Nhu cầu, thực trạng và giải pháp phục dựng hiện vật ở Việt Nam

Tóm tắt Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), kết hợp với những kinh nghiệm từ các bảo tàng khác, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác phục dựng, tu sửa hiện vật ở Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu, thực trạng và giải pháp phục dựng hiện vật ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 29 (Tháng 9 - 2019) 95 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ NHU CẦU, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC DỰNG HIỆN VẬT Ở VIỆT NAM BÙI HỮU TIẾN ĐOÀN VĂN LUÂN Tóm tắt Phục dựng, tu sửa hiện vật là vấn đề “nóng” của các bảo tàng, sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Việc phục dựng các hiện vật theo đúng phương pháp là rất cần thiết, vừa để tăng độ bền chắc, kéo dài tuổi thọ của hiện vật, vừa làm hiện vật đẹp hơn. Tuy nhiên, việc phục dựng, tu sửa hiện vật tuân thủ quy trình khoa học, đảm bảo các yêu cầu mỹ thuật, kỹ thuật thực sự là một bài toán nan giải đòi hỏi sự đồng bộ trong bộ tam “Triết lý - Kỹ thuật - Nhân lực”, vấn đề hiện đang rất thiếu ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), kết hợp với những kinh nghiệm từ các bảo tàng khác, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác phục dựng, tu sửa hiện vật ở Việt Nam. Từ khóa: Phục dựng, tu sửa, hiện vật bảo tàng, nhu cầu, thực trạng, giải pháp Abstract Restoration and remodeling of objects is a “hot” issue of private museums and collections in Vietnam. The restoration of artifacts in the right way is essential, both to increase durability, to extend the life of artifacts, and to make the artifacts more beautiful. However, the restoration and remodeling of artifacts complying with scientific procedures, ensuring the visiual and technical requirements is really a difficult matter that requires a unity in the “Philosophy - Technique- Human resources” trinity, which is inadequate in Vietnam. The paper deals with the needs and the real situation of artifact restoration work, as well as the training and retraining of artifact workers in Vietnam. From the experimental model of restoring artifacts and training cadres in this field at the Museum of Anthropology (Hanoi University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University), combined with experiences from other museums, the research team proposes a number of solutions to remove difficulties in the work of restoring and remodeling artifacts in Vietnam. Keywords: Restoration, remodeling, museum artifacts, need, actual situation, solutions 1. Phục dựng hiện vật ở Việt Nam: Nhu cầu bức thiết về bảo tồn di sản Hiện vật trong các bảo tàng bao gồm hiện vật làm từ chất liệu vô cơ như đồ kim loại, đồ đá, thủy tinh hoặc hợp chất hữu cơ như đồ giấy, đồ tre gỗ, đồ xương Nhiều hiện vật đang lưu giữ tại các bảo tàng, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ở trong tình trạng không nguyên vẹn và có nguy cơ cao bị hỏng, bị phá hủy. Một số nguyên nhân khách quan: 1) Hiện vật trước khi sưu tầm, đưa về bảo tàng tồn tại trong các điều kiện, môi trường tự nhiên, không bảo quản (trong lòng đất, trong hang động, dưới lòng sông), bị tác động của nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, sức nén, côn trùng, khiến hiện vật bị hư hại. 2) Con người làm vỡ trong quá trình sử dụng, cố tình đập vỡ hay còn gọi là “giết chết Số 29 (Tháng 9 - 2019)96 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA hiện vật”. Hiện tượng “giết chết hiện vật” thường gặp trong các nghi lễ, đặc biệt trong táng thức. Các nhà khảo cổ học Việt Nam khi khai quật các khu mộ táng như mộ táng trong văn hóa Sa Huỳnh, mộ táng trong văn hóa Đông Sơn đã thấy nhiều đồ gốm, đồ đồng, đồ đá bị đập vỡ trước khi chôn theo người chết. Hiện nay, nhiều tộc người ở Việt Nam (điển hình là các tộc người ở Tây Nguyên) và trên thế giới khi “chia của” cho người chết cũng thường đập vỡ hiện vật. 3) Hiện vật trong các bảo tàng gặp phải các sự cố/“tai nạn” không may do khách quan như thiên tai (động đất, bão lũ), khủng bố. 4) Do quá trình lão hoá tự nhiên của các hiện vật. Một số nguyên nhân chủ quan: 1) Chế độ bảo quản hiện vật trong các bảo tàng không đảm bảo dẫn tới tình trạng hiện vật bị hư hại. Chẳng hạn như, giá kệ bị hỏng chưa kịp thay thế dẫn đến bị đổ làm vỡ hiện vật; hiện vật hữu cơ bị nấm mốc, động vật, côn trùng cắn, phá làm hỏng hiện vật. 2) Bị gãy, vỡ trong quá trình vận chuyển hiện vật để kiểm kê, trưng bày, bảo quản Hiện tượng này ít xảy ra và thường được hiểu như những “tai nạn nghề nghiệp”. Tình trạng hiện vật ở bảo tàng: Số lượng hiện vật bị hư hại, có giá trị trưng bày, cần phục dựng, tu sửa ở bảo tàng khá lớn, chẳng hạn như sưu tập đồ gốm (còn phom dáng, đủ điều kiện để phục dựng một hiện vật hoàn chỉnh) ở Bảo tàng Nhân học có khoảng 80% trong tổng số cần phục dựng, hay như ở tại Bảo tàng Sa Huỳnh ở Hội An cũng có khoảng 70% đồ gốm bị vỡ (còn dáng), cần phục dựng. Số lượng hiện vật lưu trữ trong nhân dân, trong các sưu tập tư nhân cần phục dựng còn lớn hơn rất nhiều. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho công tác phục dựng, tu sửa hiện vật. 2. Thực trạng phục dựng hiện vật ở Việt Nam 2.1. Công tác phục dựng hiện vật Số lượng hiện vật bị hư hại ở các bảo tàng, sưu tập tư nhân được phục dựng, tu sửa còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, hoặc do thiếu chuyên gia. Một số bảo tàng được quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí nên đã “hồi sinh” được nhiều hiện vật có giá trị. Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, nhiều sưu tập hiện vật (gốm, sắt, đồng), sau khi được khai quật từ các di tích khảo cổ học thuộc giai đoạn Tiền, Sơ sử, đã được các cán bộ của bảo tàng phục dựng thành công, điển hình như: Bưng Thơm (Bà Rịa, Vũng Tàu) năm 1997, Gò Ô Chùa (Long An) năm 1997, Bình Châu II (Quảng Ngãi) năm 2002, Rạch Nũi (Long An) năm 2002, Xóm Rền (Phú Thọ) năm 2004, Động Cườm (Bình Định) năm 2003, Cồn Dài (Thừa Thiên Huế) năm 2006, Phú Trường (Bình Thuận) năm 2008, Bãi Cọi (Hà Tĩnh) năm 2008 - 2010, Hòa Diêm (Khánh Hòa) năm 2010 [8]. Ngoài ra, đồ đồng thuộc các giai đoạn văn hóa Đông Sơn, đồ gốm men, đồ sành, đồ gỗ thuộc các giai đoạn lịch sử cũng được các chuyên gia, nghệ nhân trong và ngoài nước nghiên cứu phục dựng, trong đó phải kể đến việc hồi sinh hết sức ngoạn mục cây đèn voi lớn nhất, độc đáo nhất của văn hóa Đông Sơn; hay 4 chiếc mũ hoàng cung thuộc vương triều Nguyễn bị hư hại nặng đến biến dạng (không thể nhận rõ hình hài với hàng ngàn chi tiết không rõ chức năng, vị trí) của đội ngũ các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, thợ kim hoàn Việt Nam [4]; hay như việc bảo quản, phục hồi 4 cánh cửa gỗ độc bản, được chế tác tinh xảo, vô cùng giá trị, có nguồn gốc sưu tầm từ chùa Phổ Minh (Nam Định) của các chuyên gia đến từ Nhật Bản với sự tài trợ của quỹ Sumitumo. Đây là những hiện vật gắn liền với thời đại hoàng kim của nhà Trần và lịch sử Phật giáo Việt Nam. Cần phải nhấn mạnh rằng, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, việc sưu tầm hiện vật thông qua khai quật các di tích khảo cổ, hay từ trao đổi mậu dịch (mua từ các sưu tập tư nhân), hoặc tiếp nhận từ hải quan, thường gắn liền song hành với công tác phục dựng, bảo quản. Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một số sưu tập tranh quý bị hư hại cũng đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế phục hồi. Tại Bảo tàng Nhân học (Hà Nội), Bảo tàng Sa Huỳnh (Hội An), Bảo tàng Hùng Vương (Phú Thọ), Bảo tàng Quảng Nam,... các hiện vật gốm thuộc giai đoạn Tiền, Sơ sử bị vỡ cũng đã Số 29 (Tháng 9 - 2019) 97 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ từng bước được phục dựng. Tuy nhiên, các bảo tàng này còn rất nhiều hiện vật bị hư hại, chưa được phục dựng, tu sửa. Hiện nay, nước ta đang thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực phục dựng, tu sửa hiện vật. Rất ít bảo tàng có cán bộ phục dựng, tu sửa hiện vật, số cán bộ được đào tạo phương pháp bài bản (cán bộ được đào tạo ở nước ngoài, được các chuyên gia, nghệ nhân truyền dạy) lại càng ít. Chẳng hạn như ở Bảo tàng Mỹ thuật có đội ngũ cán bộ tu sửa đồ giấy khá tốt. Những cán bộ này được các chuyên gia đào tạo, các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm truyền dạy. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Nhân học, Viện Khảo cổ học cũng mới chỉ có một số ít cán bộ làm kiêm nhiệm công tác phục dựng, tu sửa hiện vật. Những cán bộ này đa số là những cán bộ nghiên cứu khảo cổ, do nhu cầu công tác chỉnh lý hiện vật sau khai quật và yêu cầu trưng bày của bảo tàng, đã tìm tòi, thử nghiệm các phương pháp tu sửa các loại đồ gốm. Hiện nay, một số ít cán bộ đã có thể phục dựng, tu sửa khá tốt các hiện vật gốm. Tuy nhiên, đây không phải là những người được đào tạo bài bản, trường quy, khoa học. Việt Nam có rất ít các trung tâm chuyên phục dựng hiện vật. Tới nay, mới chỉ có 1 trung tâm bảo quản, tu sửa mỹ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (trung tâm thành lập năm 2006, chuyên bảo quản, tu sửa, phục chế các tác phẩm mỹ thuật). Việc phục dựng, tu sửa hiện vật hiện nay đa số do nghệ nhân (các làng nghề) hoặc do các họa sĩ, nhà khảo cổ (kiêm nhiệm) - những “thợ bán chuyên nghiệp” đảm nhận và thực hiện bằng các phương pháp thủ công và theo kinh nghiệm. Do nhu cầu phục dựng, tu sửa hiện vật ngày càng lớn, ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thanh Hoá, Nam Định,... một số người đã mở cửa hàng, xưởng nhằm tình kiếm cơ hội “kinh doanh” trong lĩnh vực này. Phổ biến là phục dựng, tu sửa đồ gốm, đồ đồng, đồ gỗ. Điều đặc biệt là đội ngũ “thợ” phục dựng, tu sửa hiện vật (thợ “tự phát”) ở các cơ sở kinh doanh này trình độ tay nghề rất khác nhau, trong đó có nhiều người trẻ không có kinh nghiệm. Các phương pháp thực hiện ở các cửa hàng này chưa được kiểm định, đánh giá về mặt khoa học. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro đáng tiếc cho hiện vật. Nhìn chung, việc phục dựng, tu sửa hiện vật cũng chưa được thực hiện bài bản theo một quy trình khoa học. Hiện nay, nhiều bảo tàng Việt Nam chưa có phiếu khoa học về phục dựng, tu sửa hiện vật. Tham khảo phiếu khoa học hiện vật phục dựng chuẩn theo mẫu quốc tế ở Đại học Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia), chúng tôi thấy trong phiếu này trình bày rất chi tiết về lý lịch hiện vật, phương pháp tu sửa hiện vật, quy trình thực hiện tu sửa, vật liệu sử dụng, người tu sửa, thời gian... Những phiếu khoa học này sẽ giúp ích rất nhiều cho người làm công tác phục dựng, tu sửa hiện vật để họ có thể theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, cải tiến các phương pháp phục dựng, tu sửa hiện vật, đặc biệt khi thử nghiệm áp dụng các phương pháp khoa học mới. Đối với hiện vật bảo tàng, phiếu khoa học phục dựng, tu sửa hiện vật sẽ giúp bổ sung để hoàn thiện hồ sơ về hiện vật. Việc phục dựng, tu sửa hiện vật trong nhiều trường hợp chưa đảm bảo nguyên tắc. Điều này diễn ra phổ biến ở các xưởng, cửa hàng kinh doanh trong lĩnh vực phục dựng, tu sửa hiện vật. Do mục đích lợi nhuận, nhiều hiện vật được phục dựng, tu sửa theo kiểu chắp nối “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Kiểu phục dựng này thường gặp ở đồ đồng, đồ gốm... Một hiện tượng khác cũng rất điển hình cho việc tu sửa không tuân thủ nguyên tắc là chất liệu dùng phục dựng thường được bôi tràn lên bề mặt ngoài của hiện vật. Quan sát nhiều đồ gốm men, đồ đồng được phục dựng ở các cửa hàng, xưởng kinh doanh, chúng tôi thấy hiện tượng này khá phổ biến. Việc phục dựng, tu sửa hiện vật ở Việt Nam hiện nay bộc lộ rõ nhiều hạn chế về cả số lượng, trình độ, nhận thức của đội ngũ tu sửa hiện vật. Trong nhiều trường hợp, việc tu sửa chưa đảm bảo nguyên tắc, chưa tuân theo quy trình khoa học cần thiết, chưa có sự kết hợp giữa tu sửa hiện vật và nghiên cứu tu sửa hiện vật. Vật liệu (hoá chất, keo...) và công cụ chuyên dụng cho Số 29 (Tháng 9 - 2019)98 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA việc tu sửa hiện vật còn thiếu. Những hạn chế về công tác phục dựng, tu sửa hiện vật có nguyên nhân trực tiếp do công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các bảo tàng, các trường đại học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. 2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật Các trường đại học như Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Huế,... chưa có chương trình đào tạo phục dựng, tu sửa hiện vật. Ở một số bảo tàng, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng, tu sửa hiện vật đa số dưới hình thức mời các chuyên gia nước ngoài hay mời các nghệ nhân truyền dạy phương pháp, kinh nghiệm. Cho tới nay, mới chỉ có một số ít bảo tàng thực hiện được việc mời nghệ nhân truyền dạy. Một trong số ít các bảo tàng đã thực hiện thành công mô hình này là Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Do nhu cầu cấp thiết trong việc tu sửa hiện vật, một số cán bộ nghiên cứu ở các bảo tàng, viện nghiên cứu như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Nhân học, Viện Khảo cổ học đã tự mày mò, học hỏi, nghiên cứu các phương pháp để phục dựng đồ gốm. Một số kinh nghiệm, quy trình, phương pháp về phục dựng đồ gốm, đồ sắt bước đầu đã được đúc rút, tổng kết và công bố [1;7;8]. Ở các cơ quan này, việc đào tạo cán bộ về phục dựng, tu sửa hiện vật vẫn chủ yếu qua phương pháp truyền dạy. Trong quá trình Bảo tàng Nhân học thực hiện dự án phục dựng sưu tập đồ gốm thuộc giai đoạn Tiền, Sơ sử đã tổ chức thành công khóa học phương pháp phục dựng, tu sửa hiện vật gốm cho các cán bộ của bảo tàng, sinh viên Bộ môn Khảo cổ học của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và sinh viên Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Ảnh 1). Cán bộ của Bảo tàng Nhân học, trong dự án phục dựng sưu tập đồ gốm Sa Huỳnh, cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và truyền dạy cho 2 cán bộ của Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An (Ảnh 2). Đã có 75 hiện vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh, có niên đại khoảng 2.500 năm - 2.000 năm cách ngày nay, đa số là đồ tùy táng, thuộc nhiều loại hình khác nhau như chum, nồi, bình, vò, bát, đèn, đã được vệ sinh, gắn chắp, gia cố chỗ rạn nứt, phục dựng phom dáng, phục chế những phần thiếu khuyết bằng keo epoxy 2 thành phần kết hợp với một số vật liệu thích hợp (bột đá, bột màu,), tạo hình hoa văn trang trí đảm bảo tính nguyên gốc, khoa học và thẩm mỹ. Dưới sự hướng dẫn, truyền dạy của chuyên gia từ Bảo tàng Nhân học, các cán bộ của Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh đã nắm bắt được phương pháp, quy trình phục dựng, và thực hành thuần thục các kỹ thuật phục dựng. Khó khăn hiện nay là các tài liệu về phục dựng, tu sửa hiện vật ở Việt Nam còn rất thiếu. Một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước ngoài được dịch sang tiếng việt như Cơ sở Bảo tàng của Timothy Ambrose, Crispin Paine (2000), Cẩm nang Bảo Tàng của Gary Edson - David Dean (2001), Sổ tay kỹ thuật bảo quản phòng ngừa cho trưng bày bảo tàng của Toby Raphael Ảnh 2. Truyền dạy phục dựng hiện vật tại Bảo tàng Sa Huỳnh ở Hội An (Nguồn: Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh) Ảnh 1. Truyền dạy phục dựng hiện vật tại Bảo tàng Nhân học (Nguồn: Bảo tàng nhân học) Số 29 (Tháng 9 - 2019) 99 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ và Nancy Davis (2004), Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc (2008),... không đề cập, hoặc đề cập rất ít về công tác phục dựng, tu sửa hiện vật. Việc thiếu sách tham khảo gây nhiều khó khăn cho cán bộ đối với việc nâng cao trình độ, cập nhật và áp dụng các phương pháp mới trong công tác tu sửa hiện vật. Bên cạnh đó, chưa có sự liên kết giữa bảo tàng và các trường đại học trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng, tu sửa hiện vật. Hiện nay, một số bảo tàng có các chuyên gia về lĩnh vực này, mặt khác ở các bảo tàng có điều kiện để thực hành (hiện vật, hoá chất, phòng làm việc...). Trong điều kiện các trường đại học thiếu cán bộ, đây sẽ là lực lượng có thể bổ sung, hỗ trợ các trường đại học trong công tác đào tạo, giảng dạy về lĩnh vực phục dựng, tu sửa hiện vật. 3. Những đề xuất về công tác phục dựng hiện vật - Phục dựng hiện vật nếu xét dưới khía cạnh khoa học thì là một lĩnh vực nghiên cứu (nhà nghiên cứu, nhà khoa học phục dựng), nhưng dưới khía cạnh nghề nghiệp thì cũng có thể coi là một nghề (kỹ sư/thợ phục dựng). Nhà khoa học phục dựng vừa là kỹ sư, vừa là nhà nghiên cứu, nhưng một kỹ sư phục dựng có thể chỉ là một thợ nắm được các tri thức về nghề và thành thạo các kỹ thuật, kỹ năng mà nghề yêu cầu. Khoa học phục dựng có nhiều bộ môn, lĩnh vực chuyên sâu, chẳng hạn như phục dựng đồ gốm, phục dựng đồ kim loại, phục dựng tranh Triết lý bao trùm của lĩnh vực khoa học này là từ nghiên cứu tới phục dựng. Khoa học phục dựng giống như các lĩnh vực khoa học khác, cần lấy nghiên cứu làm nền tảng, cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành. Đây là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, cần phát huy tri thức của nhiều ngành khoa học (hóa học, khoa học vật liệu, vật lý, bảo quản, khảo cổ, lịch sử, mỹ thuật) để tìm tòi, tổng kết, đưa ra các cách tiếp cận, các phương pháp phục dựng tốt nhất, khách quan nhất, phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh môi trường về tự nhiên và xã hội của hiện vật. - Đào tạo cán bộ cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Các trường đại học, viện nghiên cứu cần có kế hoạch xây dựng chương trình và thực hiện đào tạo về phục dựng, tu sửa hiện vật (đào tạo bậc đại học và sau đại học). Chỉ như vậy, chúng ta mới có đội ngũ cán bộ phục dựng, tu sửa hiện vật chuyên nghiệp, có phương pháp khoa học. Cần nhấn mạnh rằng, đào tạo cán bộ phục dựng vừa cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu (ít, tinh, có khả năng tư duy sáng tạo), vừa cần đào tạo đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề (nhiều, nắm được tri thức và thành thạo kỹ năng của nghề). - Thành lập và phát triển các viện, trung tâm phục dựng, tu sửa, bảo quản hiện vật. Đó chính là các “bệnh viện” để “cứu chữa” hiện vật. Nhu cầu từ các bảo tàng và xã hội là rất lớn và cấp thiết, nên rất cần mở rộng, phát triển các “bệnh viện cổ vật” công và tư, cùng với đó là đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và kỹ sư giỏi về trình độ chuyên môn, có tâm, đức với nghề. Đối với “nghề phục dựng”, cũng rất cần xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, quy định về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. - Liên kết chặt chẽ giữa bảo tàng, trung tâm phục dựng và các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào tạo cán bộ phục dựng, tu sửa hiện vật. Đội ngũ cán bộ bảo tàng làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm có thể tham gia giảng dạy, hỗ trợ xây dựng các chương trình đào tạo cho các trường đại học. Mặt khác, các bảo tàng, trung tâm phục dựng cũng sẽ là cơ sở tốt cho việc thực hành, thực tập của học viên, sinh viên. - Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trước mắt, các bảo tàng có thể tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về công tác phục dựng, tu sửa hiện vật cho cán bộ bảo tàng; mời các chuyên gia nước ngoài, hoặc đội ngũ cán bộ được đào tạo ở nước ngoài tham gia giảng dạy các phương pháp phục dựng, tu sửa hiện vật; ngoài ra, có thể lựa chọn mời một số nghệ nhân nhiều kinh nghiệm để truyền dạy các phương pháp dân gian. Số 29 (Tháng 9 - 2019)100 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA - Tổ chức hội thảo chuyên đề về các phương pháp phục dựng, tu sửa hiện vật, mời các nghệ nhân, các nhà khoa học tham gia. Từ đó rút ra các kinh nghiệm, phư
Tài liệu liên quan