v. thậm chí đến thuật ngữ gọi tên như: truyện Nôm bác học, truyện Nôm bình dân, truyện thơ Nôm, truyện Nôm khuyết danh, v.v. cũng làm cho một định hình về tính khách quan của đối tượng này có nguy cơ dẫn tới nhiều bối rối và ràng buộc. Chúng tôi nhận thức được đang rơi vào sự khó khăn và nhiều nguy cơ rất dễ sa ngã này. 1.1. Thuật ngữ truyện Nôm bác học Tên gọi truyện Nôm hay truyện thơ Nôm theo chúng tôi không dẫn đến cách hiểu khác biệt, chúng cùng chỉ về một đối tượng cụ thể mà ở đó có sự tham dự đặc biệt song hành như một chiều hướng điều hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, giữa yếu tố thơ và truyện, giữa yếu tố triển khai giá trị hình tượng nghệ thuật theo trật tự trục ngang và trục dọc, là sự dung hợp của yếu tố trần thuật (narration) và yếu tố trầm tư (méditation) của loại hình nghệ thuật ngôn từ(2), giữa cấu trúc tự sự có nội dung yêu đương - sinh hoạt thế tục kết hợp với cấu trúc trữ tình mang tính triết lí. Mỗi một ý niệm đưa ra để gọi tên một vấn đề thường dựa trên sự tương tác đối lập, hoặc chí ít trong trường nghĩa có tính chất khác biệt. Theo đó, truyện Nôm bác học(3) phân biệt với truyện Nôm bình dân(4), mỗi dòng đều có người sáng tác, công chúng, đề tài, đời sống văn học, phương thức truyền bá, tư tưởng thẩm mĩ riêng như Trần Đình Hượu (Trần Đình Hượu, 1990) đã chỉ ra và chúng tôi theo quan điểm phân chia này. Về mặt tư tưởng, cả hai dòng này có những tương quan nhất định chứ không hề tách biệt hẳn. Truyện Nôm bác học trước hết dẫn ra như một vấn đề văn tự (viết bằng chữ Nôm), nghiêng về phong cách học (phong cách cao, thuộc về trí thức bậc cao, đặc quyền của giới tinh hoa) nhằm tạo ra khoảng cách với truyện Nôm bình dân (phong cách thấp, thuộc giới bình dân, nghiêng về tính chất ứng tác, truyền miệng). Dấu hiệu nhận biết quan trọng nhất của nó là ở bút pháp sáng tạo thể hiện trong tác phẩm. Theo đó, trong môi trường sáng tạo văn hóa - văn học trung đại thuộc tư duy đông Á, Đông Nam Á, truyện Nôm bác học người Việt khu biệt với truyện Nôm bình dân ở chỗ, ngoài việc vận dụng ngôn ngữ trau chuốt (dấu hiệu của dụng công trong tạo tác), còn là việc sử dụng các yếu tố cốt truyện, tập cổ (dựa trên văn liệu Trung Hoa, cốt truyện Trung hoa, cốt truyện Đông Nam Á, ý tưởng của tiền nhân, thánh nhân để tạo ra một thế giới riêng), sử dụng dày đặc các điển, các tích, và đặc biệt nhất là dấu ấn thế giới quan, nhân sinh quan, trên cơ sở đó, đem đến các cách ứng xử khác nhau, thái độ khác nhau về thân phận con người. Liên quan đến vấn vấn đề tư tưởng truyện Nôm có hai cách xuất phát điểm, hai xu hướng: xu hướng đặt nó trong kiểu tư duy Đông Á - (Đặng Thanh Lê, 1979), (Durand, 1998) và xu hướng đặt nó trong kiểu tư duy Đông Nam Á - (Riftin, 2012, pp. 66-81), (Niculin, 2000)(5). Truyện Nôm bác học cũng đồng thời dung chứa trong mình cả các yếu tố thần thoại, cổ tích, Phật tích, cốt truyện nước ngoài, truyện dịch, diễn ca các vấn đề lịch sử Theo Riftin, văn xuôi tự sự ở Việt Nam phát triển từ những tập truyện ngắn mang tính thần thoại kiểu các truyện chí quái của Trung Hoa, đến loại truyện NGUYỄN QUANG HUY 51 văn học phát triển thế kỉ XVI, rồi sau đó, ở đó, khác với các nước Viễn Đông khác, xuất hiện không phải các truyện, mà là các truyện thơ (thế kỉ XVII - XVIII) điều đó không phải là ngẫu nhiên. Nó thể hiện những truyền thống của Đông Nam Á. Rõ ràng rằng ở tất cả các dân tộc trên phần đất này của châu Á, văn chương tự sự phát triển dưới hình thức thơ - các truyện thơ. Cũng chính vì vậy, truyện Nôm bác học, chúng tôi xét, về cấu trúc tư tưởng, có hai cơ tầng, hai dòng: dòng tư tưởng Đông Á (Trung Hoa) và dòng bản địa (Đông Nam Á) tạo nên nét vừa cổ kính vừa dân dã trong văn học (Riftin, 2012, p. 74). Trên bình diện nhân vật, truyện Nôm bác học mang dấu ấn cá tính phân biệt với dấu ấn loại tính, có xu hướng nằm trong văn hóa dân gian (Kiều Thu Hoạch, 2007). Nếu làm một phép so sánh giữa Hoa tiên, Đoạn trường tân thanh (truyện Nôm bác học) và Phạm công Cúc Hoa, Phương Hoa (truyện Nôm bình dân) trên các phương diện trên chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt. Một vấn đề khác đặt ra, trường hợp các truyện Nôm như Phan Trần, Nhị độ mai, phần lớn các nhà nghiên cứu xếp đặt nó vào truyện Nôm khuyết danh tồn tại cùng với truyện Nôm bình dân. Khuyết danh hay hữu danh là một vấn đề khác, liên quan đến ba nhận thức: 1/ truyền thống không đặt nặng tính chất sở hữu các trước tác(6); 2/ liên quan đến việc cấm kị, tai họa mà tầng lớp thống trị ngăn cấm, nó thuộc ngoài văn bản, không giống như tiêu chí phong cách và tư tưởng; và 3/ mặc cảm về tính chất bên lề, ngoại vi, nôm na dân dã đứng bên cạnh dòng văn học Hán chính thống vốn tồn tại đầy uy nghi từ lâu đời. Yếu tố này dù ít dù nhiều cũng góp phần tác động vào thế đứng có kiêu hãnh hay không của một dòng văn học. Khi phân chia các lĩnh vực thuộc văn học, chúng tôi tôn trọng và tuân theo các tiêu chí tư tưởng văn học, lấy cái nhìn nội quan để đánh giá. Theo đó, các trường hợp truyện Nôm khuyết danh như vừa kể trên đều được chúng tôi xếp vào bộ phận truyện Nôm bác học. 1.2. Giá trị nội tại Đến đây tạm gác sang một bên những vấn đề tranh cãi về thuật ngữ vốn tồn tại vừa tranh luận vừa có lí do riêng bấy lâu, chúng tôi muốn đề cập tới một phương diện khác của truyện Nôm bác học, là ở chiều kích văn hóa của nó. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, là giai đoạn có sự xuất hiện những nhận thức sâu sắc về thân phận con người trên nhiều mặt: thân và tâm, tinh thần và thể xác, tâm linh và trần tục(7). Trên chiều nhận thức, các truyện Nôm bác học đã để cho các nhân vật của mình thể hiện các thái độ, lời nói, hành vi trong tương quan mật thiết với hai thế giới sống đặc biệt: thế giới nội tâm tâm linh và với thế giới bên ngoài hiễn hữu như những thực tại tối thượng, mang tính chất bản thể (siêu hình học) quyết định tất cả các hành vi con người như: trời, con tạo, ông xanh, ông tơ bà nguyệt, những linh hồn đã khuất tất cả những điều này hướng chúng tôi mượn cái nhìn từ lí thuyết Phân tâm học của C. Jung, G. Bachelard, đồng thời, liên quan đến những nội dung kiếp, nghiệp, số phận trong các truyện Nôm bác học, chúng tôi có tham khảo lí thuyết tâm lí học Phật giáo (duy thức học) trong chừng mực có thể, đặc biệt là thuật ngữ Thức thứ tám (A lại da thức(8), tương đương với thuật ngữ vô thức trong Phân tâm học nhưng mang nghĩa rộng hơn rất nhiều. Đời sống nhận thức về các giá trị văn hóa lớn được cân nhắc, để lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Phật giáo, tín ngưỡng bản địa, Đạo giáo phát triển. Phật giáo được các chúa Trịnh và Nguyễn quan tâm đặc biệt. Về mặt nhận thức, có thể dẫn ra đây những lưu ý của Lê Quý Đôn (1726 - 1784), về các giá trị văn hóa và các giá trị nhận thức luận về cái biết (nhận thức về thế giới sống), đặc biệt là về những điều mà ý thức Nho giáo không lưu tâm hoặc chê bai: NGHIÊN CỨU TRUYỆN NÔM BÁC HỌC TRÊN CHIỀU LỊCH ĐẠI 52 “Đạo giáo của họ Phật, họ Lão, thanh tĩnh hư vô, cao siêu tịch diệt, không hệ lụy đến sự vật, đấy cũng là đạo giáo của các bậc cao minh dùng để tu dưỡng bản thân, đến những lời bàn luận sâu rộng về đạo đức, về hình thần không có điều gì là không có ý nghĩa màu nhiệm. Nhà Nho chúng ta cứ giữ thành kiến kia khác, thường thường bác bẻ, như thế có nên không? Hãy nói sản vật dưới đất, tính tình loài người, ở trong chín châu, còn mỗi nơi mỗi khác, huống hồ trên không gian bao là mờ mịt, giữa đại địa rộng lớn xoay vần, những việc quái dị biến hiện, không biết thế nào mà hạn định, người ta chỉ là tấm thân nhỏ bé, dầu có tài hoa biện luận, dọc ngang tám cõi, thu hút chín châu, nhưng kiến văn vẫn chưa được rộng khắp, thế mà hễ thấy sách cổ chép về sự quỷ thần linh ứng, động vật, thực vật biến hóa li kì, cùng là hình trạng phương xa, cảnh tượng quái lạ, đều nhất thiết không tin, thậm chí chê bai cả tiên phật, sao mà hẹp hòi thế” (Lê Quý Đôn, 2013, pp. 174-175). Chính giai đoạn này, nhiều kinh điển Phật giáo được lưu truyền rộng rãi. Đây cũng là lí do để chúng tôi hướng tới mở rộng khảo sát các văn bản văn học, đặc biệt là truyện Nôm bác học giai đoạn này từ phương diện tâm lí học Phật giáo. 2. Sơ lược các thành tựu nghiên cứu truyện Nôm bác học đến nay 2.1. Phải thừa nhận rằng, ngay từ khi ra đời, đặt trong bối cảnh văn hóa vốn lấy sự thù tạc, giao đãi, nhuận sắc làm thước đo cho tính đối thoại, các truyện Nôm bác học đã được tiếp nhận ngay trong giới hàn lâm, giới tinh hoa dưới dạng các “bài tựa”, “đề tựa”, “bài bạt”, “đề từ” - một kiểu giới thiệu và phát biểu những ý nghĩ ngắn, mang màu sắc cảm xúc chủ quan, nghiêng về thái độ đạo đức. Ví dụ bài Đoạn trường tân thanh đề từ (Phạm Quý Thích), tựa Đoạn trường tân thanh (Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh thị), tựa Đoạn trường tân thanh (Tiên phong Mộng Liên Đường chủ nhân), bài tựa truyện Hoa tiên (Cao Bá Quát)(9). Đây là những bài tựa theo các văn bản truyện Nôm bác học cụ thể (Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du, Hoa tiên - Nguyễn Huy Tự), với tiêu chí lấy tình để đãi tình, lấy đức đãi đức, vừa thể hiện sự tương tri, tri âm, vừa đong đo sở học - điều mà Nguyễn Văn Vĩnh (trong Étude sur la lange et littérature annamites - nghiên cứu về ngôn ngữ và văn chương An nam)(10) gọi là “thú ngâm nga”, đồng thời thể hiện thái độ riêng tư của cá nhân người đánh giá. Đây cũng là thái độ chung trên dưới mười thế kỉ của các nhà nho đối với văn chương. 2.2. Bước sang những năm 20 của thế kỉ XX, đời sống sinh hoạt, văn hóa trở nên linh hoạt hơn, chuyên nghiệp hơn. Điều này thể hiện rõ trên Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí, Hữu Thanh, qua các bài nhận định, giới thiệu, bút đàm, khảo luận của các học giả quan trọng như: Nguyễn Văn Vĩnh (Văn chương An Nam - Đông Dương tạp chí (9) 1913, tr.9-10, Nguyễn Văn Vĩnh kí tên T.N.T (tân Nam tử)), Phạm Quỳnh (Truyện Kiều - Nam Phong (30) 1919), Nguyễn Tường Tam (Mấy lời bàn luận về văn chương “Truyện Kiều” - Nam Phong (79) 1924), Ngô Đức Kế (Luận về chính học cùng tà thuyết quốc văn - “Kim Vân Kiều” - Nguyễn Du, Hữu Thanh (81) 9/1924), Vũ Đình Long (Văn chương Truyện Kiều - Nam Phong (81,83 và 87) 1924), Trần Trọng Kim (Truyện Thúy Kiều - Khảo luận, chú giải, soạn chung với Bùi Kỉ, 1925), Đồ Nam - Nguyễn Trọng Thuật (Nghiên cứu và phán đoán về Truyện Kiều - Nam Phong (127) 1928)(11). Danh sách này có thể chưa đầy đủ nhưng nó đã tiêu biểu cho một giai đoạn nhìn nhận về truyện Nôm bác học. Điều dễ nhận thấy là các học giả, các nhà văn hóa tập trung vào một văn bản cụ thể - Truyện Kiều, kiểu “điểm nhãn” về trường hợp tinh hoa (tinh hoa cho quốc âm, làm mẫu cho văn chương quốc ngữ) trong nhiều văn bản cùng loại hình. Sở dĩ có chuyện này vì liên quan đến các vấn đề quan trọng mang tính NGUYỄN QUANG HUY 53 lịch sử như: vấn đề quốc âm, vấn đề sáng tạo giá trị văn học trong thời đại mới, thời đại giao thoa về các vấn đề giá trị đạo đức và giá trị nghệ thuật. Cũng đặt trong cái nhìn lấy giá trị đạo đức làm điểm quy chiếu cho văn học trên còn có René Crayssac(René Crayssac, 2002). 2.3. Bàn luận một cách sâu rộng về truyện Nôm bác học phải đợi đến những năm 40 của thế kỉ XX, với Dương Quảng Hàm(Dương Quảng Hàm, 2005) (1943). Dù mang tính chất lịch sử nhưng với sự công phu và khoa học của nó còn ảnh hưởng sâu sắc tới cách nhìn nhận, đánh giá mà dấu vết còn kéo dài đến ngày nay. Ông đã có đóng góp nhất định khi nhìn nhận về Truyện Kiều, Hoa tiên, Lục Vân Tiên, Bích Câu kì ngộ, Nhị độ mai, Phan Trần. Các truyện Nôm Bích Câu kì ngộ, Nhị độ mai, Phan Trần được tác giả xếp vào khuyết danh. Dấu ấn khoa học đặc biệt thể hiện rõ trong khuynh hướng nghiên cứu của Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa (2003) bằng phương pháp Duy vật lịch sử, với cái nhìn văn hóa lịch sử, ông đã tạo ra được dấu ấn riêng của mình trong giai đoạn này, khi đi tìm những bí ẩn trong Truyện Kiều và Nguyễn Du. Trước đó ít lâu có Nguyễn Tiến Lãng đã ít nhiều muốn xác lập một cái nhìn riêng, khi ông quan tâm đến truyện Nôm Hoa tiên, muốn nâng nó ngang tầm Truyện Kiều. Trong Nét đẹp Hoa tiên - truyện thơ Annam, Nguyễn Tiến Lãng trong quá trình phân tích nội dung tình cảm câu chuyện đã nâng Hoa tiên lên như một “hình thức mơ mộng có tính cách đặc trưng của người An nam”(Nguyễn Tiến Lãng, 2012, p. 28). 2.4. Sự phân chia Nam - Bắc về mặt lịch sử từ sau năm 1954 cũng hình thành hai cực học thuật trên hai miền Bắc, Nam của đất nước kéo dài đến năm 1975. Ở miền Bắc, khuynh hướng chung là nhìn nhận lại các giá trị văn học cổ của dân tộc, theo đó, các truyện Nôm có giá trị hiện thực, thể hiện nỗi đau nhân tình thế thái, thể hiện tinh thần đấu tranh được phát hiện và phân tích, qua đó xem xét lại các thành tựu nghiên cứu đã có giai đoạn trước, để có cái nhìn thống nhất trong sự tương hợp với hệ thống kiến trúc thượng tầng chung. Đặc biệt là Truyện Kiều và các truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, các truyện Nôm bình dân (Truyện Trinh thử, truyện Trê cóc, Truyện Quan âm thị Kính, Truyện Thạch Sanh). Có thể thấy rất rõ điều này qua những tiểu luận và bài viết của Hoài Thanh: Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn; Truyện Kiều; Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam(Từ Sơn (chọn và giới thiệu), 2008); Xuân Diệu: nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du; Bản cáo trạng cuối cùng trong “Truyện Kiều”; Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Xuân Diệu, 2009); Đặng Việt Thanh: Tìm hiểu giá trị tập “Sãi Vãi” của Nguyễn Cư Trinh (Đặng Việt Thanh, 1957, pp. 32-42); Nguyễn Hồng Phong: Nhận xét chung về truyện Nôm khuyết danh (Nguyễn Hồng Phong, 2005)Nhìn tổng quát, các tác giả trên, một mặt tiếp tục khai thác giá trị Truyện Kiều, nhưng chủ yếu tập trung ở khía cạnh phản ánh hiện thực cuộc sống, mượn một văn bản nghệ thuật để thuyết minh cho tính chất đạo đức và giai cấp về nội dung đấu tranh và chống áp bức cường quyền. Dựa trên mô hình phản ánh luận và đấu tranh giai cấp, vì thế làm cho yếu tố văn học đi chệch khỏi quỹ đạo giá trị vốn có của nó. Mặt khác, tập trung các truyện Nôm bình dân có tính cách phổ biến nhất (truyện Thạch Sanh, truyện Trinh thử) vốn đã gần gũi với nhân dân lao động, được tô chuốt thêm khía cạnh “chống các thế lực phong kiến thối nát”: “bên cạnh tính chất trữ tình là tính chất hiện thực. Truyện Nôm (khuyết danh) không chỉ là một lời than tiêu cực, mà còn là một lời tố cáo, một lời phản kháng đối với xã hội đương thời. Cho nên truyện NGHIÊN CỨU TRUYỆN NÔM BÁC HỌC TRÊN CHIỀU LỊCH ĐẠI 54 Nôm có một giá trị phản phong ở mức độ nhất định” (Nguyễn Hồng Phong, 2005, p. 549). Những nội dung trên cũng là những phần quan trọng trong các công trình văn học sử Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam – xuất bản năm 1957, của nhóm Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam- xuất bản năm 1957, của nhóm Lê Quý Đôn) mà dấu vết của nó còn thể hiện khá sâu đậm trong các công trình văn học sử về sau này. Điểm đặc biệt nữa trong quan niệm văn học giai đoạn này là nhận định về chiều ảnh hưởng của hai xu hướng: bác học và bình dân/ dân gian. Đó là xu hướng văn học dân gian ảnh hưởng đến các truyện Nôm từ tính trữ tình, tính hiện thực đến yếu tố lãng mạn và anh hùng ca. Đây là một nhận diện nhiều ý nghĩa trên nhiều mặt. Thứ nhất, chính gợi ý về chiều ảnh hưởng từ dân gian này đã để lại ảnh hưởng tới các xu hướng nghiên cứu hiện đại về truyện Nôm của các tác giả như Kiều Thu Hoạch (Kiều Thu Hoạch, 2007), Cao Huy Đỉnh (Cao Huy Đỉnh, 2003) Ở miền Nam cũng diễn ra quá trình tìm hiểu di sản truyện Nôm song song với các giá trị văn hóa văn học khác. Đóng góp dễ nhận thấy nhất là khuynh hướng sử văn học với các tác giả Phạm Việt Tuyền (1965), Hà Như Chi (1951), Thạch Trung Giả (1973), Thanh Lãng (1953, 1967), Phạm Thế Ngũ (1963,1997), Phạm Văn Diêu (1960) Nét nổi bật nhất trong các công trình này chính là sự cởi mở trong việc nhìn nhận giá trị các truyện Nôm (cả truyện Nôm bình dân lẫn truyện Nôm bác học). Tuy thế, cách phân chia hai khía cạnh nội du