Trẻ học ngoại ngữ như thế nào
- Trẻ học một phần lớn nhờ vào việc bắt chước.
- Trẻ học nhanh nhất thông qua các hoạt động vận động.
- Trẻ tập trung chú vào nghĩa của tình huống chứ không phải từ ngữ hay ngữ pháp.
- Trẻ phát triển phát âm rất tốt.
6 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu việc dạy ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học ở Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
363
NGHIÊN CỨU VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO TEACHING ENGLISH GRAMMAR
TO CHILDREN LEARNING ENGLISH AS A SECOND LANGUAGE
AT PRIMARY LEVEL IN DANANG
SVTH: Lê Thị Ngọc Phương
Lớp 06SPA01, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu ngữ pháp được dạy cho trẻ ở trường tiểu học như
thế nào và tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ. Từ đó, bài
nghiên cứu đưa ra các đề xuất góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả dạy ngữ pháp TA cho trẻ
ở trường tiểu học.
ASBTRACT
The research is conducted to explore how English grammar is taught to children learning
English as a second language at primary level and to study factors influencing grammar teaching
and to offer some suggestions to help improve grammar instruction.
1. Mở đầu
1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào giải quyết 2 câu hỏi nghiên cứu:
- Ngữ pháp TA được dạy cho trẻ như thế nào ở các trường tiểu học trong thành phố
Đà Nẵng;
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
1.2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
a. Đặc điểm của trẻ và việc học tiếng của trẻ
b. Dạy TA cho trẻ
c. Dạy ngữ pháp TA cho trẻ
1.2.2. Cơ sở lí thuyết
a. Hiểu trẻ học như thế nào
- Trẻ nắm bắt ý nghĩa nhanh ngay cả khi trẻ không hiểu từng từ một.
- Trẻ thường học một cách gián tiếp – trẻ tiếp nhận thông tin từ mọi phía, học từ mọi
phía xung quanh chúng.
- Trẻ học bằng cách kết hợp các giác quan: nghe, nhìn, tiếp xúc với những thứ xung
quanh trẻ.
- Trẻ thích học và tò mò về thế giới xung quanh.
- Trẻ thích nhận được sự quan tâm và ủng hộ của GV.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
364
- Trẻ thích thú khi nói về bản thân và muốn được là trung tâm của sự chú ý trong lớp
học.
- Độ tập trung của trẻ rất hạn chế. Vì thế nếu các hoạt động kém thú vị thì trẻ rất mau
chán và sao nhãng trong lớp học. (Nguồn: Giáo học pháp 1, 2008)
b. Trẻ học ngoại ngữ như thế nào
- Trẻ học một phần lớn nhờ vào việc bắt chước.
- Trẻ học nhanh nhất thông qua các hoạt động vận động.
- Trẻ tập trung chú vào nghĩa của tình huống chứ không phải từ ngữ hay ngữ pháp.
- Trẻ phát triển phát âm rất tốt.
(Nguồn: Khóa tập huấn về: “hỗ trợ phát triển ngữ pháp cho trẻ”do Hội đồng Anh tổ chức,
2009)
c. Trẻ tiếp thu ngữ pháp TA như thế nào
- Trẻ có sẵn kiến thức ngữ pháp. Vì thế chúng ta cần phân biệt kiến thức ngữ pháp có
sẵn của trẻ với kiến thức ngữ pháp do thầy cô giáo cung cấp qua sách vở.
- Việc học ngôn ngữ của trẻ không phải đi theo một đường thẳng mà phát triển dần
dần.
- Trẻ dần dần sẽ hình thành các giả thuyết về cấu trúc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ
rất sáng tạo.
- Nếu trẻ được hướng dẫn và có cơ hội thử nghiệm ngôn ngữ, trẻ dần dần điều chỉnh
những giả thuyêt của mình cho đến khi kiến thức ngữ pháp sẵn có của trẻ phát triển
cùng chiều với ngữ pháp TA chuẩn.
- Trong quá trình học 1 hình thức ngữ pháp mới, trẻ có thể sử dụng đúng hay không
đúng. Lỗi mà trẻ mắc phải chứng tỏ trẻ đang trong quá trình tiếp thu hình thức ngữ
pháp đó.
- Ngữ pháp và từ vựng có liên quan chặt chẽ với nhau vì thế từ vựng và các câu nếp
là cơ sở để ngữ pháp phát triển.
(Nguồn: Khóa tập huấn về: “hỗ trợ phát triển ngữ pháp cho trẻ”do Hội đồng Anh tổ chức,
2009)
d. Phương pháp dịch-ngữ pháp truyền thống và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo
phương pháp này
- Học ngữ pháp để đọc được các tác phẩm văn học
- 2 kĩ năng tập trung phát triển: đọc và viết
- Từ vựng dựa vào bài đọc và được dạy chủ yếu dựa vào ghi nhớ
- Câu là đơn vị cơ bản trong việc dạy và thực hành ngôn ngữ
- Bài học chủ yếu tập trung vào dịch từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ đang học và
ngược lại
- Đề cao tầm quan trọng của độ chính xác Richards and Rodgers (1986)
Ngữ pháp được dạy theo PP diễn dịch, có nghĩa là các quy tắc ngữ pháp được dạy
trước và sau đó là các bài luyện tập, không hề có bối cảnh giao tiếp; phương tiện giảng dạy
là ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ và ít sử dụng ngôn ngữ đang học trong giao tiếp.
e. Phương pháp nghe nhìn và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo phương pháp này
Theo Prator and Celce – Murcia (1979) thì PP này có các đặ điểm sau:
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
365
- bài học được thiết kế theo hình thức hội thoại
- ngữ pháp không được giải thích; được dạy theo PP quy nạp, chứ không phải diễn
dịch;
- từ vựng rất hạn chế và chỉ được dạy trong ngữ cảnh hội thoại;
- sử dụng nhiều các thiệt bị trợ giúp nghe nhìn và các phòng dành cho học ngôn ngữ;
- cho phép sử dụng một chút tiếng mẹ đẻ
- sử dụng ngôn ngữ mà không chú trọng đến nội dung
f. Phương pháp giao tiếp và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo phương pháp này
Celce-Murcia (2001) tóm tắt những đặc điểm sau:
- Mục đích của việc dạy ngôn ngữ là tạo nên năng lực giao tiếp cho người học.
- Nội dung bài học không chỉ bao gồm các cấu trúc ngôn ngữ mà còn có các chức
năng xã hội.
- Học sinh thường làm việc theo nhóm hay cặp để trao đổi thông tin cho nhau.
- Người học có cơ hội tham gia đóng kịch, thể hiện nhiều vai để có thể sử dụng ngôn
ngữ đang học vào từng ngữ cảnh khác nhau.
- Các tài liệu sử dụng và các hoạt động mang tính xác thức, thể hiện những tình
huống thực tế trong cuộc sống.
- GV có vai trò thúc đẩy sự giao tiếp bằng ngôn ngữ đang học.
g. Cấu trúc 3 giai đoạn và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo cấu trúc này
Giới thiệu: tạo ra các tình huống thực tế trong đó có bao hàm điểm ngữ pháp cần
học
Luyện tập: luyện tập sử dụng điểm ngữ pháp mới học
Luyện tập tự do: người học vận dụng điểm ngữ pháp mới học vào các tình huống
thực tế
1.3. Diễn dịch và quy nạp và dạy ngữ pháp cho trẻ theo cách diễn dịch và quy nạp
Diễn dịch: dạy quy luật ngữ pháp trước và sau đó mới là cách sử dụng điểm ngữ
pháp đó.
nghĩa và cách sử dụng hay thông qua các tình huống thực tế mà điểm
ngữ pháp đó xuất hiện, người học tự khám phá ra các quy luật ngữ pháp.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
30 GV dạy TA tại các trường tiểu học trên thành phố Đà Nẵng: Hoàng Văn Thụ,
Hùng Vương, Phù Đổng, Phan Thanh, Trần Văn Ơn, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Cao Vân, Hoa
Lư, Lê Văn Tám, Thanh Khê, Hòa Phước, Nguyễn Như Hạnh, Ngô Quyền, Quang Trung,
Nguyễn Văn Trỗi, Lê Lai, English for kids và Skylines.
- Học sinh tiêu học các trường Phù Đổng, Hùng Vương, Nguyễn Văn Trỗi
- Giáo trình Let’s learn English và Let’s go
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phiếu điều tra
- Phiếu điều tra có 11 câu hỏi, gồm 3 phần:
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
366
o Phần đầu gồm các thông tin chung về GV;
o Phần 2 gồm các câu hỏi nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: ngữ
pháp được dạy như thế nào cho trẻ ở trường tiểu học;
o Phần 3 gồm các câu hỏi về những nhân tố ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp
và khó khăn GV thưởng gặp khi dạy ngữ pháp.
2.2.2. Quan sát lớp học
Quan sát lớp học được tiến hành tại các trường tiểu học Hùng Vương, Phù Đổng và
Nguyễn Văn Trỗi nhằm quan sát một giờ dạy ngữ pháp. Thông tin thu thập từ phiếu quan
sát chủ yếu là để tác giả có một cái nhìn chung về việc ngữ pháp được tiến hành như thế
nào trên thực tế tại các trường tiểu học để bổ sung vào phần khuyến nghị của bài viết.
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Định tính
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Trình bày kết quả nghiên cứu
3.1.1. Ngữ pháp TA được dạy cho trẻ như thế nào?
- Đa số các GV đều cho rằng mình đang dạy ngữ pháp cho trẻ theo PP giao tiếp
(73,3%). Nhưng thực tế thì cách dạy của các GV này không hoàn toàn mang tính giao tiếp.
- Đối với nhóm GV dạy ngữ pháp TA cho trẻ theo giáo trình Let’s go (13 GV dùng
giáo trình này trong tổng số 30 GV được khảo sát chiếm 43,3%): nhóm A
+
nghĩa của điểm ngữ pháp mới; các
GV khác nhau trong quan điểm nhấn mạnh vào Nghĩa, hay Cách sử dụng hay Hình thức
ngữ pháp; các hoạt động được sử dụng nhiều nhất để dạy ngữ pháp đó là sử dụng tranh
ảnh, viết/vẽ trên bảng, hội thoại (chiếm 60%), trò chơi (chiếm 40%); trẻ được tổ chức chủ
yếu theo nhóm; cả TA và tiếng Việt đều được sử dụng làm phương tiện giảng dạy; các hoạt
động thường được sử dụng nhất tạo điều kiện cho trẻ áp dụng ngữ pháp vừa học gồm: điền
vào thông tin còn thiếu (chiếm 80%); sử dụng các bài hát (chiếm 60%).
+ Có 3 GV dạy theo PP ngữ pháp-dịch truyền thống (20,1%) (nhóm 2A): không nhất
thống trong cách dạy; hoạt động được sử dụng nhiều nhất khi dạy 1 điểm ngữ pháp mới
cho trẻ là viết/vẽ lên bảng (100%), sử dụng tranh ảnh, hội thoại (66,6%); khi tạo điều kiện
cho trẻ luyện tập là nghe và làm theo hướng dẫn và đóng vai (66,6%)
+ Có 5 GV dạy kết hợp 2 PP trên (38,4%) (nhóm 3A): khi dạy ngữ pháp, đưa ra ví dụ
trước và tập trung vào nghĩa; viết/vẽ lên bảng, sử dụng tranh ảnh (80%), hội thoại (60%);
hoạt động cho trẻ luyện tập: đóng vai (80%), meaningful drills, games (60%); hình thức trẻ
than giam: nhóm
- Đối với nhóm GV dạy ngữ pháp TA cho trẻ theo giáo trình Let’s learn English (17
GV dùng giáo trình này trong tổng số 30 GV được khảo sát): nhóm B
+ Có 11 GV dạy ngữ pháp theo PP giao tiếp (chiếm 64,7%) (nhóm 1B): đưa ra ví dụ
trước, không thống nhất trong việc tập trung vào nghĩa, hình thức hay cách sử dụng; các
hoạt động để dạy ngữ pháp: hội thoại (72,7%), sử dụng tranh ảnh, trò chơi (62,6%); đóng
vai
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
367
+ Có 2 GV dạy ngữ pháp theo PP ngữ pháp-dịch truyền thống (chiếm 11,7%) (nhóm
2B): không thống nhất trong việc nhấn mạnh vào ngữ nghĩa hay cách dùng hay hình thức
của điểm ngữ pháp mới; các hoạt động được sử dụng để dạy: hội thoại (100%), tranh ảnh,
kinh nghiệm, đọc (50%); được sử dụng để trẻ luyện tập: luyện tập theo (100%), trò chơi,
kể chuyện, nghe và làm theo hướng dẫn (50%); hình thức tổ chức: nhóm hay cặp; cả TA và
Việt đều được sử dụng
+ Có 1 GV dạy ngữ pháp bằng cách kết hợp 2 PP trên (chiếm 5.8%) (nhóm 2C): dạy
ngữ pháp bằng tranh ảnh, kinh nghiệm thực tế, các bài hát, trò chơi vận động, giả thích
nghĩa bằng TA, hội thoại; cả TA và Việt; luyện tập, trò chơi, đóng vai, các bài hát, điền
thông tin còn thiếu; hoạt động theo cặp
+ Có 3 GV dạy ngữ pháp không rõ về PP đang sử dụng (17.6%) (nhóm 2D): hoạt
động để dạy: viết/vẽ lên bảng, các bài hát, hội thoại, đọc, trò chơi; sử dụng phần nhiều TA;
trò chơi, đóng vai, luyện tập, kể chuyện, nghe và làm theo, điền thông tin thiếu; học sinh
hoạt động theo nhóm hay cả lớp
3.1.2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ?
Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ: Hiểu được đặc
điểm học tập của trẻ (chiếm 50%); nguồn tài liệu nghèo nàn, phuong pháp giảng dạy
(40%); tổ chức lớp học (33,3%); cơ sở vật chất về giảng dạy TA, đào tạo, tập huấn về các
PP giảng dạy (30%).
Những khó khăn mà GV thường gặp nhất việc dạy ngữ pháp cho trẻ: lớp học đông
(chiếm 66,6%); thời gian hạn chế (46,6%) ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến việc dạy và học
của trẻ (40%); chương trình sách giáo khoa không phù hợp (40%).
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
3.2.1. Ngữ pháp TA được dạy cho trẻ như thế nào?
Mặc dù hầu hết các GV tham gia trả lời phiếu điều tra đều cho rằng họ đang dạy
theo PP giao tiếp, kết quả cho thấy GV dạy ngữ pháp cho trẻ kết hợp nhiều PP khác nhau.
Cách dạy của GV không đáp ứng được hết yêu cầu mà chương trình dạy TA cho trẻ do 2
cuốn giáo trình đưa ra.
3.2.2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ?
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ được chia làm 2 loại lớn:
nhân tố có liên quan đến PP giảng dạy và liên quan đến lớp học.
4. Khuyến nghị và kết luận
4.1. Khuyến nghị
4.1.1. Về phương pháp dạy ngữ pháp TA
GV cần tìm hiểu về đặc điểm của trẻ và tâm lí đối tượng người học để áp dụng
những PP cho phù hợp; cần linh hoạt trong việc áp dụng các PP và tổ chức các hoạt động;
cần nắm bắt được tinh thần của các PP giảng dạy TA và chọn lọc các PP phù hợp với đối
tượng học sinh của mình.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
368
4.1.2. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp và những khó khăn mà GV
gặp phải trong khi dạy ngữ pháp
GV cần thay đổi hoạt động linh hoạt sau 5-10 phút để tạo sự hứng khởi trong học
tập cho trẻ; sử dụng linh hoạt và thường các trò chơi vân động trong dạy ngữ pháp cho trẻ;
; tạo ra quy tắc trong lớp ngay từ đầu và yêu cầu trẻ tuân theo.
5. Kết luận
Ngữ pháp được dạy cho trẻ theo nhiều PP khác nhau, có thể nói đó là sự tổ hợp của
nhiều PP. Thứ nhất, GV không hiểu rõ hết bản chất và đặc điểm của từng PP mình sử dụng
nên cách giảng dạy ngữ pháp thể hiện đặc điểm của nhiều PP khác nhau. Thứ hai, GV nắm
rõ đặc điểm học tập của đối tượng học sinh nên biết cách khai thác những điểm mạnh của
các PP khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brewster J., Ellis G., & Girard D. (1991). The primary English teacher’s guide (2nd
ed.). Penguine English.
[2] Bourke K. (n.d.). Teaching Grammar to Young Learners. Retrieved November 1,
2009, from
[3] Halliwell S. (1992). Teaching English in the Primary Classroom (8th ed.). Addison
Wesley Longman Limited.
[4] Hinojosa S. D. (n.d.). Teaching Grammar. Retrieved November 1, 2009, from
[5] Lipman D. (1999). Improving your storytelling. August House, Inc.
[6] Lynch L. M. (n.d). Grammar teaching: implicit or explicit. Retrieved November 1,
2009, from