Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật
oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác
định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L. Chỉ
tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải.
BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm
càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các
chất hữu cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào
tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy các
chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn
hóa các số liệu người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng
BOD5(BOD trong 5 ngày ở 20oC). Mức độ oxy hóa các
chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá
trình oxy hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó
giảm dần.
5 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu oxy sinh hoá(BOD) và nhu cầu oxy hoá học (COD) của nước thải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHU CẦU OXY SINH
HOÁ(BOD) VÀ NHU CẦU
OXY HOÁ HỌC (COD)
CỦA NƯỚC THẢI
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật
oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác
định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L. Chỉ
tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải.
BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm
càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các
chất hữu cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào
tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy các
chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn
hóa các số liệu người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng
BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20oC). Mức độ oxy hóa các
chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá
trình oxy hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó
giảm dần.
Ví dụ: đối với nước thải sinh hoạt và nước thải của một số
ngành công nghiệp có thành phần gần giống với nước thải
sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ
trong vài ngày đầu chiếm 21%, qua 5 ngày đêm chiếm 87%
và qua 20 ngày đêm chiếm 99%. Để kiểm tra khả năng làm
việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường
dùng chỉ tiêu BOD5. Khi biết BOD5 có thể tính gần đúng
BOD20 bằng cách chia cho hệ số biến đổi 0,68.
BOD20 = BOD5 : 0,68
Hoặc tính BOD cuối cùng khi biết BOD ở một thời điểm
nào đó người ta có thể dùng công thức:
BODt = Lo (1 - e-kt)
hay BODt = Lo (1 - 10-Kt)
trong đó
BODt: BOD tại thời điểm t (3 ngày, 5 ngày...)
Lo: BOD cuối cùng
k: tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số e
K: tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số 10, k = 2,303(K)
Giá trị K và k tiêu biểu cho một số loại nước thải
Loại nước thải K (20oC) (day-1) k (20oC) (day-1)
Nước thải thô 0,15 ¸ 0,30 0,35 ¸ 0,70
Nước thải đã được xử lý
tốt
0,05 ¸ 0,10 0,12 ¸ 0,23
Nước sông bị ô nhiễm 0,05 ¸ 0,10 0,12 ¸ 0,23
Để tính giá trị k ở nhiệt độ T ta có công thức
Giải:
Xác định BOD cuối cùng
BODt = Lo (1 - e-kt)
200 mg/L = Lo (1 - e-0,23 5)
Lo = 293 mg/L
Xác định BOD ngày thứ nhất
BODt = Lo (1 - e-kt)
BODt = 60 mg/L
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand, COD)
Chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các
chất hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu
cơ không bị oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng
chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế
bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ
lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong
nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học.
Để xác định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium
dichromate (K2Cr2O7) để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu
cơ, sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng và công
thức để xác định hàm lượng COD.
Khi thiết kế các công trình xử lý nước thải công nghiệp
hoặc hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần thiết
phải xác định BOD và COD.