Nhu cầu nhân lực trong phát triển kinh tế

Nhu cầu nhân lực là điều kiện tất yếu trong phát triển kinh tếcủa Việt Nam và hội nhập với thếgiới, cũng là điều bất cập tồn đọng mà nếu không vượt qua được và không đầu tư đủthì kinh tếViệt Nam không thểphát triển theo xu hướng và chỉ tiêu đềra.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu nhân lực trong phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhu cầu nhân lực trong phát triển kinh tế - GS Hà Tôn Vinh , Kiều bào Mỹ Nhu cầu nhân lực là điều kiện tất yếu trong phát triển kinh tế của Việt Nam và hội nhập với thế giới, cũng là điều bất cập tồn đọng mà nếu không vượt qua được và không đầu tư đủ thì kinh tế Việt Nam không thể phát triển theo xu hướng và chỉ tiêu đề ra. Yếu tố con người Đó là nhận định của Giáo sư Hà Tôn Vinh, đang tham gia giảng dạy tại Khoa Quản Trị Kinh Doanh thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Ông cũng là Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc Tổ Hợp Giáo Dục Đào Tạo Stellar Management ở Việt Nam. Tốt nghiệp từ Đại Học Georgetown ở Mỹ, từng làm việc trong ngành tài chính hạ tầng cơ sở tại Trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines trước khi về Việt Nam. GS Hà Tôn Vinh : Tới khi mà tôi trở lại làm việc tại Việt Nam thì nhìn chung thấy đất nước bây giờ là đang phát triển, và khi phát triển thì cần nhiều thứ lắm: cần cơ sở, cần con người, cần tài chính, cần quản lý. Tôi nhìn vào tất cả những công ty lớn của Việt Nam, đặc biệt là các công ty của nhà nước, thì các đội ngũ quản lý, những người làm quản lý hay những người làm lãnh đạo đó thường thường là những người đã sống nhiều năm trong nền kinh tế không phải là thị trường nên cái nhìn của họ về thị trường nó khác hơn với những cái nhìn từ bên ngoài nhìn vào. Chính vì thế mà tôi có ý định ngay lúc đó là tham gia, chia sẻ thông tin và chia sẻ những kinh nghiệm của các nước, các ngành trong vấn đề quản lý và sau đó thì tôi được mời dạy một số các chương trình của đại học, nhất là những chương trình MBA của Việt Nam lúc đó mới bắt đầu có. Tôi là một trong những người đầu tiên đưa Đại Học Hawaii ( University of Hawaii ) về Việt Nam để làm chương trình MBA đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm 97-98 việc đầu tiên là sau khi mình nhận thức rằng sự phát triển kinh tế của Việt Nam đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố gọi là con người, và con người đó là con người có chuyên môn, con người có khả năng lãnh đạo, con người có khả năng quản lý, thì tôi mới tham gia giảng dạy một số những chuyên môn, chuyên đề, thí dụ như quản lý dự án, quản lý hợp đồng hay là quản lý rủi ro. Qua những hoạt động đó thì tôi được mời góp ý hay giảng dạy cho một số những tổng công ty hay là những công ty lớn của Việt Nam, giống như Hàng Không Việt Nam, Tổng Công Ty Dệt May ngày xưa, rồi thuỷ sản, rồi điện, rồi một số những công ty trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau đó tôi tham gia một số chương trình của Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Từ đó chúng tôi mới bắt đầu tham gia giảng dạy, rồi tham gia trình bày những vấn đề mới trong kinh tế thế giới, trong thị trường, nhất là những vấn đề về kinh tế thị trường tại Việt Nam. Những năm đó là những năm 97-98, thì những vấn đề đó được các học viên của Việt Nam, tức là những giám đốc hay quản lý các công ty, họ rất là thích, (họ) nói là vấn đề lãnh đạo rồi vấn đề chiến lược phát triển, vấn đề tầm nhìn, rồi vấn đề gọi là quản lý con người, rồi quản lý hệ thống, rồi tất cả những vấn đề về hợp đồng. Sau một thời gian thì có sự hỗ trợ của Đại Học Hawaii. Đại Học Hawaii về Việt Nam lập một chương trình Cao Học Quản Trị Kinh Doanh, tức là MBA, trở thành một chương trình chính quy theo cái nghĩa rất là "formal", một chương trình hoàn toàn của Mỹ, đưa cái giáo dục của Mỹ, đưa cái nhìn của Mỹ, đưa các thầy của Mỹ, đưa sách vở của Mỹ sang Việt Nam dạy, và chương trình đó rất là thành công. Tôi tham gia với tư cách vừa là giảng dạy vừa là người quản lý chương trình đó trong vòng 6 năm tại Hà Nội, và sau đó tại Sài Gòn 2 năm, tức là 8 năm. Sau này chúng tôi và một số các giáo sư Mỹ cũng như giáo sư Việt kiều thành lập một nhóm mang tên là Stellar Management đưa các kinh nghiệm của các nước, các ngành và nhất là của Mỹ vào Việt Nam, và muốn chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm tốt nhất vào trong vấn đề quản lý tại Việt Nam. Cái khó khăn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam là thiếu người, và thiếu người quản lý có kỹ năng cũng như có kinh nghiệm. Trong những năm đó thì những khái niệm hoặc là những kinh nghiệm của nền kinh tế thị trường (thì) họ không có nhiều, và khi mà họ bắt đầu hội nhập, họ bắt dầu làm việc với các tổ chức nước ngoài, với các cơ quan nuớc ngoài, và nhất là những đối tác nước ngoài thì họ cần biết những thông tin đó, cần biết những kinh nghiệm đó. Kinh tế thị trường Thanh Trúc : Sau khi Việt Nam với Mỹ có Hiệp Định Thương Mại, và Việt Nam - Mỹ trở thành đối tác thương mại của nhau thì ông thấy rằng cho tới lúc này, Việt Nam đã thực sự bước vào cái gọi là một nền kinh tế thị trường chưa, bởi vì giới lãnh đạo trong nước vẫn dùng chữ “gọi là ..” GS Hà Tôn Vinh : Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ? Tôi sống ở Việt Nam như vậy cũng khá lâu thì tôi cũng bắt đầu gọi là hiểu rõ ý định của chính phủ. Thứ nhất là chính phủ cũng muốn phát triển kinh tế, đem lại những thành quả kinh tế qua những tập đoàn, qua những tổng công ty của nhà nước, thì chính phủ chỉ đạo những công ty đó làm những chương trình hay là những dự án theo định hướng phục vụ chính sách của chính phủ. Những công ty đó, những tập đoàn đó gặp cái khó khăn là họ phải hội nhập kinh tế để họ có thể trưởng thành, họ có thể gọi là phát triển bền vững, thì họ phải có những cung cách làm việc theo một cái gọi là nền kinh tế thị trường rõ rệt, tức là có cung có cầu, có những vấn đề gọi là hỗ trợ nhân viên, quản lý tốt, rồi vấn đề chi phí - giá cả thì họ phải theo kinh tế thị trường. Mặc dù như thế nhưng mà họ vẫn phải đáp ứng chỉ thị, những nhu cầu hay chính sách của chính phủ. Chính phủ mỗi nước họ có một tầm nhìn khác nhau, họ có một nhu cầu khác nhau, một chính sách khác nhau, thì Việt Nam có thể là phát triển theo một cái hướng đảng lãnh đạo đề ra. Cái đó nhiều khi gây sự khó khăn cho doanh nghiệp là vừa phải là một nền kinh tế thị trường, là một công ty có lợi nhuận, mà họ lại vừa đóng góp hay là vừa theo những chỉ thị hay là định hướng của chính phủ. Tôi lấy một thí dụ như là Tổng Công Ty Điện, bây giờ là Tập Đoàn Điện. Thanh Trúc : Thưa GS Hà Tôn Vinh, theo ông, nhu cầu về nguồn nhân lực ở Việt Nam có đủ để đáp ứng đà phát triển của nền kinh tế và phát triển trong xã hội hiện bây giờ không, hay là vẫn còn thiếu ? GS Hà Tôn Vinh : Chúng ta nói đến 3 cái, thứ nhất là nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp hay là các công ty thì hiện nay phát triển là chúng ta phải cạnh tranh thì con người gọi là quản lý cũng như là những người thợ hay là những người thầy đều phải được đào tạo thêm hay là phải đào tạo lại. Nhiều đại học Việt Nam đào tạo con người nhưng không phù hợp với ngành nghề họ làm, hay là có phù hợp đi nữa thì cũng không đủ sự cạnh tranh của thị trường, và nhất là bây giờ không đủ cho nhu cầu của thị trường. Điều thứ hai là tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam phải theo kịp đà phát triển của thế giới, nhất là trong góc độ đang hội nhập hay là toàn cầu hoá. Nhu cầu toàn cầu hóa đòi hỏi một loại người khác, một tầng lớp nhân lực khác thì chúng ta phải đào tạo thêm hay là chúng ta phải đào tạo lại. Điều thứ ba là chúng ta phải đào tạo cho cái gọi là tương lai nữa, mà tương lai sống trong một nền kinh tế mới, một nền kinh tế dựa vào trí thức, dựa vào trí tuệ, dựa vào những phát minh, phát kiến mới, lấy công nghệ thông tin, lấy tất cả những máy móc để làm nền tảng cho sự phát triển thì con người mới phải phù hợp. Và như vậy chúng ta có 3 vấn đề, thứ nhất là chưa đào tạo kỹ, chưa đào tạo đủ cho nhu cầu của doanh nghiệp và của nhà nước hiện tại. Điểm thứ hai là chưa đào tạo nhân lực và con người từ thợ đến thầy, chưa đào tạo đúng nhu cầu của thị trường, chưa đủ cho nhu cầu thị trường. Thứ ba là chưa đào tạo cho tương lai. Đó là ba cái bế tắc của sự phát triển kinh tế là ở chỗ đó. Thanh Trúc : Theo ý ông thì tập đoàn kinh doanh, những doanh nghiệp, hay là những thành phần trẻ muốn vươn lên trong nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam có ý thức được điều đó hay không ? GS Hà Tôn Vinh : Nếu mà họ không ý thức thì chắc họ sẽ không tồn tại, nhưng mà muốn có một nguồn nhân lực phù hợp, đủ và có thể cạnh tranh được thì phải tái đào tạo, đào tạo cho một lớp tương lai nữa. Vấn đề nhu cầu của con người rất là lớn, không thể nào giống như ngày xưa là có rất nhiều người, quá nhiều người trong một doanh nghiệp, hay là quá nhiều người trong một cái xưởng mà không có sản xuất. Bây giờ thì có ít người hơn làm công việc sản xuất thì cái đó dưới góc độ nhân lực rất là cần thiết. Chính vì thế mà các doanh nghiệp bây giờ họ nhìn vấn đề rất là thiết thân đối với họ tại vì không có cái đó thì họ không thể nào tồn tại được, không thể nào cạnh tranh được. Nhìn thấy là một chuyện, làm được không, có đáp ứng được không là một chuyện khác, là vì doanh nghiệp chỉ làm việc thôi, họ không phải là những tổ chức đào tạo, họ cần các đại học đào tạo, họ cần các tổ chức đào tạo cho họ. Nhưng hiện thời các tổ chức đào tạo hay là các đại học, họ không đào tạo kịp hay là có đào tạo thì cũng không đáp ứng được nhu cầu. Chỉ tiêu đào tạo Thanh Trúc : Chỉ tiêu của chính phủ Việt Nam là từ giờ cho đến năm 2015 là phải đào tạo thật nhiều tiến sĩ và thạc sĩ. Theo ý của ông, đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ có phải là đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho đất nước? GS Hà Tôn Vinh : Trong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam không thể nói là chỉ đào tạo tiến sĩ hay là đào tạo thạc sĩ mà thôi, chúng ta còn phải đào tạo từ thợ đến thầy. Có thể là tiến sĩ rất cần cho vấn đề nghiên cứu, giảng dạy, nhưng mà đào tạo tiến sĩ thì thừa với nhu cầu về vấn đề gọi là làm chuyên môn. Theo tôi nghĩ là chúng ta phải đẩy mạnh vấn đề đào tạo tầng lớp gọi là cao đẳng hay là đào tạo nghề là một, thứ hai là đào tạo tầng lớp gọi là cao học. Đào tạo một người tiến sĩ thì rất là đắt và nhất là đưa một người đi học tiến sĩ ở nước ngoài rất là đắt, và chúng ta có thể dành số tiền đó để đào tạo nhiều thạc sĩ thì có thể là tốt hơn. Và theo tôi nghĩ ở Việt Nam chưa cần quá nhiều tiến sĩ mà cần nhiều thạc sĩ, cần nhiều người ở tầng lớp gọi là cấp cao đẳng thì tốt hơn. Thanh Trúc : Để có thể khai thông những bế tắc, những khó khăn trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang phát triển, theo ý ông, điều cần thiết nhất và thực tiễn nhất là thế nào, thưa Giáo Sư? GS Hà Tôn Vinh : Đào tạo con người không phải là một công việc một sớm một chiều, không thể nào nói cần nhân lực là chúng ta đào tạo được ngay vì đào tạo rất mất thời gian, nhất là đào tạo con người quản lý, lãnh đạo và chuyên môn. Doanh nghiệp cũng như chính phủ cần phải biết rằng đào tạo con người rất là cấp thiết, rất là cần, và cũng rất là mất thời gian, thì chúng ta phải bắt đầu ngay. Doanh nghiệp cũng phải có những chương trình, ngay cả cấp lãnh đạo cũng phải học lại. Nhà nước cũng bắt đầu cho đào tạo hay tái đào tạo hay là nâng cấp lên, thì chính phủ cũng có làm, nhưng mà cái đang làm hay đã làm thì không đủ cho nhu cầu của thị trường. Trong những chương trình tôi giảng dạy ở khắp nơi tại Việt Nam, tôi thấy tầng lớp quản lý họ thích đi học, họ muốn đi học, họ muốn nâng cao trình độ hiểu biết và chuyên môn của họ, nhưng khi về làm việc với tầng lớp lãnh đạo cũ, được đào tạo rất là bài bản trong nền kinh tế tập trung, không được đào tạo bài bản trong kinh tế thị truờng, thành ra có sự lệch pha, có sự gọi là không hoà hợp được, giống như chị nói là không khai thông được. Trên tầng lớp lãnh đạo có những hiểu biết khác về kinh tế, nhất là về kinh tế thị trường hay là quản lý, ở dưới lại là một tầng lớp khác thì họ được đi học, họ được nghe, họ được cung cấp những khái niệm mới về quản lý, thì hai cái đó luôn luôn có sự gọi là đụng chạm hay là có sự gọi là cạnh tranh với nhau. Chính cái đó là cái khó khăn. Thứ ba nữa là bây giờ đào tạo mà không chịu đầu tư, nhất là đầu tư tài chính thì làm sao mà chúng ta có thể gọi là có chất lượng được. Xin lỗi, không thể nào gọi là ăn được một bữa ngon mà không đầu tư vào vấn đề nấu, phải chịu khó nấu. Tôi thấy là ba cái đó là ba cái phải được khai thông, phải chấp nhận tư duy mới, phải chấp nhận sự thực mới là bây giờ không đào tạo thì không thể nào phát triển được, không thể nào cạnh tranh được, không thể nào vươn lên được. Mà đào tạo rất là mất thời giờ, rất là tốn kém Phải hy sinh đầu tư thì mới được. Sang đến cái chuyện lãnh đạo cũng phải được đào tạo lại. Đề nghị với lãnh đạo các công ty là chính họ phải tiên phong trong vấn đề được đào tạo lại, đi học lại. Tôi thấy một số tập đoàn bây giờ là các chủ tịch hội đồng quản trị thì họ cũng cắp sách đến lớp học, cũng tham dự những lớp học, và từ đó họ làm gương cho cấp dưới. Tôi nghĩ những công ty đó là những công ty tạm thời có sự gọi là vươn lên, có tầm nhìn mới. Còn đa số các công ty khác thì lãnh đạo thường là gửi người dưới như là người quản lý đi học rồi là về thì gặp khó khăn vì có sự lệch pha giữa lãnh đạo và người quản lý.