Nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường THCS

SH là ngành KHTN nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của SH là giới tự nhiên hữu cơ. Nhiệm vụ của SH là tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới sống, khám phá những quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của Sinh vật.

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆM VỤ DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Vị trí của KHSH trong KHTN 2.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của Sinh học SH là ngành KHTN nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của SH là giới tự nhiên hữu cơ. Nhiệm vụ của SH là tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới sống, khám phá những quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của Sinh vật. 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của Sinh học a) Sinh học mô tả Từ thời Aristot (thế kỉ IV tr. CN) cho đến thế kỉ XVII, SH tập trung vào nhiệm vụ thu thập, phân loại và mô tả các sự kiện của thế giới sống. PP chủ yếu là quan sát. Lúc này giới sinh vật mới chỉ được phân thành giới Thực vật và giới Động vật, với các bộ môn: Phân loại học, Hình thái học, Giải phẫu học. b) Sinh học So sánh Xuất hiện từ cuối TK XVII – TK XVIII, với sự phát triển rực rỡ của PP quan sát đã dẫn tới sự ra đời cuả PP so sánh (so sánh cùng 1 loài SV sống trong những điều kiện khác nhau, so sánh các nhóm SV khác nhau,...). PP này đã hình thành các bộ môn: Hình thái học so sánh, Giải phẫu học so sánh, Phôi SH so sánh. Các nghiên cứu so sánh đã xây dựng nên lí thuyết về thể thức cấu tạo thống nhất của động vật có xương sống và Học thuyết tế bào, gợi ra ý niệm về mối liên hệ nguồn gốc giữa các nhóm phân loại về sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. c) Sinh học tiến hóa Ở nửa đầu thế kỉ XIX, sự phát triển của SH so sánh đã dẫn đến sự ra đời của PP lịch sử - nghiên cứu SV trong trong quá trình phát triển qua thời gian, gắn liền với những điều kiện lịch sử trên Trái Đất). Từ đó đã ra đời Học thuyết tiến hóa của Lamak (1809) và Darwin (1859), nêu ra những quy luật cơ bản trong quá trình phát triển của giới hữu cơ. d) Sinh học thực nghiệm Trong thế kỉ XIX, PP thực nghiệm đã ra đời (nêu giả thuyết, tổ chức các thí nghiệm có đối chứng để kiểm tra giả thuyết, rút ra kết luận), SH đã chuyển từ trình độ quan sát – mô tả sang thực nghiệm giải thích, làm sáng tỏ dần các mối quan hệ nhân - quả trong các hiện tượng thực nghiệm. Đầu tiên PP thực nghiệm xâm nhập vào Sinh lí học, nhằm kiểm chứng các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật, sau đó thâm nhập vào các lĩnh vực như Sinh thái hcọ, Di truyền, e) Sinh học lí thuyết Với sự ra đời của thuyết tiến hóa, SH đã bước từ trình độ nghiên cứu các sự kiện cụ thể, riêng lẻ sang việc xây dựng các lí thuyết trừu tượng, khái quát. Từ học thuyết tiến hóa của Lamak, Darwin, rồi thuyết tiến hóa hiện đại, thế kỉ XX thực sự là một thế kỉ của sự phát triển các lí thuyết Sinh học. Trình độ lí thuyết ngày càng cao thì tác động vào thực tiễn càng mạnh mẽ. 2.1.3. Đặc điểm của SH hiện đại: a) Nghiên cứu sự sống ở cấp độ vi mô và vĩ mô XVIII - trở về trước: Cơ quan, cơ thể b) Có sự xâm nhập mạnh mẽ của các nguyên lý và PP của nhiều ngành khoa học khác + PP thực nghiệm Hóa Lí + Các PP toán học, Điều khiển học => Đưa Sinh học từ trình độ thực nghiệm - phân tích lên tổng hợp - hệ thống. c) Ngày càng mang tính thực tiễn cao: Sinh học hiện đại đang trở thành 1 lực lượng sản xuất trực tiếp, phục vụ đắc lực không chỉ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà còn đối với ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, y học, d) Phát triển với tốc độ lũy tiến 2.2. Vị trí của môn Sinh học trong trường THCS Sinh học là một trong những môn quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục (Luật giáo dục - 1998): + Phát triển kết quả của giáo dục Tiểu học: TNXH (Sự vật, hiện tượng trong tự nhiên) Giải thích quy luật tồn tại và phát triển của Sinh vật. + Có trình độ học vấn phổ thông, có cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Trong các môn KHTN ở THCS thì môn SH được học trước Vật lí (lớp 7), Hóa học (lớp 8) và được dành số tiết nhiều hơn, vì thiên nhiên hữu cơ rất gần gũi, hấp dẫn sự tìm tòi khám phá của trẻ, dễ dàng tiếp xúc và học tập, nghiên cứu. Cũng chính vì vậy mà ở chương trình Tiểu học kiến thức SH về tự nhiên và con người được dành một tỷ trọng lớn hơn. Điều này tạo đà thuận lợi cho việc tiếp xúc và phát triển môn HS ngay từ đầu cấp. Kiến thức SH luôn cần thiết cho mọi người để sống hòa hợp với tự nhiên. Giúp mọi người biết được nguồn lợi, vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống của mình, từ đó họ có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí, tạo sự cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. Môn SH có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Vẻ đẹp của thiên nhiên hữu cơ là nguồn GDTMĩ sống động, sự phong phú, giàu có về tài nguyên sinh vật làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Như vậy môn SH góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách HS, giúp thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện - Đức, Trí, Thể, Mĩ. Chương trình SH ở THCS góp phần trang bị vốn kiến thức SH phổ thông cho nguồn nhân lực Nông – Lâm – Ngư, các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thực phẩm, y dược. Kiến thức SH phổ thông là một bộ phận quan trọng cần được trang bị cho HS THCS, cho dù sau này họ học lên hay tham gia lao động sản xuất.
Tài liệu liên quan