Nhà Tiền Lê

Nhà Tiền Lê (chữ Hán:前黎朝 (Tiền Lê Triều)) tiếp sau nhà Đinh và trước nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Nhà Tiền Lê truyền được ba đời và có công đánh thắng quân Tống. Lịch sử Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên làm vua, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó Vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vua nhỏ, Định Quốc CôngNguyễn Bặc và ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn, thua trận bị Lê Hoàn giết. Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước, triều thần và thái hậu họ Dương (về sau giới văn nghệ đặt tên bà này là Dương Vân Nga) đưa Lê Hoàn lên làm vua lập ra nhà Tiền Lê.

docx6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà Tiền Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà Tiền Lê Loạt bài Lịch sử Việt NamThời tiền sử Hồng Bàng An Dương Vương Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40) Nhà Triệu (207 - 111 TCN)Hai Bà Trưng (40 - 43)Bắc thuộc lần II (43 - 541) Khởi nghĩa Bà TriệuNhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602)Bắc thuộc lần III (602 - 905) Mai Hắc Đế Phùng HưngTự chủ (905 - 938) Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công TiễnNhà Ngô (938 - 967) Loạn 12 sứ quânNhà Đinh (968 - 980)Nhà Tiền Lê (980 - 1009)Nhà Lý (1009 - 1225)Nhà Trần(1225 - 1400)Nhà Hồ (1400 - 1407)Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427) Nhà Hậu Trần Khởi nghĩa Lam SơnNhà Hậu Lê (1428 - 1788) Lê sơ Lê trung hưngNhà MạcTrịnh-Nguyễn phân tranhNhà Tây Sơn (1778 - 1802)Nhà Nguyễn (1802 - 1945) Pháp thuộc (1887 - 1945) Đế quốc Việt Nam (1945)Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt NamCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)Xem thêm Vua Việt Nam Nguyên thủ Việt Nam Các vương quốc cổ Niên biểu lịch sử Việt Nam sửa Nhà Tiền Lê (chữ Hán:前黎朝 (Tiền Lê Triều)) tiếp sau nhà Đinh và trước nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Nhà Tiền Lê truyền được ba đời và có công đánh thắng quân Tống. Lịch sử Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên làm vua, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó Vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vua nhỏ, Định Quốc CôngNguyễn Bặc và ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn, thua trận bị Lê Hoàn giết. Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước, triều thần và thái hậu họ Dương (về sau giới văn nghệ đặt tên bà này là Dương Vân Nga) đưa Lê Hoàn lên làm vua lập ra nhà Tiền Lê. Vua Đại Hành Bài chi tiết: Lê Đại Hành Lê Đại Hành tên húy là Hoàn, người Ái châu (Thanh Hóa ngày nay), thời nhà Đinh giữ chức Thập đạo tướng quân. Khi vua Đinh bị giết, ông trở thành người nắm quyền trong triều đình và đến năm 980 thì lấy ngôi vua của nhà Đinh, lập ra nhà Tiền Lê. Lê Đại Hành là người có công đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống năm 981. Tuy nhiên, theo quan điểm Nho giáo của các nhà chép sử sau này, như trong Đại Việt sử ký toàn thư đã viết thì ông bị chê trách về đạo vợ chồng do ông đã lập Dương Vân Nga, hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng làm một trong năm hoàng hậu của mình cũng như về việc không sớm lập người kế vị để sau này dẫn đến việc tranh giành quyền bính giữa các con. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhà Tiền Lê nhanh chóng sụp đổ. Ông ở ngôi vua 24 năm, thọ 65 tuổi (941 - 1005), băng hà ở điện Trường Xuân. Vua Trung Tông Sau khi Đại Hành chết, các con tranh nhau giành ngôi, trong nước 8 tháng không có ai làm chủ. Tới đầu năm 1006, hoàng tử thứ hai là Lê Ngân Tích bị Long Việt đánh bại, chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết. Hoàng tử thứ 3 là Long Việt lên ngôi vua, tức là vua Lê Trung Tông. Trước sự thắng thế của Long Việt, các hoàng tử khác tạm thời án binh bất động. Tuy nhiên Trung Tông lên ngôi được ba ngày thì bị em cùng mẹ là Lê Long Đĩnh giết chết lên thay. Vua Ngọa Triều Tên húy là Long Đĩnh, giết anh để cướp ngôi, vì chơi bời sa đọa bị bệnh trĩ không ngồi được, phải nằm mà coi chầu nên được gọi là Lê Ngọa Triều. Ngoài những người bản địa ở những vùng xa xôi, Ngọa triều còn phải đối phó với cuộc nổi dậy của các hoàng tử khác con vua Đại Hành cát cứ tại vùng đất được phong trước đây như Ngự Bắc vương Long Cân, Trung Quốc vương Long Kính. Ngọa Triều tính hiếu sát thường thiêu sống, dìm nước hay dùng dao cùn mà tùng xẻo tù nhân; sư sãi vốn có thế lực rất lớn đối với chính sự nhưng Ngọa triều từng sai người róc mía trên đầu nhà sư Quách Ngang để làm trò cười; lại nuôi nhiều bọn hề làm trò khôi hài trong triều để làm loạn lời tâu việc của các quan. Do những việc làm đó, Ngọa triều bị quan lại và dân chúng căm ghét. Năm 1009, Ngọa Triều chết lúc mới 24 tuổi, điện tiền Lý Công Uẩn lên thay, lập ra nhà Lý. Nhà Tiền Lê truyền được tất cả 29 năm, gồm 3 đời vua. Nội trị Bộ máy chính quyền Nhà Tiền Lê nối tiếp và hầu như giữ nguyên mọi quy củ của nhà Đinh. Năm 980, sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đặt chức quan trong triều, phong Hồng Hiến làm Thái sư, Phạm Cự Lạng làm Thái úy, Từ Mục làm Đại tổng quản, Đinh Thừa Chinh làm Nha nội đô chỉ huy sứ[1]. So với nhà Đinh tập trung hết quyền hành về tay hoàng đế, vua Lê đã chia trách nhiệm cho các đại thần. Chỉ riêng việc đánh dẹp thì nhà vua thường thân chinh cầm quân. Đánh dẹp trong nước Trong thời gian cai trị, các vua Tiền Lê vẫn gặp phải sự chống đối của các tù trưởng địa phương, nhất là những nơi xa xôi hẻo lánh. Năm 989, Lê Đại Hành sai viên Quảng giáp là Dương Tiến Lộc đi thu thuế hai châu Hoan và Ái. Tiến Lộc đem người hai châu ấy xin theo về với Chiêm Thành. Chiêm Thành không nhận. Dương Tiến Lộc lấy hai châu Hoan, Ái làm phản. Lê Đại Hành thân hành đi đánh, giết chết Tiến Lộc và rất nhiều người 2 châu đó. Năm 999, Lê Đại Hành lại thân đi đánh Hà Động[2], dẹp được tất cả 49 động. Sau đó vua Lê lại phá được động Nhật Tắc, châu Định Biên (Cao Bằng). Người Cử Long[3] làm loạn không phục triều đình. Năm 1001, Lê Đại Hành lại thân chinh đi đẹp được loạn. Sang thời Ngọa Triều vẫn phải đối phó với sự chống đối của các địa phương. Năm 1008, Ngọa Triều thân hành đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long, bắt được vài trăm người bản địa. Cùng năm, vua Lê lại đi đánh châu Hoan và châu Thiên Liễu, bắt được tù binh về giết chết. Tháng 7 năm 1009, Lê Long Đĩnh lại thân đi đánh các châu Hoan Đường[4], Thạch Hà[5]. Giao thông Sau khi đánh thắng Chiêm Thành, năm 983, Lê Đại Hành sai quan Phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến Châu Địa Lý. Năm 1003, vua Lê lại thân hành đi Hoan Châu, ra lệnh vét kênh Đa Cái cho Thông thẳng đến Tư Củng trường ở Ám Châu. Năm 1009, triều thần đề nghị xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Lê Ngọa Triều xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu Ái đào đắp từ cửa quan Chi Long[6] qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung. Sau đó Lê Long Đĩnh lại ra lệnh đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại. Tháng 7 năm đó, nhân đi đánh châu Hoan Đường, hành quân đến Hoàn Giang[7], Lê Long Đĩnh sai Hồ Thủ Ích đem hơn 5.000 quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để tiện cho việc hành quân về phía nam. Kinh tế Các loại thuế Nhà Tiền Lê đặt ra lệ đánh thuế căn cứ vào số lượng tài sản về ruộng đất. Thuế thân chia ra 2 loại: Tiền công dung là tiền công dịch (như lao động công ích) mà người dân phải chịu mỗi năm 10 ngày và có thể nộp tiền thay vào việc tạp dịch[8] Tiền thuế hộ: là tiền mỗi gia đình phải nộp hàng năm Tiền thuế điệu: Tiền mỗi hộ phải nộp để đóng vào việc quân Nhà Tiền Lê đặt ra thuế thổ sản theo phép thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) của Trung Quốc, chỉ lấy cống phẩm mà không thu bằng tiền. Đồng thời, triều đình có chính sách khuyến khích thương mại. Những người buôn bán không phải nộp thuế, coi như họ chỉ bán những nông phẩm sản xuất ra mà đã chịu thuế ruộng đất rồi[8] Thương mại Sử sách không chép rõ về hoạt động thương mại trong nước. Đối tác quan hệ buôn bán ngoại thương chủ yếu của Đại Cồ Việt là Trung Quốc. Hai bên lập ra những nơi giao dịch song phương gọi là Bạc dịch trường đặt trên đường thông lộ biên giới. Những Bạc dịch trường quan trọng trong thời kỳ này là trại Vĩnh Bình (được Lê Văn Siêu phỏng đoán là chợ Kỳ Lâm hiện nay[9]), tại Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn và châu Tô Hậu (Lê Văn Siêu phỏng đoán là châu Thất Khê[9]), trại Hoành Sơn (Na Chàm ở ải Nam Quan[9]). Trại Hoành Sơn tụ tập nhiều nhà buôn từ châu Quảng Nguyên của Đại Cồ Việt và châu Đặc Ma của nước Đại Lý (Vân Nam) và các lái buôn từ Quảng Châu của Tống. Bạc dịch trường lớn nhất gần biên giới là điểm giao dịch hai nước nằm ở trại Như Hồng, Khâm châu[9]. Tác giả Chu Khứ Phi mô tả việc buôn bán giữa hai bên lúc đó trong sách Lĩnh ngoại đại phápnhư sau[10]: Hai bên gặp nhau thường uống rượu làm vui rồi mới bàn chuyện buôn bán. Người Tống làm nhà ở tại chỗ lâu ngày và thường dìm giá làm người bán phải bán rẻ; nhưng phú thương người Việt cũng không chịu, cầm giữ giá lâu Các quan chức địa phương biên giới cũng hỗ trợ cho quan hệ buôn bán của các thương gia hai bên. Nếu xảy ra việc kêu ca vì người bán cân thiếu thì phía Đại Cồ Việt lại cử sứ sang Khâm châu để thử lại cân để kiểm tra[10]. Không những thế, chính triều đình nhà Tiền Lê cũng sai người sang giao dịch thẳng với khách buôn người Tống. Hàng bán của Đại Cồ Việt gồm có vàng, bạc, tiền đồng. Lê Văn Siêu cho rằng đây không chỉ là thị trường hàng hóa mà còn là thị trường tiền tệ mà hai bên trao đổi ngoại hối[10]. Văn hóa Sử sách không ghi chép nhiều về những dấu ấn văn hóa thời Tiền Lê. Ảnh hưởng lớn nhất trong các tôn giáo là đạo Phật đã có từ thời thuộc Đường. Các nhà sư đã được sự tin cậy của hoàng đế, cho làm quan trong triều để bàn kế sách quốc gia. Sử sách ghi lại hai tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này là bài thơ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận đối đáp với sứ Tống và bài từ khúc của sư Khuông Việt tiễn sứ Tống ra về năm 987. Lê Quý Đôn có lời ca ngợi hai ông: "Sư Thuận thơ ca làm sứ Tống kinh sợ, Chân Lưu có từ khúc vang danh một thời"[11]. Đối ngoại Với Trung Quốc Về cơ bản, quan hệ ngoại giao giữa nhà Tiền Lê với nhà Tống có nhiều thuận lợi. Nhà Tống tỏ ra dè dặt, mềm dẻo với các vua Lê vì luôn phải đối phó với nguy cơ từ người Khiết Đan ở phía bắc. Sau thất bại năm 981, vua Tống bằng lòng công nhận Lê Hoàn, phong ông làm Tiết độ sứ và không hỏi tới dòng dõi nhà Đinh nữa. Năm 986 và 987, Tống Thái Tông sai Lý Giác đi sứ sang Đại Cồ Việt. Trong lần đi sứ năm 987, Lý Giác làm thơ tiễn có câu: "Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu", nghĩa là: Ngoài trời lại có trời soi nữa. Sư Khuông Việt nói rằng thơ này có ý tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống[12]. Năm 990, nhà Tống lại cử Tống Cảo đi sứ Đại Cồ Việt lần nữa. Lê Văn Siêu bình luận điều này cho rằng: thượng quốc ít khi chịu mất công vì nước nhỏ như vậy, vì nhà Tống trong thời kỳ giao tranh với nước Liêu năm 986 và bộ lạc Thảng Cốt năm 990[13]. Khi sứ Tống là Tống Cảo sang phong chức, Lê Hoàn nhận tờ chiếu của vua Tống mà không chịu quỳ, nói thác rằng bị ngã ngựa đau chân. Lúc đó sứ Tống im lặng không thắc mắc gì. Lê Văn Siêu cho rằng điều này hoàn toàn là do sự ngang ngạnh của vua Lê và không phải Tống Cảo không biết, nhưng đã không phản ứng. Trong sớ tâu Tống Thái Tông sau này, Tống Cảo nói rằng dù thác cớ đau chân nhưng ngay sau đó Lê Hoàn lại có thể đi chân đất, cầm cần câu lội xuống nước câu cá[14]. Trong lần tiếp sứ Tống, Lê Hoàn còn làm những việc trêu trọc sứ phương bắc khác như sai người mang con hổ đến công quán cho sứ Tống xem; lại sai mang con trăn lớn đến công quán, hỏi sứ Tống có ăn được thì làm cơm thết đãi. Sứ Tống khước từ không nhận và không dám nổi nóng theo tư thế của sứ giả thiên triều[14]. Sau đó Lê Hoàn nói với Tống Cảo về việc ngoại giao: Sau này có quốc thư thì cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa.Tống Cảo về tâu lại, Tống Thái Tông bằng lòng với đề nghị của vua Lê. Năm 993, nhà Tống lại phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương. Năm 995-996 ở biên giới hai bên đã có biến cố vì sự bạo loạn của các thổ quan vùng khe động. Tướng nhà Tống bắt bắt hơn 100 người làm loạn trả lại cho Đại Cồ Việt. Phía nhà Lê cũng bắt 27 người trả lại phía Tống và sai sứ sang tạ ơn. Nhà Tống lại sai Lý Nhược Chuyết mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho Lê Hoàn. Năm 997, nhà Tống lại gia phong vua Lê làm Nam Bình vương. Năm 1004, vua Lê sai hoàng tử Lê Minh Đề đi sứ Tống. Sang năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh ngôi, trong nước loạn lạc. Mình Đề phải ở lại trú ở Quảng Châu. Triều thần nhà Tống xuiTống Chân Tông phát binh đánh, nhưng vua Tống cho rằng nhà Lê giữ lệ tiến cống và sai con sang chầu, không nên đánh để giữ cho phía nam yên ổn[15]. Năm 1006, Lê Long Đĩnh giết anh là Trung Tông giành được ngôi vua. Nhà Tống không can thiêp. Sang năm 1007, Tống Chân Tông sai sứ sang phong cho Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương và đúc ấn đưa sang. Năm 1009, Lê Ngọa Triều sai sứ đem biếu nhà Tống con tê ngưu thuần. Vua Tống cho rằng tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ muốn trả lại; nhưng sợ phật ý vua Lê, đợi cho sứ Đại Cồ Việt về rồi mới mang thả ra biển. Lê Ngọa Triều sau đó lại xin áo giáo mũ trụ giát vàng, vua Tống bằng lòng cho. Với Chiêm Thành Năm 981, Lê Đại Hành sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành, bị vua Chiêm bắt giữ.Lê Đại Hành nổi giận, sai đóng chiến thuyền sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh. Năm 982, vua Lê khởi binh thân hành nam tiến. Quân Đại Cồ Việt thắng lớn, chém chết vua Chiêm là Ba Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to, nhiều quân sĩ bị bắt sống. Quân Lê bắt lính cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu nước Chiêm. Một viên tướng là Quảng giáp Lưu Kế Tông trốn ở lại Chiêm Thành. Sang năm 983, Lê Hoàn sai người con nuôi (không rõ tên) đi đánh bắt được Kế Tông, đem chém. Năm 992, vua Chiêm mới là Harivarman II sai sứ sang xin lại 360 tù binh bị bắt giữ mang về châu Ô Lý[16]. Harivarman II sai sứ là Chế Đông sang dâng sản vật địa phương, vua Lê trách là trái lễ, không nhận. Harivarman II sợ hãi, năm 994 lại sai cháu Chế Cai sang chầu. Từ đó quan hệ hai bên khá yên ổn không xảy ra xung đột. Xem thêm   Sơ đồ di tích cố đô Hoa Lư Nhà Đinh Lê Đại Hành Lê Long Việt Lê Ngọa Triều Trận Bạch Đằng, 981 Kinh đô Hoa Lư Đền Vua Lê Đại Hành ở cố đô Hoa Lư Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu ở Thanh Trì, Hà Nội cố đô Hoa Lư, nơi có đền Vua Lê Đại Hành Đình Yên Thành, Hoa Lư, Ninh Bình