1. Mở đầu
Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và trẻ em có nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS (trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vỡ lí do liên quan
đến HIV/AIDS; Trẻ em sống cùng bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV/AIDS; Trẻ
em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng [2]. Các em bị
cướp đi những quyền mà lẽ ra các em phải được hưởng, các em không có điều kiện học
tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể với bạn bè cùng
lứa tuổi; bị mất đi cơ hội được tham gia bàn bạc, tiếp thu và quyết định các vấn đề liên
quan đến cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết hoặc đề xuất những mong muốn và những vấn
đề liên quan đến tương lai của chính mình. Các em là những nạn nhân vô tội nhưng lại
đang phải gánh một hậu quả to lớn. Vì vậy, các em nảy sinh nhiều nhu cầu khác nhau cần
được đáp ứng.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu trên 200 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
ở địa bàn 04 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình và Thái Nguyên [1].
Kết quả nghiên cứu về nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được thể
hiện trong nội dung dưới đây.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 81-86
NHU CẦU CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS
Phạm Văn Tư
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích kết quả khảo sát về nhu cầu của
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trên cơ sở đánh giá được nhu cầu, giúp cho
những người làm chính sách, làm công tác can thiệp, trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS có thể đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu, giải quyết
các vấn đề gặp phải, giúp nhóm trẻ này hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc
sống.
Từ khóa: Nhu cầu, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe, dịch
vụ hỗ trợ.
1. Mở đầu
Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và trẻ em có nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS (trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vỡ lí do liên quan
đến HIV/AIDS; Trẻ em sống cùng bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV/AIDS; Trẻ
em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng [2]. Các em bị
cướp đi những quyền mà lẽ ra các em phải được hưởng, các em không có điều kiện học
tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể với bạn bè cùng
lứa tuổi; bị mất đi cơ hội được tham gia bàn bạc, tiếp thu và quyết định các vấn đề liên
quan đến cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết hoặc đề xuất những mong muốn và những vấn
đề liên quan đến tương lai của chính mình. Các em là những nạn nhân vô tội nhưng lại
đang phải gánh một hậu quả to lớn. Vì vậy, các em nảy sinh nhiều nhu cầu khác nhau cần
được đáp ứng.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu trên 200 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
ở địa bàn 04 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình và Thái Nguyên [1].
Kết quả nghiên cứu về nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được thể
hiện trong nội dung dưới đây.
Ngày nhận bài 20/03/2013. Ngày nhận đăng 20/07/2013.
Liên lạc Phạm Văn Tư, e-mail: tupv@hnue.edu.vn
81
Phạm Văn Tư
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm
sóc y tế
Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe và tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế
là một nhu cầu tối quan trọng đối với nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kết quả điều
tra với 200 trẻ của 4 tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên cho thấy 41,5%
trẻ (83 em) có mong muốn được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, còn lại 58,5% trẻ
(117 em) không có mong muốn này. Tỉ lệ trẻ có nhu cầu tại Hà Nội là 7,2 %, tại Quảng
Ninh là 42,2%, tại Thái Bình là 19.3%, tại Thái Nguyên là 31,3%.
Bảng 1. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh
của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các địa phương
Nhìn vào bảng trên cho thấy số lượng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có mong
muốn được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại Quảng Ninh là đông nhất, tiếp theo
sau là Thái Nguyên, Thái Bình và ít nhất là tại Hà Nội. Điều này thể hiện một thực tế là
trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Hà Nội được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế
thường xuyên hơn so với các địa phương khác. Sở dĩ như vậy là bởi Hà Nội là thủ đô, nơi
tập trung nhiều các cơ quan, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phòng chống
HIV/AIDS và bảo vệ trẻ em. Vì vậy, thông tin về các dự án, chương trình về chăm sóc y
tế cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được triển khai sẽ nhanh chóng đến với nhóm trẻ
này. Và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Hà Nội có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc y tế nhiều hơn so với tại các địa phương khác. Đây cũng chính là nguyên nhân
dẫn đến thực trạng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các tỉnh luôn có nhu cầu được tiếp
82
Nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS3
cận các dịch vụ cao hơn so với nhóm ở Hà Nội.
2.2. Nhu cầu được hỗ trợ về mặt tâm lý
Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường gặp phải nhiều vấn đề về tâm lí như bị tổn
thương do sự kì thị, thiếu quan tâm, chia sẻ, yêu thương... của cộng đồng và thậm chí ngay
cả trong chính gia đình. Vì vậy hỗ trợ tâm lí cho trẻ là việc hết sức cần thiết.
Theo điều tra có 38% trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có nhu cầu mong được chia
sẻ, thông cảm, yêu thương, tại các địa bàn: Hà Nội (11,8%), Quảng Ninh (40,8%), Thái
Bình (18,4%), Thái Nguyên (28,9%). Số còn lại không có nhu cầu này là 62,8% với tỉ
lệ tại các tỉnh: Hà Nội (33,1%), Quảng Ninh (15,3%), Thái Bình (29%), Thái Nguyên
(22,6%).
Bảng 2. Số lượng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có mong muốn
được chia sẻ, thông cảm, yêu thương tại các địa phương
Mặc dù trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gặp rất nhiều khó khăn tâm lí nhưng các
em thường chọn cách “âm thầm chịu đựng” nên kết quả điều tra ở bảng trên thể hiện số
lượng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có nhu cầu được hỗ trợ về tâm lí không cao. Chúng
tôi tìm hiểu thì được biết các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường bị kì thị nên rất sợ
phải chia sẻ đau khổ cho người khác. Có sự khác biệt về nhu cầu này tại các địa bàn: tại
Quảng Ninh trẻ có nhu cầu được chia sẻ, hỗ trợ về tâm lí cao nhất trong bốn địa bàn điều
tra và nhu cầu này thấp nhất là nhóm trẻ ở Hà Nội.
2.3. Nhu cầu học tập
Nhu cầu học tập là một trong những nhu cầu rất quan trọng của trẻ em nói chung,
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng. Kết quả khảo sát cho thấy số trẻ bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS mong muốn được đi học bình thường như các bạn khác là 63 em
(chiếm tỉ lệ 31,5%) và không có mong muốn này là 137 em (chiếm tỉ lệ 68,5%). Tỉ lệ trẻ
83
Phạm Văn Tư
mong muốn được đi học tại các địa bàn: Hà Nội là 46%, Quảng Ninh là 3.3%; Thái Bình
là 33.3%; Thái Nguyên là 17.5%. Tỉ lệ trẻ không có mong muốn đi học bình thường tại
các tỉnh trên đều là 25%.
Biểu đồ 1. Tỉ lệ trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
có mong muốn được đi học bình thường
Khác với hai nhu cầu trên, kết quả biểu đồ so sánh tương quan giữa các tỉnh về tỉ lệ
trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS mong muốn được đi học cho thấy nhóm trẻ ở Hà Nội có
tỉ lệ cao nhất, sau đó là Thái Bình, Thái Nguyên và thấp nhất là Quảng Ninh. Tại Hà Nội
là nơi có nhiều trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc hỗ trợ trẻ bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS, số trẻ tập trung tại đây đông hơn so với các nơi khác nên đây cũng
có thể là lí do khiến Hà Nội có số lượng trẻ mong muốn đi học đông hơn hẳn. Thêm vào
đó, sự kì thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là vấn đề khiến nhiều trường học ở
Hà Nội cũng như các tỉnh không dám tiếp nhận các em đến trường.
2.4. Nhu cầu được tham gia và hưởng các dịch vụ vui chơi, giải trí và tiếp
cận thông tin
Vui chơi, giải trí và được tiếp cận thông tin chính là thể hiện cho quyền tham gia của
trẻ em. Tuy nhiên với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thì điều này lại không dễ dàng. Sự
kì thị, xa lánh của cộng đồng khiến các em không được hòa nhập với các bạn cùng trang
lứa, với những người xung quanh môi trường sống của mình. Vấn đề tưởng chừng đơn giản
và là quyền tất yếu của mỗi một trẻ em bình thường khác song lại là một khát khao lớn
đối với nhóm trẻ này. Quá trình khảo sát điều tra 200 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại
các địa bàn nghiên cứu cho thấy có 67 em mong muốn được vui chơi (chiếm tỉ lệ 33,5%),
tại Hà Nội là 20,9%, tại Quảng Ninh là 29,9%, tại Thái Bình là 23,9%, tại Thái Nguyên
là 25% và 133 em không có mong muốn này (chiếm tỉ lệ 66,5%) với tỉ lệ ở mỗi địa bàn
trên đều là 25%.
84
Nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS3
Biểu đồ 2. Nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Biểu đồ 3. Tỉ lệ trẻ có mong muốn được vui chơi, giải trí,
được hưởng các dịch vụ xã hội và tiếp cận thông tin –
So sánh giữa trẻ ở các Trung tâm giáo dục LĐXH và trẻ ở tại nhà
Kết quả so sánh trên các biểu đồ cho thấy nhóm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
sống tại nhà có nhu cầu này cao hơn so với nhóm trẻ sống ở các Trung tâm giáo dục
LĐXH. Trong thực tế hiện nay, khuôn viên vui chơi và tổ chức các hoạt động vui chơi
giải trí lành mạnh cho trẻ em đang còn nhiều thiếu sót và chưa đáp ứng được nhu cầu. Với
những trẻ sống tại nhà thì việc được tham gia vui chơi, giải trí là một vấn đề khó khăn, cả
về cơ sở vật chất hạ tầng chung của xã hội hiện nay là không có không gian chơi cho trẻ,
hơn nữa trẻ còn chịu sự kì thị của cộng đồng và các bạn cùng chơi xung quanh. Đối với
nhóm trẻ sống tại các trung tâm giáo dục LĐXH thì các em đã có một nhóm đồng đẳng để
có thể chơi cùng nhau, thêm vào đó hầu hết các trung tâm này đều có khuôn viên chơi cho
trẻ cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí hay các hoạt động xã hội nói chung
dành cho trẻ tham gia. Chính vì vậy mà tỉ lệ trẻ có nhu cầu này tại các trung tâm ít hơn so
với nhóm trẻ sống tại nhà.
85
Phạm Văn Tư
3. Kết luận
Nhìn chung nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thể hiện rất đa dạng, trên
nhiều khía cạnh khác nhau. Có sự khác nhau về cấp độ nhu cầu giữa các nhóm trẻ ở
các địa bàn nghiên cứu. Việc đánh giá được thực trạng nhu cầu của trẻ bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS là điều kiện rất quan trọng nhằm định hướng cho chúng ta đưa ra được những
giải pháp và hướng can thiệp, hỗ trợ phù hợp cho nhóm trẻ này thỏa mãn nhu cầu, vươn
lên trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề của bản thân để hòa nhập cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Cư, 2010-2011. Báo cáo thực trạng những vấn đề gặp phải của trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đề tài cấp Bộ trọng điểm 2010-2011, Mã số: B2010-17
-270TĐ.
[2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2009. “Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”.
[3] Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), 2009. Công tác xã hội với trẻ em nhiễm và ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS. Trường Đại học Lao động Xã hội và Tổ chức CRS.
ABSTRACT
The needs of children affected by HIV/AIDS
This article presents an analyzation of the survey which sought to discover the needs
of children affected by HIV/AIDS. On the basis of needs assessment, the survey is to
help policy makers and those doing intervention work to best help children affected by
HIV/AIDS by proposing appropriate solutions to meet the needs of this young group and
further community integration, overcoming difficulties in life.
86