Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: Cơ hội và thách thức

1. Đặt vấn đề Ngành Công nghệ phần mềm mới phát triển ở Việt Nam và phần lớn các công ty phần mềm Việt Nam được thành lập trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhưng nền Công nghệ phần mềm non trẻ này đã có những bước phát triển nhanh chóng - trung bình khoảng 40%/ năm trong giai đoạn 2000 – 2005. Đến năm 2007, ở nước ta có trên 750 công ty phần mềm với số lượng 35.000 cán bộ nhân viên. Công nghệ phần mềm là một trong năm chuyên ngành cơ bản của Công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển cho các doanh nghiệp, là một trong những yếu tố cơ bản để xây dựng nền tảng phát triển kinh tế của quốc gia. Trong đội ngũ nhân lực của ngành Công nghệ phần mềm Việt Nam, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại 85% là nam giới. Trước yêu cầu phát triển mạnh ngành công nghiệp này trong những năm tới, một vấn đề đặt ra là phải phân tích những cơ hội và thách thức đào tạo nguồn nhân lực nữ để vừa đảm bảo thực hiện bình đẳng xã hội vừa phát huy các thế mạnh của lao động nữ, nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế được coi là mũi nhọn này. Tại sao trong nguồn nhân lực ngành Công nghệ phần mềm tỉ lệ nữ lại quá ít so với nam giới? Lao động nữ có mặt mạnh và mặt yếu kém gì và đang phải đối mặt với những thách thức gì để có thể nắm bắt được những cơ hội nhằm tăng mạnh về số lượng và chất lượng? Các câu hỏi này có thể được làm sáng tỏ qua việc phân tích kết quả điều tra 1056 cán bộ trong đó có 787 nam và 269 nữ tại 26 công ty phần mềm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [8].

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: Cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 125-132 NHÂN LỰC NỮ TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đặng Thị Minh Lý Đại học Vinh 1. Đặt vấn đề Ngành Công nghệ phần mềm mới phát triển ở Việt Nam và phần lớn các công ty phần mềm Việt Nam được thành lập trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhưng nền Công nghệ phần mềm non trẻ này đã có những bước phát triển nhanh chóng - trung bình khoảng 40%/ năm trong giai đoạn 2000 – 2005. Đến năm 2007, ở nước ta có trên 750 công ty phần mềm với số lượng 35.000 cán bộ nhân viên. Công nghệ phần mềm là một trong năm chuyên ngành cơ bản của Công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển cho các doanh nghiệp, là một trong những yếu tố cơ bản để xây dựng nền tảng phát triển kinh tế của quốc gia. Trong đội ngũ nhân lực của ngành Công nghệ phần mềm Việt Nam, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại 85% là nam giới. Trước yêu cầu phát triển mạnh ngành công nghiệp này trong những năm tới, một vấn đề đặt ra là phải phân tích những cơ hội và thách thức đào tạo nguồn nhân lực nữ để vừa đảm bảo thực hiện bình đẳng xã hội vừa phát huy các thế mạnh của lao động nữ, nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế được coi là mũi nhọn này. Tại sao trong nguồn nhân lực ngành Công nghệ phần mềm tỉ lệ nữ lại quá ít so với nam giới? Lao động nữ có mặt mạnh và mặt yếu kém gì và đang phải đối mặt với những thách thức gì để có thể nắm bắt được những cơ hội nhằm tăng mạnh về số lượng và chất lượng? Các câu hỏi này có thể được làm sáng tỏ qua việc phân tích kết quả điều tra 1056 cán bộ trong đó có 787 nam và 269 nữ tại 26 công ty phần mềm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [8]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mức độ phù hợp của lao động nữ và nam trong Công nghệ phần mềm Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu cho thấy mức độ tham gia của lao động nữ trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm thấp hơn rất nhiều so với 125 Đặng Thị Minh Lý nam giới và chưa tương xứng với sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp còn non trẻ này. Liệu đây có phải là kết quả của việc lao động nữ không phù hợp với các hoạt động chuyên môn của ngành Công nghệ phần mềm không? Câu hỏi này gợi ra sự cần thiết phải tìm hiểu ý kiến đánh giá của chính những người lao động nam và nữ trong ngành phần mềm. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của lao động nam và nữ đối với việc lập trình được trình bày trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Đánh giá về mức độ phù hợp của lao động nam và nữ đối với việc lập trình (%) Quan điểm của những người làm việc trong lĩnh vực phần mềm Nam Nữ Phù hợp với nữ hơn 1,5 2,6 Phù hợp với nam hơn 63,2 50,6 Không có sự khác nhau 35,3 46,8 (Nguồn 8) Bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ cả nam và nữ đánh giá việc lập trình phù hợp với nữ giới chiếm rất thấp (nam 1,5%; nữ 2,6%). Trong khi đó phần lớn nam được điều tra đều cho rằng việc lập trình thích hợp hơn với nam giới (nam 63,2%). Chỉ có 50,6% phụ nữ đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên có hơn một phần ba nam giới và gần một nửa số phụ nữ cho rằng không có sự khác nhau giữa nam và nữ trong mức độ phù hợp với công việc lập trình. Điều này có nghĩa là cả nam và nữ đều có thể làm việc trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm. Chỉ một bộ phận nam giới có những thành kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ rằng việc lập trình phù hợp với nam giới nhiều hơn so với nữ giới. 2.2. Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong ngành Công nghệ phần mềm Việc tỉ lệ nữ lao động trong ngành Công nghệ phần mềm thấp chứng tỏ có hiện tượng bất bình đẳng giới trong một ngành kinh tế rất hiện đại này. Các lý thuyết về bình đẳng giới thường nêu những lý do khác nhau để giải thích sự bất bình đẳng giới trong các ngành kinh tế như sau: Lý thuyết về xã hội hoá vai trò giới cho rằng [6] phụ nữ không được xã hội hoá tức là không được giáo dục và đào tạo để có những năng lực, kỹ năng phù hợp cho việc thực hiện vai trò giới của họ trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm. Trong trường hợp ở đây, các trường học từ phổ thông đến đại học có thể đã không định hướng giáo dục - đào tạo phụ nữ để họ có đủ năng lực và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp tìm việc làm trong ngành này. Dấu hiệu rõ nhất ở đây là tỉ lệ nữ giỏi toán, tỉ lệ nữ thi khối A và tỉ lệ nữ học khoa học Công nghệ thông tin luôn ít hơn hẳn so với nam giới. 126 Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: cơ hội và thách thức Lý thuyết về sự phân công lao động theo giới [1] cho rằng phụ nữ chỉ phù hợp với một số loại công việc như nội trợ, lao động gia đình, may vá, dệt,... tức là những công việc ít liên quan tới Toán tin và Công nghệ thông tin. Nam giới phù hợp với một số loại lao động như thiết kế, các lĩnh vực thuộc khoa học, kỹ thuật, các công việc đòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Nhất là khi Công nghệ thông tin là một ngành nghề mới và đòi hỏi người làm phải được đào tạo trong các trường hay khoa thường được coi là của nam giới như trường Đại học Bách khoa, Đại học công nghệ, khoa Công nghệ thông tin. Gắn liền với lý thuyết phân công lao động theo giới là các lý thuyết khác nhấn mạnh yếu tố định kiến giới [4]. Một số học sinh nữ muốn thi vào trường Công nghệ thông tin cũng thường bị định hướng sang ngành nghề khác, trường khác. Chủ yếu là do định kiến phụ nữ không đủ năng lực và nếu có năng lực thì cũng kém nam giới. Định kiến này là hàng rào cản trở phụ nữ học và tham gia hoạt động trong các ngành nghề Công nghệ thông tin. Các lý do nêu trên có thể được kiểm chứng qua một số dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát về nghề nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin. Kết quả điều tra cho biết phần lớn nam giới cho rằng bổn phận đối với gia đình là lý do chính làm cho phụ nữ ít tham gia vào lĩnh vực này hơn nam giới. Khoảng 33,8% đàn ông cho rằng phụ nữ không được giao các nhiệm vụ phù hợp. Tỷ lệ đàn ông thừa nhận những rào cản cả về khách quan lẫn chủ quan làm cho phụ nữ ít có cơ hội tham gia vào lĩnh vực này cũng chiếm khá cao (bảng 2) Bảng 2. Quan điểm của nam giới về lý do phụ nữ tham gia vào lĩnh vực Công nghệ phần mềm ít hơn so với nam giới Quan điểm của nam giới Kĩ năng của phụ nữ không được thừa nhận Các rào cản sự thăng tiến của phụ nữ Thiếu thông tin Không được giao nhiệm vụ phù hợp Công việc gia đình Hoàn toàn đồng ý 1,0 0,8 0,3 1,0 13,6 Đồng ý 26,3 29,1 11,4 33,8 67,6 Không trả lời 18,4 17,3 23,1 19,9 9,4 Không đồng ý 48,3 49,9 60,2 42,3 8,1 Hoàn toàn không đồng ý 6,4 3,2 5,0 2,9 1,3 (Nguồn 8) Cùng một nội dung khảo sát như trên, nhưng quan điểm của phụ nữ lại khác. Phần lớn phụ nữ được hỏi ý kiến cho rằng: kỹ năng của họ không được thừa nhận, 127 Đặng Thị Minh Lý những rào cản ngăn cản sự thăng tiến của họ, phụ nữ không được giao nhiệm vụ phù hợp, công việc gia đình (xem số liệu bảng 3) khiến cho họ không thể tham gia công việc trong lĩnh vực này. Bảng 3. Quan điểm của nữ giới về lý do phụ nữ tham gia vào lĩnh vực Công nghệ phần mềm ít hơn so với nam giới Ý kiến của nữ giới Kĩ năng của phụ nữ không được thừa nhận Các rào cản sự thăng tiến của phụ nữ Thiếu thông tin Không được giao nhiệm vụ phù hợp Công việc gia đình Hoàn toàn đồng ý 8,2 6,7 1,1 2,6 13,6 Đồng ý 44,2 54,3 14,9 55,8 65,1 Không trả lời 17,5 13,4 20,8 13,8 5,2 Không đồng ý 24,2 21,9 55,8 26,8 13,0 Hoàn toàn không đồng ý 5,9 3,7 7,4 1,1 3, (Nguồn 8) Các số liệu ở bảng 2 và 3 cho thấy về lý do phụ nữ ít tham gia trong hoạt động của ngành Công nghệ phần mềm nổi bật lên một số vấn đề đáng chú ý sau đây: Thứ nhất, cả nam và nữ (hơn 60%) cho rằng gánh nặng gia đình là lý do hàng đầu cản trở phụ nữ tham gia ngành Công nghệ phần mềm. Tuy nhiên, lý do gia đình đâu phải chỉ xảy ra đối với lao động trong lĩnh vực này mà trong các lĩnh vực khác tình trạng cũng tương tự. Số liệu điều tra gia đình Việt Nam (2006) cũng cho thấy: Tỷ lệ đánh giá phụ nữ tham gia các công việc như: nội trợ, giữ tiền, chăm sóc con cái khá cao (82,5%; 73,9%; 68;3%) nhưng không vì thế mà họ ít có cơ hội tham gia vào các công việc khác, có tới 62% phụ nữ làm công việc sản xuất kinh doanh [7]. Điều này chứng tỏ, gánh nặng của công việc gia đình không phải là lý do duy nhất cản trở sự tham gia của phụ nữ trong ngành Công nghệ phần mềm. Thứ hai, lý do được cả nam và nữ nêu ra nhiều là phụ nữ không được giao nhiệm vụ phù hợp. Có lẽ đây mới là lý do đặc thù của ngành kinh tế này. Như vậy, để tăng tỉ lệ nữ tham gia hoạt động trong ngành Công nghệ phần mềm cần phải phân công lao động sao cho bình đẳng giữa nam và nữ, đồng thời cũng phải tính đến những khác biệt về giới nếu có để đảm bảo cho họ đều có cơ hội nghề nghiệp như nhau. Thứ ba, các rào cản khách quan và chủ quan như không được khuyến khích đi đào tạo, bị phân biệt đối xử xét trên phương diện kỹ thuật. . . cũng là những lý 128 Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: cơ hội và thách thức do ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ. Thứ tư, lý do kỹ năng của phụ nữ không được thừa nhận cũng được cả hai giới đồng ý. Điều này phản ánh sự bất bình đẳng về vai trò giới trong sự phân công lao động. Mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động ngày càng tăng, nhưng vì thiên vị giới nên phụ nữ bị đánh giá là ít có kỹ năng lao động. Theo số liệu điều tra của dự án Công nghệ Thông tin Việt Nam - Canađa VCIT cho biết: năm 1995 có 15% phụ nữ tham gia làm việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và 16% năm 1998. Kết quả nghiên cứu định tính của dự án còn cho rằng chính việc một số công ty máy tính không tuyển dụng phụ nữ, sự coi thường của nam giới trong công ty, sự cô lập. . . cũng là những cản trở để phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này [9]. 2.3. Dự báo về vị trí, vai trò của phụ nữ trong ngành Công nghệ phần mềm Tỉ lệ nữ trong ngành Công nghệ phần mềm sẽ tăng lên hay giảm đi? Đây là một câu hỏi quan trọng và cần thiết phải trả lời để có thể phát hiện ra những thách thức và cơ hội của phụ nữ trong ngành công nghiệp còn rất mới này ở Việt Nam. Kết quả khảo sát được trình bày ở trong bảng 4. Bảng 4. Mức độ đồng ý với nhận định “Trong tương lai ngành Công nghệ Phần mềm chủ yếu là do nữ giới tham gia” (%) Quan điểm của những người làm việc trong lĩnh vực phần mềm Nam Nữ Hoàn toàn đồng ý 1,1 1,1 Đồng ý 3,3 9,7 Không trả lời 10,7 27,5 Không đồng ý 62,7 54,6 Hoàn toàn không đồng ý 17,7 7,1 (Nguồn 8) Theo số liệu bảng 4, chúng ta thấy mức độ hoàn toàn đồng ý với nhận định trong tương lai ngành Công nghệ phần mềm chủ yếu là do nữ giới tham gia chiếm tỷ lệ quá ít ở cả hai giới. Tỷ lệ nữ đồng ý với nhận định trên cao hơn so với nam giới (nữ 9,7%, nam 3,3%). Trong lúc đó mức độ không đồng ý lại chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và nữ (nam 67,2%, nữ 54,6%), mức độ hoàn toàn không đồng ý cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (nam 17,7%, nữ 7,1%). Điều này cho thấy trong tương lai, ngành Công nghệ phần mềm có phát triển mạnh hay không là do sự tham gia bình đẳng của cả hai giới nam và nữ chứ khó có thể chỉ do một giới nam hay nữ quyết định. Để tìm hiểu rõ hơn vị trí trong tương lai của phụ nữ ở ngành Công nghệ phần 129 Đặng Thị Minh Lý mềm, chúng tôi tiếp tục phân tích quan điểm: “Phụ nữ là phái không phù hợp với Công nghệ phần mềm” của những người làm việc trong ngành này. Điều đáng chú ý là có đến 18% phụ nữ làm trong ngành Công nghệ phần mềm cũng cho rằng phái nữ không thích hợp với công việc này. So sánh tương quan về độ tuổi cho thấy những phụ nữ này ở những độ tuổi rất khác nhau, từ 25 - 29, 30 - 34 và 35 - 39 nắm giữ các vị trí công việc khác nhau bao gồm từ khâu kiểm tra, phát triển phần mềm, thiết kế phần mềm, trưởng nhóm. . . Chỉ báo trên cho thấy yếu tố tâm lý cũng góp phần quan trọng trong việc đánh giá khả năng và định hướng lựa chọn nghề nghiệp của họ. Ngay ở các trường phổ thông, học sinh nữ có xu hướng theo đuổi các môn xã hội, trong khi những môn tự nhiên đòi hỏi tư duy logic nhiều hơn (trong đó có tin học) thì các em nam lại thích hơn. Dù cố ý hay vô tình thì những định hướng mang tính tự nhiên đó cũng tạo thành một quan niệm chung của xã hội. Thế nên nhiều học sinh nữ bỏ lỡ cơ hội, khả năng của mình trong lĩnh vực này. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó là trong các cuộc thi tin học trẻ không chuyên tại Hà Nội và toàn quốc hàng năm, số lượng thí sinh nữ tham gia không đáng kể. Trong các cuộc thi trên, hầu như chỉ có rất ít người đại diện cho phái yếu lọt vào vòng chung kết [10]. Tại Hội nghị quốc gia về phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, các nhà nghiên cứu đã dự báo đến năm 2020 nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin là hơn 600 ngàn người nhưng khả năng đáp ứng chỉ đạt khoảng 400 ngàn người. Như vậy nhu cầu nguồn nhân lực Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng qua từng năm và nếu chúng ta không có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực Công nghệ thông tin chất lượng cao. Từ năm 2004 chỉ tiêu tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tăng lên hàng năm nhưng nhân lực ngành này đến nay vẫn thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, từ năm 2007, hàng loạt công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin rất lớn. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển của ngành Công nghệ phần mềm. Theo các chuyên gia trong ngành Công nghệ Thông tin và những nhà giáo dục, để có thể khuyến khích phụ nữ tham gia và phát huy những khả năng của họ trong ngành Công nghệ thông tin thì cần phải có những tác động từ phía xã hội. Thực trạng thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Ấn Độ - một cường quốc công nghệ ở Châu Á - là ví dụ cụ thể. Trong bối cảnh nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng rất nhanh của công nghệ, người ta mới nhận ra là sự tham gia của phụ nữ rất ít và một trong những cách để giải quyết bài toán nhân lực là tăng cường số lượng phụ nữ cho ngành. Ấn Độ đã thực hiện các chính sách đào tạo, chính sách liên quan đến tiền lương, chế độ làm việc ưu đãi 130 Nhân lực nữ trong ngành công nghệ phần mềm: cơ hội và thách thức cho phụ nữ. Những hành động đó đã thu hút một lực lượng lớn phụ nữ tìm đến với Công nghệ thông tin. 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên về nguồn nhân lực nữ trong ngành Công nghệ phần mềm có thể rút ra một số kết luận sau đây: - Mức độ tham gia của lao động nữ trong lĩnh vực phần mềm thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Phần lớn nam giới làm trong ngành Công nghệ phần mềm cho rằng việc lập trình thích hợp với họ hơn. - Theo quan điểm của nam giới thì bổn phận đối với gia đình, không được giao nhiệm vụ phù hợp là những lý do chính làm cho phụ nữ ít có cơ hội tham gia vào lĩnh vực này. Hầu hết nữ giới khẳng định lý do khiến cho họ không thể làm việc trong ngành này là kỹ năng của họ không được thừa nhận, không được giao nhiệm vụ phù hợp và các rào cản cả về khách quan lẫn chủ quan ngăn cản sự thăng tiến của họ. Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy muốn tăng tỉ lệ nữ trong ngành Công nghệ phần mềm thì điều quan trọng và cần thiết hàng đầu là tạo cơ hội phân công lao động bình đẳng cho phụ nữ, đồng thời thay đổi nhận thức theo hướng thừa nhận năng lực của phụ nữ và gỡ bỏ những hàng rào cản trở phụ nữ. Thách thức chủ yếu là nhận thức về bình đẳng giới, kỹ năng của phụ nữ không được thừa nhận và các rào cản ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ. . . Tuy nhiên, cơ hội đặt ra cũng rất lớn, đó là luật bình đẳng giới và sự tiến bộ không ngừng của ngành Công nghệ thông tin đang tạo ra những lực thu hút phụ nữ đến với ngành công nghiệp này. Công nghệ phần mềm đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cũng rất lớn đã tạo ra cơ hội phát triển cho nguồn nhân lực nữ trong lĩnh vực này. Để tăng cường đào tạo nguồn lao động nữ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Công nghệ phần mềm hiện nay, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau: - Thay đổi nhận thức, quan niệm về vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm. Sự thay đổi đó trước hết bắt đầu trong phạm vi gia đình, giới và xã hội. Thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. - Thực thi những chính sách nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này như: chính sách tiền lương, ưu tiên trong đào tạo, cải thiện môi trường lao động. . . - Phát triển thị trường lao động và tìm kiếm việc làm. - Định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ bậc Trung học phổ thông và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nữ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở bậc 131 Đặng Thị Minh Lý đại học. Với những biện pháp nêu trên, không những khuyến khích và tạo cơ hội cho lực lượng lao động nữ tham gia vào lĩnh vực Công nghệ phần mềm nói riêng mà còn thu hút được nguồn nhân lực nữ vào trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng, 2000. Phụ nữ giới và phát triển. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [2] Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh, 2008. Bình đẳng giới ở Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3] Nguyễn Trọng Dương, 2004. Vietnamse Software Industry Developmem in Vietnam. Open Source Software Confence, Hawail. [4] Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), 2006. Định kiến và Phân biệt đối xử theo giới – Lý thuyết và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Gloria Bowles – Renate Duelli Klein, 1996. Nghiên cứu phụ nữ - Lý thuyết và phương pháp. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [6] Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000. Xã hội học về giới và phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Nguyễn Hữu Minh, 2008. Khía cạnh giới trong phân công lao động,. Tạp chí Xã hội học, số 4. [8] Lê Anh Phạm, 2004. Khảo sát nghề nghiệp và công việc phần mềm. [9] 1998. Số liệu điều tra của dự án của Dự án Công nghệ thông tin Việt Nam - Canada, [10] Việt báo.com.vn, 2005. Một nửa thế giới với ngành công nghệ thông tin. ABSTRACT Female labour force in software technology: Opportunities and challenges Based on the results of some researches on human resources of Information Technology for several years, this article presents opportunities and challenges for fe- male labour in the Software Technology area. Analysis of opportunity and challenge in training, using female labour in Software Technology to ensure gender equality and promote their strengths in order to satisfy development needs of this key eco- nomic industry. Female labour in Software Technology only holds a very low rate in comparison to males. To assess this reality, the author’s article focused on analysis of reasons causing gender inequality, capacity and appropriate level of female labour in Software Technology. This research also presents forecasts about women’s status, role in this industry to explore more challenges and opportunities in the future. 132