TÓM TẮT
Do bối cảnh xã hội nhiễu nhương ở Việt Nam đầu thế kỷ XX nên các nhà văn hiện thực phê phán luôn
xây dựng các nhân vật quan chức xấu xa. Vũ Trọng Phụng lại đem đến cho người đọc hình ảnh những
vị quan chức tốt đẹp. Đó là viên Tri huyện có học thức, chuộng công lý và giàu lòng tự trọng. Đó là viên
Công sứ người Pháp giàu lòng nhân ái, luôn bênh vực cho lẽ phải, thẳng tay trừng trị cấp dưới làm sai.
Xây dựng nhân vật tích cực, Vũ Trọng Phụng thể hiện đúng mục đích sáng tác tôn trọng tính chân thực
hiện thực của mình.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật quan chức tích cực trong tiểu thuyết “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 70 (04/2020) No. 70 (04/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
52
NHÂN VẬT QUAN CHỨC TÍCH CỰC TRONG TIỂU THUYẾT
“GIÔNG TỐ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
The characters of positive officials in “Giông tố” novel by Vũ Trọng Phụng
TS. Đặng Văn Vũ
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Do bối cảnh xã hội nhiễu nhương ở Việt Nam đầu thế kỷ XX nên các nhà văn hiện thực phê phán luôn
xây dựng các nhân vật quan chức xấu xa. Vũ Trọng Phụng lại đem đến cho người đọc hình ảnh những
vị quan chức tốt đẹp. Đó là viên Tri huyện có học thức, chuộng công lý và giàu lòng tự trọng. Đó là viên
Công sứ người Pháp giàu lòng nhân ái, luôn bênh vực cho lẽ phải, thẳng tay trừng trị cấp dưới làm sai.
Xây dựng nhân vật tích cực, Vũ Trọng Phụng thể hiện đúng mục đích sáng tác tôn trọng tính chân thực
hiện thực của mình.
Từ khóa: công lý, nhân ái, nhiễu nhương, Vũ Trọng Phụng
ABSTRACT
In the context of a turbulent society in Vietnam in the early twentieth century, while critical realism
writers always developed the characters of corrupted officials, Vũ Trọng Phụng gave readers the figure of
incorruptible officials. It was an educated district governor with a high sense of justice and self-respect. It
was a compassionate French envoy that always defended the right, punished his subordinates for
wrongdoing. Building positive characters, Vũ Trọng Phụng expressed the purpose of the composition
which respected his realistic nature.
Keywords: justice, kindness, turbulent, Vũ Trọng Phụng
1. Mở đầu
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm
có tác giả nào mà sáng tác của họ có tính
phổ quát và tính dự báo cao như Vũ Trọng
Phụng. Đến bây giờ, đọc lại Vũ Trọng
Phụng, nhiều vấn đề làm ta cứ ngỡ là tác
giả họ Vũ đang viết về chuyện hôm nay,
thời đại này chứ không phải là chuyện của
tám mươi năm về trước. Xã hội Việt Nam
đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động
với chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến.
Ở đó, quan lại người Pháp và người Việt
bắt tay nhau để bóc lột, hà hiếp dân lành.
Đó là lý do để các nhà văn Hiện thực phê
phán xây dựng nhân vật quan lại hầu hết là
độc ác xấu xa. Vũ Trọng Phụng cũng
không đi ra ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên,
bên cạnh xây dựng các nhân vật quan chức
tiêu cực, ông cũng đã khắc họa khá thành
công các nhân vật quan chức tích cực. Điều
này thể hiện cái nhìn có tính khách quan,
tôn trọng hiện thực, vốn là mục đích hướng
đến cho cả quá trình sáng tác của nhà văn.
2. Nội dung
Nhân vật văn học là con người, con
vật hay đồ vật đã được nhân cách hóa,
Email: trieuvu68@gmail.com
ĐẶNG VĂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
53
được thể hiện trong văn học bằng phương
tiện văn học. Nhân vật văn học là sản phẩm
tinh thần của nhà văn, là nơi nhà văn thể
hiện quan niệm nghệ thuật cũng như lí
tưởng thẩm mĩ của mình về con người.
Thông qua nhân vật văn học, nhà văn được
thể hiện cách nhìn, cách đánh giá, từ đó
bộc lộ những trăn trở của mình về con
người trước hiện thực cuộc sống.
Quan chức là người nắm giữ một
chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước.
Quan chức là bộ mặt của một thể chế. Thể
chế tốt sẽ chọn được những quan chức tốt,
và ngược lại. Để có thể phán ánh hiện thực
và bộc lộ tư tưởng, trong tiểu thuyết Giông
tố, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhiều
nhân vật quan chức tiêu cực. Bên cạnh đó,
nhà văn cũng chú trọng khắc họa hai nhân
vật quan chức tích cực.
2.1.1. Nhân vật tri huyện Cúc Lâm
Nếu như nhân vật Nghị Lại trong tác
phẩm Bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoan, nhân vật Nghị Quế trong Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, nhân vật Bá Kiến trong
Chí Phèo của Nam Cao là những tên cáo
già tham lam, độc ác, gian xảo vô độ; thì
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công
một hình tượng nhân vật quan chức trẻ rất
tốt đẹp, có học vấn đến tiến sĩ Luật ở một
nền giáo dục tiến tiến là nước Pháp.
Trước hết, ta thấy đây là vị quan chức
được bổ nhiệm từ học vị nghiêm túc của
mình chứ không phải là chạy chọt. Ông ta
tự hào về điều đó và khẳng khái đáp lại
quan Tổng đốc: “Vâng, quả là tôi có nhiều
tư tưởng không hợp với chế độ cũ. Bẩm cụ
lớn, nhưng mà không phải tự tôi đi chạy
chọt cái tri huyện” (Vũ Trọng Phụng,
2016, tr.51). Có thể Vũ Trọng Phụng xây
dựng nhân vật này trên tình thần lý tưởng
hóa, hay là sự mơ ước của ông. Nhưng trên
thực tế, từ trước đó, người Pháp đã mở
trường dạy học bằng tiếng Pháp ở Việt
Nam và đưa nhiều học sinh ưu tú qua Pháp
để đào tạo. Những người này khi trở về
Việt Nam đã có công rất lớn trong công
cuộc hiện đại hóa nước Việt về kinh tế
cũng như văn hóa xã hội. Viên Tri huyện là
sản phẩm của nền giáo dục hiện đại Pháp.
Với tấm bằng Tiến sĩ Luật khoa, ông ta có
một sự tự tin rất lớn khi được bổ nhiệm, và
đương nhiên, ông không việc gì phải “chạy
chọt” trong cơ chế tuyển dụng quan chức
đương thời. Câu nói: “Bẩm cụ lớn, nhưng
mà không phải tự tôi đi chạy chọt cái tri
huyện” như một cú tát vào tên quan Tổng
đốc mà chắc chắn Tri huyện biết rõ con
đường hoạn lộ của ông ta.
Phẩm chất quan trọng nhất của một vị
quan chức là sự thanh liêm. Cơ sở của sự
thanh liêm có nhiều, nhưng tinh thần cống
hiến, phụng sự công lý được coi là trực tiếp
nhất. Sự tham lam vô độ của quan chức
trong chế độ thực dân phong kiến được
phản ánh khá phong phú trong văn học
Hiện thực phê phán. Trong bức tranh tối
màu ấy, nổi lên phẩm chất thanh liêm sáng
ngời của Tri huyện Cúc Lâm.
Vốn là tên lưu manh, gian xảo và cáo
già trong quan hệ với tầng lớp quan lại,
trước nguy cơ phải đền tội, Nghị Hách đã
cho người đàn bà khôn khéo lên “thương
lượng” với Tri huyện. Và đây là kết quả:
“Cái đó tôi có biết. Người đàn bà ấy
cũng đã khôn khéo lắm lắm, song tôi không
thể làm vui lòng ngài được” (Vũ Trọng
Phụng, 2016, tr.48) “Không làm vui lòng
ngài được” tức là không nhận sự “điều
đình” của “đặc phái viên” của lão Nghị
khét tiếng gian manh. Tri huyện rất khác
với đa số quan lại thời bấy giờ. Rất nhiều
người xác định làm quan là để kiếm chác,
chẳng thế mà dân gian có câu: “Quan thấy
kiện như kiến thấy mỡ”. Nhưng Tri huyện
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020)
54
là một vị quan hiếm hoi ở xứ An Nam làm
quan là để cống hiến cho “thần Công lý”
chứ không phải làm quan để vơ vét của
nhân dân, để vinh thân phì gia: “Nếu tôi
định bụng kiếm chác gì ông, thì từ hôm nọ,
tôi đã nhận lời với người đàn bà mà ông
phái lên điều đình rồi còn gì” (Vũ Trọng
Phụng, 2016, tr.49). Sự gian manh của
Nghị Hách đương nhiên Tri huyện cũng
biết, nếu không chiều lòng ông ta, Tri
huyện rất dễ bị hắn hãm hại. Biết thế,
nhưng với bản lĩnh của người trí thức, ông
ta không hề run sợ trước cái ác.
Do không có tính nhận hối hộ nên Tri
huyện đi công việc bằng xe ngựa: “Rồi ông
huyện lảng chuyện bằng cách phán cho tên
lính lệ: - Bảo xà ích đánh cái xe ngựa ra để
tao lên tỉnh đi mày! Tên lính dạ một cái rồi
thụt vào cửa sau”. Điều ấy khiến Nghị
Hách ngạc nhiên, nên ông ta nói: “Quan
lớn tiết kiệm quá nhỉ? Sao ngài lại chưa
tậu ô tô?”. Tậu ô tô là mốt thời thượng của
quan chức thời bấy giờ. Làm đến chức Tri
huyện, việc ấy không có gì khó, tuy nhiên
như ông nói: “Tôi không có nhiều tiền như
những ông quan khác”. Không có tiền là
bởi ông không kiếm tiền bằng mọi giá,
không đổi lấy phẩm giá của mình để có
tiền như bao ông quan khác nhan nhản
trong xã hội. Thái độ của Tri huyện rất dứt
khoát, việc gì ra việc nấy: “Ông huyện
đứng nghĩ một lát rồi mỉm cười nói: - Vì
việc tôi cần lên tỉnh sớm, nên tôi bằng lòng
đi xe hơi của ông, thế thôi. Còn tậu lại thì
không, dù là ông chỉ để lại cho tôi bằng
một đồng bạc” (Vũ Trọng Phụng, 2016,
tr.48). Trong phát ngôn này của Tri huyện,
ta thấy hai điều. Thứ nhất, nó thể hiện
phong thái của một con người văn minh.
Đó là việc gì ra việc nấy, không nhập
nhằng theo kiểu “Yêu nhau yêu cả đường
đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Tri
huyện rất ghét Nghị Hách, nhưng ông cũng
không từ chối lời đề nghị đi cùng xe với
lão ta. Thứ hai, Tri huyện nói mua lại xe
của Nghị Hách dẫu có một đồng cũng
không. Thái độ dứt khoát này là rất hiếm
trong bối cảnh kim tiền thống soái xã hội
thời bấy giờ. Do vậy, sự từ chối ấy cho
thấy bản lĩnh vững vàng “bần tiện bất năng
di” của Tri huyện.
Một vị quan chức có lòng tự trọng
thường chọn từ chức khi không hoàn thành
nhiệm vụ hoặc bị sức ép vô lý từ cấp trên.
Tri huyện trước khi từ chức đã mạnh dạn
bày tỏ thái độ thất vọng trước vị quan bề
trên: “Ông huyện cúi đầu 15 phút rồi
ngẩng lên cười nhạt nói: - Bẩm cụ lớn, tôi
tưởng tôi ra làm quan được thì tôi làm
được một việc ích quốc lợi dân! Bây giờ
như thế này, tôi mới biết là tôi đã nhầm...”
(Vũ Trọng Phụng, 2016, tr.51). Trong cái
đầu trong veo của một người trí thức thực
thụ, ông Huyện nghĩ rằng làm quan là để
phụng sự nhân dân, làm cho đất nước ngày
càng tiến bộ. Ống hăm hở ra làm quan để
hiện thực hóa ước mơ ấy. Thế nhưng, ông
đã hoàn toàn thất vọng. Chính vì biết mình
đã nhầm, cộng với sự hăm dọa của quan
tổng đốc sẽ đày đi xa, nên ông dứt khoát
gửi đơn từ chức: “Bẩm cụ lớn, nhà nước
không cần phải đổi tôi đi xa! Dù tôi không
đi làm thì tôi cũng không chết đói ạ Thế
thì xin cụ lớn biết cho là ngay bây giờ, phải
ngay bây giờ, tôi xin có lời trả lại cái tri
huyện cho Nhà nước! Ngày mai thì sẽ có
đơn từ chức của tôi hẳn hoi” (Vũ Trọng
Phụng, 2016, tr.51). Từ chức ở đây không
phải vì thấy mình không hoàn thành nhiệm
vụ được giao, mà là ý thức được sự khốn
nạn của chốn quan trường với đầy rẫy tệ
nạn hối lộ tham nhũng thối tha đã biến thần
công lý thành một trò hề cho những người
có thiên lương dè bỉu.
ĐẶNG VĂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
55
Sự tiết tháo cộng với nền tảng tri thức
vững vàng đã giúp cho Tri huyện có một
quyết định dứt khoát, nhờ vậy mà ông ta
sẵn sàng đáp trả lại thái độ hống hách và
lời đe dọa của quan Tổng đốc: “Bẩm cụ
lớn, chẳng phải nói khoe gì, quan thầy của
tôi trong đảng xã hội, nay mai mà có sang
nhận chức toàn quyền, thì lúc ấy tôi lại sẽ
làm quan cũng không muộn ạ. Mà nếu có
phải làm quan, tôi sẽ cũng không làm quan
huyện nữa... tôi xin cam đoan với cụ lớn
trước như thế” (Vũ Trọng Phụng, 2016,
tr.52). Ở đây không phải là sự dựa dẫm
quyền thế để kiêu ngạo, mà là cho đối thủ
biết rằng mình có điểm tựa để vươn lên
chứ không phải quỵ lụy để tồn tại. Và
trước sự kết tội “ương ngạnh” của Tổng
đốc, tri huyện thẳng thắn: “Bẩm, nào có
phải ương ngạnh! Chúng tôi hiểu rồi, vì đã
làm tri huyện một năm rồi Thôi được, cụ
lớn đã bảo là sai thì nó là sai. Tôi cũng
không cần cãi bừa, vì tôi đã xin từ chức
rồi. Để tôi mở một phòng luật sư và một cơ
quan ngôn luận bằng chữ tây, lúc ấy rồi tôi
xin đáp lại cụ lớn và cái chế độ quan
trường hiện nay. Thưa cụ lớn, khi người ta
không phải là kẻ vô học thì người ta muốn
làm gì cũng được” (Vũ Trọng Phụng,
2016, tr.52). Uy vũ bất năng khuất, ta
thường thấy thái độ khúm núm của quan bề
dưới đối với quan bề trên xã hội phong
kiến, nhưng đối với Tri huyện thì không
bao giờ khuất phục trước quan trên.
Có thể nhân vật Tri huyện có tính chất
lý tưởng của Vũ Trọng Phụng mơ ước một
chế độ quan trường tốt đẹp để tạo dựng
một xã hội tốt đẹp theo ý nguyện của ông.
Nhưng thời nào cũng vậy, chế độ xã hội
nào cũng vậy, luôn có người tốt và người
xấu, luôn có quan chức tốt bên cạnh nhiều
quan chức xấu. Điều đó cho thấy cái nhìn
của Vũ Trọng Phụng không thiên kiến,
luôn tôn trọng sự thật.
2.1.2. Nhân vật quan Công sứ người Pháp
Do thực dân Pháp xâm lăng nước ta,
đặt ách thống trị lên dân tộc ta, vơ vét tài
nguyên nước ta nên trong suy nghĩ của
rất nhiều người Việt lúc này, người Pháp là
những kẻ xấu xa, độc ác. Văn học hiện
thực phê phán, rất ít xây dựng nhân vật là
người Pháp. Vũ Trọng Phụng có khác, ông
không những xây dựng những hình ảnh
quan Pháp xấu xa như các vị trong tiểu
thuyết Số đỏ, mà còn giúp người đọc nhận
diện những vị quan rất tốt đẹp.
Sự thiện cảm của tác giả dành cho viên
Công sứ người Pháp thể hiện ngay trong
cách miêu tả nhân vật này: “Đêm nay, ngồi
làm việc, hai chân quan đi giầy da đen, cổ
quan quấn một cái khăn quan dày sụ, lông
chiên tua tủa bịt đến cả cằm. Bộ râu bạc
ba chòm và cái trán hói đến bóng lộn của
quan, khiến ngài có vẻ đường bệ oai
nghiêm lắm” (Vũ Trọng Phụng, 2016,
tr.30). Sự uy nghiêm, đường bệ là dáng vẻ
cần có của một quan chức cấp cao. Bởi vì
đó là dấu hiệu bên ngoài của một tính cách
cương nghị, bản lĩnh bên trong. Thái độ
ung dung, tự tại là chỉ dấu của phẩm chất
kiên trinh và nội lực tri thức. Từ dáng ngồi,
đôi giày, bộ râu bạc ba chòm đến cái trán
hói bóng lộn toát lên phong thái của một
nhà lãnh đạo.
Hình thức bên ngoài ấy khá thống
nhất với tính cách phẩm chất bên trong.
Vũ Trọng Phụng trước khi đi vào khắc họa
phẩm cách viên Công sứ, bằng ngôn ngữ
người kể chuyện, ông đã giúp người đọc
có cái nhìn khái quát về con người này:
“Quan là một người đã cao tuổi, ở thuộc
địa đã trên ba mươi năm, đã được lòng
dân không phải vì một chính sách giả dối,
không phải vì những bài diễn văn kêu vang
và rỗng tuếch, không phải vì đã đem
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 70 (04/2020)
56
những giọt nước mắt cá sấu ra huyễn
hoặc, lừa dối dân ngu, nhưng chính bởi
quan là một bậc hiền nhân quân tử rất ít
có ở đời” (Vũ Trọng Phụng, 2016, tr.29).
Thông tin này cho thấy quan là người gắn
bó lâu năm ở xứ An Nam. Sự gắn bó ấy
giúp quan hiểu sâu sắc về người Việt,
nước Việt, đó là điều kiện quan trọng để
ông vạch ra đường lối cai trị của mình. Có
điều, sự “cai trị” của ông không vì mục
đích vun vén cá nhân hay cho nước Pháp,
mà là chủ yếu cho sự bình an của dân
chúng. Đó là yếu tố quan trọng để ông
“được lòng dân”. “Được lòng dân”, ba
chữ ấy đơn giản nhưng đó là một vấn đề
vô cùng khó khăn. Ngay cả quan chức
người Việt, để được lòng dân đã khó vì
chế độ quan trường thiếu minh bạch, vì
quan niệm “một người làm quan, cả họ
được nhờ”. Công sứ là người Pháp đến cai
trị một dân tộc thuộc địa, nhưng ông
không theo thói thường của một quan chức
mẫu quốc “đem văn minh khai hóa dân tộc
man di”, mà ông làm quan bằng cái tâm
của một người trí thức “ham đọc sách, viết
văn”. Chính con người nhân văn ấy đã
khiến ông không thể sống giả dối, dù là
với những người thuộc dân tộc khác.
Thật may mắn cho nhân dân trong tỉnh
khi có một vị quan tốt như thế, nhân từ như
thế: “Cái lòng nhân từ của quân thì hầu
như thành một câu cách ngôn đã truyền
tụng. Những người trí thức, cả những nhà
viết báo rất hoài nghi, cũng phải nhận ngài
là người hiếm có, sống ở thuộc địa đã nửa
đời người, mà vẫn giữ được những quan
niệm về sự tự do cá nhân rất rộng rãi, vẫn
biểu lộ được cái tinh thần đáng trọng của
hạng trí thức nước Pháp, chứ không nhiễm
phải tính nết của phái thực dân bằng dùi
cui” (Vũ Trọng Phụng, 2016, tr.29). Tác
giả Vũ Trọng Phụng, thông qua nhân vật
người kể chuyện, tiếp tục ca ngợi quan
Công sứ ở phương diện nhân từ, đặc biệt là
“sự tự do cá nhân” mà ông đã thấm nhuần
từ ý thức cá nhân hình thành rất sớm ở nền
văn minh phương Tây. Tôn trọng sự tự do
cá nhân nên dù là quan lớn nhưng ông vẫn
có lối hành xử hết sức thân thiện, gần gũi
chứ không hề kiêu căng hống hách. Vũ
Trọng Phụng kể lại một chi tiết nhỏ nhưng
lại làm nổi bật thái độ thân ái, hiền hòa của
viên Công sứ: “Một buổi kia, có việc ra
nhà giây thép, quan cứ cuốc bộ mà lử khử
đi như những người tây thường. Qua một
phố nọ, có một trường tư thục, một lũ trẻ
em đùa nghịch đá bóng, làm cho quả bóng
trúng đánh bốp một cái vào ngực quan...
Nhưng mà quan công sứ cứ khoan thai cầm
khăn mặt bông phủi áo, rửa tay vào chậu
nước rồi ôn tồn bảo viên đốc: “Ông phải
bảo học trò của ông, ra cái bãi cỏ ở cạnh
chợ mà đá bóng, chứ thể thao ở giữa phố
như thế thì rồi có những tai nạn xe cộ xảy
ra” (Vũ Trọng Phụng, 2016, tr.29). Một
chi tiết nhỏ, nhưng thể hiện “cái lớn” trong
cách ứng xử xuất phát từ sự khiêm tốn
cũng như lòng nhân ái, bao dung của ông.
Làm quan cái khó nhất là giữ cho được
cán cân công lý, không để “nén bạc đâm
toạc tờ giấy”. Quan Công sứ không những
có những hành động, cử chỉ hết sức thân
thiện với trẻ em, ông còn là người luôn
bênh vực những kẻ nghèo hèn trong xã hội.
Đây là cách ông đối xử với người đàn bà
mò cua bắt ốc: “Một lần khác, xe hơi của
quan vừa ở thủ đô về, người tài xế đương
lái vòng để vào sân tòa sứ, thì có một mụ
nhà quê tay cầm một lá đơn đến quỳ ngay
trước xe. Mấy anh lính khố xanh toan giơ
cao cái roi mây thì quan công sứ ra hiệu
ngăn lại hỏi...“Đơn kêu của bà có rõ ràng
không?” người đàn bà kêu lải nhải một hồi
thì quan truyền: “Thôi, cứ về rồi quan sẽ
ĐẶNG VĂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
57
xét xử” (Vũ Trọng Phụng, 2016, tr.30). Chỉ
riêng việc ngăn lính khố xanh đánh người
đàn bà quê mùa dám ngăn xe của quan đã
cho thấy quan là một người tự thấy mình
không phải là kẻ bề trên để có được tinh
thần bình đẳng giữa con người với nhau.
Người Việt có câu “cá lớn nuốt cá bé”,
thường những người thấp cổ bé họng luôn
bị những kẻ tai to mặt lớn ức hiếp. Vị công
sứ người Pháp không như vậy, ông sẵn
sàng đứng ra bênh vực cho người đàn bà
mò cua bắt ốc khỏi sự ức hiếp của bọn bô
lão trong làng: “Nguyên do đó là một mụ đi
mò cua bắt ốc, bị làng bắt vạ vì chưa hết
tang chồng mà đã có mang. Theo như
trong đơn, thì mụ đã bị một bọn bô lão
trong làng, lôi những hủ tục ra để hành hạ
mụ, chứ thật ra, mụ đã hết tang từ vài
tháng trước khi có mang” (Vũ Trọng
Phụng, 2016, tr.30). Xem xét kỹ lưỡng để
đưa ra những quyết định đúng nhằm tránh
oan sai là thiên chức của người nắm cán
cân công lý. Nhờ vậy mà quan công sứ đã
cứu được người dân bé mọn: “Ấy thế là
quan viết thư trả lời cái mụ mò cua ấy
rằng: “Thưa bà, bản chức đã xét đơn của
bà rồi. Nếu bà còn có tang ông ấy thì theo
luật Gia Long, có chửa như vậy là có lỗi.
Còn nếu bà đã đoạn tang rồi thì không ai
được phép bắt vạ bà, nếu bà viện được đủ
chứng cớ là đã hết tang thì cứ lên tòa mà
trình bày, bản chức sẽ trị tội những kẻ
nhũng lạm” (Vũ Trọng Phụng, 2016,
tr.30). Cấp trên nghiêm minh sẽ trị được
cấp dưới nhũng loạn. Viên quan đầu tỉnh
rất liêm chính, công minh nên tổng đốc, bố
chánh, tri phủ “nhăn mặt”, còn bọn bô lão
thì “sợ đến hết vía”: “Một bức thư của một
vị quan đầu tỉnh mà lại có cái luận điệu lễ
phép với một mụ mò cua đến bực ấy, đã
làm cho các quan tổng đốc, bố chánh, tri
phủ phải nhăn mặt lại. Rồi bọn bô lão
trong làng sợ hãi đến hết vía mà đền lại cái
vạ. Hai chuyện này đủ là chứng cớ rằng
quan công sứ tỉnh có nghị Hách hồi ấy, là
người dễ dàng biết bao nhiêu” (Vũ Trọng
Phụng, 2016, tr.30). So sánh với giọng điệu
quát tháo thường thấy của quan đối với dân
ngày xưa, chúng ta càng trân trọng “luận
điệu lễ phép” của quan Công sứ. Đích thị
đây là một vị quan được đào tạo rất bài bản
ở xứ Pháp văn minh, và tất nhiên ông
không bị nhiễm “thói thực dân dùi cui”.
Nhún nhường, khiêm tốn, bênh vực cho
người dân bé mọn, ông cũng cương quyết,
nghiêm khắc trị tội bọn quan hà hiếp dân.
Xây dựng nhân vật viên công sứ tốt
đẹp, Vũ Trọng Phụng đã xác định được vị
thế riêng của mình, không hòa lẫn vào các
nhà văn Hiện thực phê phán cùng thời. Cái
nhìn của ông thật sự thể hiện sự tiến bộ về
mặt tư tưởng.
3. Kết luận
Nhân vật quan chức tích cực như tri
huyện Cúc Lâm, quan Công sứ là những
điểm sáng trong bức tranh tối màu của hiện
thực xã hội. Họ là những vị quan luôn
đứng về lẽ phải, sẵn sàng bảo vệ công lý,
bênh vực cho người thấp cổ bé họng khỏi
sự ức hiếp của bọn cường quyền. Những vị
quan chức này không phải không có trong
hiện