1. Lý do chọn đề tài
Yêu cầu đổi mới giáo dục, xây dựng con người vừa hồng vừa chuyên. Vấn
đề này đã được đặt ra từ khá lâu, trong những năm qua đã có nhiều có gắng thực
hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
Tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh THPT trong thời gian gần
đây được dư luận xã hội rất quan tâm và không ít người đã đặt ra câu hỏi về vấn
đề này cho việc giảng dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) trong trường học. Có
thể nói môn GDCD dường như đang bị quá sức trong sứ mệnh “góp phần giáo
dục con người toàn diện” kể cả về nội dung, chương trình học và phương pháp
giảng dạy. Một số bất cập xoay quanh môn GDCD đang gây ra nhiều vấn đề
tranh cãi cần phải giải quyết.
Là sinh viên khoa GDCT – người trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD ở
trường THPT sau này-đứng trước những vấn đề mang tính thời sự và bức thiết
như đã nếu trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Nhận thức và thái độ học tập
môn GDCD ở một số trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” nhằm tìm
hiểu làm thế nào để học sinh THPT nhận thức được tầm quan trọng của môn học
GDCD cũng như có thái độ học tập tích cực đối với môn học này. Đồng thời thu
thập ý kiến tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của các học sinh THPT về việc
đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp, cho gần gũi
và dễ đi sâu vào lòng người, vào ý thức của học sinh nhất. Từ đó tạo ra cách nhìn
nhận theo chiều hướng tích cực hơn của xã hôi đối với môn GDCD.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức và thái độ học tập môn Giáo dục công dân ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2008 – 2009
159
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Sinh viên năm 3, Khoa GDCT
GVHD: ThS. Lê Thanh Hà
1. Lý do chọn đề tài
Yêu cầu đổi mới giáo dục, xây dựng con người vừa hồng vừa chuyên. Vấn
đề này đã được đặt ra từ khá lâu, trong những năm qua đã có nhiều có gắng thực
hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
Tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh THPT trong thời gian gần
đây được dư luận xã hội rất quan tâm và không ít người đã đặt ra câu hỏi về vấn
đề này cho việc giảng dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) trong trường học. Có
thể nói môn GDCD dường như đang bị quá sức trong sứ mệnh “góp phần giáo
dục con người toàn diện” kể cả về nội dung, chương trình học và phương pháp
giảng dạy. Một số bất cập xoay quanh môn GDCD đang gây ra nhiều vấn đề
tranh cãi cần phải giải quyết.
Là sinh viên khoa GDCT – người trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD ở
trường THPT sau này-đứng trước những vấn đề mang tính thời sự và bức thiết
như đã nếu trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Nhận thức và thái độ học tập
môn GDCD ở một số trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” nhằm tìm
hiểu làm thế nào để học sinh THPT nhận thức được tầm quan trọng của môn học
GDCD cũng như có thái độ học tập tích cực đối với môn học này. Đồng thời thu
thập ý kiến tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của các học sinh THPT về việc
đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù hợp, cho gần gũi
và dễ đi sâu vào lòng người, vào ý thức của học sinh nhất. Từ đó tạo ra cách nhìn
nhận theo chiều hướng tích cực hơn của xã hôi đối với môn GDCD.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và thái độ học tập môn
GDCD của học sinh một số trường THPT trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
- Từ những kiến nghị của học sinh đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
160
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tầm quan trọng, mức độ quan tâm đến
môn GDCD của học sinh một số trường THPT trên địa bàn TP HCM
- Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của những biểu hiện của thái độ học tập
thiếu tích cực với môn GDCD của học sinh THPT
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học
GDCD để thu hút học sinh hơn
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp thống kê
5. Thực trạng nhận thức và thái độ học tập môn GDCD ở một số trường
THPT trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh
5.1. Tình hình dạy và học môn GDCD ở một số trường THPT trên địa bản
Tp. Hồ Chí Minh
Nhằm tìm hiểu làm thế nào để học sinh THPT nhận thức được tầm quan
trọng của môn học GDCD cũng như có thái độ học tập tích cực đối với môn học
này. Đồng thời thu thập ý kiến tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của các học
sinh THPT về việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy như thế nào cho
phù hợp, cho gần gũi và dễ đi sâu vào lòng người, vào ý thức của học sinh nhất.
Cuộc khảo sát tìm hiểu về nhận thức và thái độ học tập môn GDCD ở lứa tuổi
THPT đã được tiến hành bằng phương pháp phát phiếu thăm dò ý kiến trên 9 lớp:
lớp 10D2, 11A3, 12A2 của trường Trung Học Thực Hành; lớp 10A18, 11A6,
12A4 của trường THPT Lý Tự Trọng; lớp 10A2, 11A18, 12A6 của trường THPT
Lương Văn Can. Số phiếu phát ra là 360 phiếu, thu lại là 360. Số phiếu không
hợp lệ là 7 phiếu. Còn lại 353 phiếu.
5.1.1 Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn GDCD
Câu 1: Mức độ cần thiết của môn GDCD thông qua ý kiến của học sinh
THPT
Như đã đề cập ở trên môn GDCD có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng
đối với việc hoàn thiện nhân cách của học sinh lứa tuổi THPT. Thế nhưng trên
thực tế hiện nay sự cần thiết của môn học này lại không được các bạn trẻ đánh
Năm học 2008 – 2009
161
giá cao. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu thu được từ cuộc khảo sát. Có
đến 45.89% trong tổng số học sinh được khảo sát cho rằng môn học này chỉ dừng
lại ở chỗ khá cần thiết; 19.55% cho rằng có cũng được, không có cũng không
sao; một thực tế đáng buồn vẫn có 7.37% cho rằng môn học này là hoàn toàn
không cần thiết và chỉ có 30.59% cho rằng môn này rất cần thiết.
Câu 2: Số tiết học GDCD trong một tuần như thế nào là phù hợp?
Bảng số liệu cho thấy có đến 65.44% đồng ý với số lượng tiết học GDCD
như hiện tại tức 1 tiết/1 tuần; 21.81% cho rằng 2 đến 3 tiết/1 tuần cũng được;
5.95% chọn đáp án càng nhiều càng tốt. Như vậy số đông học sinh vẫn tán thành
với sự có mặt của tiết GDCD trong chương trình học hàng tuần nhưng với số
lượng vừa phải. Và vẫn có 10.19% số học sinh cho rằng không cần tiết GDCD
nào trong tuần. Tuy nhiên, số lượng chọn câu trả lời này không nhiều. Qua đó
vẫn có thể khẳng định rằng lượng thời gian học GDCD 1 tiết/1 tuần như hiện nay
là đảm bảo và phù hợp với ý kiến của học sinh; nghĩa là về mặt thời gian học
không có gì là quá tải, là gây áp lực cho học sinh.
Câu 3: Biện pháp để nâng cao tầm quan trọng của môn GDCD
50.71% học sinh chọn câu trả lời liên quan đến việc nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên cho môn GDCD và có những chính sách ưu đãi để giáo viên có
thể chuyên tâm vào công việc, giáo viên cần tổ chức môn học này nghiêm túc
hơn, cho điểm đúng thực chất chứ không nên nương tay vì cho rằng đây chỉ là
môn phụ; 30.88% cho rằng cần có sự đầu tư thích đáng như: tổ chức các cuộc thi
học sinh giỏi hoặc giáo viên dạy giỏi của môn học này. Chỉ có 6.52% học sinh
đồng ý với cách đưa môn GDCD vào thi tốt nghiệp, tăng số tiết học, điểm GDCD
nhân hệ số II hoặc 12.18% đồng ý lấy môn này làm môn điều kiện để xét tốt
nghiệp hoặc xét vào các trường Đại Học, Cao Đẳng, THCN. Từ đó cho thấy vấn
đề đang gây tranh cãi hiện nay đó là có nên nâng cao tầm quan trọng của môn
GDCD bằng cách đưa nó vào thi cử, xét tuyển hay không? Trên thực tế cho thấy
rất ít học sinh tán thành với cách giải quyết này. Mà số đông học sinh lại chọn
các cách liên quan đến việc cải thiện chất lượng dạy và học, có sự đầu tư đúng
mức cho môn học này.
5.1.2. Mức độ quan tâm của các học sinh dành cho môn GDCD
Quan niệm chung của học sinh nói riêng và của toàn xã hội nói chung về
môn GDCD trước giờ thường xem môn này chỉ là môn phụ và chỉ đóng vai trò
bồi dưỡng thêm cho việc hình thành, hoàn thiện nhân cách của con người mà
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
162
thôi. Nên việc đầu tư cho môn học này cũng còn nhiều hạn chế. Mặc dù vẫn có
những ý kiến cho rằng chương trình môn GDCD hiện nay còn quá nhiều những
kiến thức trừu tượng khó hiểu, thế nhưng lượng thời gian học sinh dành cho việc
tìm hiểu bài của môn học này lại tương đối hạn hẹp.
Câu 4: Lượng thời gian dành cho môn GDCD
Phần lớn học sinh (45.61%) chỉ dành 30 phút học bài ở nhà trước ngày có
tiết môn này; 31.73% học sinh chỉ cần 5 phút xem bài trước khi lên trả bài;
20.11% thì lại không quan tâm đến môn học này và chỉ có 6.52% số học sinh cho
rằng mình dùng hơn 2 giờ mỗi tuần để tìm hiểu môn học này. Thế nhưng trên
thực tế một nghịch lý lại cho thấy mặc dù không có sự đầu tư thích đáng, không
phải mất nhiều thời gian cho môn học mà kết quả học tập môn này của các em
vẫn khá cao.
Câu 5: Điểm trung bình môn GDCD của học sinh
Qua cuộc thăm dò cho thấy có 59.66% số học sinh cho biết kết quả học tập
môn này của các em đạt loại khá; 22.66% đạt loại giỏi; 16.71% loại trung bình và
chỉ có 1.42% loại yếu kém. Như vậy tổng số lượng các em bị điểm dưới trung
bình và trung bình môn học này ít hơn số lượng các em có điểm giỏi và cũng
không bằng 1/3 số em có điểm khá. Vì đây là môn học góp phần hình thành nhân
cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh nên kết quả này sẽ là một điều đáng
mừng nếu như nó phản ánh đúng thực chất mà học sinh đạt được. Tuy nhiên một
thực tế không thể phủ nhận đó là xã hội đang lên án rất nhiều những tình trạng
xuống cấp về đạo đức của học sinh, giới trẻ dường như đang bị cuốn vào một lối
sống bồng bột, buông thả, tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Thế thì liệu việc đánh
giá điểm môn GDCD cho các em đã thật sự chính xác và phù hợp?
5.1.3. Những biểu hiện của thái độ học tập đối với môn GDCD
Câu 6: Thực tế những việc học sinh hay làm trong giờ học GDCD
Chỉ có 26.71% số học sinh cho biết là các em chăm chú nghe giảng và phát
biểu xây dựng bài. Trong khi đó có đến 29.75% các em lấy môn khác ra học,
13.88% các em nói chuyện hoặc chơi ca rô, 9.07% các em ngủ trong tiết này
hoặc tìm cách bỏ tiết. Còn phần lớn 49.58% các em chỉ ngồi nhìn lên bảng nghe
giáo viên đọc để chép bài. Kết quả thu được cũng đã phản ánh phần nào thực tế
tiết học GDCD diễn ra khá buồn tẻ và thật sự chưa thu hút được sự chú ý của học
sinh. Thế nên cũng không mấy bất ngờ khi được biết tâm trạng của các em trước
khi bước vào tiết học này như sau:
Năm học 2008 – 2009
163
Câu 7: Tâm trạng thường gặp của học sinh khi chuẩn bị bước vào tiết học
GDCD
50.71% em chỉ xem tiết học GDCD như một giờ giải lao như trên đã đề
cập các em có thể dùng giờ này để ngủ, để trốn tiết, để chơi ca rô, để nói chuyện
hoặc để lấy môn khác ra học Có lẽ cũng chính vì thế mà kéo theo có 26.06%
các em phấn khởi chờ đợi tiết học này hoặc cũng có khả năng các em thật sự yêu
thích môn học này. 23.51% cho rằng buồn chán không muốn học và 5.95% cảm
thấy căng thẳng và sợ hãi.
Tóm lại theo khảo sát trên thực tế cho thấy hiện nay việc tổ chức học môn
GDCD trên lớp ở các trường THPT vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, vẫn
chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh. Số đông các em vẫn chỉ học môn
này theo kiểu đối phó, với tâm trạng không mấy hào hứng.
5.2. Nguyên nhân của những thực trạng trên
5.2.1 Nguyên nhân chủ quan
5.2.1.1. Xuất phát từ bản thân học sinh
Câu 8: Quan niệm của học sinh THPT về môn GDCD
Theo thống kê từ cuộc thăm dò ý kiến thì có đến 49.29% số học sinh cho
rằng môn học này còn mang nặng tính lý thuyết, khó áp dụng được vào thực tế.
Đây là câu trả lời được tán thành nhiều nhất trong số các trường hợp được đưa ra.
Thế nhưng ta cũng có thể thấy điều khá bất ngờ ở các câu trả lời còn lại: có đến
38.24% số học sinh - đứng vị trí thứ hai - nhận thức đúng đắn được rằng đây là
môn học có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh
quan đúng đắn, rèn luyện đạo đức, nhân cách, ý thức sống tuân thủ theo pháp luật
của học sinh; 24.65% số học sinh cho rằng môn GDCD là môn học rất quan
trọng và cần thiết nhưng chưa được coi trọng, chưa được đầu tư đúng mức dẫn
đến chưa mang lại hiệu quả cao; và chỉ có 11.05% cho rằng đây chỉ là một môn
phụ, khó hiểu, dễ gây buồn ngủ, nhàm chán; không có vai trò gì lớn. Qua đó ta
nhận thấy một điều rằng thật ra phần lớn học sinh vẫn nhận thức ý nghĩa, vai trò
quan trọng của môn GDCD, nhưng bên cạnh đó vẫn cho rằng đây chỉ là môn
phụ, môn học lý thuyết và không đánh giá cao môn học này.
5.2.1.2 Xuất phát từ giáo viên, đội ngũ cán bộ giảng dạy
Môn GDCD đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức, hình thành nhân cách của mỗi học sinh. Việc hình thành nhân cách của mỗi
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
164
con người là một quá trình lâu dài và chịu ảnh hưởng của rất nhiều tác động từ
môi trường xung quanh. Chính vì thế, trước tình trạng xuống cấp đạo đức của
học sinh mà xã hội đang rất bức xúc và đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây
chúng ta không thể nào chỉ đổ lỗi cho việc đào tạo môn GDCD ở trường THPT,
càng không thể nào chỉ đổ lỗi cho giáo viên giảng dạy môn này. Cần khẳng định
rằng đó là trách nhiệm của toàn xã hội, của bản thân mỗi con người. Thế nhưng
nếu như mỗi cá nhân tự nhận thấy được một phần trách nhiệm của mình và cùng
nhau tìm ra phương pháp tự cải thiện thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn. Đó
cũng là một đòi hỏi quan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên – những con người được
xã hội trực tiếp đặt trách nhiệm lên vai. Để làm được điều đó trước tiên chúng ta
phải tìm hiểu xem học sinh THPT thật sự đang cần gì ở một người giáo viên
GDCD trong giai đoạn hiện nay.
Câu 9: Những phẩm chất cần có của người giáo viên dạy GDCD
Qua bảng thống kê nhận thấy chỉ có 4.82% học sinh cho rằng người giáo
viên GDCD là phải tuyệt đối gương mẫu, 60.06% học sinh THPT yêu cầu giáo
viên GDCD phải có sự nhiệt huyết, thật sự yêu nghề và nắm bắt được tâm lý của
học sinh. Có 42.49% học sinh lựa chọn giáo viên phải năng động, linh hoạt và có
khả năng nắm bắt xử lý các nguồn thông tin và 9.92% học sinh trong cuộc khảo
sát yêu cầu người giáo viên dạy GDCD của mình phải được đào tạo chuyên môn
và nghiệp vụ đầy đủ.
Câu 10: Dự định trở thành giáo viên GDCD
Khi được khảo sát thì có đến 44.48% học sinh thẳng thắn trả lời rằng mình
không bao giờ có ý định trở thành giáo viên dạy GDCD, 27.19% học sinh cho
rằng cũng có thể mình sẽ trở thành giáo viên GDCD. 25.50% khẳng định mình
chỉ trở thành giáo viên GDCD trừ khi không còn sự lựa chọn nào khác. Chỉ có
một số lượng rất ít 2.83% học sinh khẳng định rằng chắc chắn mình sẽ trở thành
giáo viên GDCD. Dự định trở thành giáo viên GDCD có vẻ như còn quá xa lạ ở
học sinh THPT. Như vậy việc đào tạo ra số lượng vừa đủ giáo viên môn GDCD
thật sự tâm huyết với nghề không phải là một điều đơn giản mà là một thử thách
đối với khoa GDCT nói riêng và với toàn xã hội nói chung.
5.2.2. Nguyên nhân khách quan
5.2.2.1 Tâm lý chung của xã hội
Câu 11: Ý kiến về vấn đề có nên đưa môn GDCD vào thi tốt nghiệp
không?
Năm học 2008 – 2009
165
Lý do được nhiều học sinh lựa chọn nhất là không nên vì cho rằng đây là
môn học ít có ý nghĩa thực tiễn hơn các môn khác và kiến thức thì lại trừu tượng
khó hiểu chiếm 42.21%. Lý do thứ hai chiếm 16.15% , do học sinh ít chịu thay
đổi và thích theo nếp cũ tức là theo các em từ trước đến giờ môn nào thường thi
tốt nghiệp thì cứ tiếp tục thi vì các em đều đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho các
môn thi đó, nên môn GDCD trước giờ không tổ chức thi tốt nghiệp thì bây giờ
cũng không nên tổ chức vì các em không được chuẩn bị sẵn tâm lý trước sẽ tập
trung học môn này để thi. Lý do thứ ba được 14.45% các em lựa chọn là vì cho
rằng không nên mang môn học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc này ra thi thố lấy
điểm như thế sẽ dễ gây tính áp đặt. Ngược lại cũng có 21.81% học sinh cho rằng
việc tổ chức thi tốt nghiệp môn GDCD cũng tốt vì nó tạo ra những nét mới và
cho rằng việc học bài môn này cũng nhẹ nhàng đỡ căng thẳng. Bên cạnh việc học
sinh có những ý kiến thể hiện quan điểm nên hoặc không nên thì vẫn còn 7.65%
học sinh tỏ thái độ không quan tâm lắm đến việc tổ chức thi hay không thi tốt
nghiệp môn học này và chọn ý trả lời rằng sao cũng được.
Qua kết quả thu được ta nhận thấy rằng việc tổ chức thi tốt nghiệp môn
GDCD vẫn còn đang là điều gây tranh cãi tuy nhiên điều đó sẽ không hẳn là quan
trọng nhất bởi vì khi các ý kiến cho rằng không nên tổ chức thi tốt nghiệp môn
này là đều có lý do của nó mà để khắc phục được điều ấy thì điều quan trọng
hơn lúc này là phải tìm cách thay đổi cách nhìn của học sinh về môn học này thì
tranh cãi ấy sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
Câu 12: Yếu tố làm cho môn GDCD trở nên thu hút hơn
51.84% cho rằng để môn học trở nên thu hút hơn việc đầu tiên là phải đổi
mới về phương pháp dạy, có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học. 30.03% học
sinh cho rằng điều quan trọng là phải thay đổi quan niệm chung của của xã hội,
của học sinh và của kể cả giáo viên về môn học này, điều đó chứng tỏ các em
cũng đã ý thức được rằng vai trò môn GDCD chưa được đánh giá cao không chỉ
do bản thân nó mà còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Bên cạnh
đó cũng có 23.80% cho rằng để môn học này trở nên thu hút hơn thì phải đổi mới
nội dung chương trình học. Cuối cùng chỉ có 6.52% số học sinh cho rằng nên
nâng cao tầm quan trọng của môn học này thông qua việc thi cử, đánh giá điểm.
Từ đó có thể đánh giá rằng số đông học sinh không thích dùng các phương pháp
áp đặt liên quan đến điểm số cho môn học này. Như đã nêu trên phần vì cho rằng
đây là môn học giáo dục đạo đức mang giá trị nhân văn sâu sắc vì thế không nên
dùng điểm số để áp đặt, khống chế. Phần vì quan niệm chung vẫn coi đây là môn
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
166
phụ nên vẫn chưa chuẩn bị tâm lý cho việc sẽ phải tập trung học môn này để thi
cử, lấy điểm số.
Tóm lại qua số liệu trên cho thấy để môn GDCD trở nên thu hút hơn cần
phải đổi mới trên rất nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện thế nhưng cụ thể phải đổi
mới theo hướng nào là tối ưu, là cần thiết, là phải làm trước trong lúc này.
Câu 13: Hướng đổi mới việc học GDCD
Có 54.96% học sinh cho rằng cần có sự lồng ghép những nội dung thực
tiễn, gần gũi hơn vào bài học. 40.23% học sinh đề nghị cần có những phương
pháp tốt hơn để thu hút học sinh. Chỉ có 17.28% cho rằng nên giảm bớt khối
lượng kiến thức trong nội dung chương trình và 5.95% cho rằng phải giảm bớt số
tiết học. Như vậy, có thể nhận xét rằng việc tạo ra sự nhàm chán cho học sinh
trong các tiết học GDCD phần lớn không phải là từ nội dung chương trình học,
càng không phải là thời lượng (số tiết) của môn học mà lý do quan trọng đó là
phương pháp truyền đạt chưa thật sự thu hút, chưa thật sự gây hứng thú cho học
sinh. Vì thế cho nên điều học sinh mong muốn đó là cần có những phương pháp
truyền đạt tốt hơn đưa nội dung học trở nên gần gũi hơn, đi vào thực tiễn nhiều
hơn để các em dễ nắm bắt hơn.
5.2.2.2 Nội dung chương trình học
Câu 14: Ý kiến của học sinh về kiến thức môn GDCD hiện nay
Có 11.05% học sinh cho rằng nội dung học còn quá sơ sài trong khi đó lại
có hơn gấp đôi tức 22.95% số học sinh lại cho rằng kiến thức môn này là quá tải
so với lứa tuổi của mình. Có 40.79% học sinh cho rằng kiến thức trong chương
trình học môn này còn chưa phù hợp, chỗ thừa, chỗ lại thiếu; 37.39% nhận thấy
kiến thức còn chậm đổi mới, chưa gắn với thực tế. Và câu trả lời nhận được ít sự
lựa chọn của các em nhất là ý kiến cho rằng kiến thức môn học này như vậy là đã
hoàn thiện, phù hợp. Qua đó có thể nhận thấy rằng: số đông học sinh vẫn còn băn
khoăn, chưa tán thành với kiến thức trong nội dung chương trình học môn GDCD
về cả chất lượng lẫn số lượng nhưng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng.
Câu 15: Nhận xét về nội dung những bài học GDCD trong SGK
Kết quả của câu hỏi này cho thấy phần lớn học sinh 49.29% cho rằng nội
dung môn học này mang tính giáo dục cao nhưng lại chưa đi vào thực tế; từ đó
dẫn đến tình trạng nhàm chán, khó tiếp thu chiếm 22.66% ý kiến lựa chọn của
học sinh như vậy là phù hợp với kết quả điều tra trên tức là phần lớn học sinh cho
rằng kiến thức môn học này chưa phù hợp, chậm đổi mới. 16.99% cho rằng nội
Năm học 2008 – 2009
167
dung môn học này còn giáo điều, khuôn mẫu và 21.53% học sinh cho rằng nội
dung như vậy đã là hợp lý và cần thiết. Nhìn chung nhận xét của các em học sinh
về nội dung môn GDCD là chưa hoàn thiện, chưa thu hút, còn mang tính khô
khan, khó tiếp thu.
5.2.2.3 Phương pháp và phương tiện dạy học
Câu 16: Phương pháp dạy môn GDCD được học sinh cho là hiệu quả
Nhìn chung việc áp dụng các phương pháp dạy và học môn GDCD được
học sinh lựa chọn tương đối rải đều ra tất cả các phương pháp. Trong đó phương
pháp được lựa chọn nhiều nhất là chơi trò chơi và diễn kịch chiếm 54.96%, đứng
ở vị trí thứ hai là phương pháp giải quyết tình huống chiếm 29.46%, thứ ba là
cách giảng bằng PowerPoint chiếm 25.78% và thứ tư là phương pháp thảo luận
nhóm chiếm 22.38%. Dường như với tính chất đặc thù của môn học là khô khan,
cứng nhắc thế nên nhóm phương pháp được các em lựa chọn nhiều nhất đó là
những phương pháp mang tính sôi động, đòi hỏi áp dụng thực tế mắt thấy tai
nghe và sự chủ động chuẩn bị của học sinh. Bên cạnh đó những phương pháp
mang tính truyền thống như “đọc – chép”, đặt câu hỏi trả lời, đứng ở vị trí khiêm
tốn hơn vì có vẻ như theo xu hướng chung của s