Xã hội học nông thôn

Khái niệm Xã hội học nông thôn Về sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thôn Đối tượng và chức năng của Xã hội học nông thôn Vai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học. Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay.

ppt162 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BAN XÃ HỘI HỌC ------------------------- MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN GIẢNG VIÊN: TS. TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG Địa chỉ liên lạc:Viện Xã hội học, 27-Trần Xuân SoạnDĐ: 0913536733; CĐ: 04.9725054E-mail: truongxhh@yahoo.comĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT VỀ XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔNMục đích: Giúp sinh viên nắm được kiến thức nhập môn, nội dung và ứng dụng về môn học XHH nông thôn.Số tiết: 45 tiếtPhương pháp truyền đạt: Thuyết trình, Thảo luận, Làm bài tập ứng dụngTÀI LIỆU CHÍNH: Tô Duy Hợp (chọn lọc và giới thiệu): Xã hội học nông thôn - Tài liệu tham khảo nước ngoài. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 1997.Tống Văn Chung: Xã hội học nông thôn. Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2001. Bùi Quang Dũng: Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.Viện Xã hội học: Những nghiên cứu chọn lọc về Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 2004TÀI LIỆU THAM KHẢOBùi Xuân Đính, 1995. Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà nội, 1995.Chử Văn Lâm chủ biên, 1991. ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp, Nxb KHXH, Hà nội, 1991.Diệp Đình Hoa, 1990. Tìm hiểu làng Việt, Nxb KHXH, Hà nội, 1990.Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1997.F. Houttar & G. Lemercinier, 2001. Xã hội học về một xã ở Việt nam, tham gia xã hội, các mô hình văn hoá, gia đình, tôn giáo ở xã Hải Vân. Nxb KHXH, Hà nội 2001.Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn, 2000. Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng. Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 2000.Phan Đại Doãn, 1992. Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội. Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1992.TÀI LIỆU THAM KHẢOPiere Gourou, 1936. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Paris, 1936Philippe Papin - Olivier Tessier (chủ biên). Làng ở vùng châu thổ sông Hồng, vấn đề còn bỏ ngỏ (Le Village en questions. The Village in questions). Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà nội, 2002.Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000. Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng. Nxb Văn hoá thông tin, 2000.Tô Huy Hợp chủ biên, 2000. Sự biến đổi của làng - xã Việt nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng. Nxb KHXH, Hà nội, 2000.Trần Ngọc Thêm, 1996. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Cái nhìn hệ thống và loại hình). Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1996.Trần Từ, 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Nxb KHXH, Hà nội, 1984.TÀI LIỆU THAM KHẢOSamuel L.Popkin. The Rational peasant. The political Economy of Rural society in Vietnam. University of California Press, Ltd., 1979.Viện KHXH Tp.HCM, 1995. Làng - xã ở châu á và ở Việt nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1995Adrew Shepherd. Sustainable Rural Development. MacMillan Press Ltd., London, 1998.Bob Warner, 2001. Rural development and off farm employment. UNDP, Hanoi, 2001.Cambodia Human Development Report 1999. Village economy and development. Ministry of Planning, 1999. G. Lenski, P. Nolan & J. Leski, 1995. Human societies - An introduction to macrosociology. Seventh edition, McGraw - Hill, Inc. 1995.James C.Scott. The Moral Economy and Subsistence in Southeast Asia. New Haven and London, Yale University Press, 1976.BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC CHƯƠNG I: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔNKhái niệm Xã hội học nông thônVề sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thônĐối tượng và chức năng của Xã hội học nông thônVai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học.Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương II: Bản chất xã hội nông thôn2.1. Đô thị và nông thôn2.2. Xã hội nông thôn2.3. Mối quan hệ giữa nông thôn và đô thị2.4. Phân loại nông thôn và lịch sử nông thônChương III: Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội nông thôn3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn 3.2. Phân tầng xã hội nông thôn 3.3. Các thiết chế xã hội nông thôn BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌC Chương IV: Làng xã nông thôn việt nam 4.1. Các khuôn mẫu cư trú 4.2. Các đặc trưng của làng Việt truyền thống 4.3. Con người cá nhân trong xã hội làng xã 4.4. Làng xã Việt Nam hiện nay.Chương V: Gia đình nông thôn 5.1. Khái niệm và chức năng của gia đình nông thôn 5.2. Đặc điểm chung của gia đình nông thôn Việt Nam 5.3. Các loại gia đình 5.4. Hôn nhânBỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌCChương VI: Họ tộc ở nông thôn 6.1. Khái niệm và phân loại 6.2. Vai trò và tính chất dòng họ 6.3. Quan hệ dòng họ 6.4. Vấn đề dòng họ hiện nay Chương VII: Văn hoá nông thôn 7.1. Các khái niệm trong lĩnh vực văn hoá 7.2. Các loại hình văn hoá nông thôn 7.3. Các vùng văn hoá nông thôn Việt Nam 7.4. Đặc điểm chung của văn hoá nông thôn BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG CỦA MÔN HỌCChương VIII: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học nông thôn 8.1. Khái niệm 8.2. Xác định vấn đề nghiên cứu 8.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu 8.4. So sánh phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng 8.5. Phương pháp điều tra chọn mẫu 8.6. Một số kỹ thuật nghiên cứu định tính 8.7. Thu thập thông tin tại địa bàn, xử lý thông tin và viết báo cáo NCPhần cuối: Giới thiệu một số nghiên cứu XHH thực nghiệm về nông thôn gần đâyChương I: Nhập môn Xã hội học nông thônKhái niệm Xã hội học nông thônVề sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thônĐối tượng và chức năng của Xã hội học nông thônVai trò của Xã hội học nông thôn trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học.Hệ thống những vấn đề cần nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Việt Nam hiện nay.1.1. KHÁI NIỆM XÃ HÔI HỌC NÔNG THÔN1.1.1. Các khái niệm liên quan:Nông dân: Nói đến nông dân là nói đến một nhóm xã hội, một giai tầng xã hội, một giai cấp xã hội. Từ điển tiếng Việt viết: nông dân là người dân làm nghề trồng trọt, cày cấy. Các từ liên quan: nông gia, nông phu, nông lâm, nông hội, nông hộ.Nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành nghề. Từ điển tiếng Việt viết: nông nghiệp là ngành kinh tế quốc dân chuyên trồng trọt và cày cấy để cung cấp lương thực- thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Các từ liên quan đến nghề nông: nông học, nông lịch, nông sản, nông nhàn, nông trang, nông trường. 1.1.1. Các khái niệm liên quan: Nông thôn: Là nói đến vùng địa lý cư trú. Từ điển tiếng Việt viết: nông thôn là làng mạc sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn thành thị. Nói đúng hơn nông thôn là vùng địa lý cư trú gắn với thiên nhiên, khác hẳn thành thị, với dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hoá riêng. 1.1.2. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Xã hội nông thôn (xã hội nông dân) là một phạm trù lịch sử, nói tới một hình thái kinh tế-xã hội. Xã hội nông thôn là một cấu trúc xã hội chỉnh thể từ các khía cạnh: cấu trúc, chính trị, kinh tế, văn hoá Trong tương quan với xã hội tổng thể, xã hội nông thôn là một thành tố cấu thành (bên cạnh xã hội đô thị- thị dân) thì xã hội nông thôn có những nét đặc thù riêng biệt và có tính độc lập tương đối. 1.1.2. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Xã hội học nông thôn là chuyên ngành Xã hội học nghiên cứu về xã hội nông thôn, nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và các chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó. Xã hội học nông thôn là môn khoa học nghiên cưú các vấn đề, các sự kiện và tính quy luật đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ tính chỉnh thể và phức thể phức tạp, đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực.CÁC ĐỊNH NGHĨA THAM KHẢO: Ôxi-pốp, 1990: “Vấn đề trung tâm của xã hội học nông thôn là nghiên cứu quá trình tái tạo xã hội, xác lập các mức độ phù hợp của các điều kiện, mục tiêu và kết quả của quá trình đó”Bertrand, 1972: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh môi trường nông thôn”Summer, 1991: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng cho những khu vực địa lý có dân số tương đối nhỏ và mật độ thấp”.CÁC ĐỊNH NGHĨA THAM KHẢO: Tô Duy Hợp, 1997: “Xã hội học nông thôn nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn”Lý Thư Kinh, 1989: “Xã hội học nông thôn là khoa học thông qua những nghiên cưú về mối quan hệ , cơ cấu xã hội, chức năng và hành vi xã hội ở vùng nông thôn để nói lên sự phát triển của xã hội nông thôn, những quy luật biến đổi xã hội nông thôn”. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997: “Xã hội học nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học chuyên biệt, nó nghiên cứu về nguồn gốc, sự tồn tại và sự phát triển nông thôn như là một cộng đồng xã hội”. 1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1.2.1. Trên thế giới Xã hội học nông thôn là chuyên ngành xã hội học ra đời muộn so với các chuyên ngành XHH khác (XHH đô thị, XHH gia đình, XHH văn hoá, XHH pháp luật). Xã hội học nông thôn bắt đầu hình thành ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó tràn sang châu Âu và toàn thế giới cho đến ngày nay.1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Mỹ: Giai đoạn suy thoái” (1890-1920). Đây là thời kỳ mà xã hội nông thôn Mỹ đang chứng kiến một sự suy sụp toàn diện. Nhiều biến đổi xã hội diễn ra với quá trình cơ khí hoá- công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.Chính phủ Mỹ yêu cầu các nghiên cứu xã hội học về nông thôn.Các nghiên cứu được tiến hành, như: nghiên cứu phân tích biến đổi nông thôn Mỹ của Dean Bailey (1907); nghiên cứu về cộng đồng nông thôn của trường Đại học Columbia (1912); Nghiên cứu về đời sống nông thôn của C.J. Galpin (1915). Năm 1917 các nhà Xã hội học Mỹ đã thành lập Ban Xã hội học nông thôn dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Galpin. Một số cuốn sách về xã hội học nông thôn được xuất bản, như: “Xã hội học nông thôn” của giáo sư J.M. Gillettee (1916); cuốn “Sách tra cứu hệ thống về xã hội học nông thôn” được xuất bản năm 1930. Các tên tuổi lớn nghiên cứu về XHH nông thôn: Sorokin, Zimmerman, Galpin, Taylor, Kolb, Bronner, Sims, Smith, Landisredfeld, Dwight SandrsonNăm 1935, tạp chí “Xã hội học nông thôn” ra mỗi tháng một kỳ, năm 1937, “Hội xã hội học nông thôn Mỹ” được thành lập. Đây là những mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của chuyên ngành Xã hội học nông thôn.1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Châu Âu: Năm 1957, “Nhóm công tác Xã hội học nông thôn châu Âu” được thành lập, sau đó “Cơ quan Xã hội học nông thôn châu Âu” ra đời. Năm 1964, giới xã hội học nông thôn châu Âu và Hiệp hội XHH nông thôn Mỹ đã tiến hành tổ chức Đại học thế giới về Xã hội học nông thôn lần thứ nhất. Đại hội Xã hội học nông thôn lần thứ hai vào năm 1968 tại Hà Lan. Xã hội học nông thôn châu Âu đã phát triển mạnh mẽ từ những thập kỷ 60 của thế kỷ XX đến nay.1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Trung Quốc: Xã hội học nông thôn du nhập vào Trung Quốc khá sớm. Ngay những năm cuối thập niên 20 thế kỷ XX, một số trường Đại học ở Trung Quốc (ĐH Lô Giang, ĐH Kim Lăng, ĐH Yến Kinh) đã tiến hành một số cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học ở nông thôn. Năm 1927, nhà XHH nông thôn Trung Quốc đầu tiên lấy bằng tiến sĩ ở ĐH Missigan là Cố Phúc. Những năm đầu 1930, ở Trung Quốc nhiều nhiều công trình nghiên cứu về XHH nông thôn được xuất bản của Cố Phúc, Ngô Văn Tảo, Phí Hiếu Thông. Năm 1934, tập san “Nông thôn Trung Quốc” ra đời. Năm 1937, Đồng Nhuận xuất bản cuốn: “Điểm yếu của xã hội học nông thôn”. Tuy nhiên, mãi đến năm 1979, Viện Xã hội học trực thuộc Uỷ ban KHXH Trung Quốc mới được thành lập. Đến nay, xã hội học nông thôn là một trong những lĩnh vực nghiên cưú chủ chốt của giới XHH Trung Quốc. Có nhà XHH nổi tiếng nghiên cứu về “Tam nông” với những tên tuổi nổi tiếng như: Lục Học Nghệ, Cốc Nguyên Dương1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔNTừ sau đại chiến thế giới lần thứ II, XHH nông thôn phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, ấn Độ và nhiều nước khác. Từ nửa cuối thế kỷ XX, xã hội học nông thôn đăc biệt phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc thế giới thứ ba, những nước mà nông nghiệp và nông thôn vẫn là chủ yếu, trong đó có Việt Nam.1.2. VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN1.2.2. Xã hội học nông thôn ở Việt NamSự ra đời: Hai loại ý kiến về xuất phát điểm của chuyên ngành XHH nông thôn Việt Nam: thứ nhất cho rằng XHH nông thôn VN có xuất phát điểm từ những nghiên cứu của các học giả Pháp và Việt Nam từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, tiêu biểu như công trình: “Người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ” của Pierre Gourou- 1936 Loại ý kiến thứ hai, cho rằng về những bước đi đầu tiên của XHH nông thôn VN, đáng kể nhất có 2 công trình. Trước hết là “Khảo cứu xã hội học và các vấn đề phát triển nông thôn ở Đông Nam á” của các tác giả: K.F. Walker, Vũ Quốc Thúc, Bỉ, Unesco, 1963. Đây là công trình nghiên cứu XHH nông thôn đầu tiên ở nước ta được khảo sát ở nông thôn Nam Bộ trong bối cảnh chung Đông Nam á. Công trình thứ hai là: “Hải Vân- một xã ở Việt Nam, đóng góp của xã hội học vào việc nghiên cứu những sự quá độ” của F. Houtart và G.Lemercinier, Dại học Louvain, Bỉ, 1980. Đây là công trình của 2 nhà XHH Bỉ với sự phối hợp nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Viện Xã hội học VN tiến hành khảo sát tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 1979. 1.2.2. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM Sự phát triển về tổ chức: Năm 1977, Ban Xã hội học (UBKHXHVN) được thành lập, có 5 phòng nghiên cứu: Lý luận- phương pháp, Đô thị, Nông thôn, Gia đình và Văn hoá- lối sống. Trong thập kỷ 1980 các cơ quan nghiên cứu xã hội học khác xuất hiện: Ban XHH thuộc Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (UBKHXHVN), Trung tâm XHH- tin học (Học viện Nguyễn ái Quốc). Thập kỷ 1990, xuất hiện các khoa xã hội học thuộc các trường đại học: Đại học KHXH Hà nội, ĐH KHXH thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Công đoàn, Đại học Huế, ĐH Mở- bán công thành phố HCMbộ môn xã hội học nông thôn càng được phát triểnóng. Ngày 7-8/12/2006, Đại hội Đại biểu Hội Xã hội học Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội, gồm 124 đại biểu. Hội Xã hội học VN được thành lập. Đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của ngành xã hội học VN nói chung và chuyên ngành XHH nông thôn nói riêng.1.2.2. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM Nghiên cứu: Viện Xã hội học. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Xã hội học và xuất bản sách từ 1980 đến nay. Tạp chí Xã hội học xuất bản thường kỳ từ năm 1983 (3 tháng một kỳ) và cho đến nay là tạp chí duy nhất nhằm công bố các nghiên cứu của giới xã hội học trong cả nước.). Nhiều nhà chuyên gia trong viện có nhiều công trình về XHHNT: Tô Duy Hợp, Bùi Quang Dũng, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Văn Bích, Mai Văn Hai Nhiều chủ đề lớn của XHH nông thôn đã được nghiên cứu và công bố, như: Phân tầng xã hội nông thôn, Chuyển đổi cơ cấu xã hội nông thôn, dân số- KHHGĐ-SKSS, biến đổi gia đình nông thôn, lối sống- văn hoá nông thôn, chuyển đổi các chuẩn mực và định hướng giá trị ở nông thônCác cơ quan khác: Ngoài Viện Xã hội học thì nhiều nghiên cứu về XHH nông thôn cũng đã được triển khai, như: Trung tâm XHH- tin học học viện Nguyễn ái Quốc, Ban Xã hội học thuộc Viện KHXH vùng Nam Bộ, các khoa Xã hội học thuộc các trường ĐHKHXH&NV Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban văn hoá- xã hội của Quốc hội, Bộ Kế hoạch- đầu tư, Bộ Lao động- thương binh và Xã hội, UB Dân số, Gia đình và Trẻ em (trước đây), Bộ Y tế, các tổ chức chính thức và phi chính phủ quốc tế và Việt Nam.1.2.2. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN Ở VIỆT NAMĐào tạo: Hoạt động đào tạo, giảng dạy chuyên ngành XHH nông thôn tiếp tục phát triển: Đến nay, nhiều giáo trình về xã hội học nông thôn (kể cả dịch và viết mới) đã được xuất bản. Hệ thống đào tạo chuyên ngành XHH nông thôn từ bậc đại học đến tiến sĩ đã được kiện toàn. Đến nay đã có hàng chục tiến sĩ và thạc sĩ XHH nghiên cứu về XHH nông thôn. Những đơn vị có giảng dạy về bộ môn XHH nông thôn hiện nay ở nước ta là: Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội học, Viện Xã hội học và Tâm lý học quản lý lãnh đạo thuộc Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia, các Khoa XHH thuộc các trường đại học như: ĐH KHXH&NV Hà Nội, ĐH KHXH&NV Tp HCM, Đại học Công Đoàn, Đại học Huế, ĐH Mở –bán công Tp HCM, ĐH Đà Lạt. 1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN Hiện vẫn có những khác biệt khi quan niệm về đối tượng của Xã hội học nông thôn. Xã hội học nông thôn nghiên cứu về cái gì trong xã hội nông thôn, cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất. P.L. Vogte: XHH nông thôn nghiên cứu động lực và tình hình đời sống nông thôn, dựa vào đó để phát triển và duy trì văn hoá nông thôn một cách có hiệu quả và khoa học.C.C. Tagler: XHH nông thôn là thảo luận mối quan hệ lẫn nhau của nhân dân nông thônđồng thời còn thảo luận chế độ xã hội nông thôn với mức sống và các vấn đề xã hội nông thôn của nó.D. Sanderson: XHH nông thôn cần thiết “nghiên cứu tổ chức xã hội nông thôn”.1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN Nguyễn Thế Phán (ĐH KTQD HN): Đối tượng của XHH nông thôn là: 1- nghiên cưú tính quy luật của xã hội nông thôn; 2- nghiên cứu những hiện tượng xã hội nông thôn, những vấn đề liên quan đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội nông thôn; 3- Nghiên cứu các chính chính sách kinh tế- xã hội đối với nông thôn, cơ sở- phương pháp luận khoa học xã hội của chiến lược và sách lược cải tạo nông thôn cũ, xây dựng nông thôn mới.Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng: Đối tượng của XHH nông thôn bao gồm: 1- nghiên cứu những vị trí, vai trò của xã hội nông thôn trong xã hội, trong cơ cấu xã hội tổng thể; 2- Nghiên cứu về cộng đồng nông thôn; 3- Nghiên cứu tính đồng nhất ở nông thôn, mà thường được đặc trưng bằng lối sống, văn hoá làng xã; 4- Nghiên cứu về quá trình quản lý cũng như những khía cạnh dân số, quá trình di dân, môi trường ở nông thôn.1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN Tống Văn Chung: 1- Nghiên cứu các quan hệ xã hội ở nông thôn; 2- Nghiên cứu các quy luật chi phối, điều tiết các quan hệ xã hội nông thôn; 3- Nghiên cứu các sự kiện xã hội ở nông thôn; 4- Nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội ở nông thôn; 5- Nghiên cứu các nhóm xã hội nông thôn trong tổng thể cơ cấu xã hội nông thôn; 6- Nghiên cứu các cộng đồng xã hội, những khía cạnh hoạt động, vai trò của chúng ở nông thôn; 7- Nghiên cứu sự hiện diện và vận hành của các thiết chế xã hội nông thôn; 8- Nghiên cứu những vấn đề xã hội trong hoạt động kinh tế của người dân nông thôn.1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔN Tô Duy Hợp: Có 2 trục chính về đối tượng nghiên cứu của XHH nông thôn. Thứ nhất, Các vấn đề tương quan và tương tác giữa XHH nông thôn với môi trường, bao gồm: a- Đô thị hoá nông thôn; b- Tính độc lập tương đối và sự phụ thuộc căn bản của xã hội nông thôn vào xã hội tổng thể; c- Công nghiệp hoá nông nghiệp và hiện đại hoá xã hội nông nghiệp- nông dân- nông thôn; d- Bảo đảm cân bằng sinh thái nhân văn ở địa bàn nông thôn và cả ở địa bàn đô thị. Thứ hai, Các vấn đề tương quan và tương tác nội bộ xã hội nông thôn, bao gồm: a- Vị thế, vai trò của các nhân vật xã hội nông thôn (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, trí thức); b- Các cơ cấu nhân khẩu, lao động nghề nghiệp, phân tầng xã hội của các nhóm xã hội nông thôn. Thực trạng và xu hướng biến đổi của chúng; c- Các thiết chế xã hội nông thôn: thực trạng và xu hướng biến đổi của các thiết chế cơ bản như kinh tế, chính trị, gia đình, giáo dục, y tế, tôn giáo, khoa học, thể thao ở nông thôn; d- Các vấn đề xã hội khác như lối sống nông thôn, văn hoá nông thôn, văn minh nông nghiệp, tổ chức và quản lý xã hội nông thôn.1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.1.ĐỐI TƯỢNG XHH NÔNG THÔNCác quan điểm nêu trên, về cơ bản đã nêu bật được đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành XHH nông thôn. Nói ngắn gọn: đối tượng của XHH nông thôn là nghiên cứu tổng thể về xã hội nông thôn và hành vi con người trong xã hội nông thôn. Nhận thưc như vậy thì quan niệm của Tô Duy Hợp là hoàn chỉnh hơn, khi những quan niệm khác còn phiến diện hoặc sa vào lĩnh vực của các khoa học khác (như triết học, kinh tế học nông thôn).1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔN 1.3.2. CHỨC NĂNG CỦA XHH NÔNG THÔNXã hội họ
Tài liệu liên quan