Tóm tắt: Nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP. HCM đang trải qua quá trình biến đổi
và trở nên đa dạng trước những tác động, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thông qua
phân tích, đo lường chỉ báo trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động và vị thế việc làm
từ nguồn dữ liệu định lượng - Điều tra lao động việc làm năm 2014 và 2016 của Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Bài viết nhận diện thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao TP. HCM
thông qua so sánh lực lượng lao động giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa lao động nam
và lao động nữ; và giữa các vùng trong cả nước. Dù được xem là một cực tăng trưởng, phát
triển của cả nước, song chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao
tại đây vẫn còn thấp và không đồng đều giữa đô thị - nông thôn; giữa nam và nữ; và giữa
các vùng. Do vậy, cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm nâng cao, phát triển cân
bằng, hài hòa nguồn nhân lực TP. HCM đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
75
NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY
ThS. Nguyễn Quang Giải
Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một
Email: nguyenquanggiai@yahoo.com
ThS. Nguyễn Phƣơng Cƣờng
Trƣờng Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở TP. HCM)
Tóm tắt: Nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP. HCM đang trải qua quá trình biến đổi
và trở nên đa dạng trước những tác động, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thông qua
phân tích, đo lường chỉ báo trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động và vị thế việc làm
từ nguồn dữ liệu định lượng - Điều tra lao động việc làm năm 2014 và 2016 của Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Bài viết nhận diện thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao TP. HCM
thông qua so sánh lực lượng lao động giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa lao động nam
và lao động nữ; và giữa các vùng trong cả nước. Dù được xem là một cực tăng trưởng, phát
triển của cả nước, song chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao
tại đây vẫn còn thấp và không đồng đều giữa đô thị - nông thôn; giữa nam và nữ; và giữa
các vùng. Do vậy, cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm nâng cao, phát triển cân
bằng, hài hòa nguồn nhân lực TP. HCM đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển hiện nay.
Từ khóa: chuyên môn kỹ thuật, lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao, TP. HCM
Abstract: High quality human resources in Ho Chi Minh City are undergoing the
transformation and diversification because of the impacts and the regional and international
economic integration. By analyzing and measuring the indicators of technical qualifications,
labour structure and employment status from quantitative data - Labour Force Survey in
2014 and 2016 by the General Statistics Office of Vietnam - the article provides the status of
high quality human resources in Ho Chi Minh City, especially by comparing the labour
force between urban and rural areas, between male and female workers; and across regions
of the country. Although being considered as a pole of growth and the development of the
country, the quality of human resources especially high quality human resources here was
still low and uneven between urban and rural areas; between male and female workers; and
among regions. Therefore, more in-depth study is needed to enhance, develop balanced and
harmonious the human resources in Ho Chi Minh City to meet the needs of integration and
development today.
Key words: technique, labour, high quality human resources, Ho Chi Minh City
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
76
1. Dẫn nhập
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lƣợng cao luôn là nhiệm vụ trọng tâm,
xuyên suốt và lâu dài của nhiều quốc gia đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển
(Worldwatch Institute, 2018). Trong tiến trình công nghiệp hóa, phát triển và hội nhập quốc
tế, nguồn lực con ngƣời đƣợc xác định là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
đất nƣớc (Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, 1994). Bằng cách đo lƣờng và so sánh trình độ
chuyên môn kỹ thuật; cơ cấu lao động; và vị thế việc làm của ngƣời lao động tại TP. HCM
từ bộ dữ liệu Điều tra lao động việc làm năm 2014 và 2016 của Tổng cục Thống kê theo lát
cắt khu vực đô thị - nông thôn; giới tính; và vùng, bài viết là sự nỗ lực ban đầu phác thảo
thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại đô thị TP. HCM nhằm tạo cơ sở cho những
định hƣớng chính sách, giải pháp phù hợp đối với chính quyền địa phƣơng và các bên liên
quan là việc làm cần thiết vì phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lƣợng
cao là một trong ba khâu đột phá của chiến lƣợc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã
hội từ nay đến năm 2020; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành mục tiêu phát triển
bền vững của mỗi quốc gia, là tiền đề quan trọng cho tiến trình hội nhập quốc tế.
2. Lực lƣợng lao động đang làm việc giai đoạn 2012 - 2016
Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trƣởng nhanh nhất thế giới, với mức
tăng trƣởng bình quân hơn 6% mỗi năm. Trong đó, TP. HCM là trung tâm kinh tế, đầu tàu
của cả nƣớc. Nơi tạo ra 1/3 GDP; 1/3 giá trị sản lƣợng công nghiệp (Thông tấn xã Việt Nam,
2017). Là đô thị đặc biệt nằm ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. HCM gồm 24
quận/huyện, tổng diện tích 2.061,2km2, dân số 8.444.600 ngƣời, mật độ dân số 4.097
ngƣời/km2 (Niên giám Thống kê, 2017).
Trƣớc khi đi vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lƣợng
cao ở TP. HCM hiện nay, chúng tôi muốn điểm qua nhanh cơ cấu lao động trong bức tranh
dân số tại TP. HCM giai đoạn 2012 – 2016 chỉ ra một số thông tin cần quan tâm sau: 1/ cứ 2
người dân thì có 1 người đang tham gia lao động. Tỷ trọng ngƣời dân tham gia lao động so
với tổng dân số TP. HCM đƣợc duy trì khá ổn định theo thời gian; 2/ lao động nam giới
chiếu tỷ trọng khá cao so với nữ giới. Bình quân lao động là nam giới nhiều hơn khoảng
10,3% so với lao động nữ giới (55,6% so với 45,3%), và tỷ trọng này cũng đƣợc duy trì khá
ổn định về sau. Nhƣ vậy, kết quả Bảng 1 phần nào cho thấy TP. HCM hiện đang sở hữu một
dân số “vàng” cung ứng tốt nhu cầu lao động cho địa phƣơng (Bảng 1).
Bảng 1: Lao động đang làm việc 2012-2016 (ngƣời)
Năm Tổng Nam Nữ
2012 3.943.180 2.103.786 1.839.394
2013 3.989.241 2.110.341 1.878.900
2014 4.059.162 2.182.766 1.876.396
2015 4.129.542 2.181.362 1.948.180
2016 4.223.996 2.212.547 2.011.449
So với dân số (%)
2012 50,6 56,0 45,6
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
77
2013 50,2 55,5 45,4
2014 50,3 56,4 44,6
2015 50,1 55,2 45,3
2016 50,0 54,7 45,7
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê TP. HCM 2016
3. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở TP. HCM nhìn từ đào tạo
3.1. Nguồn nhân lực: Nội hàm và thành tố
Nguồn nhân lực (Human resoures) hay nguồn lực con người đƣợc hiểu theo nhiều cách
khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Theo Liên Hợp quốc, nguồn nhân lực là tất cả những kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát
triển của mỗi cá nhân và đất nƣớc. Ngân hàng Thế giới cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ
vốn con ngƣời bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Tổ chức
Lao động Quốc tế, quan niệm, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những ngƣời
trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động (Nguyễn Sinh Cúc, 2014). Dù đƣợc hiểu theo
nhiều cách khác nhau nhƣng có sự thống nhất cơ bản nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức
lao động cho xã hội và chúng đƣợc biểu hiện trên hai mặt số lượng (tổng số những ngƣời
trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc
làm) và chất lượng (trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức, sức khỏe). Trong khuôn khổ
bài viết này, khái niệm nguồn nhân lực đƣợc thống nhất theo cách hiểu chung này, từ đó tạo
cơ sở cho những thảo luận sâu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm cung cấp rõ nét thực
trạng nguồn nhân lực theo khu vực đô thị - nông thôn; theo giới tính tại TP. HCM hiện nay.
3.2. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động đã qua đào tạo44 là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực.
Xem xét lực lƣợng lao động đã qua đào tạo thời gian gầy đây cho thấy tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo về chuyên môn kỹ thuật ngày mỗi đƣợc nâng lên rõ nét. Trong đó, TP. HCM đứng
đầu cả nƣớc về lực lƣợng lao động đƣợc trang bị tay nghề45. Cụ thể, năm 2014 là 32,5%;
năm 2016 đạt 34,9% (Bảng 2).
Số liệu thống kê gần đây năm 2014 và 2016 về tỷ trọng lao động đang làm việc đã qua
đào tạo cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và không đồng đều giữa
các vùng. Cụ thể, trên phạm vi cả nƣớc, năm 2014 tỷ lệ lao động hiện đang làm việc đã qua
đào tạo mới chỉ đạt 18,2%; năm 2016 đạt 20,9% trong đó thấp nhất là ĐBSCL, chỉ 10,3%
(2014), 12,2% (2016) kế đến là Tây Nguyên, 12,3% (2014), 13,6% (2016). Điều này đồng
nghĩa phần đông lao động Việt Nam chỉ mới dừng lại là “lao động giản đơn” (Bảng 2).
Phân tích theo 6 khu vực kinh tế - xã hội của cả nƣớc, kết quả sẽ chỉ ra Đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ là hai khu vực có ƣu thế và thu hút nhiều lao động có trình độ
44 Lao động đã qua đào tạo là những ngƣời đã học và tốt nghiệp ở một trƣờng lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp
học hoặc trình độ đào tạo tƣơng đƣơng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên (có văn bằng hoặc chứng chỉ
công nhận kết quả đào tạo).
45 Ngoại trừ TP. Hà Nội.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
78
chuyên môn kỹ thuật. Ngƣợc lại, Đồng bằng sông Cửu Long là “vùng trũng về đào tạo” so
với cả nƣớc nói chung cũng nhƣ các vùng - miền nói riêng (Nguyễn Quang Giải, 2015).
Tại TP. HCM, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày mỗi đƣợc nâng lên, nếu
nhƣ năm 2011 có đến 70,7% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; năm 2012 là 71,5%;
năm 2013 là 68,4%; năm 2014 là 67,5% (Tổng cục Thống kê, 2014), và năm 2016 còn
65,1% (Tổng cục Thống kê, 2017). Dù rằng chất lƣợng nguồn nhân lực tại TP. HCM ngày
đƣợc cải thiện nhƣng cán cân cung - cầu lao động đang có sự mất cân đối nghiêm trọng. Sự
mất cân đối này đƣợc thể hiện, ngay tại các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nƣớc nhƣ
TP. HCM và Hà Nội, tỷ lệ số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ
lệ khá cao (Bảng 2).
Bảng 2: Nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật năm 2014; 2016 (%)
2014
Lao động đã qua đào tạo
Tổng Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên
Cả nƣớc
Nam
Nữ
Đô thị
Nông thôn
Các vùng
TD-MNPB
46
ĐBSH47
BTB-DHMT
48
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ49
ĐBSCL50
Hà Nội
TP. HCM
18,2
20,5
15,9
34,4
11,2
15,6
20,2
16,4
12,3
16,6
10,3
38,4
32,5
4,9
7,5
2,1
7,7
3,6
3,8
7,7
4,3
2,7
4,5
2,4
9,3
7,2
3,7
3,4
3,9
5,6
2,8
4,6
3,6
4,1
3,3
3,4
2,3
5,1
3,5
2,1
1,6
2,6
3,2
1,6
2,4
2,5
2,1
1,5
1,7
1,1
3,1
2,9
7,6
8,0
7,2
17,9
3,1
4,7
6,4
6,0
4,9
6,9
4,4
20,9
18,9
2016
Cả nƣớc 20,9 5,0 3,9 2,8 9,2
Nam 23,3 8,0 3,8 2,2 9,2
Nữ 18,4 1,7 4,1 3,4 9,2
Đô thị 37,4 7,4 5,7 4,1 20,2
Nông thôn 13,1 3,8 3,1 2,2 4,1
Các vùng
TD-MNPB 17,9 4,0 4,9 2,8 6,1
ĐBSH 28,9 7,6 4,5 3,6 13,2
BTB-DHMT 20,6 4,7 4,4 3,2 8,3
Tây Nguyên 13,6 2,5 3,5 1,9 5,7
Đông Nam Bộ 26,4 6,2 3,5 3,0 13,6
ĐBSCL 12,2 2,6 2,6 1,5 3,5
Hà Nội 43,1 8,8 6,0 4,2 24,2
TP. HCM 34,9 6,7 3,8 3,8 20,6
Nguồn: Tính toán từ Tổng cục Thống kê Việt Nam 2014, 2017
46 Trung du miền núi phía Bắc.
47 Không bao gồm Hà Nội.
48 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
49 Không bao gồm TP. Hồ Chí Minh.
50 Đồng bằng sông Cửu Long.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
79
Nhƣ vậy, về tổng thể tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cho thấy chất lƣợng việc
làm của Việt Nam còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, điều này cũng phản ánh vì
sao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ mới dừng lại ở lao động giản đơn. Theo Tổng
cục Thống kê (2014), “lao động giản đơn” chiếm đến 40,1% (21,1 triệu ngƣời), đến năm
2016, tỷ lệ lao động này là 38,0% (20,2 triệu ngƣời) (Tổng cục Thống kê, 2016). Cần nhấn
mạnh rằng lao động có tay nghề là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế.
4. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao TP. HCM nhìn từ vị thế việc làm
4.1. Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm
Theo cách phân loại hiện hành của Tổng cục Thống kê Việt Nam, lao động có việc làm
theo vị thế việc làm gồm 5 loại sau: 1/ chủ cơ sở sản xuất kinh doanh; 2/ tự làm; 3/ lao động
gia đình; 4/ làm công ăn lƣơng; 5/ xã viên hợp tác xã51. Vị thế việc làm là yếu tố quan trọng,
phản ánh chất lƣợng nguồn lực lao động. Xem xét về vị thế việc làm của cƣ dân TP. HCM
năm 2014 và 2016 nổi lên một số thông tin cần chú ý sau:
Thứ nhất, nhìn chung, công việc của ngƣời dân TP. HCM là làm công ăn lương, chiếm
đến 62,1% (2014), và đạt 67,7% năm 2016. Trong đó, tỷ lệ làm công ăn lƣơng của nam cao
hơn so với nữ (năm 2014: 64,6% so với 59,2%; năm 2016: 69,2% so với 66,1%); tỷ lệ nam
làm công ăn lƣơng vẫn tiếp tục đƣợc duy trì khi phân tích giữa khu vực đô thị và nông thôn
(Bảng 3).
Bảng 3: Cơ cấu lao động phân theo vị thế việc làm tại TP. HCM năm 2014, 2016 (%)
2014
Tổng Đô thị Nông thôn
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
Chủ cơ sở 4,4 5,0 3,7 4,9 5,6 4,2 2,1 2,7 1,3
Tự làm 27,9 25,6 30,5 26,7 24,2 29,6 32,9 31,3 34,8
Lao động gia đình 5,6 4,8 6,6 5,5 4,7 6,4 6,2 5,2 7,5
Làm công ăn lƣơng 62,1 64,6 59,2 62,9 65,5 59,8 58,7 60,7 56,3
Xã viên hợp tác xã 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,1 0,1
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2016
Chủ cơ sở 5,4 6,4 4,3 6,2 7,3 5,0 1,9 2,5 1,1
Tự làm 21,8 20,2 23,7 20,4 18,5 22,5 28,3 27,7 29,0
Lao động gia đình 5,0 4,2 5,9 4,8 4,3 5,5 5,6 3,8 7,8
Làm công ăn lƣơng 67,7 69,2 66,1 68,5 69,9 67,0 67,0 66,0 62,0
Xã viên hợp tác xã 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Điều tra lao động việc làm 2014, 2016 của Tổng cục Thống kê
Thứ hai, xếp vị trí thứ hai (sau làm công ăn lƣơng) là tự làm, lực lƣợng lao động là tự làm
chiếm tỷ lệ cũng khá cao, 27,9% (2014); 21,8% (2016). Trong đó, nếu nhƣ đối với những
lao động làm công ăn lƣơng thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, thì ngƣợc lại ở lao
động là tự làm thì nữ giới tham gia nhiều hơn so với nam giới.
51Giai đoạn 2013-2016, nhóm việc làm này không xuất hiện (0% cho các năm).
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
80
Thứ ba, tỷ lệ lao động gia đình, chiếm tỷ trọng rất nhỏ 5,6% (2014); 5,0% (2016), đối với
việc làm này thì nữ giới tham gia nhiều hơn. Điều này đƣợc giải thích vì có sự phân công lao
động trong gia đình, và phụ nữ thƣờng đƣợc “phân công”, lựa chọn việc làm phù hợp với
những loại hình công việc này. Theo phân công lao động này thì nữ giới ngoài những việc
làm tạo thu nhập nhƣ nam giới, họ còn đƣợc xã hội kỳ vọng và đảm trách những này công
việc gắn kết với tổ ấm của gia đình. Do vậy, phụ nữ có xu hƣớng chọn cho mình những công
việc nhƣ nội trợ, hoặc buôn bán để tiện một công hai việc.
Cuối cùng, ngoài những việc làm nhƣ vừa đƣợc nêu, những lao động còn lại52, những
ngƣời có điều kiện kinh tế hơn, họ tự làm chủ cơ sở của mình, chiếm 4,4% (2014); 5,4%
(2016). Đối với loại nghề nghiệp này, khu vực đô thị chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực
nông thôn; nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới (Bảng 3).
4.2 Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2014 và 2016
Phân tích cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp năm 2014 và 2016 tại TP. HCM (Bảng 4),
bƣớc đầu ghi nhận một số thông tin sau đây:
Đối với việc làm gắn với dịch vụ nhƣ dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng chiếm tỷ lệ cao
nhất, 29,2% (2014); 28% (2016). Xếp vị trí thứ hai là thợ lắp ráp và vận hành máy móc,
17,1% (2014); 21,3% (2016).
Lao động có trình độ chuyên kỹ thuật chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu lao động.
Trong đó, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao gấp 3 lần so với bậc trung (năm
2014: 15,6% so với 5,6%; và năm 2016: 16,8% so với 5,4%).
Tại năm 2014, lao động nghề giản đơn chiếm 10,0%; lao động là nhân viên chiếm 4,7%;
lực lƣợng lao động là nhà lãnh đạo có cùng tỷ lệ với lao động ở khu vực nông nghiệp
(1,8%). Tƣơng tự nhƣ vậy, năm 2016 cơ cấu lao động phát triển theo hƣớng giảm dần lao
động giản đơn.
Xét ở góc độ giới tính, sẽ chỉ ra 3 điểm: 1/ đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật thì
nữ giới có lợi thế hơn so với nam giới. Chuyên môn kỹ thuật bậc cao năm 2014 của nữ là
15,7%, nam là 15,5%; năm 2016 tỷ lệ này lần lƣợt là 18,0% và 15,7%. Đối với chuyên môn
kỹ thuật bậc trung năm 2014 nữ là 6,0%, nam là 5,3%; năm 2016 tỷ lệ giữa nam và nữ bằng
nhau (5,4%); 2/ đối với những việc làm gắn với dịch vụ, bảo vệ và bán hàng, những việc làm
này thu hút nữ giới hơn so với nam giới (năm 2014: 36,7% so với 22,7%; năm 2016: 33,4%
so với 23,0%); 3/ đối với việc làm là thợ thụ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thì nam
giới tham gia nhiều hơn so với nữ giới tại thời điểm 2014; nhƣng năm 2016 thì tỷ lệ này
ngang nhau (21,3%).
Phân tích theo khu vực đô thị và nông thôn, nhìn chung ở đô thị cơ cấu việc làm tốt hơn
so với nông thôn. Cu thể hơn, chất lƣợng việc làm ở khu vực nông thôn không bằng so với
khu vực đô thị.
52 Không bao gồm xã viên hợp tác xã.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
81
Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo nghề nghiệp tại TP. HCM năn 2014, 2016 (%)
2014
Tổng Đô thị Nông thôn
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
Nhà lãnh đạo 1,8 2,6 0,9 2,0 2,8 1,0 1,2 1,8 0,5
CMKTBC
53
15,6 15,5 15,7 17,7 17,8 17,5 6,4 5,5 7,5
CMKTBT
54
5,6 5,3 6,0 5,9 5,6 6,1 4,5 3,8 5,4
Nhân viên 4,7 4,1 5,4 5,1 4,4 5,9 3,0 2,8 3,3
DVCN
55
, bảo vệ và bán hàng 29,2 22,7 36,7 30,0 23.7 37,1 25,5 18,3 34,5
Nông, lâm, ngƣ nghiệp 1,8 2,3 1,1 0,5 0,6 0,4 7,2 9,5 4,3
TTC-TKCLQ
56
14,3 18,6 9,2 13,6 17,5 9,2 17,0 23,2 9,3
Thợ lắp ráp và VHMM57 17,1 19,5 14,3 16,1 19,3 12,4 21,5 20,1 23,3
Nghề giản đơn 10,0 9,4 10,7 9,2 8,1 10,4 13,6 15,1 11,9
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2016
Nhà lãnh đạo
1,7
2,2
1,3
1,9
2,4
1,4
0,9
1,0
0,7
CMKTBC 16,8 15,7 18,0 18,8 17,8 20,0 8,0 7,1 9,1
CMKTBT 5,4 5,4 5,4 5,8 5,8 5,7 3,8 3,6 4,0
Nhân viên 4,2 3,2 5,3 4,6 3,5 5,8 2,2 1,7 2,8
DVCN, bảo vệ và bán hàng 28,0 23,0 33,4 28,6 23,8 33,8 25,5 19,8 32,0
Nông, lâm, ngƣ nghiệp 1,0 1,5 0,5 0,3 0,4 0,1 4,4 6,2 2,3
TTC-TKCLQ 12,7 19,0 5,8 11,7 17,4 5,4 17,2 25,5 7,5
Thợ lắp ráp và VHMM 21,3 21,3 21,3 20,3 21,2 19,3 25,6 21,6 30,3
Nghề giản đơn 8,5 8,1 8,9 7,6 6,9 8,4 12,4 13,4 11,3
Khác
Tổng
0,4
100,0
0,7
100,0
0,1
100,0
0,5
100,0
0,8
100,0
0,1
100,0
0,1
100,0
0,2
100,0
0,0
100,0
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2014, 2017
4.3. Thu nhập từ lao động hƣởng lƣơng
Theo kết quả của Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2014, số ngƣời
làm công ăn lƣơng trong lĩnh vực phi nông nghiệp của TP. HCM năm 2014 là 2.502,2 nghìn
ngƣời58, chiếm 14,8% trong tổng số những ngƣời làm công ăn lƣơng ở lĩnh vực phi nông
nghiệp và chiếm 61,6% tỷ trọng trong tổng số ngƣời đang làm việc. Đối với Hà Nội thì con
số lần lƣợt sẽ là 1.755,6 nghìn ngƣời; 10,4% và 47,7% (Tổng cục Thống kê, 2014).
Phân tích thu nhập của lao động làm công ăn lƣơng năm 2014 và 2016 ghi nhận một số
thông tin sau: Thứ nhất, về tổng thể trong năm 2014 mức thu nhập của lao động hƣởng
lƣơng có xu hƣớng biến động. Theo đó, càng về sau, thu nhập của những những ngƣời lao
động hƣởng lƣơng càng giảm. Thứ hai, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập hƣởng lƣơng
giữa khu vực đô thị so với nông thôn; giữa lao động là năm so với nữ; và đặc biệt giữa khu
53 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao.
54 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung.
55 Dịch vụ cá nhân.
56 Tiểu thủ công và thợ khác có liên quan.
57 Vận hành máy móc.
58 Số ngƣời làm công ăn lƣơng của cả nƣớc năm 2014 là 16.952,9 nghìn ngƣời.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
82
vực dịch vụ so với khu vực công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là khu vực nông, lâm thủy sản
(Bảng 5).
Bảng 5: Lƣơng/tháng lao động làm công ăn lƣơng tại TP. HCM 2014,2016 (1.000đ)
2014
Qúy 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
Đô thị 6.357 6.524 6.134 5.705 5.952 5.402 5.740 6.089 5.299 5.467 5.768 5.065
Nông thôn 5.132 5.279 4.942 4.356 4.554 4.119 4.379 4.609 4.074 4.443 4.615 4.209
KV 159 3.005 3.035 2.885 3.377 3.303 3.616 3.890 3.285 6.717 3.437 3.497 2.487
KV 260 5.777 5.953 5.534 5.225 5.450 4.927 5.283 5.626 4.819 5.123 5.418 4.724
KV361 6.458 6.642 6.224 5.668 5.951 5.347 5.689 6.035 5.271 5.465 5.752 5.089
2016
Đô thị
6.958
7.495
6.345
6.514