Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu không có nước thi không thể có sự sống, nhưng nước cũng không phải là vô tận nếu không biết sử dụng một cách hợp lý.
Ô nhiễm tự nhiên
Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
63 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguồn gốc tác nhân tác hại và các chỉ số của ô nhiễm môi trường nước và biện pháp xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước là máu của sự sống NƯỚC QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ? NGUỒN NƯỚC HiÊN NAY THÌ SAO? TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Đề tài: “Nguồn gốc tác nhân tác hại và các chỉ số của ô nhiễm môi trường nước và biện pháp xử lý” Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Ngọc. Người thực hiện: A. Mở đầuNước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu không có nước thi không thể có sự sống, nhưng nước cũng không phải là vô tận nếu không biết sử dụng một cách hợp lý. Mọi hoạt động sản xuất của con người đều cần có nước Nước cần cho sản xuất nông nghiệp Nước cần cho xây dựng, giao thông vận tải Nước cần thiết cho thuỷ điện Nước cần thiết cho công nghiêp Nước chiếm 75% trên bề mặt trái đất nhưng chỉ có khoảng 3% nước được dùng cho hoạt đông sản xuất và sinh hoạt của con người. B.Nội dung1. Nguồn gốc Ô nhiễm tự nhiên Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nhân tạo Từ sinh hoạt Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người Từ các hoạt động công nghiệp Do các hoạt động sản xuất Do khai thác khoáng sản Từ các lò nung và chế biến hợp kim Từ các hoạt động Y tế Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... Từ các hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp Các hoạt động chăn nuôi gia súc,giết mổ gia súc.... Thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Tác nhân gây ô nhiễm 1. Ô nhiễm nước sinh học 2. Ô nhiễm hoá học 3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon 4. Ô nhiễm vật lý 1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy… Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Âu thuyền Thọ Quang đang là điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng do nước thải từ các nhà máy trong KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang. Dòng kênh xanh, giờ đen ngòm vì nước thải công nghiệp. 2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh. 3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Con đường vận chuyển dầu mỏ 3.1. Chất tẩy rửa: bột giặt tổng hợp và xà bông Nước xà phòng của Cty bột giặt Nét tràn vào nhà dân. Nước giếng khoan trong bể lắng đục lờ, váng vàng nhớt bám quanh thành bể. 3.2. Nông dược (Pesticides) Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp Người ta phân biệt: - Thuốc sát trùng (insecticides). - Thuốc diệt nấm (fongicides). - Thuốc diệt cỏ (herbicides). - Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides). - Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides). Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển. 4. Ô nhiễm vật lý Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. 1. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục đị và đại dương ra tăng với nhịp độ đáng lo ngại. VD: Đầu thế kỉ 19, sông Tamise ở Anh rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỉ này. Ở Hoa Kì tình trạng thảm thương ở bờ phía Đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng. Ô nhiễm nước – vấn nạn lớn của thế giới. III. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC HIỆN NAY 2. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC Ở NƯỚC TA Ở thành thị và các khu sản xuất: Hiện nay ở Việt Nam, các cấp, các ngành dù đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. VD: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy,nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng…. cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Tình trạng ô nhiễm nước thải thấy rõ nhất là ở Hà Nội và TP.HCM.Do:- nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận. -Các cơ sở sx không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; 1 lượng rác thải rắn lớn trong TP không thu b. Ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp Tập trung 76% dân số VN Chất thải của con người và gia súc không được xử lý. Trong sản xuất nông nghiệp: lạm dụng các loại thuốc BVTV sử dụng quá nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Hậu quả c. Hiện trạng ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta. Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với : - hơn 64 khu chế xuất và khu công nghiệp - hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc. =>Vấn đề chất thải đang là 1 vấn nạn lớn đối với quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý. Sông Tô Lịch hứng chịu nước thải của thành phố. Rạch Văn Thánh nằm ở cửa ngõ phía Bắc TP. Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt của người dân phần lớn xả ra rạch. Sông Thị Vải bị ô nhiễm: Vedan góp 90% Nước và sinh vật nước Nước ngầm: + các chất thải lắng xuống đáy sông, sau khi phân hủy, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ,1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất + việc khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân xây dựng các loại hầm chứa chất thải. => làm suy giảm chất lượng nước ngầm. Nước mặt: +Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước và các vsv tiêu thụ lượng chất thải => các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân hủy, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng. Sinh vật nước: +Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp tới các vsv nước.Nhiều loài thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, => gây đột biến gen tạo nhiều loài mới hoặc làm cho nhiều loài thủy sinh chết. Đại dương tuy chiếm ¾ S trái đất nhưng cũng không thể không chịu tác động bởi việc nước bị ô nhiễm, do: các hoạt động của con người như việc khai thác dầu, rác thải từ người đi biển,… Hiện tượng “thủy triều đen”: Là tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa thu. Ngoài ra, các hoạt động của con người cũng có thể tạo ra “ thủy triều”. Thủy triều đỏ: Sự phát triển quá mức của nền công nghiệp hiện đại đã kéo theo những hậu quả nặng nề về môi trường, làm thay đổi HST biển. Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ,sự ưu dưỡng của vực nước,… các loài vi tảo phát triển theo kiểu bùng nổ số lượng tế bào, làm thay đổi hẳn màu nước. Các nhà khoa học gọi đó là sự nở hoa của tảo hay “thủy triều đỏ”. Thủy triều đỏ phá vỡ sự cân bằng sinh thái biển, gây hại trực tiếp đối với sinh vật và con người. b.Đất và sinh vật đất Nước ô nhiễm thấm vào đất làm : - Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ. - Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất. - Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh. - Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất : - Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn) - Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa Nhiều đoạn bên lòng sông Hồng bị biến màu bất thường Sinh vật đất Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất. - Các ion Fe2+ và Mn2+ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật. - Cu độc đối với cây cối ở nồng độ trung bình. - Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất - Là nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc. Không khí Nước bị ô nhiễm thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất và sinh vật đang sinh sống trong đất. Nó không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơtrong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: DH08DL- mạc đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch,tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,… Dưới dây là bảng tóm tắt các chất gây ô nhiễm thường gặp trong nước và tác hại của chúng đến sức khỏe con người - Chì : Bệnh thận, thần kinh- Amoni, Nitrat, Nitrit : Bệnh xanh da, thiếu máo, gây ung thư- Asen : Bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, hàm lượng nhiều gây tử vong- Trihalogenmethane :(sản phẩm phụ của quá trình khử trùng bằng clo, có nhiều trong nước máy)Khả năng gây ung thư cao- Metyl tert-butyl ete (MTBE) Ọ là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa :Khả năng gây ung thư rất cao- Natri (Na):Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch- Lưu huỳnh (S) :Bệnh về đường tiêu hoá- Kali (K) Cadimi :Bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng- Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâo, diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản, phốt pho v.v :Gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. 2. Ảnh hưởng đến con người - Nguồn nước bị “ đầu độc” đã tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của con người cũng như môi trường sinh thái, ngoài ra còn gây cả thiệt hại về kinh tế. - Người dân sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh. Nhiều đoạn sông bị xem là đã chết vì nước đen đặc, tỏa mùi cả 1 vùng. Cá tôm nhiều lần chết hàng loạt gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Rau nhiễm kim loại nặng V. CÁC CHỈ SỐ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Tổng chất rắn hòa tan ( TDS ) 2. Màu sắc nước 3. Mùi vị nước 4. Chỉ số đánh giá các chất hữu cơ trong nước COD, BOD 5. Tính độc củ nước thải: thông số LD50 6. Xác định 1 số ion có trong nước thải 7. Xác định vsv gây hại trong nước 1. Chỉ số ô nhiễm nguồn nước - Tổng chất rắn hòa tan ( TDS ) được xác định bằng cách cô mẫu nước tới cạn xh các cặn rồi cho sấy khô ở 105oC tới KL cặn không đổi. - Thông số chất rắn tổng số được tính bằng số mg cặn trong 1ml mẫu nước. Có thể xác định chất rắn bay hơi bằng cách đưa cặn này nung ở 500oC, phần còn lại là chất rắn không bay hơi. - Tổng chất rắn có trong nước = chất rắn không bay hơi + chất rắn bay hơi 2. Màu sắc nước Nước tự nhiên sạch, không màu. Màu của nước là do các vật thể ngoại lai bị nhiễm vào. Màu thực của nước là màu do các chất hòa tan hoặc ở dạng keo. Sau khi đã lọc bỏ những chất không tan lẫn vào trong nước thu được dịch lọc đem so màu với các dung dịch chuẩn coban cloplatinat. 3. Mùi vị nước Nước tự nhiên sạch không có mùi, nước thải và nước ô nhiễm thường có mùi khó chịu. Có thể xác định mùi của nước theo phương pháp đơn giản như sau: Mẫu nước chứa trong bình có nắp đậy kín, lắc trong khoảng 10-20s sau đó mở nắp, ngửi mùi và đánh giá. 4. Chỉ số đánh giá các chất hữu cơ trong nước Nhu cầu oxi hóa học (COD): Là lượng chất OXH cần để OXH các h/c hữu cơ có trong nước (mg oxi trong 1 đv V nước) Nhu cầu oxi sinh học (BOD) là lượng chất hữu cơ có thể bị phân hủy bởi các vsv hiếu khí. Đó chính là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy trong nước. Đượ biểu thị bằng số gam hay mg oxi do vsv tiêu thụ để OXH chất hữu cơ trong bóng tối ở đk chuẩn về to và thời gian.Giá trị BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm của nước càng cao. 5. Xác định tính độc củ nước thải Để thể hiện tính độc của nước thải và nước bị ô nhiễm người ta dùng thông số LD50 là liều gây chết 50% sv thí nghiệm. Các sv được dùng là bèo hoa dâu, các loại cá nhỏ cùng ngày tuổi và tương đối đồng đều về thể trọng. Muốn xác định 1 số nguồn chất hữu cơ có tính độc trong nước, người ta làm như sau: - XĐ các h/c phenol theo phương pháp so màu hoặc phương pháp sắc kí bán mỏng. - XĐ các chất BVTV Đối với nước nuôi trồng thủy sản cần XĐ clo – hữu cơ và phospho – hữu cơ Xác định các chất tannin và lignin có trong nước bằng pư màu của chúng rồi đo trên máy so màu. Xác định các chất vô cơ có tính độc : chì, thủy ngân, asen,… 6. Xác định 1 số ion có trong nước thải XĐ ion amon NH4+ XĐ ion phosphate XĐ gốc sunfat XĐ gốc clorua 7. Xác định vsv gây hại trong nước VSV gây hại chủ yếu có trong nước thải là VK gây bệnh đường ruột và chúng thường cư trú trong phân người và gia súc.vì vậy người ta chọn vsv chỉ thị là E.coli. Để XĐ chỉ sổ coli có thể dùng phương pháp màng lọc, lên men và xác định nhanh. VI. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 1. Xử lý bằng phương pháp cơ học 1.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ Có chức năng là tạo đk thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước. 1.2 Song chắn và lưới chắn giác Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý. Hồ chứa và lắng sơ bộ Song chắn rác 1.3 Bể lắng cát Giúp tạo đk tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2mm và tỉ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5; để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nắng tụ lị trong bể tạo bông và bể lắng. 1.4 Lắng Có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước. 1.5 Lọc Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau: Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học Giữ hạt rắn theo quán tính Hấp phụ hóa học Hấp phụ vật lý Quá trình dính bám Quá trình lắng tạo bông Xử lý nước rỉ rác bằng thải bằng cỏ PP xử lý nước rỉ rác ngay tại bãi chôn lấp bằng các loại cây thực vật như dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal, không những giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí vừa được TS Ngô Hoàng Văn (Hội Nước và Môi trường nước thuộc Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu thành công. do bộ rễ một số loài cỏ chứa nhiều vi khuẩn và nấm, có khả năng xử lý chất thải gây ô nhiễm cho môi trường. Cụ thể, vi khuẩn cố định đạm có tác dụng chuyển hóa ni-tơ tự do thành ni-tơ sinh học; vi khuẩn điều hòa sự sinh trưởng của cây có thể điều hòa được các chất như auxin, gibbrrellins, ethylene, a-xít... là những chất hữu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cây dù ở nồng độ thấp; nấm phân giải phốt-pho; nấm rễ... C. KẾT LUẬN Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, quyết định mọi sự sống trên hành tinh xanh của chúng ta. Ô nhiễm môi trường nước là 1 vấn đề cấp bách và việc bảo vệ nguồn nước đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và là mối quan tâm chung của toàn cầu. Để bảo vệ môi trường nước hiện nay, ngoài những giải pháp trên chúng ta cần phải: -Ý thức việc sinh hoạt của chúng ta tác động tới môi trường như thế nào để điều chỉnh hợp lý - Có kế hoạch xây dựng, thiết kế, quy hoạch hợp lý các công trình giảm thiểu tác hại tới nguồn nước. - Đào tạo các cán bộ môi trường có trình độ chuyên môn cao. Nghiên cứu các phương thức xử lý nước thải và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Cải tiến công nghệ xử lý nước thải trong các nhà máy, khu công nghiệp và trong địa bàn dân cư sinh sống. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân. Giáo dục kiến thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ. Con người đang sống trong 1 thế giới có nhiều mối lo ngại về môi trường, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên không phải là vô hạn của con người. Tài liệu tham khảo Giáo trình môi trường và con người