Tóm tắt
An ninh nguồn nước (ANNN) hiện nay đã và đang là thách thức lớn đối với các
nước thế giới và ở Việt Nam. Việc triển khai thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế điều phối,
giám sát các hoạt động của các nước, các bộ, ngành ở trung ương và địa phương
đã và đang làm cho nguồn nước bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng. Thông
qua tài liệu thu thập, quan trắc trên lưu vực sông Đà, nghiên cứu sử dụng phương
pháp mô hình Cronbach’s alpha, mô hình EFA, mô hình hồi quy và mô hình phân
tích thứ bậc xác định được các nguy cơ gây mất ANNN gồm nhóm nhân tố tự nhiên
(lưu lượng nước và biến đổi khí hậu), cơ chế chính sách (liên quốc gia, liên tỉnh)
và nhu cầu sử dụng (xây dựng thủy điện, phục vụ công nông nghiệp). Trên cơ sở đó
đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
nước trên dòng chính sông Đà.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201734
NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH
NGUỒN NƯỚC TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG ĐÀ
Lê Việt Hùng; Trần Thùy Chi
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
An ninh nguồn nước (ANNN) hiện nay đã và đang là thách thức lớn đối với các
nước thế giới và ở Việt Nam. Việc triển khai thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế điều phối,
giám sát các hoạt động của các nước, các bộ, ngành ở trung ương và địa phương
đã và đang làm cho nguồn nước bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng. Thông
qua tài liệu thu thập, quan trắc trên lưu vực sông Đà, nghiên cứu sử dụng phương
pháp mô hình Cronbach’s alpha, mô hình EFA, mô hình hồi quy và mô hình phân
tích thứ bậc xác định được các nguy cơ gây mất ANNN gồm nhóm nhân tố tự nhiên
(lưu lượng nước và biến đổi khí hậu), cơ chế chính sách (liên quốc gia, liên tỉnh)
và nhu cầu sử dụng (xây dựng thủy điện, phục vụ công nông nghiệp). Trên cơ sở đó
đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
nước trên dòng chính sông Đà.
Từ khóa: Nguồn nước, An ninh nguồn nước, Sông Đà
Abstract
Water security on Da river’s mainstream: Threats and solutions
Nowaday, water security is one of major global challenges of the world. Water
resources monitoring and management is still lack of in effective implementation
and co-operation among countries, ministries, central and lovel authorities. This
leads to degradation in quality and quantity of the water resource. Based on
the collected data on Da river basin, Cronbach‘s alpha methods , EFA models,
regression models and the Analytic Hierarchy Process are used to identify the
threats to water security including natural factors (water fl ow and climate change),
the policy mechanisms (inter-countries, inter-provincial) and water demand (build
hydropower, agriculture demand). The study then evaluate and propose solutions
for sustainable utilisation of water resources on Da River’s mainstream.
Key word: Water resources, Water security, Da River’s mainstream
1. Đặt vấn đề
Nước có vai trò và vị trí quan trọng
trong việc hình thành và phát triển các
nền văn hóa, văn minh của nhân loại, là
biểu tượng linh thiêng, là lễ hội truyền
thống của nhiều tôn giáo, dân tộc, quốc
gia trên thế giới. Nước, ngoài phục vụ
cho đời sống, đảm bảo chất lượng cuộc
sống của con người còn phục vụ cho
các hoạt động sản xuất, kinh tế, góp
phần vào chu trình tuần hoàn nước,
điều hòa khí hậu, Tài nguyên nước
trên Thế giới cũng như ở Việt Nam
phân bố không đều theo không gian và
thời gian cũng như bị thất thoát nghiêm
trọng trong quá trình khai thác sử dụng.
Nhận thức rõ các nguy cơ về tài nguyên
nước, Việt Nam đã ban hành Luật Tài
nguyên nước năm 1998 và sửa đổi năm
năm 2012, thành lập Bộ Tài nguyên và
Môi trường năm 2002, ban hành một số
luật và nghị định nhằm tăng cường quản
lý nhà nước với việc khai thác sử dụng
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 35
bền vững tài nguyên nước. Thế nhưng
việc triển khai thiếu đồng bộ, thiếu cơ
chế điều phối, giám sát các hoạt động
của các bộ, ngành, địa phương đã và
đang đang làm cho nguồn nước bị suy
thoái, cạn kiệt và ô nhiễm. Đảm bảo
khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
nước hay nói cách khác là đảm bảo an
ninh nguồn nước (ANNN) có vai trò
rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết
trong phát triển kinh tế xã hội đối với
bất cứ quốc gia nào.
ANNN được định nghĩa là “khả
năng của người dân được tiếp cận với
nguồn nước đảm bảo đủ về số lượng,
phù hợp về chất lượng để duy trì sinh
kế, sự thịnh vượng và phát triển kinh
tế - xã hội, bảo vệ chống lại các nguy
cơ ô nhiễm nguồn nước, các thảm họa
liên quan đến nguồn nước, và duy trì
hệ sinh thái trong một môi trường hòa
bình và ổn định chính trị [7]. David
và Claudia (2007) cho rằng ANNN
là sự sẵn sàng đáp ứng của một lượng
nước với số lượng và chất lượng chấp
nhận được phục vụ các nhu cầu về sức
khỏe, sinh kế, hệ sinh thái và sản xuất,
kèm theo những mức độ rủi ro đối với
con người, môi trường và nền kinh tế.
Bogardi và các cộng sự (2012) cho rằng
ANNN là sự đảm bảo về việc nước ngọt
và hệ sinh thái liên quan được bảo vệ và
cải thiện; là sự đảm bảo về việc sự phát
triển bền vững và ổn định chính trị được
đẩy mạnh, mọi người dân được tiếp
cận với đủ lượng nước an toàn ở mức
phí vừa với khả năng chi trả để có cuộc
sống khỏe mạnh và hữu ích, được bảo
vệ trước những hiểm họa từ những nguy
cơ liên quan đến nước. Nhìn chung, có
thể khẳng định ANNN là khả năng của
một cộng đồng (i) đảm bảo đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của đời sống con người
với khả năng tiếp cận nguồn nước một
cách đầy đủ về số lượng và chất lượng
chấp nhận được, (ii) bảo vệ môi trường,
hệ sinh thái, phòng chống hiểm họa về
thiên tai liên quan đến nước, (iii) phục
vụ phát triển bền vững [2].
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khu vực nghiên cứu
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của
sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam
- Trung Quốc, chảy vào Việt Nam tại
Mường Tè (Lai Châu) theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, hợp lưu với sông
Hồng tại Phú Thọ, cùng với sông Lô,
sông Thao tạo nên hệ thống sông lớn
nhất ở miền Bắc Việt Nam. Lưu vực
sông Đà có diện tích là 52.500 km2 chảy
qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và
Phú Thọ. Sông Đà ngoài dòng chính
còn có 6 sông nhánh là sông Nậm Pô,
Nậm Na, Nậm Mức, Nậm Mu, Nậm
Sập, Nậm Bú. Sông Đà cung cấp 31%
lượng nước cho sông Hồng và có tiềm
năng thủy điện lớn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên tổng quan các nghiên
cứu trong nước, quốc tế và khảo sát
nhận thức của người dân cùng các
cấp quản lý về bảo vệ ANNN, kết
quả cho thấy có 03 nhóm nguy cơ
gây mất ANNN bao gồm: (i) Cơ chế
chính sách (nhận thức của người dân
về bảo vệ tài nguyên nước còn thấp -
CS1, thiếu đồng bộ trong chính sách
về bảo vệ tài nguyên nước - CS2, nguy
cơ từ thượng nguồn Sông Đà - CS3,
thiếu tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài
nguyên nước của người dân và các
hộ kinh doanh - CS4); (ii) nhu cầu sử
dụng (quy trình vận hành các hồ chứa
thượng nguồn phía Trung Quốc - SD1,
gia tăng nhu cầu sử dụng nước Sông
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201736
Hình 1: Lưu vực sông Đà (mô phỏng trên HEC - HMS) [2]
Hình 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước dòng chính sông Đà [2]
Đà cho sản xuất công nghiệp - SD2,
nước thải sinh hoạt của người dân địa
phương và các hộ kinh doanh - SD3,
hoạt động xây dựng các đập thủy điện
- SD4, hóa chất độc hại trong sản xuất
nông nghiệp - SD5); (iii) Yếu tố tự
nhiên (sạt lở đất/đá - TN1, biến đổi khí
hậu, như lũ lụt, hạn hán - TN2, thảm
phủ thực vật bị suy giảm - TN3, yếu tố
địa hình, địa mạo gây khó khăn trong
việc dẫn nước và trữ nước - TN4, khan
hiếm nước mặt - TN5) [2].
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 37
Để nghiên cứu độ chính xác cũng
như xác định các trọng số (sự tác động)
của các nguy cơ (nhân tố) ảnh hưởng
nêu trên đến an ninh nguồn nước dòng
chính sông Đà, nghiên cứu sử dụng
phương pháp mô hình cấu trúc mạng và
mô hình thứ bậc (AHP).
2.2.1. Mô hình cấu trúc mạng
- Phân tích độ tin cậy của dữ liệu:
Nghiên cứu này sử dụng kiểm định
Cronbach’s alpha để xác định độ tin cậy
của mỗi tiêu chí trong nghiên cứu. Dựa
trên hệ số Cronbach’s alpha, các tiêu chí
(biến) không phù hợp (thừa) sẽ bị loại
bỏ trước khi tiến hành phân tích nhân tố,
chỉ Cronbach’s alpha lớn hơn 0.7 độ tin
cậy cao và nhỏ hơn 0.3, độ tin cậy thấp.
- Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis - EFA):
Phương pháp nhân tố khám phá được
sử dụng để xác định các nhóm nguy cơ
dẫn tới mất ANNN. Phương pháp phân
tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến
phụ thuộc lẫn nhau (interdependence
techniques), nghĩa là không có biến phụ
thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào
mối tương quan giữa các biến.
- Phân tích hồi quy: Trong nghiên
cứu này, mô hình hàm hồi quy được xây
dựng để đánh giá tác động của các nhóm
nguy cơ tới ANNN, cũng như kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu (19 giả
thuyết).
2.2.2. Mô hình thứ bậc
Trong nghiên cứu này, phương
pháp phân tích thứ bậc được sử dụng để
xác định mức độ tác động (nguy cơ) của
nhóm nhân tố cấp 1 và nhóm nhân tố
cấp 2 gây mất ANNN (hình 3).
Hình 3: Xác định trọng số các nhân tố [2]
3. Kết quả và thảo luận
Sau khi chạy mô hình, kết quả cho
thấy nguy cơ mất ANNN từ nhóm nhân
tố tự nhiên là lớn nhất (chiếm 59,4%)
tiếp đến là nhóm nhân tố cơ chế, chính
sách (30,9%) và nhóm nhân tố nhu cầu
sử dụng (9,7%) (bảng 1).
Bảng 1. Mức độ nguy cơ của các nhân tố [2]
W(CS) 0,309
W(SD) 0,097
W(TN) 0,594
W(CS1) 0,258
W(CS2) 0,073
W(CS3) 0,292
W(CS4) 0,378
W(SD1) 0,118
W(SD2) 0,218
W(SD3) 0,116
W(SD4) 0,255
W(SD5) 0,293
W(TN1) 0,113
W(TN2) 0,318
W(TN3) 0,043
W(TN4) 0,186
W(TN5) 0,340
Theo bảng 1, trong nhóm nhân tố
tự nhiên: biến đổi khí hậu và sự phụ
thuộc vào nguồn nước tự nhiên được
xác định là các mức tác động lớn nhất
tới ANNN tại khu vực với tỷ lệ lần lượt
là 31.8% và 34%, tiếp đến là do mực
nước ngầm và nước trong tự nhiên, cũng
như thảm phủ thực vật suy giảm; trong
nhóm nhân tố cơ chế chính sách: nguy
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201738
cơ lớn nhất gây mất ANNN là thiếu
cơ chế, chính sách phối hợp với nước
Trung Quốc trong việc sử dụng nước
sông Đà (chiếm 37,8%) và do nhận thức
của người dân về bảo vệ tài nguyên
nước còn thấp (chiếm 25,8%), tiếp đến
là do thiếu đồng bộ trong chính sách về
bảo vệ tài nguyên nước và thiếu sự quản
lý của chính quyền địa phương trong sử
dụng nước, hóa chất cho sản xuất nông
nghiệp; trong nhóm nhân tố nhu cầu sử
dụng: nguy cơ lớn nhất gây mất ANNN
trong khu vực là do hoạt động xây dựng
các đập thủy điện (chiếm 29,3%), tiếp
đến là do hóa chất độc hại trong sản xuất
nông nghiệp (25,5%), do gia tăng nhu
cầu sử dụng nước Sông Đà cho sản xuất
công nghiệp (21,8%), cuối cùng là nguy
cơ thiếu nước sạch sinh hoạt và do nước
thải sinh hoạt của người dân địa phương
và các hộ kinh doanh.
3.1. Nhóm nhân tố nhu cầu sử
dụng nước
Trong nhóm nhân tố nhu cầu sử
dụng, nguy cơ lớn nhất gây mất ANNN
trong khu vực là do hoạt động xây dựng
các đập thủy điện (29,3%). Đặc biệt
là việc xây dựng các đập thủy điện ở
thượng lưu sông Đà, địa phận Trung
Quốc. Từ trước năm 2007, các đập thủy
điện Trung Quốc xây dựng không nhiều
hoặc đang xây dựng, chưa đưa vào vận
hành nên ảnh hưởng của các đập này
đến dòng chảy sông Đà chưa rõ rệt. Tuy
nhiên từ 2007 đến nay, hàng loạt đập
thủy điện đã đưa vào sử dụng, cùng với
đó là hàng loạt hồ chứa, khi các hồ này
hoạt động tích nước hoặc xả nước sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dòng chảy
sông Đà. Mặt khác, các hồ ở thượng lưu
phía Trung Quốc không có nhiệm vụ
phòng chống lũ ở hạ du nên thường tích
nước sớm cho nên khi vào mùa lũ, các
hồ này thường xuyên bị vượt cao trình
an toàn của mực nước hồ nên buộc phải
xả nước với lưu lượng ít nhất là bằng
với lưu lượng nước đến hồ. Việc xả lũ
đột ngột hoặc tích nước sẽ gây mất an
ninh nguồn nước cho sông Đà mà không
thể dự báo, cảnh báo trước được.
Kết quả này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Hà Văn Khối [4]. Tác
giả đã chỉ ra rằng, tại Mường Tè, từ
2007 trở về trước, khi chưa có đập thì
lưu lượng dòng chảy tuân theo quy luật
dòng chảy tự nhiên. Khi các đập đưa vào
hoạt động, chế độ dòng chảy không tuân
theo quy luật tự nhiên nữa. Trong mùa
kiệt, thường có lũ đột xuất, tuy không
lớn nhưng xảy ra bất thường và liên tục,
gây khó khăn cho dự báo lũ.
Nhu cầu sử dụng nước cho nông
nghiệp, công nghiệp cũng là một trong
những nhân tố gây mất ANNN (21.8%).
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhu
cầu dùng nước cho công nghiệp, nông
nghiệp và lâm nghiệp sẽ ngày một tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng
lượng bốc hơi tiềm năng do nhiệt độ
tăng cao và sự gia tăng diện tích của các
khu công nghiệp. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Trần Thị Thu
Hằng [3]. Trong nghiên cứu của mình,
Trần Thị Thu Hằng giả thiết diện tích
cây trồng và loại cây trồng của lưu vực
sông Đà là không đổi nhưng khi xác
định nhu cầu sử dụng nước theo các
kịch bản biến đổi khí hậu thì thấy nhu
cầu sử dụng nước cho lĩnh vực tưới
trong nông nghiệp, lâm nghiệp lại tăng
dẫn đến việc thiếu hụt lượng nước trên
dòng chính sông Đà.
3.2. Nhóm nhân tố cơ chế chính sách
Nguy cơ lớn nhất gây mất ANNN
là thiếu cơ chế, chính sách phối hợp với
nước Trung Quốc trong việc sử dụng
nước sông Đà (chiếm 37,8%). Với 11
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 39
đập thủy điện thượng lưu sông Đà bên
phía Trung Quốc, tổng dung tích của
tất cả các hồ chứa là vào khoảng 2,5 tỉ
m3. Thế nhưng số liệu quan trắc về lưu
lượng, quy trình tích nước, xả nước
của các hồ thượng nguồn này chúng ta
lại hoàn toàn không có hoặc có nhưng
không đầy đủ. Theo [4], hiện nay, phía
Trung Quốc chỉ cung cấp thông tin 2
lần/ngày vào mùa lũ. Mặt khác, từ Thổ
Khả Hà (sau hồ chứa cuối cùng của
Trung Quốc trước khi vào Việt Nam)
đến Mường Tè (trạm thủy văn sát biên
giới Trung Quốc của Việt Nam), thời
gian truyền lũ là 6h. Các số liệu đo đạc
và quan trắc mực nước thực đo từ phía
Trung Quốc cấp cho Việt Nam lại theo
ốp 1, 7, 13 và 19h, cách nhau đúng bằng
thời truyền lũ. Với thời gian ngắn như
vậy thì không đủ thời gian ứng phó nếu
phía Trung Quốc xả lũ đột ngột, “bởi có
nhiều hồ chỉ cách biên giới VN khoảng
vài chục đến khoảng trăm km, ta nhận
được tin thì lũ đã vào rồi” [4].
Ở cấp Nhà nước, giữa Việt Nam và
Trung Quốc cũng chưa có cơ chế hợp
tác trao đổi thông tin thường xuyên,
dù nhiều lần Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công
nghệ đã xúc tiến đề nghị hợp tác nhưng
không thành công. Thời gian gần đây,
các nhà khoa học cũng đã có kiến nghị
Chính phủ vào cuộc đề xuất cơ chế hợp
tác ở cấp ngoại giao để sớm có hợp tác
trao đổi thông tin khi có tình huống xả
lũ đột ngột. Còn trước mắt, Việt Nam
chủ động xây dựng các hệ thống quan
trắc, cảnh báo sớm phát hiện nhanh các
tình huống thủy văn bất thường [4].
3.3. Nhóm nhân tố tự nhiên
Theo kịch bản biến đổi khí hậu,
lượng mưa trung bình năm trên lưu
vực sông Đà nhìn chung có xu thế tăng
so với hiện tại (kịch bản BĐKH B2).
Lượng tăng nhiều nhất là vào mùa mưa,
nhất là tháng 7, tăng đến 107mm. Vào
mùa khô lượng mưa giảm so với hiện
tại, giảm nhiều nhất vào tháng 1, từ
5mm đến 54mm tùy từng trạm (Quỳnh
Nhai giảm 21mm, Mù Căng Chải giảm
54mm) [3].
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng,
thay đổi tương đối lớn trong ngày,
là một trong các tác nhân gây ra hiện
tượng phong hóa, dẫn đến mối liên kết
giữa các lớp đất đá bị yếu đi. Khi mùa
mưa đến, nước làm xói mòn vỏ phong
hóa này dẫn đến hiện tượng trượt lở,
xói mòn bờ của các con sông, sườn dốc
của các ngọn núi, gây nguy cơ nghẽn
dòng, suy giảm lưu lượng và chất lượng
nước. Lượng mưa tăng, diện tích rừng
đầu nguồn giảm cũng tăng nguy cơ gây
ra lũ quét. Một số trận lũ điển hình đã
được ghi nhận như lũ nghẽn dòng ở thị
xã Sơn La (1989), lũ bùn đá ở Thị trấn
Mường Lay (Lai Châu, 1996, 2005).
4. Đề xuất giải pháp đảm bảo
ANNN trên dòng chính sông Đà
4.1. Các giải pháp về cơ chế và
chính sách
Hoàn thiện chính sách, pháp luật,
chiến lược về tài nguyên nước nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước
hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và
phòng chống có hiệu quả các tác hại của
nước do nhân tai gây ra.
Thiết lập cơ chế, chính sách hợp
tác quốc tế về vận hành liên hồ chứa
xuyên quốc gia: Việt Nam và Trung
Quốc cần tăng cường hợp tác chặt chẽ,
trong đó có thể xây dựng một quy trình
vận hành liên hồ chứa xuyên quốc gia.
Tăng cường hợp tác song phương và đa
phương trao đổi thông tin số liệu đồng
thời nghiên cứu xây dựng phương án
ứng phó với tình huống khẩn cấp để có
cơ sở trong quyết định điều hành thực
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201740
tế khi vận hành các hồ chứa thượng lưu
phía Trung Quốc hay hạ lưu phía Việt
Nam (Hòa Bình, Sơn La,...).
Thiết lập và hoàn thiện cơ chế vận
hành liên hồ chứa trên dòng chính sông
Đà phía Việt Nam: Quy trình vận hành
hồ chứa và quy trình vận hành liên hồ
chứa trên lưu vực sông phải được lấy
ý kiến các bộ ngành, địa phương liên
quan, tổ chức lưu vực sông. Quy trình
vận hành hồ chứa phải đảm bảo đáp
ứng đầy đủ các nhiệm vụ của công trình
theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo an toàn cho
công trình, an toàn cho vùng hạ du, duy
trì dòng chảy tối thiểu về hạ du theo quy
định và trong trường hợp bình thường
không làm xấu thêm tình trạng ngập lụt
ở hạ du. Việc điều tiết nước hồ chứa quy
định trong quy trình vận hành năm phải
tuân theo các quy định của Nhà nước.
Bên cạnh cơ chế vận hành, cần
thiết lập quy trình đánh giá, duy tu, bảo
dưỡng thân đập, các công trình phụ trợ,
các thiết bị vận hành và thiết bị quan
trắc, Việc xây dựng mớ i hoặc sửa
chữa nâng cấ p hồ chứa nướ c thủy lợi,
thủy điện phải có thiết kế phù hợp vớ i
quy hoạch được cấ p có thẩm quyền phê
duyệt, tuân thủ theo quy định của pháp
luật về xây dựng.
Xây dựng khung đánh giá ANNN
quốc gia, vùng và tỉnh. Ban hành các
hướng dẫn, chính sách cho tổ chức quản
lý thực hiện và cơ chế phối hợp.
4.2. Các giải pháp về nhu cầu sử
dụng nước
Xây dựng công trình đập dâng
hoặc kênh lấy nước trực tiếp ở các sông
suối có độ dốc lớn và có nguồn nước
dồi dào; với những khu vực dòng chảy
cơ bản không đủ tự cung tự cấp cho các
hộ dùng nước và điều kiện địa hình cho
phép thì dự kiến xây dựng hồ chứa nước
để trữ nước mùa mưa tưới cho mùa khô.
Những khu vực đã xây dựng công
trình và có nguồn nước phong phú
nhưng hiệu quả kém do công trình bị
hư hỏng hoặc không hoàn thiện thì dự
án kiến nghị nâng cấp hoặc sửa chữa, tu
bổ công trình để phát huy hiệu ích của
nguồn nước.
Xây dựng các hồ đập đưa nước về
các bể chứa, dùng hệ thống đường ống
dẫn có van điều khiển, tận dụng mọi
điều kiện địa hình cho phép để xây dựng
các hồ đập nhỏ để trữ nước mặt trong
mùa mưa làm tăng độ ẩm của đất.
4.3. Một số giải pháp khác
Xây dựng các phương án đối phó
với tình huống khẩn cấp trong khi chờ
đợi một cơ chế chính sách toàn diện với
nước bạn.
Ứng dụng các phương pháp quản
lý tiên tiến vào quản lý tài nguyên nước
dòng chính sông Đà như phương pháp
quản lý tổng hợp tài nguyên nước,
phương pháp quản lý nước theo lưu vực
sông, cách tiếp cận theo hệ thống: Nước
- năng lượng - lương thực, tiếp cận tăng
trưởng xanh,...
Tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục từ Trung ương đến địa phương,
từ cán bộ quản lý đến nhân dân về tiết
kiệm, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
nước, khai thác hợp lý, có hiệu quả và
bảo vệ tài nguyên nước.
Rà soát lại chức năng nhiệm vụ của
các Bộ ngành để khắc phục các chồng
chéo trong phân công nhiệm vụ về quản
lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt
động của các cơ sở khai thác tài nguyên
nước, các cơ sở sản xuất, khu công
nghiệp và cụm công nghiệp; xây dựng
các chế tài xử lý đối với các hành vi vi
phạm về thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước cũng như các hành vi xả
thải gây ô nhiễm môi trường nước.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 41
Xây dựng và tổ chức thực hiện
quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực
sông Đà.
Nâng cao vai trò của doanh nghiệp
trong quản lý nguồn nước và giảm thiểu
ô nhiễm nguồn nước, nhất là các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy điện.
Xây dựng các trung tâm dự báo,
cảnh báo dòng chảy, xây dựng cơ sở dữ
liệu cũng như hỗ