Nghiên cứu xác định hàm lượng một số thuốc kháng sinh trong thực phẩm bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Tóm tắt. Bài báo trình bày quy trình phân tích xác định đồng thời hàm lượng ba chất kháng sinh amoxicilin, oxytetracycline, ofloxacin bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng phương pháp HPLC để xác định đồng thời hàm lượng ba chất kháng sinh amoxicilin, oxytetracycline, ofloxacin trong thực phẩm với độ chính xác cao. Dựa trên các điều kiện tối ưu đã khảo sát, quy trình phân tích được ứng dụng để xác định đồng thời hàm lượng amoxicilin, oxytetracycline, ofloxacin trong một số mẫu thực phẩm như thịt gà, thịt lợn bán trên thị trường. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng amoxicilin và oxytetracyclin trong một số mẫu thịt gà và thịt lợn bán trên thị trường cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép đối với thực phẩm.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng một số thuốc kháng sinh trong thực phẩm bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2013, Vol. 58, No. 3, pp. 24-32 This paper is available online at NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH TRONG THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) Trần Thị Hồng Vân, Đào Nguyễn Thu Hà, Trần Minh Đức và Nguyễn Quang Tuyển Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo trình bày quy trình phân tích xác định đồng thời hàm lượng ba chất kháng sinh amoxicilin, oxytetracycline, ofloxacin bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng phương pháp HPLC để xác định đồng thời hàm lượng ba chất kháng sinh amoxicilin, oxytetracycline, ofloxacin trong thực phẩm với độ chính xác cao. Dựa trên các điều kiện tối ưu đã khảo sát, quy trình phân tích được ứng dụng để xác định đồng thời hàm lượng amoxicilin, oxytetracycline, ofloxacin trong một số mẫu thực phẩm như thịt gà, thịt lợn bán trên thị trường. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng amoxicilin và oxytetracyclin trong một số mẫu thịt gà và thịt lợn bán trên thị trường cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép đối với thực phẩm. Từ khóa: HPLC, antibiotics, amoxicillin, oxytetracycline, ofloxacin. 1. Mở đầu Trong chăn nuôi, kháng sinh (KS) được sử dụng với 3 mục đích: điều trị bệnh, phòng bệnh và dùng như chất kích thích sinh trưởng. Tùy theo mục đích sử dụng mà liều lượng và phương thức sử dụng KS có khác nhau. Việc sử dụng KS không đúng cách trong chăn nuôi dẫn đến một hậu quả rất nghiêm trọng là làm tăng hiện tượng kháng kháng sinh của các loài vi khuẩn gây bệnh trên người và vật nuôi [1-3]. Hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam rất khó kiểm soát. Người nông dân vì muốn tăng năng suất và sản lượng đã sử dụng kháng sinh tràn lan, không đúng chỉ dẫn, liều lượng,. . . dẫn đến dư lượng thuốc kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi quá lớn, vượt giới hạn an toàn cho phép [4, 5]. Các chất kháng sinh tồn dư lại trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa,. . . sẽ gây tác hại cho người tiêu dùng. Lượng kháng sinh này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và con người sẽ rất dễ bị “nhờn” thuốc, mất khả năng chống chọi với bệnh tật [4-6]. Vì vậy, việc phân tích, xác định chính xác hàm lượng các loại thuốc Ngày nhận bài: 22/4/2013. Ngày nhận đăng: 10/6/2013. Tác giả liên lạc: Trần Thị Hồng Vân, địa chỉ e-mail: hongvan0505@yahoo.com 24 Nghiên cứu xác định hàm lượng một số thuốc kháng sinh trong thực phẩm... kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với vấn đề an toàn thực phẩm. Trong bài báo này chúng tôi trình bày quy trình phân tích định lượng một số thuốc kháng sinh (amoxicilin, oxytetracyclin, ofloxacin) thường được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) [7-9] và ứng dụng để xác định hàm lượng các thuốc kháng sinh này trong thực phẩm, chủ yếu là trong thịt gia súc và gia cầm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực nghiệm * Hóa chất - Các chất chuẩn: amoxicilin, oxytetracyclin, ofloxacin đều là chất chuẩn tinh khiết của Viện kiểm nghiệm - Bộ Y tế. - Tất cả các hoá chất và dung môi sử dụng trong nghiên cứu đều đạt độ tinh khiết phân tích. * Thiết bị - Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao của hãng Shimadzu (Nhật Bản), cột ODS C18, detector hấp thụ tử ngoại UV-VIS, bơm cao áp SPD 20A. - Bộ lọc dung môi và bộ lọc mẫu với đường kính lỗ màng lọc 0,45 µm. - Cân phân tích Startorius có độ chính xác ±0,1 mg của Đức - Máy pH met TOA pH METER HM – 16S của Nhật Bản * Quy trình lấy và xử lí mẫu thịt gà và thịt lợn - Lấy và xử lí sơ bộ mẫu Thịt gà và thịt lợn được mua tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, được xay nhuyễn và bảo quản trong tủ lạnh ở -18 oC. - Quy trình xử lí mẫu + Cân chính xác 10,0 g mẫu đã được xay nhuyễn cho vào bình eclen. + Thêm 15 mL dung dịch axetonitril, nghiền và lắc đều trong 2 giờ. Lọc lấy dịch trong sang cốc thủy tinh. Lặp lại bước này 2 lần nữa để có thể chiết dư lượng kháng sinh trong mẫu với hiệu suất tối đa có thể. - Làm sạch dịch chiết + Sử dụng cột silica gel để làm sạch dịch chiết. Hoạt hóa cột lần lượt bằng 5 mL metanol và 5 mL nước cất. Loại bỏ dung dịch chảy qua cột. + Cho dịch chiết chảy qua cột. Ttrong giai đoạn này, các kháng sinh trong mẫu sẽ được hấp thị lên bề mặt các hạt rắn chứa trong cột. Điều chỉnh cho dịch này chảy ra khỏi cột với tốc độ chậm, từng giọt một. + Rửa cột bằng 5 mL nước cất 2 lần, loại bỏ dịch chảy ra khỏi cột, làm khô cột. Tiếp theo rửa giải bằng 10 mL metanol với tốc độ chậm, từng giọt một. Thu dịch ra khỏi 25 Trần Thị Hồng Vân, Đào Nguyễn Thu Hà, Trần Minh Đức và Nguyễn Quang Tuyển cột, cô về dưới 1 mL rồi định mức vào bình 1 mL bằng metanol. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Khảo sát điều kiện định lượng đồng thời ba chất kháng sinh bằng phương pháp HPLC Qua nghiên cứu tính chất lí hóa của 3 chất kháng sinh (amoxicilin, oxytetracyclin, ofloxacin), kết hợp với các điều kiện trong tài liệu tham khảo và điều kiện có sẵn của phòng thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn kiểu sắc kí phân bố pha đảo, sử dụng cột silica C18. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành khảo sát các điều kiện sắc kí như: lựa chọn pha động, vận tốc dòng, bước sóng phát hiện, thể tích tiêm. * Khảo sát lựa chọn pha động Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mẫu chuẩn hỗn hợp 3 loại kháng sinh trong cùng điều kiện sắc kí: tốc độ dòng là 0,75 mL/phút, thể tích tiêm là 10 µL trên hệ pha động với thành phần gồm metanol - axit oxalic - acetonitril với các tỉ lệ khác nhau, tại λ = 254 nm. Kết quả khảo sát cho thấy: với pha động là metanol - axit oxalic - axetonitril theo tỉ lệ 20: 55: 25 (%), sắc kí đồ cho hình dáng pic gọn, thời gian lưu vừa phải. Vì vậy chúng tôi chọn pha động là metanol - axit oxalic - axetonitril với tỉ lệ 20: 55: 25 (%). * Khảo sát lựa chọn bước sóng Để lựa chọn bước sóng thích hợp phát hiện đồng thời 3 loại kháng sinh, chúng tôi tiến hành quét phổ UV của các dung dịch chuẩn riêng rẽ của từng kháng sinh trên dải sóng 190 - 400 nm (Hình 1, 2 và 3). Hình 1. Phổ hấp thụ UV của oxytetracyclin ở tR = 4,928 phút Hình 2. Phổ hấp thụ UV của amoxicilin ở tR = 2,604 phút Kết quả cho thấy bước sóng hấp thụ cực đại lần lượt là: amoxicilin - 231 nm; oxytetracyclin - 269 nm và ofloxacin - 297 nm. Từ kết quả quét phổ UV, chúng tôi nhận thấy cần phải lựa chọn một bước sóng trung gian sao cho độ hấp thụ của cả 3 loại kháng sinh đều tương đối lớn để kết quả phân tích có độ nhạy cao. Tại bước sóng λ = 240 nm độ hấp thụ của cả 3 kháng sinh đều tương đối lớn; đường nền thẳng, cả 3 pic xuất hiện với thời gian lưu phù hợp, các pic đều, cân xứng (Hình 4). Vì vậy bước sóng được chọn để nghiên cứu định lượng hỗn hợp 3 kháng sinh trên là 240 nm. 26 Nghiên cứu xác định hàm lượng một số thuốc kháng sinh trong thực phẩm... Hình 3. Phổ hấp thụ UV của ofloxacin ở tR = 1,736 phút Hình 4. Sắc kí đồ của hỗn hợp ofloxacin, amoxicilin, oxytetracyclin ở bước sóng 240 nm * Khảo sát lựa chọn tốc độ dòng Chúng tôi tiến hành chạy sắc kí của dung dịch mẫu chuẩn hỗn hợp ở các tốc độ khác nhau. Kết quả cho thấy với tốc độ dòng 0,75 mL/phút các pic được tách tốt, áp suất cột vừa phải và thời gian lưu ngắn. Vì vậy chúng tôi chọn tốc độ dòng là 0,75 mL/phút để nghiên cứu định lượng các chất. Từ các kết quả khảo sát, chúng tôi đã xây dựng quy trình sắc kí có khả năng phân tích tốt các kháng sinh trên như sau: Cột tách: cột silica C18 (5 µm, 4,6 cm x 150 cm); Pha động: metanol - axit oxalic - axetonitril theo tỉ lệ 20%: 55%: 25%; Tốc độ dòng: 0,75 mL/phút; Thể tích tiêm: 10 µL; Detector UV: bước sóng 240 nm; Nhiệt độ phân tích: nhiệt độ phòng. Qua thực nghiệm với điều kiện sắc kí như trên, 3 chất được tách ra hoàn toàn, các pic cân đối và gọn, thời gian lưu của 3 chất hợp lí đảm bảo thời gian phân tích. 2.2.2. Đánh giá phương pháp định lượng - Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch chuẩn: Pha hỗn hợp dung dịch chuẩn gốc chứa đồng thời các hoạt chất amoxicilin, oxytetracyclin, ofloxacin: Cân chính xác 0,0367 g amoxicilin; 0,0323 g chất chuẩn oxytetracyclin và 0,0418 g ofloxacin riêng rẽ. Hòa tan oxytetracyclin và ofloxacin trong dung dịch HCl 0,01 M; hòa tan amoxicilin trong dung dịch H3PO4 pH ≈ 3,5; trộn đều hỗn hợp rồi rót vào bình định mức 50 mL, định mức tới vạch bằng nước cất hai lần. - Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc kí: Để đánh giá một phép định lượng bằng HPLC mới xây dựng, trước hết ta phải tiến hành khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc kí. Việc khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc kí được tiến hành qua việc tiêm lặp lại 7 lần dung dịch hỗn hợp chuẩn được chuẩn bị như ở phần 2.1. Kết quả tính toán cho thấy các đại lượng đặc trưng như: số đĩa lí thuyết (N), hệ số bất đối (AF) và độ phân giải (RS) của ba pic đều nằm trong giới hạn cho phép. Vậy khả năng tách ba chất của hệ thống sắc kí có tính thích hợp tốt. Yêu cầu về độ lệch chuẩn tương đối nói chung thấp hơn 2% là chấp nhận được. Từ kết quả trên cho thấy, RSD% của thời gian lưu, diện tích pic, độ phân giải giữa 2 pic đều nhỏ hơn 2%, chứng tỏ 27 Trần Thị Hồng Vân, Đào Nguyễn Thu Hà, Trần Minh Đức và Nguyễn Quang Tuyển hệ thống sắc kí có độ đảm bảo tính thích hợp đối với cả ba thành phần phân tích. 2.2.3. Khảo sát độ tuyến tính của phương pháp và xây dựng đường chuẩn - Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính Chúng tôi khảo sát sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ các chất cần định lượng với diện tích pic trên các chất chuẩn amoxicilin, oxytetracyclin và ofloxacin. Kết quả khảo sát cho thấy khi nồng độ của amoxcicilin biến thiên trong khoảng 0,0188→ 1,2040 mg/mL, của oxytetracyclin biến thiên trong khoảng 0,0215→ 1,3760 mg/mL và của ofloxacin biến thiên trong khoảng 0,020 → 1,280 mg/mL, có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ các chất với diện tích pic tương ứng thể hiện qua các phương trình hồi quy với các hệ số tương quan đều rất gần 1. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn nồng độ định lượng các kháng sinh trong mẫu nằm trong khoảng tuyến tính đã khảo sát. - Xây dựng đường chuẩn Đường chuẩn của các chất kháng sinh (amoxicilin, oxytetracyclin và ofloxacin) được biểu diển trên các Hình 5, 6 và 7 bằng phần mềm Microsoft Excel. Hình 5. Đường chuẩn của amoxicilin Hình 6. Đường chuẩn của oxytetracyclin Hình 7. Đường chuẩn của ofloxacin Để kiểm tra độ chính xác của đường chuẩn đã xây dựng, chúng tôi pha dung dịch chuẩn của các kháng sinh ở hai nồng độ khác nhau. Bơm từng dung dịch vào thiết bị HPLC cho máy chạy đúng thời gian lưu sẽ xuất hiện pic sắc kí, ghi kết quả diện tích pic; lặp lại 7 lần. Dùng đường chuẩn đã xây dựng và thay diện tích pic vào phương trình đường 28 Nghiên cứu xác định hàm lượng một số thuốc kháng sinh trong thực phẩm... chuẩn xác định được nồng độ Cx. So sánh Cx đã tìm được theo đường chuẩn với giá trị thực đã pha với độ thống kê cho trước để kiểm tra độ chính xác của đường chuẩn thu được. Độ chính xác của đường chuẩn được đánh giá qua giá trị độ lệch chuẩn S và độ lệch chuẩn tương đối RSD (%), Kết quả thu được cho thấy RSD (%) đều thấp dưới 2% chứng tỏ đường chuẩn có độ chính xác cao giữa các lần phân tích. 2.2.4. Khảo sát độ lặp lại và độ đúng của phương pháp Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 mức nồng độ, ở mỗi mức nồng độ tiến hành đo 6 lần để khảo sát độ lặp lại của diện tích pic, sau đó đánh giá độ phân tán của số liệu dựa vào giá trị độ lệch chuẩn S và độ lệch chuẩn tương đối RSD (%). Kết quả khảo sát cho thấy, độ lệch chuẩn tương đối RSD% đều thấp và sai số với các mức nồng độ của các kháng sinh là tương đối nhỏ. Như vậy, với chương trình sắc kí đã chọn, phương pháp định lượng ba kháng sinh có độ lặp lại cao. Độ đúng của phương pháp được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn (thêm khoảng 20%). Thêm vào mẫu thử một lượng chất chuẩn sao cho tổng nồng độ của chúng vẫn nằm trong khoảng tuyến tính đã khảo sát. Tiến hành chạy sắc kí dung dịch chuẩn, dung dịch thử và dung dịch thêm chuẩn, dựa vào diện tích pic của các dung dịch này tính tỉ lệ thu hồi lượng chất chuẩn thêm vào theo công thức: H(%) = C C0 (1) trong đó: C là nồng độ tìm lại trung bình, C0 là nồng độ chuẩn thêm vào nền. Đối với mỗi kháng sinh, tiến hành lặp lại thực nghiệm 5 lần ở 3 mức nồng độ thấp, trung bình và cao (Bảng 1). Bảng 1. Kết quả xác định độ đúng của 3 kháng sinh trên thiết bị HPLC Chất kháng sinh Nồng độ chuẩn thêm vào nền (mg/mL) Nồng độ tìm lại trung bình (mg/mL) Độ lệch chuẩn tương đối RSD (%) Hệ số thu hồi H (%) Amoxicilin 0,037625 0,037326 1,132 99,21 0,1505 0,151374 1,020 100,58 0,602 0,605758 0,830 100,62 Oxytetracyclin 0,043 0,0428 1,793% 99,57 0,172 0,1719 0,887 99,93 0,688 0,6853 0,433 99,61 Ofloxacin 0,04 0,0404 1,025 101,00 0,16 0,15995 0,731 99,97 0,64 0,6399 0,283 99,99 Kết quả cho thấy, tỉ lệ thu hồi trung bình của mỗi kháng sinh đều cao: amoxicilin 99,21% - 100,62%, oxytetracyclin 99,57% - 99,93% và ofloxacin 99,97% - 101,00%. Mặt khác các giá trị độ lệch chuẩn tương đối cũng như sai số tương đối đều thấp, nhỏ hơn 2%. Như vậy phương pháp đã khảo sát đạt yêu cầu về độ đúng. 29 Trần Thị Hồng Vân, Đào Nguyễn Thu Hà, Trần Minh Đức và Nguyễn Quang Tuyển 2.2.5. Xác định hàm lượng các chất kháng sinh trong thực phẩm * Đối tượng nghiên cứu Các mẫu thực phẩm được nghiên cứu là các mẫu thịt gà và thịt lợn được bán tại các chợ ở thành phố Hà Nội. Mẫu được xử lí và làm sạch, tiếp đó được lọc qua màng lọc 0,45 µm. Mẫu sau khi xử lí được tiến hành chạy trên thiết bị HPLC theo các điều kiện phân tích đã chọn. Xác định và ghi lại giá trị diện tích pic trên sắc kí đồ sẽ tính được nồng độ ba loại kháng sinh trong mẫu từ phương trình đường chuẩn; từ đó tính được hàm lượng ba loại kháng sinh trong mẫu thịt ban đầu theo công thức: C = Cm × 1000 m (2) trong đó: C là hàm lượng từng kháng sinh trong mẫu thịt gà hoặc thịt lợn ban đầu (mg/kg); Cm là nồng độ từng kháng sinh trong dung dịch mẫu sau khi xử lí (mg/mL); m là khối lượng mẫu phân tích. * Xác định hàm lượng kháng sinh trong các mẫu thịt gà và thịt lợn Mẫu 1:Mẫu thịt gà mua ngày 12/10/2011 tại chợ Nghĩa Tân (xuất xứ: trại chăn nuôi gà Sơn Tây). Kết quả phân tích cho thấy trongMẫu 1 chỉ có amoxicilin với hàm lượng xác định theo phương pháp đường chuẩn là 4,155 mg/kg, so với tiêu chuẩn cho phép TCVN (0,2 mg/kg [1]) cao gấp khoảng 20 lần. Hơn nữa, sắc kí đồ của Mẫu 1 cho thấy mẫu có nhiều tạp chất có thể gây nhiễu kết quả phân tích. Vì thế, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu theo phương pháp thêm chuẩn để loại trừ các ảnh hưởng của nền, cho kết quả phân tích chính xác hơn. Để tiến hành phân tích theo phương pháp thêm chuẩn chúng tôi chuẩn bị một dãy 4 dung dịch chuẩn amoxicilin có nồng độ khác nhau. Lần lượt thêm vào mỗi dung dịch chuẩn nói trên 50 µl dung dịchMẫu 1. Sau đó tiến hành chạy sắc kí 4 dung dịch thu được. Từ kết quả thu được chúng tôi biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng độ amoxicilin thêm chuẩn bằng phần mềm Microsoft Excel, thu được đường thêm chuẩn. Từ phương trình đường thêm chuẩn có dạng y = ax + b chúng tôi tính được nồng độ amoxicilin trong mẫu (x = b a ) là 0,02948 mg/mL- tương ứng với hàm lượng amoxcicilin trong mẫu thịt gà ban đầu là 2,948 mg/kg (theo công thức (2)). Mẫu 2: Mẫu thịt gà mua ngày 19/10/2011 tại chợ Cống Vị (xuất xứ: trại chăn nuôi gà Sơn Tây). Kết quả xác định hàm lượng 3 chất kháng sinh trongMẫu 2 theo phương pháp đường chuẩn cho thấy trong Mẫu 2 có 2 loại kháng sinh là amoxicilin và oxytetracyclin. Hàm lượng amoxicilin trong mẫu là 8,431 mg/kg, so với tiêu chuẩn TCVN cho phép (0,2 mg/kg) cao gấp hơn 40 lần; hàm lượng oxytetracyclin là 5,200 mg/kg, so với tiêu chuẩn TCVN cho phép (0,2 mg/kg) cao hơn gấp khoảng 25 lần. Sắc kí đồ của Mẫu 2 cho thấy mẫu có nhiều tạp chất có thể gây nhiễu kết quả phân tích. Vì thế, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu theo phương pháp thêm chuẩn để loại trừ các ảnh hưởng của nền, cho kết quả phân tích chính xác hơn. Bằng phương pháp thêm chuẩn chúng tôi xác định được nồng độ amoxicilin trong 30 Nghiên cứu xác định hàm lượng một số thuốc kháng sinh trong thực phẩm... Mẫu 2 là 0,07958 mg/mL - tương ứng với hàm lượng amoxicilin trong mẫu thịt gà ban đầu là 7,958 mg/kg và nồng độ oxytetracyclin là 0,04799 mg/mL - tương ứng với hàm lượng oxytetracyclin trong mẫu thịt gà ban đầu là 4,799 mg/kg. Mẫu 3:Mẫu thịt gà mua ngày 22/11/2011 tại chợ Nghĩa Tân (xuất xứ: trại chăn nuôi gà Cầu Diễn). Kết quả phân tích theo phương pháp đường chuẩn cho thấy trong Mẫu 3 chỉ có 1 kháng sinh là oxytetracyclin với hàm lượng là 6,880 mg/kg, so với tiêu chuẩn cho phép TCVN (0,2 mg/kg) cao hơn gấp khoảng 35 lần. Sắc kí đồ của Mẫu 3 cũng cho thấy mẫu có nhiều tạp chất có thể gây nhiễu kết quả phân tích. Vì thế, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu theo phương pháp thêm chuẩn để có kết quả phân tích chính xác hơn. Bằng phương pháp thêm chuẩn chúng tôi xác định được nồng độ oxytetracyclin trong Mẫu 3 là 0,04947 mg/mL - tương ứng với hàm lượng oxytetracyclin trong mẫu thịt gà ban đầu là 4,947 mg/kg. Mẫu 4: Mẫu thịt lợn mua ngày 19/10/2011 tại chợ Nghĩa Tân (xuất xứ: trại chăn nuôi Ứng Hòa). Kết quả phân tích theo phương pháp đường chuẩn cho thấy trong Mẫu 4 chỉ có 1 kháng sinh là amoxicilin với hàm lượng là 2,195 mg/kg, so với tiêu chuẩn cho phép TCVN (0,2 mg/kg) cao hơn gấp khoảng 10 lần. Sắc kí đồ của Mẫu 4 cũng cho thấy mẫu có nhiều tạp chất có thể gây nhiễu kết quả phân tích. Vì thế, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu theo phương pháp thêm chuẩn để loại trừ các ảnh hưởng của nền. Nồng độ amoxicilin xác định bằng phương pháp thêm chuẩn là 0,01963 mg/mL - tương ứng với hàm lượng amoxcicilin trong mẫu thịt lợn ban đầu là 1,963 mg/kg. So sánh kết quả phân tích theo 2 phương pháp, chúng tôi nhận thấy phương pháp thêm chuẩn cho kết quả chính xác hơn so với phương pháp đường chuẩn do loại bỏ được các yếu tố ảnh hưởng của nền mẫu. Trong một số trường hợp, sự sai lệch của phương pháp đường chuẩn so với phương pháp thêm chuẩn là không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép (< 15%) thì có thể chấp nhận kết quả xác định theo phương pháp đường chuẩn. 3. Kết luận Tiến hành thực nghiệm trên thiết bị sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xây dựng phương pháp định lượng đồng thời các kháng sinh amoxicilin, oxytetracyclin, ofloxacin trong các mẫu thực phẩm, chúng tôi đã thu được các kết quả sau: - Có thể xác định đồng thời các kháng sinh amoxicilin, oxytetracyclin, ofloxacin trong các mẫu thực phẩm bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) đạt được độ chính xác cho phép. - Kết quả khảo sát độ tuyến tính cho thấy có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ và diện tích pic các hoạt chất, cho phép áp dụng quy trình phân tích để xác định hàm lượng các kháng sinh trong các mẫu thực phẩm với các tỉ lệ hàm lượng khác nhau. - Áp dụng phương pháp HPLC phân tích một số mẫu thực phẩm đã phát hiện mẫu thịt gà, thịt lợn bán trên thị trường có chứa chất kháng sinh amoxicilin và oxytetracyclin cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. 31 Trần Thị Hồng Vân, Đào Nguyễn Thu Hà, Trần Minh Đức và Nguyễn Quang Tuyển TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Robyn L. Goforth and Carol R. Goforth, 2003. Appropriate Regulation of Atibiotics in Livestock Feed. www.aasv.org/news/story/htm. [2] Ghislain Follet, 2000. Antibiotic resistance in the EU – Science, Politics and Policy. AgbioForum, Vol. 3, No. 3&3, pp. 148-155. [3] Roe M. T. and Pillai S.D. 2003. Monitoring and Identifying Antibiotic Resistance Mechanisms in Bacteria. Poultry Science, 82, pp. 622-626. [4] chan-nuoi/10829820/248/ [5] [6] Bộ Y tế, 2008.Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. Nxb Hà Nội. [7] Zendenlovska Dragica et al, 2003.High-performance liquid chromatographic method for determination of Cefixime and Cefotaxime in human plasma. Bulletin of the Chemists and Technologists of Macedonia, 22, pp. 39 - 45. [8] Pehourcq F., Jarry C., 1998. Determination of third Generation cephalosporins by highperformance liquid chromatography in connection with pharmacokinetic studie