Nhận thức về ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam

Tóm tắt. Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đã đặt ra yêu cầu cần phải nhận thức và quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn tầm quan trọng chiến lược và cấp bách của vấn đề dân tộc. Bài viết đi vào luận giải một cách toàn diện về vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, từ sự quán triệt sâu sắc trong nhận thức của Đảng, đến nội dung thể hiện cụ thể vị trí chiến lược của việc giải quyết quan hệ dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; của chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0080 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 193-200 This paper is available online at NHẬN THỨC VỀ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Thủy Khoa Triết học và Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Học viện Chính trị Công an nhân dân Tóm tắt. Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đã đặt ra yêu cầu cần phải nhận thức và quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn tầm quan trọng chiến lược và cấp bách của vấn đề dân tộc. Bài viết đi vào luận giải một cách toàn diện về vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, từ sự quán triệt sâu sắc trong nhận thức của Đảng, đến nội dung thể hiện cụ thể vị trí chiến lược của việc giải quyết quan hệ dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; của chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Từ khóa: Vị trí chiến lược, dân tộc, quan hệ dân tộc, chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. 1. Mở đầu Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, tầm quan trọng chiến lược và cấp bách của vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc càng phải được nhận thức và quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn khi mà Đảng và nhân dân ta kiên định đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đời sống chính trị - xã hội thế giới diễn biến rất phức tạp, khôn lường: “. . . tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,. . . tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực” [9; 71]. Đặc biệt, như Đại hội XII nhận định, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta vẫn tồn tại, trong đó, lợi dụng vấn đề dân tộc để tác động gây mất ổn định chính trị - xã hội vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy xu hướng li khai, tự trị dân tộc nhằm làm suy yếu, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được chúng xác định là một trong những hướng tấn công chính. Nghiên cứu về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình. Trong các công trình đó đều ít nhiều đề cập khái quát đến vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc như là một sự luận giải cho tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu trong thời gian gần đây như: Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay của Đậu Tuấn Nam [12]; Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của Phan Văn Hùng [11]; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển [13]. . . Các công trình đi vào phân tích trực tiếp về ý nghĩa chiến lược của Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/6/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thủy, e-mail: nphuongthuy70@gmail. com 193 Nguyễn Thị Phương Thủy vấn đề dân tộc không nhiều. Ví dụ, bài viết của Bế Trường Thành đăng trên báo Nhân dân ngày 20/7/2006: Đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta; bài viết của Trần Quang Nhiếp đăng trên Tạp chí Dân tộc, ngày 01/6/2010: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược. . . Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu xuất phát từ đặc điểm quan hệ dân tộc Việt Nam, từ sự cần thiết của xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để khẳng định ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc. Bài viết đi vào luận giải một cách toàn diện về vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, từ sự quán triệt sâu sắc trong nhận thức của Đảng, đến nội dung thể hiện cụ thể vị trí chiến lược của việc giải quyết quan hệ dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; của chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời, trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; từ đặc điểm, tình hình dân tộc ở nước ta, đã luôn đánh giá đúng vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc. Điều này được thể hiện rõ qua các Nghị quyết của Đảng ở mỗi thời kì cách mạng. Thời kì từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đến khi nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đề cập đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập... Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo” [1;68]. Đây là một chủ trương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của các dân tộc đa số cũng như thiểu số, tư tưởng đoàn kết dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trở thành tư tưởng chủ đạo của cách mạng Việt Nam. Tiếp đó trong văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3/1935) đã thông qua Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội. Nghị quyết nhấn mạnh đến việc đoàn kết các dân tộc thiểu số trên những nguyên tắc cơ bản “Sự liên hợp huynh đệ phải lấy nguyên tắc chân thật, tự do và bình đẳng cách mạng mà làm căn bản...” [10;15]. Nhờ xác định đúng vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, từ đó hoạch định đường lối và chính sách phù hợp, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được các dân tộc trong nước thành một khối thống nhất, tạo nên một sức mạnh to lớn đưa đến thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Đất nước vừa giành được độc lập, nhưng ngay sau đó thực dân Pháp đã quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại Đại hội II của Đảng (tháng 2/1951) đã khẳng định: “Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết, giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc” [10; 37]. Những quan điểm chỉ đạo của Đại hội về vấn đề dân tộc đã được cụ thể hóa trong Nghị 194 Nhận thức về ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... quyết của Bộ Chính trị về chính sách dân tộc thiểu số (tháng 8/1952). Đây là một Nghị quyết thể hiện rõ quan điểm của Đảng về vấn đề đoàn kết dân tộc, lôi cuốn đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia tích cực nhất vào công cuộc kháng chiến kiến quốc. Có thể nói, lần đầu tiên Đảng ta nêu lên chính sách dân tộc toàn diện và cụ thể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quân sự. Điều đó cũng cho thấy rõ nhận thức đúng đắn của Đảng về tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc, của đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của cách mạng Việt Nam. Nhờ vậy, các chính sách dân tộc của Đảng đã thấm sâu vào quần chúng, đồng bào, cán bộ các dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên phủ lịch sử năm 1954. Thời kì kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng đã phát huy được sức người, sức của của nhân dân các dân tộc thiểu số, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam tháng 9/1960 đã khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, các dân tộc đa số và thiểu số có một truyền thống đoàn kết anh em, Đảng và Nhà nước cần phải có kế hoạch toàn diện và lâu dài, phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình” [10;90]. Với quan điểm đúng đắn đó, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên miền Bắc nói chung và ở các vùng nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để miền Bắc giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và đóng góp sức người, sức của vô cùng to lớn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước, đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ sau năm 1975, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Đại hội IV đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc: “Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam... ra sức tăng cường khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [2;164] Đến Đại hội V, đặc biệt là Đại hội VI, từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, Đảng đã đặt ra vấn đề đổi mới tư duy, lí luận về vấn đề dân tộc và giải quyết các quan hệ dân tộc. Sự đổi mới về mặt tư duy ấy đã được thể hiện cụ thể qua Nghị quyết 22-NQTW ngày 27/11/1989 của BCT, và Quyết định 72-HĐBT ngày 13/3/1990 của HĐBT về những chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tiếp đó, các Nghị quyết Đại hội VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đều khẳng định tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc và những nội dung bao trùm mang tính nguyên tắc, cũng như những nội dung cụ thể của chính sách dân tộc, đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ghi rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển,...” [6;127]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa 195 Nguyễn Thị Phương Thủy IX) Về công tác dân tộc, tiếp tục khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” [7;34]. Gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng ta xác định: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9;157]. 2.2. Ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc thực chất là ý nghĩa chiến lược của việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Khi nghiên cứu quan hệ dân tộc với nghĩa là quan hệ giữa các dân tộc - tộc người (hay giữa các thành phần dân tộc) trong một quốc gia đa dân tộc, cũng như quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ một dân tộc - tộc người, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ, đó là các mối quan hệ tổng hợp, đan xen của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Quan hệ này được biểu hiện trên các nội dung cụ thể: (1) Quan hệ dân tộc về ngôn ngữ; (2) Quan hệ dân tộc về văn hóa: (3) Quan hệ xã hội - tộc người; (4) Quan hệ dân tộc về lãnh thổ, địa bàn cư trú; (5) Quan hệ dân tộc về kinh tế. Với những nội dung của quan hệ dân tộc cho thấy, việc giải quyết tốt các quan hệ dân tộc có một tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển mọi mặt của một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Nhất là trong 2 thập kỉ cuối của thế kỉ XX, chúng ta đã chứng kiến những cơn biến động, gây nên những đảo lộn lớn trên thế giới, mà trong đó các sự kiện liên quan trực tiếp đến vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc nổi lên hàng đầu. Một đất nước như Liên Xô (cũ) đã có hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và có rất nhiều kinh nghiệm cùng với những thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển quan hệ dân tộc, vậy mà những cuộc xung đột dân tộc đã xảy ra như một phản ứng dây chuyền, dẫn đến tan rã Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Sang đến thế kỉ XXI, những xung đột dân tộc giữa các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia - dân tộc vẫn tiếp diễn, gây nên những bất ổn đe dọa đến vấn đề hòa bình thế giới. Điều này đủ cho thấy vị trí to lớn và tính chất phức tạp, lâu dài của vấn đề dân tộc và giải quyết mối quan hệ dân tộc ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Tầm quan trọng chiến lược của việc giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam còn được thể hiện ở chỗ nó tạo ra nguồn động lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996) mở đầu thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã quyết định và chỉ đạo: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [5;86] Qua 30 năm đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những phát triển tiến bộ, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển, phát triển thiếu bền vững, với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh “. . . đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. . . ” [9;77]. Khi cả nước bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thì các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số cũng nằm trong quỹ đạo chung đó. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ tạo động lực phát huy 196 Nhận thức về ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... mọi tiềm năng, thế mạnh của đồng bào các dân tộc, mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước khắc phục chênh lệch, giữa các vùng, dân tộc. Do đó nó là nhân tố quan trọng tạo nên sự gắn bó, cố kết giữa các dân tộc, tạo thành một sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, cư trú hòa đồng, sẵn sàng tương trợ, chia sẻ mọi khó khăn cũng như thuận lợi trong đời sống và trong sản xuất giữa các dân tộc... Các dân tộc Việt Nam đã vươn lên trở thành người làm chủ đất nước, đang ra sức thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên về mối quan hệ giữa các dân tộc không phải đã mất đi hoàn toàn nguy cơ tiềm ẩn do nhiều nguyên nhân. Điều này lại được các thế lực thù địch và chống đối chủ nghĩa xã hội triệt để lợi dụng, kích động quần chúng, thậm chí chúng còn tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số gây bạo loạn, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở các vùng này, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các dân tộc, đến khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam, hòng thực hiện âm mưu, ý đồ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hơn thế nữa, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số là địa bàn cực kì trọng yếu về kinh tế - xã hội, địa lí - chính trị, môi trường và an ninh quốc phòng. Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài nguyên, khoáng sản, nguồn thủy năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này, tiềm năng phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc là rất lớn. Về an ninh quốc phòng: địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý nghĩa là vùng “phên dậu” của quốc gia trong thời bình cũng như khi chiến tranh. Địa bàn này cũng có vai trò quan trọng về môi trường sinh thái của cả nước, góp phần điều hòa khí hậu, nguồn nước... Với tiềm năng phát triển dồi dào như vậy, nếu được khơi dậy, phát huy sẽ tạo nguồn động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Từ những lí do trên, việc củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cấp bách trong giai đoạn hiện nay, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Muốn vậy phải có một chính sách dân tộc đúng đắn và quan trọng hơn cả là phải tổ chức thực hiện tốt chính sách ấy trong thực tiễn. 2.3. Khẳng định ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc cũng cần khẳng định tính chất chiến lược của chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Vấn đề dân tộc là vấn đề chính trị - xã hội đặc biệt nhạy cảm. Các giai cấp khi nắm quyền lãnh đạo xã hội đều phải quan tâm giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc. Lịch sử đã cho thấy, giai cấp thống trị trong mỗi thời đại lịch sử đều đưa ra những phương thức giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc theo quan điểm của giai cấp mình. Các phương thức giải quyết ấy thường được gọi là “chính sách dân tộc”. Như vậy, chính sách dân tộc thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lãnh đạo và quản lí xã hội trong một thời kì lịch sử nhất định. Mục đích của chính sách đó nhằm điều chỉnh các mối quan hệ dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia cũng như giải quyết mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong khu vực và quốc tế, theo quan điểm của giai cấp thống trị tại quốc gia đó. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là một hệ thống các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, trong đó có sự 197 Nguyễn Thị Phương Thủy quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam. Tính chất chiến lược của chính sách dân tộc biểu hiện: Chính sách dân tộc của Đảng không tách rời chính sách giai cấp. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, vì vậy chính sách dân tộc về cơ bản là chính sách đối với nông dân miền núi, nhằm đưa những người tiểu nông ở trình độ thấp về kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng, trở thành người làm chủ của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, đồng thời chăm lo xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức miền núi ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đó chính là quá trình củng cố, tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức thêm vững chắc, làm nòng cốt cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Chính sách dân tộc nhằm mục tiêu phục vụ con người thuộc các tầng lớp nhân dân các dân tộc, cải thiện, nâng cao đời sống, thực hiện trong thực tế quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Vì vậy, cũng có thể nói, chính sách dân tộc là chính sách vì con người và phục vụ con người, nhằm thực hiện công bằng, bình đẳng và dân chủ đối với nhân dân các dân tộc. Nó gắn với chiến lược con người, với việc đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc các dân tộc. Chính sách dân tộc nhằm giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hòa hợp tinh hoa văn hóa của các dân tộc để làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng chẳng những nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, mà còn là điều kiện để củng cố, xây dựng tốt an ninh quốc phòng của đất nước, đập tan mọi âm mưu và hành động của kẻ thù hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta. Với vị trí quan trọng như vậy, n
Tài liệu liên quan