Bài học về phát triển: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

"Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng. làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe dọa sự phát triển của các thế hệ tương lai" -đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình môi trường ở nước ta. Theo Thủ tướng, đây là những thách thức to lớn trên con đường phát triển. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng, sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực ở từng địa phương, đơn vị.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học về phát triển: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài học về phát triển: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường "Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, nguy cơ nước biển dâng... làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe dọa sự phát triển của các thế hệ tương lai" - đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình môi trường ở nước ta. Theo Thủ tướng, đây là những thách thức to lớn trên con đường phát triển. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng, sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh là nội dung có tác động mạnh nhất đến phát triển bền vững phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực ở từng địa phương, đơn vị. Nguy cơ đã được nhận thức, các biện pháp lớn để hạn chế nguy cơ đã được xác định và triển khai, Luật về Bảo vệ môi trường, điểm tựa pháp lý cho mọi hoạt động cũng đã được ban hành nhưng môi trường vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, vì sao? Dân mình ngày nay đều biết mưa bão, hạn hán, thời tiết nóng lạnh thất thường, nước biển dâng... là do tác động của biến đổi khí hậu. Không chỉ vậy nhiều người còn hiểu rõ chính con người với những hành vi vô ý thức đã góp phần đẩy nhanh sự biến đổi này. Chẳng hạn như nước biển dâng là do băng tan, băng tan là do lượng khí CO2 do sản xuất công nghiệp thải vào bầu khí quyển mỗi năm một nhiều làm trái đất nóng lên. Biết vậy, nhưng các Hội nghị quốc tế bàn về lộ trình và mức độ cắt giảm khí thải công nghiệp họp nhiều mà vẫn không kết quả vì bị chi phối bởi lợi ích quốc gia thiển cận. Bây giờ, một học sinh tiểu học cũng biết lụt lội là do rừng đầu nguồn bị chặt phá, nước sông đen kịt, cá chết nổi lềnh bềnh là do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ vào gây ô nhiễm. Ở thành phố, ra đường là cần phải đeo khẩu trang để ngăn bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông lọt vào phổi gây bệnh... Do vậy, nguyên nhân dẫn đến sự tiếp tục suy thoái của môi trường không phải là sự thiếu hiểu biết mà do con người thiếu ý thức trách nhiệm cá nhân đối với xã hội và cộng đồng trong thái độ ứng xử với môi trường. Ai cũng muốn thành phố xanh - sạch - đẹp, muốn hít thở bầu không khí trong lành nhưng không ít người vẫn tùy tiện vứt rác, đổ nước thải ra đường, vẫn ngang nhiên thoải mái hút thuốc lá nơi công cộng mặc cho người xung quanh phải hít khói. Một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, một con thú quý có tên trong sách Đỏ vẫn yên bình sống trong rừng sâu khi con người chưa biết đến, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi báo chí đưa tin thì cây bị cưa đổ, thú bị bắn chết, chính quyền địa phương bó tay. Các doanh nghiệp thì vì lợi ích cục bộ cố tình lẩn tránh trách nhiệm, xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải là để đối phó chứ không phải vì mục đích bảo vệ môi trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước khi xét duyệt một công trình đầu tư thì chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà coi nhẹ lợi ích môi trường, còn các cơ quan pháp luật thì chậm chạp và nhẹ tay trong xử lý vi phạm. Vụ Vedan kéo dài hàng năm trời, thiệt hại mà nó gây ra ai cũng thấy rõ nhưng rất lúng túng trong xử lý, dân thì muốn kiện đòi bồi thường, chính quyền thì muốn thương lượng, còn doanh nghiệp thì cò cưa mức độ bồi thường, trong khi đó ở Trung Quốc mới đây cũng xảy ra một vụ giống như Vedan thì chỉ mấy ngày sau khi phát hiện Giám đốc và phó Giám đốc doanh nghiệp đã bị bắt... Tăng trưởng kinh tế cao mà vẫn đảm bảo được môi trường là yêu cầu và cũng là tiêu chí của phát triển bền vững. Vì môi trường có tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân nên bảo vệ môi trường phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nên cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường bởi chính người dân sẽ là chủ thể trong phong trào thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển "năng lượng sạch", "sản xuất sạch" và "tiêu dùng sạch". Để làm tốt điều này cần phải có cơ chế thích hợp tạo điều kiện để người dân tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ môi trường kể cả việc kiểm tra và giám sát. Nhà nước cũng cần đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hoàn thiện hệ thống luật pháp, xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa và xử lý vi phạm. Làm được những việc này một cách có hiệu quả thì tin rằng trong tương lai không xa môi trường sống của con người không chỉ được bảo vệ mà từng bước được khôi phục sự trong lành vốn có của nó.
Tài liệu liên quan