1. Mở đầu
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế - xã hội nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên những thách thức mới mà nó tạo ra cũng đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Một trong số đó chính là tình trạng dư thừa lao động, chia cắt và tụt
hậu của khu vực nông thôn so với khu vực đô thị và bộ toàn nền kinh tế. Dư thừa lao động, năng
suất thấp, lãng phí nghiêm trọng nguồn nhân lực và nguy cơ tụt hậu ngày càng hiện hữu là những
vấn đề nổi bật được nhắc đến hiện nay khi đề cập đến các vấn đề về sử dụng lao động ở các địa bàn
nông thôn nước ta thời gian qua. Nếu không có các chuyển biến mang tính chiến lược để rút lao
động ra khỏi nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông nghiệp tăng năng suất lao động và thu nhập
thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại cho tiến trình công nghiệp hoá.
Để tháo gỡ bất cập và thách thức này thì việc đánh giá hiện trạng các đặc trưng và hiện
trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này
tác giả tập trung làm rõ hiện trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế (TTH). Là một địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, nông thôn vẫn là địa bàn chiến lược của TTH. Hơn 80% diện tích tự nhiên, gần
50% dân số và 47,9% lao động TTH tập trung ở khu vực nông thôn [5]. Nông thôn TTH tập trung
phần lớn tài nguyên, nguồn lực cho sự phát triển song kinh tế nông thuần nông vẫn là chủ đạo, cơ
cấu sử dụng lao động còn nhiều bất cập.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0072
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 161-168
This paper is available online at
NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG
Ở NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Võ Hữu Hòa
Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
Tóm tắt. Nguồn nhân lực được xem là cơ sở và động lực quan trọng nhất của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn nông thôn. Bài báo này tập trung phân tích làm rõ
những khía cạnh cụ thể liên quan đến một số đặc trưng về quy mô và chất lượng nguồn lao
động và hiện trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, lao động nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Mở đầu
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế - xã hội nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên những thách thức mới mà nó tạo ra cũng đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Một trong số đó chính là tình trạng dư thừa lao động, chia cắt và tụt
hậu của khu vực nông thôn so với khu vực đô thị và bộ toàn nền kinh tế. Dư thừa lao động, năng
suất thấp, lãng phí nghiêm trọng nguồn nhân lực và nguy cơ tụt hậu ngày càng hiện hữu là những
vấn đề nổi bật được nhắc đến hiện nay khi đề cập đến các vấn đề về sử dụng lao động ở các địa bàn
nông thôn nước ta thời gian qua. Nếu không có các chuyển biến mang tính chiến lược để rút lao
động ra khỏi nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông nghiệp tăng năng suất lao động và thu nhập
thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại cho tiến trình công nghiệp hoá.
Để tháo gỡ bất cập và thách thức này thì việc đánh giá hiện trạng các đặc trưng và hiện
trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này
tác giả tập trung làm rõ hiện trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế (TTH). Là một địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, nông thôn vẫn là địa bàn chiến lược của TTH. Hơn 80% diện tích tự nhiên, gần
50% dân số và 47,9% lao động TTH tập trung ở khu vực nông thôn [5]. Nông thôn TTH tập trung
phần lớn tài nguyên, nguồn lực cho sự phát triển song kinh tế nông thuần nông vẫn là chủ đạo, cơ
cấu sử dụng lao động còn nhiều bất cập.
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015
Liên hệ: Võ Hữu Hòa, e-mail: vohoadl@gmail.com
161
Võ Hữu Hòa
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nguồn lao động nông thôn Thừa Thiên Huế
Về quy mô, lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn trên địa bàn TTH luôn chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng thể nguồn lao động của địa phương. Trong giai đoạn 2001 – 2010 luôn ở mức ổn định
và chiếm khoảng 2/3 so với lực lượng lao động toàn tỉnh.
Bảng 1. Quy mô lực lượng lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013
Năm LLLĐ toàn tỉnh ( nghìn người) Lao động nông thôn
Nghìn người % so với lao động toàn tỉnh
2001 482,9 323,8 67,1
2006 515,2 334,4 64,5
2010 520,3 326,2 62,7
2013 538,7 271,4 50,3
(Tính toán, tổng hợp từ nguồn [4, 7, 8, 9])
Sự biến động của quy mô và tỉ lệ lao động nông thôn đang có xu hướng giảm dần. Đây là
xu hướng tích cực và phù hợp với hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa (CNH, ĐHT) trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội nói chung, quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn nói riêng của tỉnh.
Đối với phân bố LLLĐ nông thôn: LLLĐ nông thôn TTH có sự phân hóa khá rõ theo lãnh
thổ. Khu vực đồng bằng và ven biển với quy mô lớn hơn ở các địa phương trung du và miền nùi.
Các địa phương có quy mô tập trung LLLĐ nông thôn lớn như Phú Vang 66,1 nghìn lao động,
chiếm 24% tỉ trọng lực lượng lao động nông thôn toàn tỉnh, huyện Hương Trà 47,8 ngàn lao động
chiếm 17,4%, huyện Phú Lộc 46,4 ngàn lao động chiếm 17,1%. Trong khi đó huyện A Lưới có
18,2 ngàn lao động chiếm 6,6%, huyện Nam Đông có 9,6 ngàn lao động chiếm tỉ lệ 3,5% [9]
Trong cơ cấu LLLĐ nông thôn TTH phân theo tuổi, phần lớn lực lượng lao động ở trong
nhóm tuổi sung sức nhất để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất. Năm 2009, nhóm 15 – 19
tuổi chiếm tỉ lệ 19%, nhóm 20 – 29 tuổi chiếm 24%, nhóm 30 – 39 tuổi 23,5%, nhóm 40 – 49 tuổi
20% và nhóm 50+ chiếm 13,5%. Trong cơ cấu theo giới tính của nguồn lao động nông thôn TTH,
năm 2000 nữ chiếm tỉ trọng chỉ 46,0%, sau đó đang tiến dần tới cân bằng so với nam giới: năm
2010 chiếm 47,8% và 2013 chiếm 49,8% [4]. Điều này cũng phù hợp với thực tế xu hướng bình
đẳng giới nói chung, nó cho thấy tính tích cực, chủ động cũng như vai trò của lao động nữ ngày
càng tăng lên
Chất lượng lao động nông thôn ở TTH được phản ánh qua trình độ văn hóa, trình độ tay
nghề và chuyên môn kĩ thuật, thể trạng sức khỏe của người lao động. Những kết quả đạt được về
giáo dục phổ thông đối với LLLĐ nông thôn của TTH cho thấy sự nỗ lực của TTH trong việc nâng
cao trình độ học vấn cho người lao động.
Bảng 2. Bậc học phổ thông cao nhất đạt được của LLLĐ Thừa Thiên Huế
chia theo thành thị, nông thôn năm 2009 [4]
Cơ cấu Chia ra
Tiểu học
(lao động)
Tỉ lệ
%
THCS
(lao động)
Tỉ lệ
%
THPT
(lao động)
Tỉ lệ
%
Toàn tỉnh 100% 213,750 39,8 217,393 40,5 105,789 19,7
Thành thị 100% 51,386 29,3 71,783 41,0 51,902 29,7
Nông thôn 100% 162,364 45,0 145,610 40,0 53,887 15,0
162
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trình độ học vấn của nguồn lao động nông thôn TTH theo các bậc học theo kết quả từ Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: phần lớn lao động nông thôn TTH đã tốt nghiệp tiểu
học với tỉ lệ 45%, tiếp đến là THCS 40,0%. Số lao động nông thôn tốt nghiệp THPT mới chỉ ở
mức 15,0%. Trình độ học vấn của lao động nông thôn vẫn còn một khoảng cách khá xa so với lao
động đô thị, đặc biệt là cấp học cao hơn như THPT.
Ở khía cạnh trình độ chuyên môn kĩ thuật: Kết quả tổng hợp giai đoạn 2001 - 2011cho thấy
trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn TTH còn thấp. Trình độ kĩ thuật của lao động
còn thấp sẽ cản trở việc chuyển đổi nghề nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất
lao động. Hiện trạng này cũng chỉ ra một trong những khâu mấu chốt để nâng cao hiệu quả khai
thác và sử dụng nguồn lao động nông thôn chính là tập trung công tác đào tạo nghề, nâng cao trình
độ cho người lao động.
Bảng 3. LLLĐ nông thôn TTH phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
giai đoạn 2001 – 2011 (Nguồn [7, 8, 9])
Chỉ tiêu 2001 2006 2011
Nghìn người % Nghìn người % Nghìn người %
Tổng số 323,8 100 334,4 100 274,4 100
Chưa qua đào tạo và không có
chứng chỉ chuyên môn kĩ thuật 308,0 95,1 308,3 92,2 242,4 87,4
Sơ cấp 4,6 1,4 6,6 2,0 7,4 2,8
Trung cấp 5,6 1,7 9,0 2,7 10,9 4,6
Cao đẳng 2,5 0,8 4,3 1,3 5,3 1,9
Đại học trở lên 3,2 1,0 6,2 1,8 8,3 3,3
Về thể trạng sức khỏe của lao động nông thôn TTH. Chiều cao, cân nặng là hai tiêu chí cơ
bản phản ánh thể trạng, sức khỏe của người lao động. Đây cũng là hai tiêu chí phổ biến và đã được
dùng trong một số nghiên cứu về thể trạng lao động nước ta. Thanh niên TTH gần đạt mức trung
bình của cả nước về chiều cao và cân nặng. Chiều cao trung bình của nam thanh niên TTH là 162,6
cm, của nữ là 150,5cm. Cân nặng trung bình của nam là 51,4kg, của nữ là 44,6 kg [1]. Như vậy,
cũng như cả nước, thể trạng, sức khỏe của lao động TTH còn hạn chế.
Ngoài các yếu tố trên thì người lao động nông thôn nước ta nói chung, lao động nông thôn
TTH nói riêng còn có một số giá trị truyền thống thuộc văn hóa và ý thức nghề nghiệp cần được
phát huy như: lòng nhân ái, đoàn kết, hỗ trợ hợp tác cùng phát triển, là tình yêu và say mê nghề
nghiệp. . . Tuy nhiên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền sản xuất công
nghiệp hiện đại, lao động nông thôn nước ta cũng bộc lộ những nhược điểm rất cơ bản. Thói quen
của nền sản xuất tiểu nông manh mún, thiếu tính toán hiệu quả kinh tế, lãng phí ... tác phong công
nghiệp chưa trở thành phổ biến, tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỉ luật trong lao động còn
yếu. Vì vậy, trong định hướng giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng đối với lao động
cần chú trọng những khía cạnh này để thay đổi đồng bộ chất lượng của LLLĐ nông thôn, hướng
tới nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động.
2.2. Sử dụng lao động nông thôn ở Thừa Thiên Huế
2.2.1. Sử dụng lao động nông thôn theo khu vực kinh tế
Quy mô của lao động trong các ngành kinh tế ở nông thôn TTH có xu hướng giảm khá
nhanh. Trong giai đoạn 2001 – 2013, LLLĐ trong các ngành kinh tế ở nông thôn TTH đã giảm từ
315,7 ngàn lao động xuống 264,1 ngàn lao động. Sự giảm quy mô LLLĐ trong khu vực nông thôn
163
Võ Hữu Hòa
TTH liên quan đến sự thay đổi ranh giới khu vực nông thôn – đô thị (do thành lập hai thị xã Hương
Trà và Hương Thủy), di chuyển cơ học lao động từ nông thôn ra thành thị và các địa phương khác
hoặc do xuất khẩu lao động.
Về sử dụng lao động phân theo khu vực kinh tế ở nông thôn TTH. Trong giai đoạn 2001 –
2013, LLLĐ nông thôn TTH chủ yếu tập trung ở các ngành thuộc khu vực I (nông – lâm – ngư
nghiệp), các ngành khu vực II (các ngành công nghiệp, xây dựng) và III (các ngành dịch vụ) còn
chiếm tỉ trọng thấp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở khu vực nông thôn TTH thì
các định hướng và giải pháp ngắn, trung hạn vẫn phải chú trọng tác động đến vấn đề tổ chức lại
các ngành nông – lâm – ngư nghiệp nhằm ổn định về việc làm, cải thiện và nâng cao thu nhập cho
lao động ở các ngành này.
Bảng 4. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 - 2013
Chỉ tiêu/ năm 2001 2006 2011 2013
Nghìn
lao động
Tỉ lệ
%
Nghìn
lao động
Tỉ lệ
%
Nghìn
lao động
Tỉ lệ
%
Nghìn
lao động
Tỉ lệ
%
Tổng 315.7 100 326,3 100 265,8 100 264,1 100
Lao động khu vực I 205,4 65,1 173,1 53,1 131,1 49,3 126,5 47,9
Lao động khu vực II 51,0 16,1 69,3 21,2 58,9 22,1 60,5 22,9
Lao động khu vực III 59,3 18,8 83,9 25,7 75,8 28,6 77,1 29,2
(Tính toán, tổng hợp từ nguồn [4, 7, 8, 9])
Về sự phân hóa theo lãnh thổ trong cơ cấu sử dụng lao động nông thôn TTH, có thể nhận
thấy có sự phân hóa khá rõ theo ba khu vực lãnh thổ như sau (phân tích từ Kết quả Tổng điều tra
nông thôn – nông nghiệp và thủy sản năm 2011): Khu vực đồng bằng ven biển với các huyện Phú
Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền (tiểu vùng 1). Các địa phương này có cơ cấu tương đối
cân bằng về cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế. Nhóm các địa phương phụ cận và có tương
tác mạnh với khu vực đô thị bao gồm thị xã Hương Trà, Hương Thủy (tiểu vùng 2). Đây là các
địa phương có cơ cấu sử dụng lao động nông thôn cân bằng giữa các khu vực kinh tế. Nhóm các
địa phương còn lại gồm A Lưới và Nam Đông, đây là các địa bàn nông thôn thuộc khu vực miền
núi phía Tây (tiểu vùng 3), cơ cấu sử dụng lao động có sự chênh lệch đáng kể, lao động khu vực I
chiếm ở mức 2/3 về tỉ trọng (Hình 1).
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ trong cơ cấu sử dụng lao động
nông thôn TTH cần phải kế đến trước hết các nhân tố đô thị hóa và điều kiện hạ tầng, phân bố dân
cư.
Trong nhóm ngành khu vực I, giai đoạn 2001 - 2013, phần lớn lao động tập trung ở ngành
nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) với quy mô và tỉ trọng trên 2/3 (78,9%) tổng số lao động
khu vực I. Hai ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng còn thấp, tương ứng là 6% và 15,1%
(2013) [4]. Tuyệt đại đa số (97,6%) lao động trong khu vực I ở nông thôn TTH chưa qua các lớp
đào tạo về chuyên môn kĩ thuật. Đây là một phần đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu,
người nông dân học tập kinh nghiệm phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động nông thôn thấp
cho khu vực nông thôn TTH.
Lao động trong nhóm ngành khu vực II (các ngành công nghiệp, xây dựng). ở nông thôn
TTH chiếm quy mô và tỉ trọng thấp nhất, mức gia tăng còn chậm. Cả giai đoạn 2001-2013 mức
gia tăng lao động nhóm ngành khu vực II chỉ đạt 6,5 điểm %, ứng với quy mô từ 51,1 ngàn lao
động năm 2001 lên mức 60,5 ngàn lao động năm 2013, mức gia tăng trung bình chỉ đạt 0,54 điểm
% /1 năm. Về cơ cấu, năm 2009 lao động cách ngành công nghiệp chiếm 58,1%, còn lại lao động
xây dựng chiếm ở mức 41,9%. Tỉ lệ này có thay đổi nhẹ theo hướng tăng lao động các ngành xây
164
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 1. Cơ cấu lao động nông thôn
phân theo ngành các địa phương tỉnh TTH năm 2011
dựng lên mức 43% và lao động công nghiệp giảm còn 57% vào năm 2011 [4] & [9]. Trong đó
phần lớn lao động khu vực II ở nông thôn đang làm trong các lĩnh vực đơn giản, yêu cấp thấp về
trình độ chuyên môn kĩ thuật, thu nhập thấp. Đối với ngành công nghiệp, ở nông thôn TTH lao
động công nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực ít đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn kĩ
thuật và công nghệ. Tỉ trong lớn nhất thuộc về các hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm,
thủy sản chiếm 59,1%, hoạt động phụ trợ hoặc gia công dệt may 18,4%, hoạt động gia công, sửa
chữa cơ khí 6,8%, hoạt động khai thác và sơ chế vật liệu xây dựng 5,1%, còn lại là các ngành nghề
khác (2011) [9]. Đối với lao động xây dựng ở khu vực II có đến 92,3% là lao động kiêm, phụ có
hoạt động chính là các ngành nghề khác.
Về sử dụng lao động trọng nội bộ các ngành khu vực III (các ngành dịch vụ). Năm 2001
quy mô lao động đang làm việc trong khu vực III là 59,2 ngàn lao động tăng lên 83,4 ngàn năm
2006 và giảm xuống ở mức 75,6 ngàn năm 2011 tăng nhẹ lên mức 77,1 ngàn năm 2013. Những
chuyển biến chưa ổn định của quy mô lao động dịch vụ ở nông thôn TTH ở hai thời điểm 2006
và 2011 liên quan đến những khó khăn về khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 của khu vực và thế
giới. Điều này đã tác độn đến kinh tế nước ta nói chung, các ngành khu vực III ở các địa phương
nói riêng. Tuy nhiên xu hướng về tỉ trọng đang cho thấy lao động khu vực III tăng lên khá ổn
định từ 18,0% năm 2001 tăng lên 25,1% năm 2006 và đạt mức 28,4% năm 2013 trong cơ cấu lao
động đang làm việc ở nông thôn TTH. Về cơ cấu, các ngành dịch vụ thương nghiệp chiếm ưu thế
hơn hẳn cả về quy mô và tỉ trọng: năm 2001 với quy mô 36,8 ngàn lao động tương đương tỉ trọng
62,0% lao động khu vực III. Đến năm 2006 ngành này tăng lên 50 ngàn lao động, tỉ trọng giảm
nhẹ xuống còn 60%. Đến năm 2011, lao động thương nghiệp giảm, còn 33,2 ngàn lao động và tỉ
trọng trong cơ cấu khu vực III còn 44%, đứng vị trí thứ hai, sau nhóm các ngành dịch vụ khác (tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ xã hội, du lịch, nhà hàng khách sạn...). Lao động dịch vụ ở
nông thôn TTH chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực giản đơn, năng suất thấp. Phần lớn lao động
dịch vụ có chất lượng ở nông thôn chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực hành chính công. Còn lại
đa số là buôn bán nhỏ, vận tải tư nhân, dịch vụ sửa chữa nhỏ lẻ [4].
165
Võ Hữu Hòa
2.2.2. Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế
Trong các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài, trên 93% lao động nông thôn làm việc trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
Thành phần kinh tế nhà nước chỉ trên dưới 6%. Lao động trong khu vực có vấn đầu tư nước ngoài
không đáng kể.
Bảng 5. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo thành phần kinh tế
ở TTH giai đoạn 2006 – 2013 (%) (Nguồn [4, 8, 9])
Chỉ tiêu 2006 2011 2013
Tổng 100% 100% 100%
Kinh tế ngoài nhà nước 94,07 93,69 93,06
Tự làm cho gia đình 73,94 71,46 70,03
Làm cho hộ khác 17,8 18,76 19,08
Làm cho kinh tế tập thể 0,56 1,07 0,87
Làm cho kinh tế tư nhân 1,77 2,52 2,76
Kinh tế nhà nước 5,79 6,05 5,91
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0,14 0,26 1,03
Kết quả thống kê cũng cho thấy ít có sự thay đổi trong tỉ trọng phân bổ lao động giữa các
nhóm thành phần kinh tế ở nông thôn TTH trong giai đoạn 2006 – 2011. Lao động của nhóm kinh
tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng ổn định quanh mức 93% đến 94%. Nhóm thành phần kinh tế
Nhà nước cũng giao động quanh mức tỉ trọng 6%. Lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài có xu hướng tăng, tuy nhiên tỉ trọng còn thấp với mức 1%.
Kinh tế ngoài nhà nước ở nông thôn TTH bao gồm các bộ phận: lao động tự làm cho gia
đình (kinh tế hộ), lao động làm cho hộ khác (lao động làm thuê), làm cho kinh tế tập thể (HTX)
và làm cho kinh tế tư nhân (kinh tế cá thể) thì kinh tế hộ gia đình vẫn là chủ thể sử dụng lao động
nhiều nhất. Số lao động tự làm cho gia đình luôn ở mức trên 2/3 về tỉ trọng trong cơ cấu sử dụng
lao động. Như vậy đối với địa bàn nông thôn kinh tế hộ vẫn đang là thành phần kinh tế chủ đạo
trên nhiều khía cạnh, trong đó có vấn đề sử dụng lao động.
2.2.3. Di cư lao động nông thôn ở Thừa Thiên Huế
Di cư lao động là một khía cạnh quan trọng đối với sử dụng lao động ở khu vực nông thôn.
Một mặt nó là công cụ để phân bố lại dân cư - lao động về mặt lãnh thổ, mặt khác nó cũng cho
thấy những vấn đề cần quan tâm trong quản lí và sử dụng lao động. Ở TTH chúng tôi quan tâm hai
khía cạnh chính của di cư lao động nông thôn bao gồm di cư nội tỉnh và di cư ngoại tỉnh.
Về di cư lao động nông thôn nội tỉnh ở TTH, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn
quốc năm 2009, Tổng số lao động di cư nội tỉnh ở TTH năm 2009 là 9.075 lao động, trong đó số
lao động di cư có nơi xuất cư ở khu vực nông thôn là 7.068 lao động, chiếm tỉ lệ 78% số lao động
di cư của tỉnh. [4]. Như vậy, phần lớn di cư lao động nội tỉnh là di cư của lao động nông thôn. Về
địa bàn xuất cư, hai địa phương ven đô thị có tỉ trọng lớn nhất trong di cư lao động nông thôn toàn
tỉnh là các xã thuộc huyện Hương Thủy 31,8%, Hương Trà 14,9%. Các địa phương đồng bằng ven
biển có tỉ trọng di cư nông thôn nội tỉnh gần tương đương nhau, trong đó Phú Vang 14,4%, Quảng
Điền 12,4%, Phong Điền 11,3% và Quảng Điền là 11,1%. Các địa phương miền núi là khu vực có
tỉ trọng lao động xuất cư ít nhất - A Lưới 1,5% và Nam Đông 1,7% [4]. Sự phân hóa về địa bàn
xuất cư nội tỉnh của lao động nông thôn TTH cho thấy rõ tác động của nhân tố đô thị hóa và công
nghiệp hóa đến hiện tượng di cư của lao động nông thôn
166
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Về di cư lao động ngoại tỉnh, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Quy mô lao
động di cư của TTH là 36.053 lao động, chiếm 1,6% tỉ trọng lao động di cư cả nước trong đó lao
động di cư từ nông thôn chiếm tỉ trọng 84,6% tương đương 30.501 lao động. Cùng thời điểm, TTH
tiếp nhận 9034 lao động di cư từ các địa phương khác chiếm 0,4 % tỉ trọng lao động di cư cả nước.
Các địa phương tiếp nhận lao động di cư từ TTH chủ yếu là TP HCM 52,1%, TP Đà Nẵng 9,6%
[4]. Kết quả cho thấy, số lao động di cư khỏi địa phương TTH năm 2009 cao hơn gần 4 lần so với
số lao động nhập cư. Ở góc độ sử dụng lao động của TTH, kết quả này sẽ làm giảm đáng kể áp lực
về việc làm cho lao động tại chỗ. Tuy nhiên xét ở khía cạnh nguồn lực phục vụ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương thì TTH đang mất một lượng sức lao động đáng kể.
2.2.4. Thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn Thừa Thiên Huế
Đối với khu vực nông thôn, qua nghiên cứu cho thấy thiếu việc làm là tình trạng phổ biến
và là vấn đề đáng quan tâm hơn so với thất nghiệp. Qua tổng hợp tình hình thất nghiệp và thiếu
việc làm ở khu vực nông thôn TTH cho thấy:
Bảng 6. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động tỉnh TTH
giai đoạn 2001 – 2013 phân theo thành thị - nông thôn (%) [4]
Năm Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm
chung Thành thị Nông thôn chung Thành thị Nông thôn
2001 4,9 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34
2005 3,24 5,54 2,40 5,17 4,74 5,37
2010 2,94 5,01 2,29 4,47 2,88 4,90
2011 2,28 3,96 1,71 3,40 2,71 3,63
2012 2,21 3,91 1,76 3,23 2,45 3,41
2013 2,15 3,81 1,68 2,90 2,39 3,27
Các phân tích sâu về chỉ số thiếu việc làm được công bố ở nước ta đều cho rằng chỉ số này ít
có ý nghĩa thực tế trong nền kinh tế với cơ cấu lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn [6]. Do
đó đối với khu vưc nông thôn, nơi có cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lao động nông nghiệp
còn chủ đạo thì tình trạng thiếu việc làm lại càng ít phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế. Các tính
toán về thất nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào khu vực việc làm chính thức. Do vậy khi một lao
động mất việc trong khu vực chính thức sẽ buộc phải nhanh chóng tìm việc làm trong nông nghiệp
hoặc trong khu vực phi c