Nhìn xa hơn các trường đại học đỉnh cao: Hướng tới một cách tiếp cận hệ thống đối với cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam

NHÌN XA HƠN CÁC TRƯỜNG đẠI HỌC đỈNH CAO: HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG đỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC đẠI HỌC Ở VIỆT NAM Tháng 6 năm 2010 Cho đến nay có rất ít nỗ lực phân tích toàn diện về các hệ thống giáo dục đại học. điều này không có nghĩa là chúng ta đang trở lại những hệ thống kế hoạch tập trung như trước đây – không phải thế. Thay vì vậy, nó đưa ra khả năng cân bằng định hướng chiến lược với sự đa dạng mà hiện nay chúng ta đang thấy trong hệ thống giáo dục đại học ở khắp các nước phát triển. Sự đa dạng này – một sự đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng tăng – đã đưa những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục mới vào hệ thống (nhất là từ thành phần tư nhân) và khuyến khích những loại trường mới hình thành. Nó hứa hẹn làm tăng sự cạnh tranh và rút cục là nâng cao chất lượng. Thật không may là triển vọng này sẽ khó lòng trở thành hiện thực nếu như sự đa dạng hóa tiếp tục diễn ra một cách hỗn loạn và vô tổ chức. Tổ Công Tác về Giáo dục đại học và Xã hội, “Những mối đe dọa và triển vọng: Giáo dục đại học ở các nước đang phát triển” Giới thiệu Việt Nam đã xác định mục tiêu phát triển đầy tham vọng là về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giáo dục đại học sẽ là nhân tố trọng yếu để xây dựng một lực lượng lao động có kỹ năng cần thiết để đạt được tham vọng này. Bộ GD&đT, cũng như Quốc hội, gần đây đã đưa ra hàng loạt chính sách cải cách giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng cơ hội vào đại học cho người dân và đổi mới quản lý nhà nước. Báo cáo này nhằm cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng chính sách ấy thông qua việc đề xuất một khuôn khổ có tính định hướng về cải cách hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Cụ thể là, chúng tôi đưa ra khái niệm một hệ thống “đa dạng hóa một cách hợp lý” (rational differentiation), đặc điểm của nó là một hệ thống phân tầng rõ ràng gồm các trường được định hướng nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và của xã hội. Hệ thống này có thể được sử dụng như một nguyên tắc tổ chức nhằm biến mục tiêu thành những chính sách có hiệu quả. Mặc dù Việt Nam, như nhiều nước khác, đã và đang tập trung vào việc phát triển một số trường đại học nghiên cứu tinh hoa, báo cáo này quan tâm đến hệ thống giáo dục đại học– mạng lưới các trường, bao gồm các đại học vùng, các trường cao đẳng và trường dạy nghề, những trường đang đào tạo phần lớn lực lượng lao động của cả nước trong mọi lãnh vực từ kỹ thuật đến y tế và kinh doanh. Một hệ thống giáo dục đại học có chất lượng và có khả năng thích nghi có thể đào tạo được những con người có đủ năng lực sẽ giúp Việt Nam tạo ra và duy trì những thành tựu ấn tượng đã có từ khi đổi mới. Ngược lại, một hệ thống tù đọng, chất lượng thấp có nguy cơ làm cho những tham vọng của Việt Nam bị trật khỏi đường ray.Nhìn xa hơn các trường đại học đỉnh cao** Bản thảo đề nghị không phổ biến hay trích dẫn** Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đang bùng nổ sau mười lăm năm tăng trưởng nhanh chóng. Trong khoảng từ năm 1990 đến 2008, lượng sinh viên của hệ thống tăng gấp mười ba lần và số trường đại học – cao đẳng cũng tăng gấp hơn ba lần. Trong phần lớn quãng thời gian này, những sự đổi mới về mặt hệ thống quản trị đại học được thực hiện ở cấp trường và cấp hệ thống là rất ít ỏi, dù rằng trong hai năm qua nhịp điệu cải cách đã tăng đáng kể. Nhu cầu xã hội bất tận đã làm bùng nổ một thị trường giáo dục đại học bao gồm đủ kiểu chương trình đào tạo của trường công cũng như trường tư, nhưng thị trường này hoạt động trong một khuôn khổ luật pháp chưa hoàn thiện và bị thương mại hóa một cách quá đáng. Trách nhiệm giải trình và tiêu chuẩn chất lượng thì yếu kém, nhất là ở hệ không chính quy, vốn chiếm tới một nửa tổng số sinh viên. Kết quả là, các nhà lập pháp Việt Nam đang đặt vấn đề về việc liệu mô hình mở rộng đại học theo kiểu hiện nay có thể đứng vững được hay không. Tháng 2 – 1010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp kêu gọi tăng cường chất lượng và cải tiến công tác quản lý trong việc phát triển giáo dục đại học. Ý KIẾN | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 1. Cần quán triệt nhận thức: phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.8 Rõ ràng là Việt Nam sẽ phải tiếp tục tăng số sinh viên và xây dựng thêm nhiều trường mới: số người vào đại học vẫn còn thấp nếu so với các nước trong vùng,9 với chỉ 15% trong số hơn một triệu thí sinh thi đại học tìm được một chỗ trong các giảng đường. Nhưng, như Tổ Công Tác đã nhận thấy, và chúng tôi đã trích dẫn ở phần trên, sự mở rộng này cần phải tiến hành với một tầm nhìn chiến lược được thiết kế một cách thận trọng. đổi mới kinh tế đặt ra những đòi hỏi ngày càng tăng đối với hệ thống giáo dục đại học. Việt Nam đã đạt được tăng trưởng bằng cách chuyển lực lượng lao động từ nông nghiệp sang những nghề nghiệp có năng suất cao trong công nghiệp và dịch vụ. Vượt qua giai đoạn phát triển kinh tế và nhân lực ban đầu này, sự có mặt của đội ngũ kỹ sư và quản lý có trình độ cao sẽ ngày càng quan trọng hơn. Nguồn vốn con người đã và đang là nút thắt cổ chai trong sự phát triển của Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài đều nói về những khó khăn của họ khi tìm kiếm nhân sự ở Việt Nam, khiến 8 Công văn của Thủ tướng “Chỉ thị về đổi mới Quản lý đại học 2010 – 2012” 296/CT-TTg, 27-02-2010. 9 Theo UNESCO, trong năm 2005 tổng số người vào đại học là 16% ở Việt Nam, so với 21% ở Trung Quốc, 32% ở Malaysia, và 43% ở Thái Lan.Nhìn xa hơn các trường đại học đỉnh cao ** Bản thảo đề nghị không phổ biến hay trích dẫn** họ phải cắt giảm quy mô đầu tư.10 Nhưng một lực lượng lao động có kỹ năng không chỉ là đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài như Intel và Foxconn; nó cũng sẽ là một điểm quan yếu để có thể hình thành những doanh nghiệp nội địa có tầm cỡ và có năng lực cạnh tranh; những doanh nghiệp trong nước sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng của Việt Nam sẽ là mũi nhọn hội nhập vào dây chuyền sản xuất toàn cầu. Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam, nơi tập hợp những nhà kinh doanh trong nước và quốc tế, do Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tập đoàn Tài chính Quốc tế của Ngân hàng Thế giới thành lập, rất nhiều lần nêu ý kiến về việc nguồn cung lao động có trình độ cao là một trở ngại chủ yếu. Thực ra, trong một báo cáo gần đây nhất, Diễn đàn này đã cho thấy theo các kết quả khảo sát thì chính sự thiếu hụt nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu sắc gây ra thất bại của các doanh nghiệpViệt Nam.

pdf148 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhìn xa hơn các trường đại học đỉnh cao: Hướng tới một cách tiếp cận hệ thống đối với cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÌN XA HƠN CÁC TRƯỜNG ðẠI HỌC ðỈNH CAO: HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG ðỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẠI HỌC Ở VIỆT NAM Tháng 6 năm 2010 ** ðây là bản thảo. ðề nghị không ñược phổ biến hay trích dẫn nếu chưa có sự ñồng ý chính thức của các tác giả. Mọi ý kiến ñóng góp cho bản thảo xin vui lòng gửi cho Ben Wilkinson (ben_wilkinson@harvard.edu) và Laura Chirot (laurachirot@gmail.com).** Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao Tháng 6 năm 2010 Page 2 / 148 ** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn** Lời nói ñầu ðây là báo cáo nghiên cứu thứ hai do Trường New School và Chương trình Việt Nam thuộc Trung tâm Ash tại Trường Kennedy, ðại học Harvard thực hiện, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam. Bài thứ nhất, “Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú: Hệ thống quản trị và cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao cho Việt Nam” hoàn tất vào tháng 6 năm 2009 và ñược bổ sung hoàn thiện vào tháng 1 năm 2010. Hai ñề tài ñược UNDP tài trợ này bắt nguồn ý tưởng từ một công trình nghiên cứu có tính mở ñường từ mười năm trước của Tổ Công Tác về Giáo dục ðại học và Xã hội do Giáo sư Henry Rovosky và Giáo sư Mamphela Ramphele thuộc ðại học Cape Town làm ñồng chủ tịch. Tổ Công Tác này ñược Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu những thách thức trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục ñại học ở các nước ñang phát triển. Kết quả nghiên cứu chính của nhóm này ñã ñược công bố năm 2000 trong một bản báo cáo có tên “Những mối ñe dọa và triển vọng: Giáo dục ñại học ở các nước ñang phát triển”.1 Bài nghiên cứu này do các tác giả Laura Chirot của Trường New School và Ben Wilkinson của Chương trình Việt Nam thuộc Trường Kennedy, ðại học Harvard thực hiện. Phần viết về tài chính giáo dục ñại học và sự mở rộng quy mô ñào tạo do Tiến sĩ Trần Thị Quế Giang, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thực hiện; phần phụ lục có sự ñóng góp của Giáo sư Philip Altbach, Trường Boston College, Tiến sĩ Malcolm McPherson, Trường Kennedy thuộc ðại học Harvard và Giáo sư Võ Tòng Xuân, ðại học An Giang. Bản dịch tiếng Việt là của Phạm Thị Ly và Bùi Mạnh Hùng. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, các tác giả ñã nhận ñược rất nhiều ý kiến ñóng góp và phản hồi từ nhiều cá nhân trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những cá nhân sau ñây: Bob Kerrey, Trường New School; Markus Urek, Trường New School; Giáo sư Henry Rosovsky, ðại học Harvard; Tom Vallely, Giáo sư David Dapice, và Tiến sĩ Jonathan Pincus, Chương trình Việt Nam thuộc ðại học Harvard; Giáo sư Philip Altbach; Phó Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Trường ðại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Tiến sĩ Phạm Thị Ly, ðại học Hoa Sen; Giáo sư Huỳnh ðình Chiến, ðại học Huế; Giáo sư Võ Tòng Xuân, và nhiều người khác ở Việt Nam ñã dành thời gian chia sẻ tri thức và quan ñiểm của họ với chúng tôi. Chúng tôi biết ơn các ñồng nghiệp tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ñã nhiệt tình dành thời gian cho quá trình dịch và hiệu ñính bài viết. Các bạn Christopher Behrer, Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Thục Minh và Văn Thị Quý ñã hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và viết báo cáo này. Chúng tôi cảm ơn UNDP ở Việt Nam về những hỗ trợ tri thức vô giá trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết. 1 Từ ñây ñược gọi tắt là “Những mối ñe dọa và triển vọng”. Toàn văn bài này có thể tải về từ trang web của Tổ Công Tác: Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao Tháng 6 năm 2010 Page 3 / 148 ** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn** TÓM TẮT Nhìn chung, hệ thống giáo dục và ñào tạo của nước ta ñang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng này ñã sớm ñược phát hiện. ðảng và Nhà nước ñã có nhiều nghị quyết và chủ trương ñúng ñắn mà chưa ñược thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta ñã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyển biến rất chậm. Cho ñến nay, vẫn còn những quan ñiểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa ñược ñưa ra trao ñổi, bàn bạc ñể tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và ñào tạo ñã có ảnh hưởng không nhỏ ñến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. ðại tướng Võ Nguyên Giáp, VietnamNet, 2007. Ở Việt Nam thời gian qua rất nhiều người ñồng tình có chung nhận ñịnh rằng giáo dục ñại học thật sự cần một cuộc cải cách sâu rộng. Nhận ñịnh chung thống nhất này là của nhiều giới, từ sinh viên và phụ huynh, những nhà trí thức và các chuyên gia giáo dục trong xã hội, cho tới các nhà hoạch ñịnh chính sách cấp cao nhất của chính phủ. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhân lực có chất lượng cao mà hệ thống giáo dục ñại học hiện nay chưa thể cung ứng ñược. Ngày càng nhiều gia ñình chọn giải pháp gửi con ra nước ngoài học ñại học, thậm chí trung học ñể có thể tiếp nhận ñược những năng lực và phẩm chất cần thiết ñể có thể thành công trong một nền kinh tế toàn cầu ñang thay ñổi hết sức nhanh chóng. Tuy nhiên, du học nước ngoài là con ñường chỉ dành cho một số ít người xuất sắc và may mắn có ñiều kiện. ðể phát triển một cách công bằng cho mọi người, tạo ñiều kiện cho nhân tài và phát huy cao nhất tiềm năng kinh tế của mình, Việt Nam phải cải thiện hệ thống giáo dục ñại học trong nước. Các nhà lãnh ñạo Việt Nam nhận thức rất rõ mức ñộ nghiêm trọng của tình hình này. Từ năm 2005 ñã có Nghị quyết 14 của Chính phủ (Số 14/2005/NQ-CP) về “ðổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục ñại học”. Tiếp theo ñó là một loạt những chính sách và kế hoạch kêu gọi cải cách gần như tất cả mọi khía cạnh của hệ thống giáo dục ñại học trong nước. Tháng 4 năm 2009 Bộ Chính Trị nhận ñịnh “Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác.”2 Tháng Giêng năm 2010 Ban Cán sự ðảng Bộ GD&ðT ra nghị quyết về “ðổi mới quản lý giáo dục ñại học” cho giai ñoạn 2010 – 2012. Văn bản này nêu rõ hơn mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng: “Trong thời gian tới, trước nhu cầu ñào tạo tăng nhanh của xã hội, số lượng các trường ñại học sẽ tiếp tục tăng, nếu không có các giải pháp ñổi mới quản lý toàn diện, quyết liệt, có tính ñột phá thì không thể nâng cao ñược chất lượng ñào tạo”3 Tháng Năm năm 2010 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành báo cáo ñiều tra về : “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, ñầu tư và ñảm bảo chất lượng ñào tạo ñối với giáo dục ñại học” trong ñó chỉ ra những lỗ hổng trong quy ñịnh khung về trách nhiệm giải trình.4 Bản báo cáo này cũng ñưa ra cơ sở có tính thực tế cho các nỗ lực của chính phủ nhằm hoàn thiện bộ khung pháp lý ñồng thời xác ñịnh rõ ràng hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác nhau và của các trường ñại học. 2 Kết luận 242-TB/TU, 15/14/2009. 3 Nghị quyết 5-NQ/BCSD, 6/1/2010 4 Báo cáo 329/BC-UBTVQH12, 26/5/2010. p Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao Tháng 6 năm 2010 Page 4 / 148 ** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn** ðây là phần thứ hai trong một nghiên cứu gồm hai phần do UNDP tài trợ liên quan tới thực hiện cải cách giáo dục ñại học ở Việt Nam. Cả hai phần ñều nhằm mục ñích hỗ trợ cho quy trình soạn thảo chính sách mà nhà nước ñang tiến hành. Phần ñầu thảo luận về một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch cải cách của nhà nước: xây dựng một trường ñại học ñỉnh cao. Nội dung của phần này là những lập luận cho thấy cách tiếp cận mục tiêu xây dựng một trường hàng ñầu của Việt Nam hiện nay ñang ñề cao một cách quá mức những yếu tố ñầu vào chẳng hạn như ngân sách và hạ tầng cơ sở, và do vậy làm giảm nhẹ tầm quan trọng của những nhân tố vô hình khác có ý nghĩa không kém phần quyết ñịnh ñối với kết quả ñầu ra, ñó là một cơ chế quản trị có hiệu quả. Một hệ thống nhân sự dựa trên tài năng và phẩm chất, một chính sách kiên ñịnh ñảm bảo tự do trong nghiên cứu khoa học và mức ñộ tự chủ cao ñối với các vấn ñề quản lý ñiều hành và học thuật là ñiều kiện tiên quyết ñể ñạt ñược sự ưu tú trong giảng dạy và nghiên cứu, như có thể thấy rõ trong trường hợp các trường hàng ñầu của Trung Quốc và Ấn ðộ. Những nguyên tắc về quản trị nói trên có thể áp dụng với mọi tổ chức học thuật nhưng ñối với các trường ñại học nghiên cứu thì nó ñặc biệt tối quan trọng. Những trường ñại học này kết nối các quốc gia với các hệ thống tri thức chung toàn cầu, ñồng thời thu hút và ñào tạo những học giả, những nhà khoa học ưu tú nhất của các nước. Bài nghiên cứu thứ hai này nhìn xa hơn việc xem xét vấn ñề các trường ñỉnh cao ñể ñề xuất một bộ khung chính sách mang tầm hệ thống nhằm xây dựng và triển khai một hệ thống giáo dục ñại học hiện ñại, rộng khắp và có chất lượng tại Việt Nam. ðộng lực của những phân tích trong bài này là những câu hỏi bức thiết và phức tạp mà các nhà hoạch ñịnh chính sách giáo dục ñại học hiện ñang phải ñối mặt: ðâu là cái giá phải trả về mặt chất lượng ñào tạo khi mở rộng số lượng sinh viên? Cơ chế thị trường có vai trò gì trong giáo dục ñại học? Các trường ñại học và cao ñẳng có thể làm gì trong việc giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên ñể họ có thể ñóng góp cho sự phát triển của ñất nước Việt Nam? Làm thế nào ñể các tiêu chuẩn ñược tuân thủ trong một hệ thống có tới gần hai triệu sinh viên và 400 trường ñại học và cao ñẳng? Liệu chế ñộ phân cấp có giúp ích gì không? Cái gì sẽ dẫn dắt quá trình chuyển ñổi từ hệ thống giáo dục ñại học do nhà nước kiểm soát sang một hệ thống gồm các trường tự chủ do nhà nước giám sát, như quan ñiểm của Nghị Quyết 14? ðây là những câu hỏi mấu chốt mà mọi cải cách ở tầm hệ thống phải tìm cách trả lời. Việt Nam thường ñược cho là nước có lợi thế của người ñi sau trong các cuộc cải cách kinh tế xã hội của mình nhờ các bài học từ kinh nghiệm quốc tế. Tất nhiên diều này cũng ñúng trong lĩnh vực giáo dục ñại học. Tại nhiều nước, phải mất nhiều thập kỷ cùng những nỗ lực ñồng bộ người ta mới thiết lập ñược một mạng lưới các trường ña dạng ñể có thể vừa trang bị kiến thức cho số ñông và vừa ñào tạo những người xuất chúng. Cải cách giáo dục ñại học là một quá trình lâu dài và những cải cách của Việt Nam cần tiến hành dựa trên cơ sở những bài học ñược ñúc kết trong quá trình cải cách ở các nước khác. Nhiều văn bản chính sách ñã xác ñịnh những yếu tố mà kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng rất quan trọng ñối với việc cải cách hệ thống, ñó là mức ñộ tự chủ cao, hệ thống ñánh giá kiểm ñịnh chất lượng chặt chẽ, cùng với sự tham gia của cộng ñồng và doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này có mục ñích giúp tăng cường những nhận thức ấy thông qua việc ñúc rút kinh nghiệm quốc tế trong những bối cảnh gần gũi với tình huống của Việt Nam. Bộ GD&ðT ñã thực hiện một số bước ñi cụ thể ñể bắt ñầu quá trình ñổi mới. Bộ ñã nâng cao yêu cầu về tính minh bạch, ñặc biệt là qua chính sách Ba Công Khai, và cho phép các trường ñại học Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao Tháng 6 năm 2010 Page 5 / 148 ** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn** có nhiều quyền kiểm soát hơn ñối với các quyết ñịnh liên quan tới tài chính và vận hành. Các hệ thống giáo dục và thể chế thường thay ñổi rất chậm, phải mất một thời gian nữa người ta mới có thể xem xét và ñánh giá tác ñộng của những bước ñi ban ñầu này. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy những nỗ lực ñổi mới nói chung nhiều khi chỉ nhấn mạnh vào những ñợt vận ñộng và hội thảo ngắn ngày dành cho giới quản lý của các trường ñại học chứ không phải là những thay ñổi một cách sâu sắc cơ cấu của các chính sách quản lý và nhân sự, ñiều rất cần thiết cho những thay ñổi thể chế về lâu về dài. Trong khi ñó, có một sự thật ñáng báo ñộng là hệ thống giáo dục ñại học hiện ñang chệch theo một hướng khác, như những gì mà dư luận trong nước ñã phản ánh và ñược xác nhận qua báo cáo ñiều tra năm 2010 về giáo dục ñại học của Quốc hội. Bài nghiên cứu này cho thấy thương mại hóa ñang là một xu thế rất mạnh trong phát triển giáo dục ñại học. Có thể thấy rõ ñiều này qua hình ảnh các lớp học chen chúc học sinh, các chương trình tại chức chủ yếu là ñể tạo nguồn thu và những trường tư hoạt ñộng vì mục tiêu kinh doanh. Xu thế phân cấp cũng có thể thấy rõ với trách nhiệm ñược chuyển giao về cho chính quyền các ñịa phương và các trường ñại học ngay cả khi chưa có các cơ chế giải trình trách nhiệm phù hợp có thể bảo ñảm cho các quyền lợi chung của xã hội. Việt Nam cần một chiến lược có thể thực hiện ñược dựa trên những giả ñịnh có cơ sở, cùng với một lộ trình thực hiện ñể hướng dẫn việc xây dựng những chính sách cụ thể trong những vấn ñề liên quan, từ ñánh giá chất lượng tới vai trò của các trường ñại học ngoài công lập. Tuy nhiên, dù Bộ Giáo dục và ðào tạo soạn thảo ñi, soạn thảo lại nhiều lần văn bản chiến lược phát triển, những người thực hiện bài nghiên cứu này nhận thấy trong nhiều lĩnh vực chủ chốt, có một khoảng cách lớn giữa mục tiêu của Việt Nam với những hành ñộng chính sách cần thiết ñể ñạt ñược các mục tiêu ñó. Dưới ñây là một số kết luận chính của bài nghiên cứu này dành cho các nhà hoạch ñịnh chính sách phát triển giáo dục ñại học ở Việt Nam. Thứ nhất, một hệ thống giáo dục ñại học ñại chúng thực hiện tốt chức năng của mình là một hệ thống có sự phân chia thứ bậc một cách rõ ràng giữa các trường ñại học và các trường cao ñẳng dạy nghề nhằm ñáp ứng nhu cầu ña dạng của sinh viên và của thị trường lao ñộng. Các trường ñại học nghiên cứu nằm ở vị trí trên cùng trong hệ thống phân tầng này, ñáp ứng ñòi hỏi về khoa học và tri thức ñỉnh cao của toàn xã hội. Dưới ñó là một hệ thống gồm các trường cao ñẳng và ñại học hai, ba và bốn năm, ñược phân loại theo mục ñích ñào tạo chứ không phải theo chất lượng, nhằm tạo ñiều kiện tiếp cận giáo dục cho số ñông sinh viên. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy yếu tố then chốt của việc mở rộng tiếp cận giáo dục bậc cao cho số ñông là hướng các sinh viên mới vào các chuyên ngành, thuộc các trường cao ñẳng cộng ñồng và kỹ thuật. Các dạng thức tổ chức khác nhau ñược kết nối thành một hệ thống liên thông và thống nhất, cho phép sinh viên có thành tích học tập tốt có thể chuyển tiếp lên bậc cao hơn. Việc phân tầng giúp làm giảm sự lãng phí và dư thừa khi các trường ñại học ñua nhau mọc lên, ñồng thời giúp giảm áp lực ñối với ngân sách nhà nước. Trong nhiều văn bản chính sách, Việt Nam ñã xác nhận mục tiêu xây dựng mạng lưới phân tầng của hệ thống của các trường ñại học và cao ñẳng khu vực. Nghị quyết 14 ấn ñịnh tới năm 2020 trong tổng số sinh viên mới vào trường 70 – 80% sẽ theo học các chương trình chuyên ngành. Tuy nhiên, ñến nay vẫn chưa có ñược một chính sách hay một cơ cấu tài chính cụ thể nào ñể hiện thực hóa hay giúp tăng cường những thế mạnh ñặc thù của các loại hình tổ chức trường khác nhau. Trái lại, ñộng lực chính ñối với các trường dạy nghề, cao ñẳng và ñại học lại vẫn là tìm cách tăng nguồn thu nhập. Hậu quả là sự nâng cấp ñại trà từ trường dạy nghề lên cao ñẳng và từ Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao Tháng 6 năm 2010 Page 6 / 148 ** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn** trường cao ñẳng lên thành ñại học và hàng loạt kế hoạch xây dựng các trường ñại học mới ở tất cả các tỉnh. Có một thực tế là phần lớn các tỉnh không có ñủ năng lực hay nhu cầu cho trường ñại học riêng của mình nhưng tỉnh nào cũng ñược lợi nếu có một hệ thống năng ñộng gồm các trường cao ñẳng cộng ñồng và các trường dạy nghề, phù hợp tình hình và yêu cầu riêng của ñịa phương mình. Ở Việt Nam ngày nay, số lượng sinh viên ñang gia tăng nhưng hầu hết số tăng lên này là sinh viên theo học các chương trình ñại học không chính quy, chỉ tập trung vào một số ngành kinh tế và kinh doanh và thường có chất lượng thấp hơn các chương trình ñào tạo chính quy. Chúng tôi nhận thấy rằng Trung Quốc và các nước khác trong khu vực ðông Nam Á tập trung nguồn lực và sự chú ý vào một nhóm nhỏ các trường ñỉnh cao trong khi trút trách nhiệm ñối với phần còn lại của hệ thống cho chính quyền cấp ñịa phương và cho thị trường. Việt Nam cũng thể hiện xu hướng tương tự một cách ñáng quan ngại. Việt Nam có kế hoạch vay 500 triệu ñô la Mỹ từ các nguồn cho vay ña phương ñể xây dựng bốn trường ñại học ”kiểu mới” nhằm tới cái ñích là một vị trí trong bảng xếp hạng 200 trường tốt nhất thế giới nào ñó trong vòng 10 năm tới, nhưng chưa có một chương trình hành ñộng chính sách nào cho việc xây dựng một hệ thống các trường ñại học, trường kỹ thuật hay trường dạy nghề cấp vùng với chất lượng tốt. Có vẻ như chiến lược này là phó mặc những trường loại này cho thị trường. Cho dù các trường ñại học nghiên cứu là một thành phần hết sức quan trọng trong các hệ thống giáo dục ñại học, việc tập trung một cách phiến diện cho các trường ñỉnh cao sẽ làm cho ñại ña số sinh viên trong các trường ñại học và cao ñẳng khác bị bỏ rơi, tụt lại trong các chương trình hạng hai, chất lượng thấp. Dẫu không có uy thế quốc tế của các trường ñỉnh cao, các trường ñại học và cao ñẳng khu vực vẫn là cơ hội cho các sinh viên khó khăn và các ñịa phương có hoàn cảnh khó khăn, vẫn là cơ sở ñào tạo phần lớn lực lượng lao ñộng của Việt Nam. Tại những nước mà các trường ñại học bị coi là không nhạy bén với việc ñáp ứng nhu cầu của kinh tế (chẳng hạn như Ai-len, Phần Lan) hay tại những nơi sinh viên tốt nghiệp các trường ñỉnh cao thường ra nước ngoài làm việc (như Ấn ðộ chẳng hạn) thì ñội ngũ lao ñộng có tay nghề lại do chính những trường ñại học loại thường và các trường kỹ thuật ñào tạo. Trong chiến lược cải cách của mình các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt Nam không nên bỏ qua những trường ở bậc thấp hơn trong hệ thống giáo dục. Chủ ñề thứ hai của bài nghiên cứu này là việc chuyển ñổi từ một hệ thống giáo dục ñại học do nhà nước kiểm soát sang một hệ thống do nhà nước giám sát không có nghĩa là giảm nhẹ tầm quan trọng trong vai trò của nhà nước. Nhà nước là nhân vật chủ yếu ñịnh hướng việc hình thành một hệ thống giáo dục ñại học hiện ñại và ñược thiết kế một cách ñúng ñắn. Trong hệ thống này, nhà nước cần tập trung vào một số ít chức năng như quy hoạch và giám sát nhưng hiệu quả phải ñược nâng cao hơn. Một nghiên cứu gần ñây về Trung Quốc của tố chức OECD cho thấy hệ thống giáo dục ñại học Trung Quốc ñang “thiếu quy hoạch ở tầm chiến lược” nhưng” lại “thừa kiểm soát ở tầm vận hành”. Nhận ñịnh này cũng chính xác với tình hình ở Việt Nam. Những quyết ñịnh quan trọng về chuyên môn hay về việc quản lý ñiều hành như ai thuộc diện ñược ñi học, ai ñược dạy, cái gì ñược phép giảng dạy là do nhà nước quyết ñịnh. Trong khi ñó việc thực thi các chức năng quản lý trong yếu của nhà nước, như quy hoạch phát triển mạng lưới phân tầng hợp lý các trường, hay thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu thì lại rất yếu kém. Bài nghiên cứu này cũng ñưa ra lập luận rằng việc phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp thấp hơn cũng không phải là một giải pháp tốt. Ở Việt Nam 63 tỉnh thành là những ñơn vị nhỏ lẻ và chính quyền cấp tỉnh còn hạn chế về kiến thức năng lực chuyên môn. Không thể hy Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao Tháng 6 năm 2010 Page 7 / 148 ** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn** vọng viển vông rằng các Sở Giáo dục và ðào tạo các tỉnh, xưa nay chỉ có nhiệm vụ quản lý hệ thống giáo dục tiểu học và trung học hay coi thi, nay lại có thể gánh thêm trách nhiệm quản lý các trường ñại học. Trường ñại học là những ñơn vị phức hợp, giảng dạy các chuyên môn riêng. Phân cấp quản lý cho các tỉnh không giúp ích gì ñược cho ñà sa sút tiêu chuẩn hiện nay. Một quy hoạch hệ thống và giám sát lành mạnh hơn (cả ở tầm quốc gia và ở cấp vùng) phải gắn với nhiều trường ñược tự chủ hơn nữa. Các tổ chức chuyên ngành có một vai trò quan trọng trong việc hình thành n
Tài liệu liên quan