Độc thoại “Sống hay không sống...” và linh cảm bi kịch của Hamlet

Tóm tắt. Lâu nay, nhân vật Hamlet khi xem xét thường chỉ được bàn nhiều đến hành động của nhân vật mà ít được chú ý tới linh cảm, vốn là một biểu hiện quan trọng trong tâm trạng của Hamlet làm nên kiểu nhân vật bi kịch đặc trưng. Bài viết tập trung bàn sâu đến đoạn độc thoại "Sống hay không sống." trong vở kịch Hamlet ở phương diện linh cảm của Hamlet về vấn đề "sống", "không sống" ảnh hưởng đến tính bi kịch của nhân vật, làm cho Hamlet trở thành nhân vật bi kịch đặc biệt, tiêu biểu nhất trong chuỗi các nhân vật bi kịch khác của Shakespeare.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc thoại “Sống hay không sống...” và linh cảm bi kịch của Hamlet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 96-104 ĐỘC THOẠI “SỐNG HAY KHÔNG SỐNG. . . ” VÀ LINH CẢM BI KỊCH CỦA HAMLET Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Hồng Đức E-mail: hanh_thanh@yahoo.com Tóm tắt. Lâu nay, nhân vật Hamlet khi xem xét thường chỉ được bàn nhiều đến hành động của nhân vật mà ít được chú ý tới linh cảm, vốn là một biểu hiện quan trọng trong tâm trạng của Hamlet làm nên kiểu nhân vật bi kịch đặc trưng. Bài viết tập trung bàn sâu đến đoạn độc thoại "Sống hay không sống..." trong vở kịch Hamlet ở phương diện linh cảm của Hamlet về vấn đề "sống", "không sống" ảnh hưởng đến tính bi kịch của nhân vật, làm cho Hamlet trở thành nhân vật bi kịch đặc biệt, tiêu biểu nhất trong chuỗi các nhân vật bi kịch khác của Shakespeare. Từ khóa: Hamlet, Shakespeare, độc thoại, nhân vật bi kịch, linh cảm. 1. Mở đầu Thế giới của vô thức, của tiềm thức, cho đến ngày nay vẫn mãi bí ẩn và khó lí giải đối với loài người. Khi tìm hiểu nhân vật bi kịch Hamlet trong vở kịch cùng tên của Shakespeare, chúng tôi phát hiện ra một điều lí thú: trong con người “ưa suy tư” ấy tồn tại rất nhiều những linh cảm về điềm gở, về kết cục xấu xảy ra sau này. Đặc biệt, những dự cảm chết chóc như là một ám ảnh thường trực trong vô thức của chàng. Trong đó, "Sống hay không sống..." (Hồi III; cảnh 1), đoạn độc thoại nổi tiếng, kết tinh những giá trị nghệ thuật tinh tuý của thiên tài Shakespeare, kịch gia số một thế giới, chứng tỏ đỉnh cao của tính bi kịch ở nhân vật bi kịch Hamlet khi chàng linh cảm. Từ vô thức, Hamlet đã “nhìn thấy” trước “cái đẹp”, “cái hùng” mà cá nhân chàng theo đuổi cuối cùng sẽ thất bại. Hay nói cách khác, nhân vật đã sớm ý thức được sự thất bại cũng như cái chết của mình nhưng vẫn không tránh khỏi những điều đó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Linh cảm bi kịch có tính xung đột cao Trong nghệ thuật xây dựng kịch bản, việc tổ chức các lời độc thoại chiếm vị trí quan trọng khi tái hiện chân dung và bản chất con người bên trong của nhân vật. Bởi thông thường, nhân vật dễ giãi bày nhiều trạng thái cảm xúc nhất khi độc thoại. Tuy nhiên, không phải lúc nào độc thoại cũng biểu hiện xung đột. Xung đột kịch là "dấu hiệu của hành động và của những lực lượng đối địch nhau của tấn kịch" [2]. Độc thoại "Sống 96 Độc thoại “Sống hay không sống. . . ” và linh cảm bi kịch của Hamlet hay không sống ..." của Hamlet có kịch tính cao bởi xung đột giữa hai thái độ mà Hamlet buộc phải lựa chọn. Không giống các nhân vật bi kịch khác, mặc dù nhận thức được mức độ linh cảm không phải chỉ xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân mà còn mang tầm vóc thời đại và xã hội, thế nhưng Hamlet vẫn không sao thoát khỏi bi kịch của sự sớm ý thức tất cả những đổ vỡ ấy. Và cách thức tồn tại những dự cảm trong Hamlet cũng rất khác. Nó luôn là nỗi ám ảnh với tần độ cao, mức độ sâu, với tính phức tạp đa chiều, vô cùng... Tất cả hội tụ nên một nét đặc biệt cho nhân vật bi kịch Hamlet. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy, Hamlet là một tính cách đa diện, phức tạp. Lê Huy Bắc gọi là nhân vật có "tính lưỡng diện". W.Hazlitt lại gọi là "đa tính cách", không đơn giản, xuôi chiều" [4;92]. Và tính cách ấy nhất quán cả ở cách nghĩ suy, trăn trở và linh cảm bi kịch mang tính xung đột. Linh cảm của Hamlet không chỉ gợi lên những cảm nhận về cái chết, mà hết sức đặc biệt, chàng còn linh cảm được cả những mâu thuẫn, phức tạp xoay quanh nó với những đắn đo, băn khoăn tràn ngập. Khi Hamlet nêu ra vấn đề: "Sống hay không sống ...", chàng không đưa ra một kết luận khẳng định bằng một phát ngôn mang tính chắc chắn như một số lần khác mà chàng dàn trải vấn đề ấy ra bằng sự đắn đo và nỗi băn khoăn lớn.Đó chính là xung đột ngay trong linh cảm của chàng. Cả đoạn độc thoại dài 35 dòng thơ này có thể chia làm sáu nội dung chứa sự băn khoăn, đắn đo của người nói: Băn khoăn Cấp độ Nội dung 1. Khái quát Sống/ hay không sống 2. Triển khai Chịu đựng tất cả .../ hay là cầm vũ khí. . . 3. Triển khai Chết là ngủ .../ngủ có thể chỉ là mơ. . . /chính điều đó gây ra bao tai hoạ cho cuộc sống này 4. Triển khai Chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lý, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài .../chỉ cần với một mũi dùi là có thể đưa mình đến chỗ yên nghỉ. 5. Triển khai Cam chịu, than vãn ... dưới gánh nặng cuộc đời / sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, ... bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này / bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa biết tới. 6. Triển khai Nỗi vướng mắc của tâm tư ấy làm cho ta trở thành hèn mạt .../ bao dự kiến lớn lao, cao quý ... chẳng thể biến thành hành động. Khi bàn về vấn đề xung đột trong đoạn độc thoại "Sống hay không sống ...", Phùng Văn Tửu đã phân tích rất cụ thể biểu hiện của xung đột qua ngôn từ và tâm trạng của Hamlet theo một hướng nhìn mới căn cứ vào thứ tự trước sau và độ dài ngắn của cấu trúc ngôn từ: "Sống" hiểu theo nghĩa "được sống", nhưng là sống nhục, tương ứng với trường hợp chịu đựng tất cả ...", "không sống" hiểu theo nghĩa "không được sống", "phải chết", 97 Nguyễn Thị Hạnh nhưng là chết vinh, tương ứng với trường hợp "cầm vũ khí vùng lên ..." [2;76]. Và để tiện so sánh hai cách hiểu trên, chúng tôi xin nêu lại hai sơ đồ mà tác giả bài viết này đã khái quát: Từ hai hướng trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Trước hết dù hiểu theo cách nào thì đoạn độc thoại trên đều chứa đầy những băn khoăn chọn lựa và giằng xé tâm trạng nhân vật Hamlet, nghĩa là đoạn "Sống hay không sống...” có tính xung đột cao. Thứ hai, nếu căn cứ vào diễn biến chiều dài vở kịch với lối hành động do dự và tính cách trầm tư thiên về suy nghĩ của Hamlet - một kiểu nhân vật bi kịch đặc trưng - thì dường như sau những phân vân, băn khoăn trong suy nghĩ khi lựa chọn một lối sống, Hamlet thiên về cách hiểu thứ hai. Cả một chặng khá dài, Hamlet chìm đắm trong suy tư, chấp nhận một tồn tại oái oăm trước mắt, nung nấu ý chí trả thù cho cha và dựng xây thời đại. Đây là một kiểu "sống" chịu đựng tất cả, đến mức hàng loạt các nguy cơ tạo nên bi kịch sau này của chàng đã có cơ hội diễn ra: Quyền hành nằm trong tay người chú độc ác, mẹ "đắm chìm trong chăn gối loạn luân" không hay biết thực hư gì, người yêu phải phát điên mà chết. Kiểu sống "chịu đựng tất cả" và giữ bí mật câu chuyện hồn ma trong lòng cũng chẳng đem lại kết quả như ý, cuối cùng lý tưởng của chàng chưa đạt được. Nhưng khi chàng linh cảm mình sẽ gục ngã trong cuộc đấu tranh chống cái ác, "dẹp yên mọi bất bằng" tức là chàng "không sống" nhưng vẫn nhận thức rằng: "Từ giờ phút này, ý nghĩ ta phải đẫm máu, nếu không chẳng có giá trị gì" bởi "mọi sự việc đều nhằm chống lại ta, thúc giục chí phục thù đã nhạt của ta ...” (Hồi IV; cảnh 4). Đây có thể hiểu là cách lựa chọn "cầm vũ khí vùng lên" của Hamlet, dù là mới hình thành trong suy nghĩ. Do vậy, nếu gắn với nhân vật Hamlet, cách hiểu thứ hai có vẻ như hợp lý hơn. Và nếu thoát li khỏi vở kịch mà hướng đến quan niệm sống nói chung thường tồn tại lâu nay như một cuộc cách mạng tư tưởng thì lại thấy cách hiểu thứ nhất có lý. Tuy nhiên, khi xem xét Hamlet với mức độ ảnh hưởng đến tính bi kịch của nhân vật này từ góc độ những linh cảm của chàng và là "đỉnh cao" của linh cảm bi kịch, chúng tôi muốn tập trung chú ý tới xung đột căng thẳng chứa đựng những băn khoăn, đắn đo ở mức độ cao nhất. Như trên đã nói, có thể tạm xem cả đoạn độc thoại có sáu sự băn khoăn. Băn khoăn đầu tiên có giá trị khái quát như là một phát ngôn chủ đề cho cả đoạn: "Sống hay không sống - đó là vấn đề". Sau đó là năm sự băn khoăn ở cấp độ triển khai cho vấn đề khái quát trên. Và khi bộc lộ những băn khoăn, đắn đo trong lòng đồng thời Hamlet còn tỏ 98 Độc thoại “Sống hay không sống. . . ” và linh cảm bi kịch của Hamlet rõ những mâu thuẫn luôn song song tồn tại trước sự lựa chọn của mình. ở cấp độ triển khai thứ ba, chàng nói: "Chết là ngủ... và tự nhủ rằng ngủ đi là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương... chẳng đáng mong muốn lắm sao?" tưởng như chàng sẽ chấp nhận cái chết như thế để được "chấm dứt mọi đau khổ" thì ngay sau đó Hamlet lại lật ngược vấn đề: "Chết, ngủ. Ngủ có thể chỉ có thể là mơ. Hừ! Đây mới là điều khó khăn... chính điều đó gây ra bao tai hoạ cho cuộc sống dằng dặc này!". Hoá ra vấn đề không đơn giản như vậy. Hamlet cứ tự đưa ra một vấn đề sau đó lại tự phủ định vấn đề. Khẳng định rồi lại phủ định là biện pháp cơ bản để Hamlet suy ngẫm mọi lẽ. Trong suy nghĩ, chàng nhắc nhiều đến cái chết, hoặc giấc ngủ, giấc mơ (cũng là một dạng của cái chết) với nhiều băn khoăn và mâu thuẫn. Mâu thuẫn ngay trong chính con người chàng, trong suy nghĩ và ngay trong cả linh cảm chết chóc của chàng. Theo lối vận hành ấy, đến băn khoăn thứ năm, tính phủ định lại vấn đề "chết" là "ngủ", là được "chấm dứt đau khổ" đã đẩy lên mức cao hơn, đó là nỗi sợ cái chết vì ai cũng "sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay trở lại...". Như vậy, vấn đề ban đầu đưa ra dần dần được Hamlet triển khai theo độ dài và chiều sâu cùng mọi cung bậc của nó. Người đọc có cảm giác lúc này Hamlet đang đứng trước cánh đồng đào đi xới lại để cho lúc đất được tơi xốp cũng là lúc người làm chọn lựa ra được loại giống trồng phù hợp. Cũng như người lao động trên cánh đồng, tuy họ không nói ra nhưng ai đi qua cũng sẽ hiểu họ định gieo hạt loại giống nào, loại cây nào trên mảnh đất ấy. Với Hamlet cũng vậy, dù chàng không chọn lựa dứt khoát một lối sống nào, song bằng cách chàng đặt vấn đề và “cày xới” chúng, người đọc tự ngầm hiểu, chàng sẽ chọn một cách sống thật xứng đáng và phù hợp. 2.2. Một linh cảm đa tầng ý nghĩa Linh cảm - bản thân nó đã là một vấn đề kì bí, khó nói và được lý giải rất vô cùng. Hơn thế, theo cách Shakespeare xây dựng, linh cảm của Hamlet không chỉ hướng về cái chết, về định mệnh, sự may rủi, điều xấu mà vượt lên trên, nó còn đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp của nhân loại. Trước hết, cũng giống những lần linh cảm khác, cái chết luôn là một ám ảnh thường trực diễn ra trong linh cảm của Hamlet. Mặc dù vấn đề cơ bản được đặt ra ban đầu là "Sống hay không sống" nhưng khi triển khai chủ yếu người nói lại nhắc đến cái chết. Hamlet năm lần trực tiếp dùng từ: "not to be" (không sống); "die" (chết), "sleep of death" (giấc ngủ của cõi chết), và "death" (cái chết). Thứ hai, Hamlet có những quan niệm và phân biệt khác lạ về cái chết ở tầm triết học, tức là cái chết không phải ở thể tĩnh tại mà ở thể vận động. Trong bản dịch tiếng Việt, người dịch lột tả được những sự khác nhau khi chuyển dịch động từ hoặc danh từ chỉ cái chết nhưng người đọc sẽ khó nhận biết hơn so với nguyên bản tiếng Anh. Chẳng hạn, ở dạng động từ, đó là sự so sánh: "... To die, - to sleep, - No more” [5;46] (Chết là ngủ, không hơn). Nhưng khi ở dạng danh từ lại là: "For in that sleep of death what dreams may come 99 Nguyễn Thị Hạnh ..." [5;46] (Trong giấc ngủ của cõi chết ấy những giấc mơ nào sẽ tới) và “But that the dread of something after death” [5;46] (... Nếu không phải vì sợ hãi điều gì đó sau cái chết). Trong quan niệm và lập luận của Hamlet, "ngủ" hay "mơ" cũng là một biến thể của "cái chết" (lặp 6 lần). Tuy không trực tiếp nói rõ ra, nhưng dường như người nói có sự phân định khá rạch ròi ranh giới của vấn đề "không sống" tức là "chết" với ba chặng khác nhau: Từ ba chặng ấy, mạch tư duy của Hamlet được lật đi lật lại vấn đề quan niệm lẽ sống - chết ở đời. Chặng một là quan niệm: Chết tức là ngủ, là mơ. Chặng hai là quan niệm: Khi ngủ, "những giấc mơ sẽ tới" khiến ta phải "suy nghĩ" và "điều đó gây ra bao nhiêu tai hoạ cho cuộc sống". Chặng ba là quan niệm: Nỗi sợ hãi một cái gì đó sau khi chết - "một thế giới huyền bí" khiến “không du khách nào dám quay trở lại". Thực chất nếu xâu chuỗi ba chặng tư duy này lại, vấn đề cốt lõi còn lại chỉ có thể hàm chứa trong một nội dung: Chết là ngủ, là mơ nhưng ai cũng sợ hãi thế giới huyền bí sau khi chết. Một vấn đề quá đỗi quen thuộc trở thành một chân lý muôn đời nhưng tại sao lại có vẻ mới mẻ qua cách thể hiện và tư duy của Hamlet. Thứ ba, một vấn đề ở tầm cao triết học được tư duy theo logic bình dân. Shakespeare tồn tại hàng mấy thế kỷ qua chắc chắn là bởi Hamlet. Hamlet sống cùng nhân loại là bởi tư duy và kiểu tư duy "sống" và "không sống". Thông thường, trong dân gian, chúng ta hay nói "ngủ như chết", hàm ý ít nhiều chỉ mối liên hệ giữa giấc ngủ và cái chết nhưng vẫn là ở thể so sánh. ở đây, Hamlet khẳng định "chết là ngủ" tới hai lần (trong nguyên bản tác giả dùng dấu gạch nối có chức năng chú thích nghĩa tương đương giữa chúng:" to die - to sleep" và còn nhấn mạnh "to die - to sleep - no more" (chết là ngủ - không hơn). Nói đến "cái chết" sẽ mang tính trừu tượng, khó nắm bắt, khó lý giải, nhưng được Hamlet giải mã theo tư duy logic rất dễ hiểu: Lấy giấc ngủ ra làm tiêu chí "định nghĩa" cho quan niệm của riêng chàng. Có thể mã hoá lại "định nghĩa" ấy như sau: Chết = ngủ = mơ = suy nghĩ = nỗi sợ hãi. Tất cả những vấn đề có vẻ trừu tượng đứng cạnh nhau không làm cho vấn đề đang lý giải tối nghĩa mà ngược lại, rất sáng rõ. Từ đó, một vấn đề lớn lao được đặt ra: Chết chưa phải là hết, là đã kết thúc. Sau cái chết vẫn còn có sự vận hành, điều này khoa học đã chứng minh. Chúng ta đã từng biết một Othello, một Desdemona, một Ophelia ... linh cảm tới cái chết nhưng để linh cảm ấy trở thành một ám ảnh thì chỉ có một Hamlet mà thôi. Đặc biệt, người anh hùng trẻ tuổi này lại còn trở thành một triết gia khi bàn lẽ sống chết ở đời bằng sự lý giải logic rất khó bắt bẻ và đầy thuyết phục. Nhưng dường như tiềm tàng đằng sau những phát ngôn ấy, Hamlet còn là một nhà tiên tri dự báo trước nhiều điều. 100 Độc thoại “Sống hay không sống. . . ” và linh cảm bi kịch của Hamlet 2.3. Một linh cảm xuất phát từ vô thức Con người khi linh cảm tới một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai gần hoặc xa, có lúc được biểu hiện như là một sự tự chủ, có mục đích nhưng có lúc, những linh tính, những dự cảm lại vượt quá lí trí của con người, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của người nói. Dạng linh cảm thứ hai này xuất hiện như một ngẫu nhiên, thuộc về vô thức. Nếu nhà nghiên cứu phê bình A.C Bradley từng chỉ ra rằng hầu hết lý do để Hamlet "chần chừ" ("procrastination") trong hành động là được "sự bào chữa của tiềm thức" ("unconscious excuses") [4] thì không chỉ có vậy, trong suy nghĩ của Hamlet, khi chàng gợn lên những linh cảm, nó cũng được hiểu ra như từ trong tiềm thức và thuộc về vô thức. Theo Từ điển Tâm lí, vô thức là “những cảm nghĩ không nhận ra được, như là ẩn náu trong một cõi lòng tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi và không bao giờ hiện ra nguyên hình”. Trước tiên, sự vô thức ấy được biểu hiện rõ nét thông qua cấu trúc số lượng chữ được dùng. Ngay từ dòng thơ đầu tiên, khi đưa ra vấn đề để suy nghĩ và lựa chọn: “Sống hay không sống. . . ”(“to be or not to be”) đã có nhiều điều khiến người nghe phải suy nghĩ. Tại sao Hamlet không đặt ra vấn đề "sống" hay "chết" (to be or to die) mà lại dùng cụm từ ở vế sau phủ định cụm từ phía trước? Về số lượng con chữ trong hai vế này, lối phủ định ấy đem lại độ lệch không ngang nhau. Vế thứ nhất chỉ có một chữ "sống" có hai phát âm ("to be") còn vế thứ hai có hai chữ ("không sống") có ba phát âm ("not to be"). Sức nặng rõ ràng nghiêng về vế thứ hai. Dường như trong nghĩ suy và lựa chọn đầy căng thẳng và nhiều giằng co quyết liệt của Hamlet, dù không nói ra, nhưng ngay từ đầu, ám ảnh của chàng có vẻ vẫn thiên về vấn đề "không sống". Hơn nữa, số lượng từ ngữ chỉ vấn đề "sống" chỉ được nhắc tới ba lần ("to be" - một lần, "life" - hai lần), trong khi từ ngữ chỉ về vấn đề "không sống" trở thành ám ảnh trong dòng suy tư của Hamlet. Do vậy, mặc dù bản thân Hamlet không thấy được điều đó nhưng người đọc lại dễ dàng nhận ra bởi chúng thuộc về phần vô thức. Và không giống những lần độc thoại khác của Hamlet, nếu suy nghĩ của chàng xen vào những linh tính, những dự cảm thường chỉ được biểu hiện bằng một phát ngôn mang tính thông báo xuôi chiều thì lần này, linh cảm được gợi ra bằng một chuỗi nhiều phát ngôn khác nhau. Đằng sau lời tự luận về vấn đề "sống hay không sống" dường như có một mạch chảy ngầm rất vô thức về nỗi ám ảnh chết chóc luôn trở đi trở lại trong con người Hamlet. Có ý kiến đã khẳng định, có lẽ cái chết trong hành động mới là suy nghĩ chính của Hamlet lúc đó. Độ dài ngắn khác nhau của hai xung đột kể trên cho thấy xung đột sau (đau khổ ở cõi đời này hay đau khổ ở thế giới bên kia?) dằn vặt tâm tư Hamlet nhiều hơn là xung đột trước (sống hay không sống) [2]. Nghĩa là tính xung đột ở độ căng thẳng và quyết liệt của lần linh cảm này cao hơn rất nhiều, khiến cho những đắn đo của Hamlet càng mang kịch tính hơn. Liệu chàng sẽ lựa chọn giải pháp nào? Mặc dù sau đó, tác giả không để Hamlet triển khai và gọi tên vấn đề "không sống" là gì nhưng cách dẫn dắt và lý giải chuyển sang vấn đề "chết", "cái chết" phần nào gợi ra ý định của người phát ngôn. "Không sống" tuy bản chất sâu xa không hoàn toàn đồng nhất với "chết" nhưng thực ra cũng là để biểu hiện cái chết. Người nói không gọi hai vấn đề mình đắn đo là "sống hay chết" ngay từ đầu, có lẽ để tránh cho người tiếp nhận hiểu nhầm và đồng 101 Nguyễn Thị Hạnh nhất hoàn toàn giữa hai từ "không sống" và "chết". Ở đây, cách hiểu "not to be" là "không được sống" (theo Phùng Văn Tửu) có vẻ như hợp lý hơn. Tiếp đến, ở băn khoăn thứ hai: "chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số phận phũ phàng // hay là // cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?". Nguyên bản tiếng Anh, giữa hai vế ngăn cách nhau bằng giới từ "or" (hay, hoặc là), vế đầu gồm 15 chữ, vế sau gồm 13 chữ, sức nặng nghiêng về vế đầu, lại có mâu thuẫn giữa băn khoăn thứ hai so với băn khoăn đầu tiên. Vướng mắc tâm tư của Hamlet tiếp tục được triển khai ở băn khoăn thứ tư: "Chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược ... // chỉ cần với một mũi dùi là có thể đưa mình đến chỗ yên nghỉ". Hamlet đưa ra hàng loạt những bất công, đau khổ mà con người ở cõi sống phải chịu đựng: Roi vọt, khinh khi, áp bức, hống hách, tình yêu tuyệt vọng, công lý, cường quyền, kẻ bất tài... Con người sống trong thời đại ấy không còn có thể tin tưởng vào một điều gì tốt đẹp ở đời. Và ý nghĩ tự sát đã len lỏi vào đầu óc Hamlet. Nhưng ý nghĩ tự sát lúc này lại rất khác với lần độc thoại đầu tiên:"Ôi, thịt da rắn chắc, quá rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan ra đi, biến thành một giọt sương" (Hồi I; cảnh 2). Nếu lần đầu, đơn giản chàng có ý định tự sát là để xoa dịu nỗi đau, nỗi nhục trước những "chướng tai gai mắt" oái oăm của gia đình mình thì lần này cái chết là sự đối chọi lại hàng loạt các bất công, đau khổ kia. Nếu cái chết trước là sự thoả hiệp và bất lực thì cái chết sau là sự đối đầu và phản ứng lại thời đại. Hoá ra sức nặng của ý nghĩa câu chữ không phải lúc nào cũng hoàn toàn phụ thuộc vào độ dài ngắn của con chữ nữa. Vẫn theo nguyên bản, vế đầu của băn khoăn trên kéo dài tới 41 chữ lại đối chọi với vế sau chỉ có 11 chữ nhưng sức nặng như được dồn vào 11 chữ sau cùng. Độ lệch với khoảng cách quá xa này lại có một hiệu ứng ngược lại: ấy chính là việc lấy cái chết, chấp nhận sự hy sinh để chống lại cuộc sống cam chịu, nhẫn nhục kia. Dù kết thúc băn khoăn này vẫn là một dấu hỏi để ngỏ nhưng người đọc phần nào cảm nhận được thái độ hành động và cách lựa chọn cũng như hướng giải quyết của Hamlet từ việc so sánh giữa lối sống cam chịu và cái chết trong hành động. Ở băn khoăn thứ năm, hai cặp đối xứng của sự đắn đo được đưa ra: "Có ai đành cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng cuộc đời // nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí mà đã vượt biên cương thì không một du khách nào còn quay lại" và "bắt ta phải chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này // (còn