Những biện pháp cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội – Bậc đại học ở học viên hậu cần hiện nay

Ngày nay, nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị (ĐHGT) đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn thể nhân loại, các quốc gia, các dân tộc, các giai cấp và của cá nhân trong xã hội. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội. Nghiên cứu về định hướng giá trị, nhận thức về giá trị nói chung và giá trị nghề nghiệp (GTNN) nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn, phấn đấu và hoàn thành những mục tiêu mà cá nhân đã chọn. Trong bối cảnh đó, đề tài cấp Học viện: “Định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay” do nhóm tác giả Nguyễn Thanh Phong (chủ nhiệm), Đặng Văn Danh, Thân Trung Dũng thực hiện có ý nghĩa rất sâu sắc. Với phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu đã khảo sát 280 học viên đang học năm thứ hai và năm thứ tư ở d1 và d2, Học viện Hậu cần. Thông tin thu được từ khảo sát được xử lý bằng phần mền chuyên dụng SPSS15.0. Đề tài đã được Hội đồng Khoa học Xã hội và Nhân văn Học viện đánh giá đạt loại khá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, dưới đây tác giả bài viết thông tin đến bạn đọc một nội dung quan trọng “Những biện pháp cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp (ĐHGTNN) cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội – bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay”.

doc8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội – Bậc đại học ở học viên hậu cần hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI – BẬC ĐẠI HỌC Ở HỌC VIÊN HẬU CẦN HIỆN NAY NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI – BẬC ĐẠI HỌC Ở HỌC VIÊN HẬU CẦN HIỆN NAY (Đã in Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự Số 38 (65) tháng 4 năm 2011) Đại tá, ThS Nguyễn Thanh Phong CNBM, Khoa CTĐ, CTCT Trung úy, ThS Thân Trung Dũng Giảng viên, Khoa CTĐ, CTCT Ngày nay, nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị (ĐHGT) đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn thể nhân loại, các quốc gia, các dân tộc, các giai cấp và của cá nhân trong xã hội. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội. Nghiên cứu về định hướng giá trị, nhận thức về giá trị nói chung và giá trị nghề nghiệp (GTNN) nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn, phấn đấu và hoàn thành những mục tiêu mà cá nhân đã chọn. Trong bối cảnh đó, đề tài cấp Học viện: “Định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay” do nhóm tác giả Nguyễn Thanh Phong (chủ nhiệm), Đặng Văn Danh, Thân Trung Dũng thực hiện có ý nghĩa rất sâu sắc. Với phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu đã khảo sát 280 học viên đang học năm thứ hai và năm thứ tư ở d1 và d2, Học viện Hậu cần. Thông tin thu được từ khảo sát được xử lý bằng phần mền chuyên dụng SPSS15.0. Đề tài đã được Hội đồng Khoa học Xã hội và Nhân văn Học viện đánh giá đạt loại khá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, dưới đây tác giả bài viết thông tin đến bạn đọc một nội dung quan trọng “Những biện pháp cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp (ĐHGTNN) cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội – bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay”. Để phân tích làm rõ vấn đề này, trước hết cần làm rõ khái niệm ĐHGTNN cho học viên. ĐHGTNN cho học viên được hiểu là sự hướng dẫn về nhận thức, thái độ và hành vi để học viên để lựa chọn và khẳng định các chuẩn GTNN phù hợp với hoạt động hậu cần quân sự, thể hiện hệ thống thái độ, quan điểm, niềm tin trong thực hiện chuyên môn nghiệp vụ hậu cần quân sự (2). Kết quả nghiên cứu về ĐHGTNN của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần những năm gần đây nổi lên những vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất, hoạt động giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự còn tồn tại những hạn chế nhất định như: chưa có nhiều hoạt động tuyên truyền sâu rộng về ĐHGTNN hậu cần quân sự cho học viên, có chăng chỉ là những hoạt động do giáo viên lồng ghép vào các môn học chuyên ngành nên thời lượng còn hạn chế, chất lượng còn chưa thực sự cao. Do vậy, tác động của hoạt động giáo dục về ĐHGTNN chưa tốt. Một số học viên không xác định được cho mình động cơ học tập tích cực, ngại học, ngại rèn, có tư tưởng bình quân chủ nghĩ, thậm chí có trường hợp học viên học đến năm thứ ba, thứ tư vẫn làm đơn xin ra quân v.v Thứ hai, nhận thức của học viên về GTNN còn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc. Một số học viên vẫn có ý nghĩ vào quân đội vì những lợi ích vật chất, kinh tế tầm thường, vào quân đội là để thăng quan tiến chức, để kiếm được nhiều tiền v.v.. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 60.7% học viên được hỏi cho rằng lý do lựa chọn để trở thành sỹ quan hậu cần quân đội là không phải lo kiếm việc làm sau khi ra trường, 48.6% lựa chọn vì không mất chi phí của gia đình trong quá trình đào tạo, trong khi đó chỉ có 38.2% cho rằng, nghề nghiệp sĩ quan hậu cần là hướng phấn đấu có triển vọng Từ thực trạng đó, dưới đây tác giả đề xuất một số biện pháp cơ bản giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần như sau: 1. Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, tăng cường việc giáo dục giá trị nói chung và GTNN hậu cần quân sự nói riêng cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học theo đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các chuyên ngành hậu cần quân sự. GTNN nằm trong hệ giá trị nhân cách của con người nói chung và của người học viên nói riêng. Việc giáo dục ĐHGTNN cho học viên không thể tách rời việc giáo dục định hướng giá trị nhân cách. Mục tiêu của giáo dục ĐHGT cho học viên sĩ quan hậu cần cấp phân đội ở Học viên Hậu cần là đào luyện nên những thế hệ học viên có phẩm chất nhân cách cao đẹp, có năng lực thực hành chuyên môn giỏi, kế tục xứng đáng sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nói chung và sự nghiệp phục vụ quân đội của ngành Hậu cần nói riêng. Phẩm chất nhân cách mà người học cần phải chiếm lĩnh, đạt được theo mục tiêu, mô hình đào tạo đã xác định là: Phẩm chất, chính trị, tư tưởng, đạo đức; phẩm chất ý chí, lòng dũng cảm, gắn bó với nghề nghiệp hậu cần quân sự; trình độ văn hóa, học vấn, kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp hậu cần quân sự Đây được coi là những giá trị chuẩn mực xã hội của quân đội và của ngành Hậu cần Quân đội. Những nội dung giáo dục ĐHGT cho học viên sĩ quan hậu cần cấp phân đội chính là giáo dục các GTNN, chuyển tải các GTNN từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhờ có giáo dục mà các giá trị nghề nhiệp hậu cần quân sự được bảo tồn và phát triển. Nội dung giáo dục giá trị nhân cách cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội ở Học viên Hậu cần hiện nay cần tập trung vào những chủ đề sau: - Ước mơ hoài bão lý tưởng cách mạng, đó là: Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do vủa Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Hoài bão, lý tưởng cách mạng là cơ sở để mỗi học viên xác định mục tiêu, lý tưởng sống, học tập, rèn luyện. Hoài bão, ước mơ lý tưởng cũng là nhân tố chi phối thái độ, hành vi của người học viên trong quá trình đào tạo và quá trình phấn đấu chiếm lĩnh các GTNN hậu cần quân sự. - Hòa bình, độc lập và sự toàn vẹn của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là những giá trị thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam. Bảo vệ hòa bình, độc lập và sự toàn vẹn của Tổ quốc chính là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân đã đạt được. Học viên sỹ quan hậu cần cấp phân đội cần phải tiếp thu những giá trị thiêng liêng này để học tập, rèn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ ngành hậu cần Quân đội trong tương lai. - Những giá trị của chủ nghĩa yêu nước, những giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống quân đội và những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Đây là những giá trị cơ bản được kế thừa và phát triển từ truyền thống đến hiện đại góp phần xây dựng, phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách người học viên sĩ quan hậu cần cấp phân đội. - Những giá trị truyền thống của ngành Hậu cần Quân đội: + Tự lực, tư cường, khắc phục khó khăn, hết lòng phục vụ bộ đội. + Cần, liệm, liêm, chính, chí công, vô tư, sống trong sạch lành mạnh. + Không ngừng rèn luyện, học tập nắm chắc nghiệp vụ, làm chủ khoa học kỹ thuật. + Gắn bó với nhân dân, phát huy sức mạnh nhân dân trong công tác hậu cần. Đây là những GTNN đặc thù đã được các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần xây dựng trong suốt 60 năm qua, là nhân tố tinh thần hết sức to lớn góp phần xây dựng, bồi đắp lòng tự hào, niềm tin và trách nhiệm kích thích, phát huy sự tích cực, chủ động học tập, rèn luyện, phấn đấu, noi theo của học viên. - Những giá trị văn hóa, nếp sống và lao động quân sự của người học viên như: ý thức, thái độ, hành vi trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, quy định của Học viện, của đơn vị; hành vi văn minh trong giao tiếp ứng xử, nếp sống giản dị, trung thực với tập thể và trong các mối quan hệ xã hội - quân sự. Để nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục định hướng giáo dục GTNN cho học viên sĩ quan hậu cần cấp phân đội, cần tăng cường và đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục GTNN cho học viên. Cần làm tốt những vấn đề sau: Một là, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và tích cực của cấp ủy đảng các cấp, của đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ huy, của các tổ chức quần chúng và tập thể học viên. Hai là, phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa cán bộ quản lý học viên với các cơ quan chức năng trong giáo dục giá trị, ĐHGTNN hậu cần quân sự. Ba là, phát huy vai trò tích cực chủ động và gương mẫu của các khoa giáo viên và đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục ĐHGTNN cho học viên. 2. Xây dựng môi trường lành mạnh, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và điều kiện sống của chính họ. Hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống tác động, tạo dấu ấn vào nhân cách của con người và trực tiếp tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành vi trong đó có nhận thức về giá trị và ĐHGTNN. Một môi trường trong sạch, lành mạnh, một cuộc sống được đảm bảo tốt về vật chất và tinh thần sẽ là những nhân tố tạo nên sự hài lòng, sự thoả mãn đối với mỗi học viên, giúp họ yêu mến nghề nghiệp, có thái độ trân trọng với nghề nghiệp mà họ lựa chọn. Môi trường và đời sống vật chất, tinh thần ở đơn vị là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao quanh và chi phối tới mọi hoạt động của học viên. Trước hết là môi trường chính trị, tư tưởng; môi trường văn hoá; môi trường tâm lý. Để xây dựng môi trường lành mạnh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho học viên trong quá trình giáo dục giá trị, ĐHGTNN phải phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng và các cấp trong Học viện. Trước hết là tổ chức đảng, cần thiết đưa nội dung này vào phương hướng, chủ trương, biện pháp lãnh đạo hàng quý, hàng năm và từng nhiệm kì, đồng thời phải thường xuyên sơ tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong giáo dục ĐHGTNN cho học viên. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, nâng cao tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình đối với những nhận thức, thái độ sai lệch về GTNN và ĐHGTNN hậu cần quân sự trong học viên. Chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị xây dựng môi trường văn hóa sư phạm, môi trường xã hội lành mạnh. Quản lí chặt chẽ tình hình tư tưởng, quan hệ của học viên, đảng viên. Quản lí chặt chẽ, khoa học kết quả giáo dục ĐHGTNN của học viên, không chỉ quản lí đánh giá kết quả giáo dục giá trị và GTNN bằng điểm số mà phải kết hợp chặt chẽ với đánh giá thái độ, hành vi của học viên. Lấy đó làm thước đo cho sự rèn luyện và tiếp nhận các GTNN được giáo dục. Quản lý kết quả giáo dục GTNN phải kết hợp chặt chẽ với việc động viên, khen thưởng kịp thời và uốn nắn những lệch lạc trong ĐHGTNN của từng học viên. Với đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ huy các cấp đặc biệt là cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị học viên (tiểu đoàn, đại đội): Cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị muốn giáo dục ĐHGTNN cho học viên thì trước hết họ phải hiểu được GTNN hậu cần quân sự, phải nhận thức được chuẩn giá trị, thang giá nghề nghiệp của ngành nghề đào tạo. Chỉ có những cán bộ quản lý, chỉ huy thực sự yêu công việc của mình, nhận thức đúng GTNN của mình mới giáo dục và định hướng được GTNN cho học viên. Từ phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của mình trước học viên, người cán bộ quản lý, chỉ huy theo sự phân công của tổ chức, của cấp ủy các cấp triển khai xây dựng môi trường chính trị, tư tưởng, văn hóa, cảnh quan trong đơn vị mình theo các tiêu chí chung của Học viện; tập hợp, đoàn kết học viên hướng vào nhiệm vụ chính trị trung tâm là học tập và rèn luyện; tổ chức sinh hoạt, học tập giá trị, truyền thống ngành hậu cần Quân đội. Các cơ quan chức năng cần có định hướng xây dựng môi trường văn hóa với các tiêu chí cụ thể, đồng thời quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho việc xây dựng môi trường văn hóa. Tổ chức đánh giá chất lượng hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa từng đơn vị học viên trên cơ sở giá trị và ý nghĩa của nó đối với giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự đối với học viên; chủ động tổ chức cho học viên mở rộng giao lưu với các nhà trường, đơn vị bạn và địa phương, coi đây là một kênh quan trọng trong việc giáo dục ĐHGTNN cho học viên. Tổ chức các hoạt động giao lưu, nói chuyện về truyền thống ngành hậu cần Quân đội, hội diễn văn hóa nghệ thuật là biện pháp hết sức quan trọng trong xây dựng môi trường văn hóa và giáo dục ĐHGTNN cho học viên sĩ quan hậu cần cấp quân đội. 3. Kết hợp chặt chẽ việc giáo dục, đào tạo, học tập với rèn luyện trong hoạt động thực tiễn đối học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội. Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng để giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội. Bởi chính thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự nói riêng. Thực tiễn cuộc sống và hoạt động là nơi kiểm nghiệm chuẩn giá trị của GTNN hậu cần quân sự mà học viên đã lĩnh hội thông qua quá trình giáo dục và định hướng. Việc giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội phải thông qua các hoạt động như: hoạt động huấn luyện quân sự, chuyên môn nghề nghiệp của từng chuyên ngành đào tạo nhằm tạo ra sự say sưa yêu mến ngành nghề đào tạo, giúp họ thấy được ý nghĩa chính trị xã hội to lớn của ngành nghề mà họ theo học. Thông qua hoạt động công tác đảng, công tác chính trị giáo dục, thuyết phục, động viên, khích lệ lòng nhiệt tình, hăng say của học viên trong học tập, công tác, tạo sự yên tâm phấn khởi với nghề nghiệp được phân công đào tạo. Thông qua hoạt động tuyên truyền cổ động, nói chuyện lịch sử ngành hậu cần, thăm quan bảo tàng, nhà truyền thống để xây dựng ý thức, lòng tự hào đối với truyền thống ngành hậu cần; thông qua hoạt động giao lưu, kết nghĩa, hoạt động hướng về cội nguồn giúp học viên nhận thức sâu sắc về giá trị, đặc điểm tính chất nhiệm vụ công tác của ngành hậu cần Quân đội, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm, lòng tự hào về truyền thống ngành hậu cần. Các hoạt động xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, lao động sản xuất cũng là những nội dung quan trọng góp phần giáo dục, ĐHGTNN hậu cần quân sự cho học viên. Để các hoạt động này đi vào nề nếp, có tác dụng giáo dục ĐHGTNN cho học viên cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: - Cấp ủy đảng các cấp ở đơn vị quản lý học viên phải có chủ trương biện pháp cụ thể trong giáo dục, ĐHGTNN hậu cần quân sự và xem đó là một nội dung lãnh đạo của cấp ủy cấp mình. Hàng tháng, quý, học kỳ, năm học cần kiểm điểm, đánh giá sơ kết, bình xét đối với tổ chức đảng, các cấp như một tiêu chí đánh giá việc xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. - Tổ chức chỉ huy và cán bộ quản lý của các đơn vị quản lý học viên căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và sự phân công của cấp ủy triển khai kế hoạch hoạt động thực tiễn kết hợp với đặc điểm của học viên ở từng chuyên ngành đào tạo lựa chọn phương pháp phù hợp giáo dục ĐHGTNN cho học viên. Coi giáo dục ĐHGTNN là một tiêu chuẩn xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh toàn diện. - Các tổ chức quần chúng có kế hoạch cụ thể và thu hút mọi học viên tham gia vào các hoạt động cụ thể của đơn vị, đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên. Thông qua kết quả hoạt động để đánh giá nhận thức về GTNN hậu cần quân sự, xem đó là một trong những nội dung tiêu chuẩn xét đoàn viên ưu tú để tổ chức đảng xem xét kết nạp vào Đảng. - Đẩy mạnh các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tham gia tích cực vào các hoạt động tuổi trẻ sáng tạo, học viên nghiên cứu khoa học. Đây vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức cho học viên, đồng thời khơi dậy và củng cố tinh thần trách nhiệm, lòng say sưa nhiệt tình đối với nghề nghiệp đã lựa chọn. 4. Tích cực, chủ động phối hợp giữa đơn vị quản lý học viên với địa phương, gia đình trong việc tham gia vào quá trình giáo dục ĐHGTNN cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học. Để phối hợp giữa đơn vị quản lý với địa phương và gia đình, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quản lý học viên cần làm tốt một số yêu cầu sau: Thường xuyên nắm vững tình hình, đặc điểm gia đình hậu phương của học viên do mình quản lý, nhất là các học viên có những biểu hiện chưa thật sự yên tâm trong học tập, rèn luyện và những học viên có những hành vi vi phạm kỷ luật. Liên hệ với địa phương và gia đình học viên để giáo dục, động viên họ yên tâm học tập, rèn luyện. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Học viện tổ chức gặp mặt một số gia đình học viên tiêu biểu hoặc gia đình học viên “có vấn đề” để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ và những mong đợi của họ đối với con em mình; hoặc trao đổi thư từ phản ánh mọi mặt tình hình học tập, rèn luyện, sự trưởng thành của học viên với gia đình, địa phương, cùng với địa phương và gia đình thống nhất các biện pháp giáo dục, định hướng cho học viên tạo sự yên tâm cho học viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Quản lý chặt chẽ tình hình chính trị, tư tưởng và các mối quan hệ xã hội của học viên. Những tác động của các mối quan hệ xã hội đối với học viên đến từ nhiều phía và gây ra nhiều vấn đề về tư tưởng, đạo đức, phẩm chất và ĐHGTNN theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu quản lý tốt sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện tiêu cực và những tác động không lành mạnh vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học viên đối với việc học tập, rèn luyện và ĐHGTNN hậu cần quân sự. Bên cạnh đó, cần có chính sách phù hợp với những học viên tiêu biểu, xuất sắc, có thành tích trong học tập rèn luyện. Kết hợp đa dạng các hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ học viên,để củng cố niềm tin, lòng tự hào của học viên và gia đình qua đó xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với gia đình động viên, nhắc nhở học viên học tập, công tác tốt. Kết luận Giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng ngành hậu cần quân đội vững mạnh toàn diện. Để thực hiện tốt hoạt động này cần có sự tham gia của đông đảo các tổ chức, các lực lượng giáo dục và thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục ĐHGTNN hậu cần quân sự như đã nêu ở trên cho học viên. Tài liệu tham khảo 1. Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - Tổng cục Chính trị, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2002. 2. Nguyễn Thanh Phong, Đặng Văn Danh, Thân Trung Dũng - ĐHGTNN cho học viên đào tạo cử nhận hậu cần - cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay, Đề tài cấp Học viện, 2008. 3. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07, Hà Nội, 1995. 4. Thân Trung Dũng, Nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần quân sự số 26 (53) tháng 1 năm 2009). 5. Quy chế giáo dục đào tạo - Học viện Hậu cần, Hà Nội, 2003. Bạn nào cần tìm hiểu sâu hãy vào trang: tailieu.vn đê tìm bản thảo đề tài: Định hướng GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan đào tạo củ nhân hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay.
Tài liệu liên quan