Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Tóm tắt. “Những người đàn bà tắm” là một trong những cuốn tiểu thuyết gây được tiếng vang trong đời sống văn học đương đại Trung Quốc, được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá cao, đặc biệt ở khả năng tổ chức trần thuật. Bài viết này đi sâu vào những cách tân nghệ thuật trong tổ chức trần thuật của tác phẩm (người trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, nhịp điệu và ngôn ngữ trần thuật) nhằm làm sáng tỏ một trong những thành công nhất của tác phẩm là đã “tạc” được chân dung tinh thần con người Trung Quốc thời hậu cách mạng văn hoá.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 90-97 This paper is available online at NHỮNG CÁCH TÂN TRONG TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM CỦA THIẾT NGƯNG Trần Văn Trọng và Nguyễn Thị Hiền Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt. “Những người đàn bà tắm” là một trong những cuốn tiểu thuyết gây được tiếng vang trong đời sống văn học đương đại Trung Quốc, được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá cao, đặc biệt ở khả năng tổ chức trần thuật. Bài viết này đi sâu vào những cách tân nghệ thuật trong tổ chức trần thuật của tác phẩm (người trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, nhịp điệu và ngôn ngữ trần thuật) nhằm làm sáng tỏ một trong những thành công nhất của tác phẩm là đã “tạc” được chân dung tinh thần con người Trung Quốc thời hậu cách mạng văn hoá. Từ khóa: Cách tân, trần thuật, Những người đàn bà tắm, giọng điệu, điểm nhìn. 1. Mở đầu Những người đàn bà tắm của nhà văn nữ Thiết Ngưng là “cuốn tiểu thuyết của những cuộc đối thoại văn hoá” - một cuộc đối thoại giữa cổ điển và hiện đại, nơi những xung đột giữa lí trí và tình cảm, bản năng được tác giả đẩy lên bình diện văn hoá và chân dung tinh thần con người Trung Quốc hậu cách mạng văn hoá được miêu tả một cách “chân thực” đến từng chi tiết, cụ thể đến “nghiệt ngã” (Vương Trí Nhàn); Tiểu thuyết này còn là một sự “cách tân”, “sáng tạo” tránh được lối mòn của những cuốn tiểu thuyết cùng thời viết về cách mạng văn hoá. Đặc biệt trong “cách kể chuyện và miêu tả xung đột nội tâm” khiến người đọc phải rùng mình và “cách xây dựng nhân vật và những khắc khoải của họ” khiến độc giả không thể gấp lại cuốn sách giữa chừng [1]. Từ góc độ trần thuật học - một phương diện quan trọng trong cấu trúc tự sự của văn bản nghệ thuật, bài viết tiếp tục đi sâu vào khả năng “kiến tạo” chân dung tinh thần con người hậu cách mạng văn hoá của tác giả qua tổ chức trẩn thuật với điểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ của hình tượng người trần thuật hàm ẩn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Người trần thuật hàm ẩn trong Những người đàn bà tắm Nhân vật chính trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm là Doãn Tiểu Khiêu, một trí thức đã trải qua tuổi ấu thơ trong Cách mạng văn hóa. Lúc nào những kí ức về tuổi thơ, tình bạn, tình Ngày nhận bài 2/2/2014. Ngày nhận đăng 12/10/2014. Liên lạc Trần Văn Trọng, e-mail: trongxa@gmail.com 90 Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm... yêu cứ xoáy tròn trong lòng Khiêu không cho cô sống trọn vẹn với phút giây nào của hiện tại. Hiện tại của người phụ nữ thành đạt sắp kết hôn cứ nhòe đi nhường chỗ cho những ám ảnh quá khứ: cái chết của bé Thuyên khi mới hai tuổi, mối tình dang dở cùng Phương Kăng và cuộc đời đau khổ của người bạn gái Đường Phi... Tất cả những kí ức chắp nối rời rạc ấy của Khiêu đến với người đọc qua lời kể của người trần thuật. Không giống như các nhân vật khác, người trần thuật này vô hình trước mắt người đọc, “ẩn tàng” sau những lời kể. Anh ta đẩy nhân vật ra trước độc giả. Anh ta thâm nhập vào nội tâm nhân vật rồi “khui ra” những suy tư sâu kín nhất của họ. Giống như một bức tranh thủy mặc với một vài nét chấm phá hay như một câu chuyện dân gian mà sự miêu tả thường được nhường chỗ cho trí tưởng tượng, người trần thuật trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm miêu tả rất ít về ngoại hình nhân vật. Mỗi nhân vật chỉ xuất hiện trước mắt người đọc bằng một vài nét diện mạo nhưng lại gây được ấn tượng mạnh mẽ. Vẻ đẹp của Đường Phi biểu hiện qua đôi môi tuyệt mĩ, một làn môi “vừa đầy đặn nhưng vừa trống trải, vừa ướt át nhưng vừa khô héo, vừa phì nhiêu nhưng cũng rất hoang vu” [7;228]. Và càng ít miêu tả ngoại hình bao nhiêu thì người trần thuật càng tập trung phản ánh thế giới nội tâm của nhân vật bấy nhiêu. Phương Kăng là một nhân vật phức tạp, anh ta vốn là một trí thức phải chịu nhiều cay đắng trong Cách mạng văn hóa, sau này trở thành một đạo diễn phim giỏi. Người đàn ông từng trải và tài hoa ấy đã khiến Khiêu yêu đến đến mức mù quáng quên cả bản thân mình. Khiêu yêu nhưng không hiểu nổi Phương Kăng, không hiểu được những góc khuất trong con người này. Cô không hiểu khi năm cái vé xe buýt anh ta cũng phải đem về bằng được để “bắt chúng thanh toán”, hay khi anh ta hí hửng kêu lên “anh sẽ làm tình với tất cả đàn bà con gái ở thế gian này”. Phải chăng anh ta đã “phải chịu quá nhiều sự đau khổ ở tuổi trung niên” nên “sau khi giải thoát khỏi khổ đau, điên cuồng đòi hỏi, đòi hỏi toàn thể xã hội, toàn thể loài người, tất cả đàn ông đàn bà và con gái” phải bù đắp cho những nỗi khổ ấy. Mãi sau này khi bình tĩnh nhìn lại mối tình đã qua Khiêu mới nhận ra rằng với Phương Kăng Khiêu rút cuộc chỉ là “người yêu của một thời hỗn độn” [7;191]. Thiết Ngưng đã rất khéo léo khi trao cho người trần thuật của mình khả năng vô cùng to lớn, không những có thể đọc ra những ý nghĩ của nhân vật mà còn có khả năng móc nối các nhân vật trong tác phẩm với nhau. Thế nên, cho dù kể về nhiều cuộc đời riêng biệt nhưng không con người nào nằm ngoài quỹ đạo chung cả. Như vậy, người trần thuật hàm ẩn trở thành nhân vật quan trọng trong tác phẩm, góp phần “kiến lập nên mối quan hệ mới giữa tác giả - người tự sự - nhân vật - độc giả” [9;32], tức là người trần thuật ở vị trí trung gian giữa chủ thể sáng tạo và tác phẩm, “vừa là đại diện cho tác giả vừa thuộc thế giới được miêu tả trong tác phẩm” [10;121]. Người trần thuật này vô cùng linh hoạt, biến hóa: có khi như một người bạn mà tâm tình cùng nhân vật, có khi lại ở trong chính nội tâm của nhân vật. Sự “đảm đang” này của người trần thuật khiến cho tác phẩm viết về lịch sử mà không nhàm chán; phô bày nỗi đau tâm hồn mà không nặng nề; viết về bi kịch mà không thê lương; phản ánh nhân tình thế thái mà tránh được giáo huấn xơ cứng. 2.2. Người trần thuật với điểm nhìn trần thuật đa hướng 2.2.1. Điểm nhìn nội quan (điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tâm lí) Phần lớn lời kể chuyện của người trần thuật trong tác phẩm đều xuất phát từ cái nhìn bên trong nội tâm nhân vật, vừa kể vừa kết hợp miêu tả, đánh giá, bình luận. Ranh giới giữa lời kể của người trần thuật với diễn biến tâm lí của nhân vật hầu như không có. Ở đây, việc mô tả sự kiện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, cái mà người trần thuật quan tâm là thái độ của mỗi nhân vật với sự kiện 91 Trần Văn Trọng và Nguyễn Thị Hiền ấy. Đó là nỗi xót xa khi Doãn Xích Tầm từ nông trường về gặp Khiêu và Phàm đang mua rau mà lòng anh “đau đớn tựa những mảnh thủy tinh cứa nát lòng” [7;159]. Vì trần thuật từ điểm nhìn tâm lí nên lời kể mang đậm dấu ấn của nhân vật, tức là lời trần thuật từ điểm nhìn bên trong chịu sự chi phối của các đặc điểm giới tính, tuổi tác, vị trí xã hội. . . cụ thể của nhân vật. Chẳng hạn khi Khiêu viết thư gửi cho bố để “tố cáo” mẹ thì ta thấy lời lẽ trong bức thư vừa ngây thơ vừa già dặn, lẫn lộn những “không thể chịu được” với “vạch trần” như một bản cáo trạng đẫm nước mắt. Khiêu dùng những từ “đao to búa lớn” để trút ra nỗi giận dữ trong lòng, nỗi giận của đứa trẻ sớm phải lo lắng việc gia đình, sớm phải nếm trải những nỗi chua chát mà người lớn gây ra. Thực ra, Khiêu càng muốn nói ra tội lỗi của mẹ thì càng không mong những điều đó là sự thật. 2.2.2. Điểm nhìn ngoại quan (điểm nhìn bên ngoài) Ngoại quan là đứng ngoài mà quan sát.Người trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài là đại diện cho tác giả, chủ thể sáng tạo nên tác phẩm. Lời trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài luôn đưa nhân vật trở về với hiện tại của Khiêu ở tuổi gần bốn mươi và Phàm đã ra nước ngoài sinh sống. Khi đó người đọc được thoát ra khỏi cái ngột ngạt của quá khứ buồn thương trong kí ức Khiêu, có được một khoảng lặng để lắng lòng mình lại mà suy ngẫm. Lối trần thuật khách quan ấy tạo nên sự đối chiếu giữa hai chiều thời gian, giữa con người trong quá khứ và con người của hiện tại. Phàm sinh sống ở Mỹ, lấy chồng rồi thay đổi cả quốc tịch. Có thể “từ trong cốt tủy chưa bao giờ Phàm xem mình là người Mỹ, đáng tiếc Phàm cũng không phải là người Trung Quốc, tình và nghĩa của người Trung Quốc, bất luận hư thực, cách xa Phàm quá” [7;287]. Phàm không còn là cô em gái ngây thơ sùng bái Khiêu nữa, cô trở nên xa lạ ngay chính ngôi nhà của mình, ngay giữa gia đình mình. Duy nhất chỉ có sức nặng của cái nắm tay kéo lại năm xưa giữa hai chị em là được giữ lại nguyên vẹn. Kí ức tội lỗi ấy không buông tha Phàm, cô càng tìm cách minh oan thì càng cảm thấy mình có tội. Bởi thế, dù họ không thừa nhận nhưng với Khiêu và Phàm “hơn hai mươi năm qua bé Thuyên vẫn tồn tại” [7;8]. Trần thuật theo điểm nhìn bên ngoài còn bao hàm cả việc nhìn nhận sự việc trong ánh sáng của một nền văn hóa khác. Ở đây tác giả dùng văn hóa Mỹ để đối chiếu với cách sống và suy nghĩ của người Trung Quốc: “người Trung Quốc không bao giờ quên được ăn ăn ăn, lấy miếng ngon làm hạnh phúc”; “dùng tiếng Trung Quốc để cãi nhau, cãi nhau mệt rồi ăn cháo Trung Quốc, cơm Trung Quốc, rồi nằm ngủ không cần giữ ý - cách ngủ biếng nhác kiểu Trung Quốc” [7;284]. Việc lựa chọn nước Mỹ làm điểm phóng chiếu để nhìn lại văn hóa Trung Hoa không phải là một việc làm ngẫu nhiên của tác giả. Thời đại mở cửa, nước Mỹ trở thành “miền đất hứa” của nhiều người, nước Mỹ giàu có, nước Mỹ văn minh, nước Mỹ sôi động, nước Mỹ là biểu tượng của tiền tài và danh vọng. Phàm sang Mỹ sống “để không bị thiệt vốn tiếng Anh của mình” và cũng bởi “nước Mỹ có nhiều thứ tốt đẹp hơn chờ Phàm”. Với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt như người bản xứ, Phàm nhanh chóng tìm được công việc và người chồng ưng ý nơi đất khách. Thậm chí, cô còn học cách làm công dân Mỹ một cách triệt để: “uống nước lạnh, khi đi làm uống nhiều cà phê, sau khi ăn dùng tăm tẩm bạc hà, cho thật nhiều đá vào Coca Cola, sáng nào cũng tắm nước nóng, áo chỉ mặc một lần rồi giặt...” [7;275]. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là vẻ bề ngoài. Thực ra, nước Mỹ rộng lớn nhưng không dung nạp Phàm. Người Mỹ văn minh lịch sự nhưng Phàm không hiểu thấu được tâm hồn họ. Ngay cả với chồng, Phàm vẫn cảm thấy xa cách: “mãi mãi không thể hiểu nổi David và những bí mật của anh ta...” [7;276]. Phàm là một người Trung Quốc không tìm thấy hạnh phúc trên mảnh đất quê hương nhưng cũng mãi mãi không thể hòa hợp với nước Mỹ. Phàm 92 Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm... là kẻ tha hương ngay chính trong trái tim của mình. Như vậy, điểm nhìn ngoại quan có khả năng đưa người đọc đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn: những khác biệt giữa hai nền văn hóa, số phận những con người bơ vơ nơi đất khách,... Nhìn sự vật từ góc độ của một nền văn hóa xa lạ để thấy sự khác biệt nhưng cũng là một cách để nhìn rõ hơn về chính mình. Điểm nhìn ngoại quan như là một sự bổ sung về chiều rộng cho điểm nhìn nội quan, tạo nên cảm giác “lập thể” cho thế giới hư cấu trong tác phẩm. 2.2.3. Điểm nhìn phức hợp (sự di chuyển các điểm nhìn trần thuật) Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm là một điểm nhìn phức hợp lớn khi triển khai sự việc trong một thời điểm cụ thể của lịch sử: thời kì Cách mạng Văn hóa và để các nhân vật có một quá trình vận động vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng, từ sai lầm đến sửa chữa sai lầm, từ tội lỗi đến nhận hình phạt. Trong quá trình đó các nhân vật vừa có những hành động cụ thể vừa đấu tranh nội tâm, và do đó lời kể của người trần thuật vừa phải có điểm nhìn bên trong, vừa phải có điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn trần thuật di động hết sức linh hoạt giữa các nhân vật. Người trần thuật lúc thì bước vào thế giới của nhân vật này, lúc thì bước vào thế giới của nhân vật khác. Sự di chuyển điểm nhìn trần thuật này tạo nên tính đối thoại cao và “cảm giác lập thể rất phong phú” [9;34] cho tác phẩm. Với cùng một biến cố, ở mỗi nhân vật lại có sự nhìn nhận khác nhau. Nhiệm vụ của người trần thuật là nhanh tay “chộp” lấy những suy nghĩ đó, phô bày nó ra trước độc giả. Cái chết của Thuyên khi mới hai tuổi đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến không chỉ gia đình Khiêu mà còn với cả những “người ngoài” như Đường Phi, bác sĩ Đường, Trần Tại. Với Chương Vũ, bé Thuyên chết cũng như một sự “chấm hết”, chấm hết cho những tháng ngày lừa dối chồng con, chấm hết cho mối tình vụng trộm của hai con người vốn chẳng thuộc cùng một thế giới. Thái độ của bác sĩ Đường khác với Chương Vũ vì “cho dù cuộc đời của bé Thuyên chỉ hai năm anh cũng không lấy gì làm bất ngờ, anh không quá đau khổ” [7;158]. Không phải bác sĩ Đường là kẻ tàn nhẫn, mà là xã hội quá tàn nhẫn, anh cảm thấy nếu sống chúng sẽ còn phải chịu nhiều đau khổ hơn, như chị gái, cháu gái và như chính bản thân anh... Có lẽ trong cái chết của bé Thuyên thì người bị ám ảnh nhiều nhất là Khiêu. Tại sao khi nhìn thấy bé Thuyên đi qua miệng cống nước đã bị mở nắp Khiêu lại nắm tay giữ Phàm lại? Đó là động tác ngăn cản hay là khống chế, là cảm giác hả hê hay cơn co giật hoảng loạn? Chính Khiêu cũng không thể giải thích nổi. Khiêu rất muốn có được cảm giác thanh thản như Đường Phi nhưng lại không thể có được. Khiêu đành “nén chặt nỗi sợ trong lòng với mục đích quên đi nỗi sợ”. Phàm cũng vậy “vẫn nhớ mãi bàn tay Khiêu lần ấy, đấy cũng là chứng cớ để Phàm tố cáo cái hư ảo và cái thực của Khiêu” [7;149]. 2.3. Người trần thuật với giọng điệu trần thuật đa sắc Người trần thuật là một “nhân vật đặc thù”, do nhà văn sáng tạo trong tác phẩm để mang lời kể. Người trần thuật có chức năng tái hiện, phân tích, lí giải thế giới khách quan; tái hiện, phân tích, lí giải sự việc, con người. Như vậy, người trần thuật là nhân vật chứng kiến câu chuyện và kể lại câu chuyện ấy theo cách riêng của mình. 2.3.1. Giọng điệu hoài nghi Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm là một dấu chấm hỏi lớn của Thiết Ngưng đối với lịch sử. Nếu cách mạng là đập tan cái xấu, xây dựng cái mới tốt đẹp thì tại sao số phận của những con người trong Cách mạng văn hóa lại bi thảm đến vậy? 93 Trần Văn Trọng và Nguyễn Thị Hiền Những nạn nhân của Cách mạng văn hóa được mô tả trong tác phẩm thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội, cả nam giới lẫn phụ nữ nhưng nạn nhân trực tiếp lại chủ yếu là những người phụ nữ. Cô giáo Đường Tân Tân bị đem ra đấu tố giữa sân trường, người ta bắt cô đeo trước ngực tấm biển “Tôi là một con đĩ”, họ xô đẩy bắt cô quỳ, bắt cô liếm giày, ăn phân,... Họ nhân danh đạo đức để làm những việc vô đạo đức. Họ công khai chửi mắng, xỉa xói một cô giáo ngay trước mặt học sinh, cả những đứa trẻ lên sáu như Khiêu cũng phải có mặt để chứng kiến điều đó. Những tâm hồn non nớt, ngây thơ lại đã nhiễm phải thói độc ác ngay chính nơi mà chúng được dạy dỗ thành người. Người đọc không khỏi nhăn mặt ghê sợ khi nhà văn phân tích tâm lí của đám đông cách mạng ấy: “nhiều người không nghĩ như Khiêu, bọn họ không muốn cô khai báo. Khi mọi người phải lựa chọn khai báo và ăn phân thì bọn họ muốn không phải là thấy người kia khai báo, mà muốn thấy người đó ăn phân”[7;47]. Không chỉ với lịch sử, Thiết Ngưng còn chỉ tỏ thái độ hoài nghi với cả tình yêu. Quan niệm: “Trên thế gian không gì hoàn chỉnh bằng trái tim tan vỡ” đã chi phối toàn bộ tình yêu của các nhân vật. 2.3.2. Giọng điệu tâm trạng Với một tiểu thuyết thiên về miêu tả tâm lí như Những người đàn bà tắm thì việc xuất hiện giọng điệu tâm trạng là điều dễ hiểu. Giọng điệu tâm trạng chiếm hầu hết trong lời văn của tác phẩm, nhất là những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật. Giọng điệu tâm trạng có được khi nhà văn để người trần thuật lồng vào lời kể của mình ít nhiều cảm xúc. Tâm trạng đó là những cung bậc cảm xúc khác nhau, có thể là vui sướng hân hoan hay buồn thương hờn giận. Giọng điệu tâm trạng khiến cho những con chữ vô hồn bỗng trở nên “người” hơn và sống động hơn. Giọng điệu tâm trạng trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm hòa lẫn vào trong lời kể của người trần thuật, hòa vào lời của nhân vật. Đó là giọng trữ tình sâu lắng khi người trần thuật nói về sự trỗi dậy của tình cảm gia đình tưởng như không tồn tại bấy lâu nay: “Đường Phi ôm lấy cậu mà khóc ngay trong phòng sản. Trong tiếng khóc, cậu cháu đã trút được những nỗi phiền muộn và đau thương không nói được thành lời, bù đắp những hụt hẫng trong tình cảm. Trong tiếng khóc, cậu cháu đã tha thứ cho nhau, tình thân máu mủ đã làm dịu nỗi đau của da thịt và trái tim” [7;140]. Giọng điệu tâm trạng cũng gắn với lời bày tỏ của một tình yêu nồng nàn, say đắm: “nhưng em biết anh yêu em, anh yêu em từ năm em mười hai tuổi, hồi đó anh mười bảy tuổi, chưa hiểu yêu là gì, nhưng anh đã yêu em” [10;344]. Hay nỗi đau xót của Khiêu ngày Đường Phi mất: “Những người đàn ông kia đâu rồi? Những người đàn ông đã được tận hưởng Phi, coi Phi như đồ chơi và cũng bị Phi coi như đồ chơi đâu cả rồi?” [7;367]. Những mảnh tâm trạng buồn, vui, đau xót, hờn giận,... cứ trải ra trong suốt chiều dài tác phẩm và chiều sâu nội tâm nhân vật. Nó như những đợt sóng trào dâng trong tình cảm của các nhân vật đều được thể hiện rất thật, có khả năng khơi gợi sự đồng cảm của người đọc. Giọng điệu tâm trạng khiến cho sự bày tỏ của nhân vật trở nên chân thành, tha thiết và có sức lay động mãnh liệt. Và lời kể mang tâm trạng đã “làm cho phát ngôn trở thành thơ” (Jacobson). Giọng điệu tâm trạng trong Những người đàn bà tắm nói riêng và các sáng tác của Thiết Ngưng nói chung đều có một đặc điểm rất dễ nhận thấy, đó là mang đậm ý thức nữ tính, xu hướng muốn được tâm sự, đối thoại cùng người đọc. 94 Những cách tân trong tổ chức trần thuật tiểu thuyết Những người đàn bà tắm... 2.3.3. Giọng điệu triết lí Những người đàn bà tắm không chỉ là câu chuyện về một thời kì bão giông trong lịch sử Trung Hoa. Truyền tải được cả một nội dung lớn lao như thế không phải là điều đơn giản mà nhà văn phải vận dụng được hết khả năng quan sát, óc tưởng tượng và mang cả tâm hồn, tình cảm của mình vào đó. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ khi nhà văn dùng giọng điệu triết lí để nhận thức lại mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Cái chết thê thảm của bác sĩ Đường đem lại nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc. Bác sĩ Đường chỉ là một con người bình thường, không biết nói những lời hoa mĩ, không biết “đem rao bán và lợi dụng sự khổ đau của mình”. Anh chết cũng vì đã vụng trộm thỏa mãn nhu cầu rất bình thường của con người. Nếu như sự việc này xảy ra với Phương Kăng thì sao nhỉ? Cái chết ấy “nhất định không còn là sự việc bình thường” nữa mà “sẽ là tiểu thuyết, sẽ là điện ảnh, sẽ là phim truyền hình, sẽ là truyền kì, sẽ là bản năng thu hút khác giới” [7;217]. Viết về cái trớ trêu của kiếp người thời đại ấy, Thiết Ngưng đã nghiệm ra rằng:“Đau khổ của người bình thường chỉ có thể là bình thường,... Đau khổ xảy ra cho một đám người mới xứng đáng là “thật”. Đau khổ của người nổi tiếng sẽ trở thành một chú hề ... đồng thời với sự chuẩn bị nước mắt bạn còn cần chuẩn bị để hoan hô nữa”[7;217]. Như vậy, giọng điệu triết lí thường được nhà văn sử dụng khi đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, xã hội sâu sắc. Thông qua cuộc đời, số phận các nhân vật, Thiết Ngưng đã đưa đến một cái nhìn mới mẻ, chân xác về lịch sử. Thiết Ngưng không phải mẫu nhà văn ưa triết lí, trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm không hề thấy sự rao giảng đạo đức hay luân lí, và tác giả cũng không có ý muốn dạy cho người đọc thế nào là xấu, thế nào là tốt. Nhà văn chỉ dồn tâm huyết của mình vào thế giới trong tác phẩm, dùng hết năng lực của mình để “phanh phui đến tận cùng thế giới tâm linh và trạng thái sinh tồn của nhân vật” [7;1] và trao quyền xét đoán về tay người đọc. Nhưng không phải vì thế mà nhà văn để tác phẩm của mình trở thành một thứ “văn chương minh họa” hay một thứ “văn chương giải trí”, đọc cho vui, đọc để giết thời gian. Những vấn đề mà Thiết Ngưng đưa ra trong tiểu thuyết Những người đàn bà tắm, dù thuộc về một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng vẫn có giá trị phổ quát đến ngày hôm nay và mai sau. 2.3.4. Giọng điệu khách quan Giọng điệu khách quan có được khi người trần thuật trở về với vị trí của một “người trần thuật sử quan”, rời khỏi những xáo động trong thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả sự việc theo bằng con mắt khách quan của người ngoài cuộc. Giọng điệu khách quan thường gắn với việ