Vấn đề 1:
Hình ảnh mùa thu xưa và mùa thu nay hiện lên trong thơ Nguyễn Đình Thi có
sự khác biệt rất sâu sắc.
Bằng việc phân tích đoạn đầu của bài thơ " Đất Nuớc " của Nguyễn Đình Thi ,
em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài đọc thêm vè Đề tài " Đất nước", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bài đọc thêm vè đề tài " Đất Nứơc"
Vấn đề 1:
Hình ảnh mùa thu xưa và mùa thu nay hiện lên trong thơ Nguyễn Đình Thi có
sự khác biệt rất sâu sắc.
Bằng việc phân tích đoạn đầu của bài thơ " Đất Nuớc " của Nguyễn Đình Thi ,
em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý
- Từ một sớm mùa thu " mát trong" với mùi hương cốm mới- thi liệu quen
thuộc của thơ ca Việt Nam khi viết về quê hương- nhà thơ bâng khuâng nhớ về một
ngày thu đã xa.( 3 câu đầu).
- Hình ảnh của mùa thu Hà Nội trong quá khứ ùa về trong kí ức của nhà thơ
với:
+ Cái chớm lạnh của tiết thu trong lòng Hà Nội
+ Cái xao xác của gió heo may thổi dài trên từng con phố
+ Trên cái nền của bức tranh thu ấy hiện lên hình ảnh " Người ra đi"- một
trang nam nhi ôm chí lớn lên đường. Mặc dù " Đầu không ngoảnh lại " nhưng người
ra đi lại cảm nhận được từng tiếng lá rơi trên thềm nắng. ( So sánh với " Li khách"
trong " Tống Biệt hành"của Thâm Tâm.
=> Mùa thu Hà Nội hiện lên xao xác buồn qua âm điệu trầm lắng của đoạn thơ.
- Hình ảnh mùa thu nay- mùa thu kháng chiến được so sánh với sự khác biệt rõ
nét bới:
+ Câu thơ " Mùa thu nay khác rồi
+ Đó là mùa thu của niềm vui phơi phới mà tác giả ngheđuạocở giữa
níuđồi( Biện pháp chuyểnđổi cảm giác). Niềm vui đuợc gợi lên từ " rừng tre phấp
phới", từ tiếng nói, tiếng cười" trong biếc, thiết tha"
+ Tiếp đó tác giả thể hiện niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước với
những điệp từ" của chúng ta", "đây là" vang lên mạnh mẽ như một sự khẳng định chắc
chắn. Hình ảnh tươi đẹp cử đất nước được gợi lên từ những hình ảnh: "Trời xanh, núi
rừng, những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông
đỏ nặng phù sa"
- Kết thúc đạon thơ thư nhất là niềm tự hào về truyên thống của dân tộc
" Nứớc chúng ta
Nươc những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
Viết vè niềm tự hào về truyền thống dân tộc vốn là một vấn đề rất tìu tượng,
vậy mà nhà thơ lại có cách diễn đạt rất cụ thẻ và độc đáo. Truyền thống của dân tộc đã
trở thành những âm thanh truyền đi trong từng thớ đất từ ngàn xưa vọng tới hôm nay
và mai sau.
=> Mùa thu nay là mùa thu tràn đầy niềm vui kháng chiến, và niềm tụ hào
được làm chủ giang sơn gấm vóc , tự hào về truyền thống dân tộc.
( Đây là dàn ý của phần thân bài. Các em khi làm bài phải viết thật tốt phàn mở
bài và phần kết luận thì bài làm mới hoàn chỉnh)
Vấn đề 2:
Em hãy cho biết ý kiến của mình về tìh yêu quê hương đất nước thể hiện qua
bài thơ " Bên kia Sông Đuống" của Hoàng Cầm.
Gợi ý
- Bài thơ " Bên Kia Sông Đuống"được Hoàng Cầm sáng tác trong mộtđêm khi
nhà thơ đang ở chiến khu Việt băc được tin quê hương bị giạc tàn phá.
- Ở 1o câu đầu của bài thơ ta thấy xuất hiện:
+ Hình ảnh nhân vật "Em" Em ở đây không pahỉ là một ai cụ thể mà chỉ là
đối tượng để nhà thơ giãi bày cảm xúc
+ Hình ảnh Sông Đuống " Nàm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường
kì" đã khiến cho dòng sông như một sinh thể sống động cũng nép mình lại nghiêng
nghiêng trước tiéng súng của kẻ thù, và chung thuỷ cùng kháng chiến.
+ Hình ảnh quê hương Kinh Bắc với bãi mái, bờ dâu, ngô khoai biêng biềc
hiện lên thật tươi đẹp
+ Nhà thơ đã dùng hình ảnh" Sao xót xa như rụng bàn tay " để diễn tả nỗi
đau xót rụng rời của mình khi nghe tin quê hương bị giạc tàn phá.
- Ở 4 câu tiếp theo tác giả nhớ về một quê hương với những nét văn hoá cổ
truyền đậm đà bản sắc dân tộc với : Lúa nếp, tranh Đông Hồ với những sắc màu dân
tộc sáng bừng trên giấy điệp.
- Tiếp theo đó là hình ảnh kẻ thù tàn phá quê hương:
+ Từ " Khủng khiếp"-> nỗi sợ hãi của con người kinh Bắc khi quân giác kéo
tới
+ Ngùn ngụt lửa hung tàn-> tội ác của giặc khiến cho " ruông khô, nà cháy,
kiệt cùng ngõ thảm bờ hoang"
+ " Chó ngộ một đàn"-> Hình ảnh kẻ thù tàn bạo
- Nỗi đau đơn khi các giá tị cổ truyền của quê hương bị tàn phá:
+ Bức tranh đàn lợn âm dương
+ Bức tranh đám cưới chuột
+ Những hội hè đình đám trên núi Thiên Thai,trong chùa Bút Tháp...
+ Tiếng chuông chùa văng vẳng
+ Những con người Kinh Bắc thuần hậu chất phác
+ Những chợ Hồ, chợ Sủi đông đúc bình yên....
+" Bây giờ tan tác về đâu?,Bây giờ đi đâu? "được lặpđi lặp lại như một
điệp khúc đau thương, xót xa
+ Hình ảnh mẹ già và những đứa con thơ- những con người yếu đuối nhất
hiện lên trong bài thơ khiến cho người đọc xúc động và nỗi đau càng tăng lên gấp bội
=> cái hay củađoạn thơ này là sựđan xen giữa thực vàảo, giữa hiện tại và quá
khứ. Đặc biệt nhà thơđã vận dụng rất nhiều cac thi liệu , các hìnhảnhđậmđà bản sắc
văn hoá của vùng quê Kinh Bắc thân quen , tha thiết khiến cho nỗi đâu , nỗi cam thù
đối với bọn giác khi quê hương bị tàn phá càng trở nên sâu sắc.
- Phần còn lại của bài thơ tác giả viết vè cảnh bộđội về " Bên Kia Sông Đuống"
quét sạch quân thù để giành lại quê hương. Đây là tương lai, là mơ ước của tác giả nên
nó tươi sáng và rất hào hùng
- Khổ thơ cuối cùng là hiuành ảnh quê hương vào ngày hội xuân. Những cô gái
quan họ với nụ cười mê hồn làm sáng bừng cả trang thơ.
=> Tình yêu quê hương đất nước được tác giả Hoàng Cầm thẻ hiện trong bài
thơ " Bên kia Sông Đuống" thật sâu đâm. Nó có sự kết hợp của tình cảm chân thành ,
của tài thơ đặc biệt của nhà thơ. Chính vì vậy tác phẩm này đã nhanh chóng trở được
phổ biến rộng rãi và được bạn đọc vô cùng yêu mến