. Thái Lan
Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Lan có xu hướng tăng trưởng
mạnh tuy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới và cũng là nước có ngành kinh doanh du lịch rất phát triển.
GDP: Năm 2005, GDP đạt 183,9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 4,5%,
thu nhập bình quân đầu người là 2.736 USD. Tăng trưởng kinh tế năm 2005 phụ
thuộc chủ yếu vào nhu cầu nội địa gia tăng. Năm 2005 ở khu vực tư nhân tiêu
dùng tăng 5,1%, đầu tư tăng 16,3%, trong khi ở khu vực công tiêu dùng tăng 6,9%
và đầu tư tăng 24%.
Việc làm: Tình hình thất nghiệp liên tục được cải thiện. Số người có việc
làm tăng từ 33,8 triệu người năm 2003 lên 34,7 triệu người năm 2004, tỷ lệ thất
nghiệp giảm từ 3% năm 2002 xuống 2,1% năm 2004 và 1,4% năm 2005.
Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng liên
tục từ 68,6 tỷ USD năm 2002 lên 96,1 tỷ USD năm 2004 và 105,8 tỷ USD năm
2005, chủ yếu nhờ vào sự hồi phục kinh tế của của các bạn hàng lớn nhất của Thái
Lan như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Ngoài ra xuất khẩu của Thái
Lan còn được đẩy mạnh nhờ các thỏa thuận tự do thương mại song phương như
với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Peru, Bahrain. Những sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là vải sợi, giày dép, các sản phẩm từ cá, gạo, đồ
trang sức, máy vi tính và các thiết bị điện tử. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng từ
64,3 tỷ USD năm 2002 lên 94,4 tỷ USD năm 2004 và 107 tỷ USD với các mặt
hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Thị trường nhập khẩu
chính từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Các Tiểu vương quốc A rập
thống nhất, Singapore.
32 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những đặc diểm kinh tế chủ yếu của các nước Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những đặc diểm kinh tế chủ yếu của các nước
ASEAN
Câu 1: Những đặc diểm kinh tế chủ yếu của các nước ASEAN
1. Thái Lan
Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Lan có xu hướng tăng trưởng
mạnh tuy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới và cũng là nước có ngành kinh doanh du lịch rất phát triển.
GDP: Năm 2005, GDP đạt 183,9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 4,5%,
thu nhập bình quân đầu người là 2.736 USD. Tăng trưởng kinh tế năm 2005 phụ
thuộc chủ yếu vào nhu cầu nội địa gia tăng. Năm 2005 ở khu vực tư nhân tiêu
dùng tăng 5,1%, đầu tư tăng 16,3%, trong khi ở khu vực công tiêu dùng tăng 6,9%
và đầu tư tăng 24%.
Việc làm: Tình hình thất nghiệp liên tục được cải thiện. Số người có việc
làm tăng từ 33,8 triệu người năm 2003 lên 34,7 triệu người năm 2004, tỷ lệ thất
nghiệp giảm từ 3% năm 2002 xuống 2,1% năm 2004 và 1,4% năm 2005.
Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng liên
tục từ 68,6 tỷ USD năm 2002 lên 96,1 tỷ USD năm 2004 và 105,8 tỷ USD năm
2005, chủ yếu nhờ vào sự hồi phục kinh tế của của các bạn hàng lớn nhất của Thái
Lan như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Ngoài ra xuất khẩu của Thái
Lan còn được đẩy mạnh nhờ các thỏa thuận tự do thương mại song phương như
với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Peru, Bahrain. Những sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là vải sợi, giày dép, các sản phẩm từ cá, gạo, đồ
trang sức, máy vi tính và các thiết bị điện tử. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng từ
64,3 tỷ USD năm 2002 lên 94,4 tỷ USD năm 2004 và 107 tỷ USD với các mặt
hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Thị trường nhập khẩu
chính từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Các Tiểu vương quốc A rập
thống nhất, Singapore.
Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 2,8%, năm 2005 là 4,1%.
Dự trữ ngoại hối: 52,07 tỷ USD (năm 2005).
Nợ nước ngoài: 52,46 tỷ USD (năm 2005).
Cán cân thương mại: Kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 1997, cán cân
thương mại luôn đạt thặng dư (xuất siêu), tuy nhiên mức độ thặng dư có khuynh
hướng giảm dần do nhu cầu trong nước tăng mạnh. Thặng dư trong cán cân
thương mại năm 2004 là 1,4 tỷ USD.
Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 40,2 baht (2005).
Chi tiêu ngân sách: Trong năm tài khóa 2004 tổng thu ngân sách là
1.127,153 tỷ baht (chiếm 17,6% GDP), chi ngân sách là 1.140,110 tỷ baht (chiếm
16,5% GDP), thâm hụt 12,957 tỷ baht (chiếm 0,2% GDP).
Chính sách tiền tệ: Do Ủy ban Chính sách Tiền tệ hoạch định, với mục
tiêu bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững,
thông qua việc áp dụng tỷ giá mua lại 14 ngày làm tỷ giá chủ yếu.
Triển vọng trung hạn: Trong giai đoạn trung hạn (2005-2009), theo dự
báo của Bộ Tài chính Thái Lan, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đứng ở mức
5,9%/năm với tỷ lệ lạm phát là 3,2%/năm. Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này
chủ yếu nhờ vào sự phát triển ổn định của nhu cầu tiêu dùng khu vực tư nhân, xuất
khẩu gia tăng, đầu tư tăng mạnh ở cả khu vực công và tư nhằm nâng cao năng lực
sản xuất.
2.Indonexia
Indonesia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn dầu
lửa, khí đốt, thiếc, đồng và vàng. Indonesia là thành viên của tổ chức các Quốc gia
Xuất khẩu Dầu lửa OPEC và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu khí đốt. Mặc
dù Indonesia xuất khẩu dầu thô nhưng vẫn phải nhập khẩu dầu lọc, do đó Chính
phủ phải trợ giá xăng dầu để giữ giá nhiên liệu ở mức thấp (năm 2004 mức trợ giá
xăng dầu của Chính phủ là 7 tỷ USD). Gần đây Chính phủ Indonesia đang thực
hiện cắt giảm dần sự trợ giá này. Indonesia là một trong những nền kinh tế chịu
hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối thập niên 90
của thế kỷ XX. Tuy nhiên hiện nay, nền kinh tế Indonesia đang trong giai đoạn
phục hồi tốt.
Tăng trưởng GDP: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực tháng 7-
1997 đã làm cho nền kinh tế của Indonesia lâm vào khủng hoảng trầm trọng: năm
1998 mức tăng GDP là -12,2% (trước khủng hoảng GDP trung bình tăng 7-8%).
Tuy nhiên, từ năm 1999, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Năm 2004, nền kinh
tế tăng trưởng nhanh, đạt mức 5,13% và 2005 ở mức 6%, bằng mức trước khủng
hoảng. Mức tăng trưởng này diễn ra trên hầu khắp các khu vực trong nền kinh tế,
đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo, giao thông và viễn thông; và được đi kèm với sự
tăng nhanh của đầu tư và xuất khẩu. Để tạo đà tăng trưởng ổn định, Chính phủ đã
cam kết tạo một môi trường thuận lợi cho đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách
xuống dưới 1% GDP. Năm 2005 GDP đạt mức 270 tỷ USD, tính theo đầu người
đạt mức 3.600 USD/năm.
Lạm phát: Trong năm 2004, tiền tệ cơ sở được kiểm soát tốt và tỷ giá hối
đoái đồng Rupiah ổn định đã giúp Ngân hàng Trung ương kìm hãm lạm phát giá
tiêu dùng (CPI) ở mức 6,4%, và vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu là 5,5% +/- 1%.
Những yếu tố chính tạo sức ép lạm phát là sự tăng giá nhà, thực phẩm, giao thông,
viễn thông và đặc biệt là giá năng lượng. Trong thời gian tới, lạm phát dự đoán sẽ
tiếp tục tăng do kế hoạch của chính phủ giảm trợ cấp xăng dầu cộng với xu hướng
giảm giá của đồng nội tệ.
Việc làm: Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, số lượng việc làm mới
được tạo ra cũng tăng, song thị trường lao động vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp là 9,9% (tương đương khoảng 10,3 triệu người). Tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao là do số lượng việc làm mới được tạo ra thấp hơn so với số
lượng người mới tham gia vào thị trường lao động, cộng với việc một số ngành
công nghiệp dệt may, giày da và hàng không cắt giảm số lượng công nhân.
Thương mại: Indonesia xuất khẩu khí đốt đứng hàng thứ hai trên thế giới
và cũng xuất khẩu dầu thô với số lượng lớn. Bên cạnh dầu khí, Indonesia còn xuất
khẩu các mặt hàng nông nghiệp như dầu cọ, gạo, chè, cà phê, tiêu và cao su. Mặt
hàng nhập khẩu chính là dầu lọc, máy móc thiết bị Các đối tác thương mại lớn
là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Australia.
Cán cân thanh toán: Tình hình cán cân thanh toán của Indonesia năm
2004 tiếp tục được cải thiện. Tài khoản vãng lai thặng dư ở mức kỷ lục nhờ tăng
xuất khẩu. Tài khoản vốn năm 2004 cũng đạt mức thặng dư nhờ dòng vốn đổ vào
của khu vực tư nhân. Nhìn chung, cán cân thanh toán năm 2004 đạt mức thặng dư
và dự trữ ngoại hối tăng lên 36,3 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2005, cán cân thanh
toán xấu đi do nhập khẩu tăng mạnh trong khi xuất khẩu tăng không đáng kể đồng
thời thặng dư tài khoản vốn cũng giảm; dẫn tới dự trữ ngoại hối giảm xuống còn
khoảng 30,6 tỷ USD.
Tỷ giá hối đoái: Năm 2004, tỷ giá hối đoái của đồng Rupiah tương đối ổn
định, nhất là sáu tháng cuối năm, đứng ở mức 8.940 Rupiah/1 USD, so với năm
2003 giảm 3,9%. Năm 2005, tỷ giá hối đoái là 9.704,7 Rupiah/1 USD. Sự ổn định
tỷ giá hối đoái một phần nhờ vào các biện pháp quản lý tiền tệ nhằm ổn định kinh
tế vĩ mô của chính phủ, sự tăng cường và thống nhất trong các chính sách quản lý,
hệ thống ngân hàng phục hồi tốt và sự kỳ vọng tích cực của các nhà đầu tư vào
triển vọng nền kinh tế.
Chính sách thu chi ngân sách: Chính sách thu chi ngân sách được thiết
lập để phục vụ kế hoạch phát triển trung hạn, nhằm đảm bảo tính bền vững của
ngân sách thông qua việc giảm thâm hụt ngân sách và phấn đấu đạt được cân bằng
ngân sách vào năm 2008. Để giảm thâm hụt ngân sách, Chính phủ có một số chính
sách cụ thể như cải thiện kỷ luật thu chi tài chính, giảm dần trợ cấp và nợ nước
ngoài, tăng dần doanh thu từ thuế, cải cách chi tiêu của chính phủ. Quyết tâm cải
thiện cán cân ngân sách được thực hiện kiên quyết và cũng đang phát huy tác
dụng. Năm 2004, dự kiến mức thâm hụt là 26.300 tỷ rupiah (1,3% GDP) nhưng
thực tế là 28.600 tỷ (1,4% GDP) do giá dầu tăng và thiên tai; so với năm 2003 là
giảm được 1,9%.
Nợ nước ngoài: Nợ nước ngoài khu vực công là khoản nợ nước ngoài của
Chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Năm 2004, 85,5% nợ nước ngoài khu vực
công là của Chính phủ. Nợ nước ngoài có xu hướng tăng từ 69,4 tỷ USD năm
2001, lên 74,5 tỷ USD năm 2002 và 80,9 tỷ USD năm 2003. Năm 2004, nợ giảm
xuống chút ít còn 80,7 tỷ USD (tương đương 31,3% GDP) do chính phủ trả được
một ít nợ và một phần do USD mất giá. Các khoản nợ công chủ yếu là từ các chủ
nợ cho vay song phương và đa phương. Các chủ nợ đa phương là các thể chế tài
chính bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng
Thế giới. Những khoản nợ khu vực công chủ yếu được dùng để tài trợ cho các
chương trình phát triển trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là tăng
cường sự quản lý của các tập đoàn công ty. Gần đây, Chính phủ Indonesia mở
rộng nguồn vay nợ nước ngoài bằng cách tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
Tháng 3-2004, Chính phủ phát hành ra các thị trường vốn quốc tế đợt trái phiếu lãi
suất 6,75% trị giá 1 tỷ USD – đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của Chính
phủ ra thị trường vốn quốc tế kể từ sau khủng hoảng tài chính.
Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
Indonesia là nhằm phục vụ mục tiêu giảm lạm phát trung hạn đã được Chính phủ
đặt ra, đồng thời hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế. Năm 2004, lãi suất công cụ tài
chính tiếp tục có xu hướng giảm xuống, song ở tốc độ chậm hơn năm 2003 do sự
chuyển đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt. Để hỗ trợ cho sự ổn định
tỷ giá hối đoái, Ngân hàng Trung ương tiến hành quản lý các giao dịch ngoại hối,
quản lý cung và cầu ngoại hối và cơ cấu dòng vốn đổ vào, đồng thời tăng cường
tính hiệu quả của hệ thống giám sát giao dịch ngoại hối.
Triển vọng trung hạn: Các điều kiện kinh tế vĩ mô từ 2004-2009 được dự
đoán là thuận lợi nhờ chiến lược và các chính sách phát triển của Chính phủ
Indonesia, cũng như việc cải cách thị trường trong nước. Trên cơ sở triển vọng
kinh tế toàn cầu và tình hình trong nước, tăng trưởng kinh tế Indonesia được kỳ
vọng là sẽ tiếp tục ở mức cao, từ 5,5% năm 2005 lên 7,6% năm 2009 (trung bình
6,6% cho cả giai đoạn). Trong cả giai đoạn trung hạn, khu vực công nghiệp dự
kiến tăng 8,6% chủ yếu tập trung trong các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống,
thuốc lá, giấy và sản phẩm in, phân bón hóa học; khu vực nông nghiệp dự kiến
tăng ở mức 3,5% mỗi năm.
Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo ra nhiều việc làm mới cho lực lượng lao
động. Tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ giảm từ 9,7% năm 2005 xuống còn 5,1%
năm 2009; dẫn tới tỷ lệ nghèo được kỳ vọng giảm xuống còn 8,2% dân số năm
2009.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ Indonesia
cam kết giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô bằng việc tiến hành một loạt các biện pháp
cải cách khu vực thu chi ngân sách, khu vực tài chính, cải thiện môi trường đầu tư
và phát triển cơ sở hạ tầng.
3.Philippin
GDP: Tổng sản phẩm trong nước thực tế tăng 6% năm 2004, vượt mức chỉ
tiêu là 4,9-5,8%. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc dân tăng 6,2% cao hơn so với
chỉ tiêu đề ra (yừ 5,2 đến 6%). Lượng tiền từ nước ngoài tăng mạnh từ 2,6% GDP
năm 1990 (1,2 tỷ USD) lên đến 9,9% GDP năm 2004 (8,5 tỷ USD). Nguyên nhân
do tất cả các ngành kinh tế đều tăng trưởng, trong đó ngành dịch vụ tiếp tục đóng
vai trò chính trong tăng trưởng kinh tế (7,1%). Năm 2005, GDP ước lượng là
451,3 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 5.100 USD/năm, tốc độ tăng
trưởng là 5,1%.
Thương mại: Trong quý 1 năm 2005, xuất khẩu tăng khiêm tốn (3,4%) do
giảm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trung gian, nhập khẩu tăng 3,5% - một bước
ngoặt so với 4,5% năm 2003. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Philippines là thiết
bị điện tử, máy móc và phương tiện vận tải, dụng cụ quang học, quần áo, những
sản phẩm từ dừa, trái cây, đậu, những sản phẩm từ kim loại đồng, hóa chất. Thị
trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Hồng Kông, Trung Quốc,
Đài Loan, Singapore, Malaysia. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô,
thiết bị máy móc, chất đốt, động cơ ô tô xe máy, hóa chất, ngũ cốc. Thị trường
nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Malaysia.
Đầu tư: Tổng đầu tư trong nước giảm 7,4% trong quý 1 năm 2005 chủ yếu
do giảm đầu tư trong ngành sản xuất máy móc văn phòng, máy móc công nghiệp,
thiết bị và linh kiện điện tử.
Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát là 6% năm 2004, cao hơn so với mức dự tính là
từ 4,5 đến 5%. Lạm phát gia tăng chủ yếu do các cú sốc về nguồn cung trong năm.
Tỷ lệ lạm phát về giá thực phẩm, đồ uống, thuốc lá tăng từ 2,2% năm 2003 lên
6,2% năm 2004. Năm 2005, tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng ở mức 7,9%.
Việc làm: Tổng việc làm tăng thêm 3,2% từ 30,6 triệu việc làm năm 2003
lên đến 31,6 triệu năm 2004. Năm 2004 có thêm 977.000 công nhân có việc làm
so với con số 574.000 của năm 2003. Khu vực dịch vụ tạo ra nhiều việc làm nhất
(658.000) trong khi số người làm nông giảm đi 1,1%. Số việc làm trong ngành
công nghiệp và dịch vụ cũng tăng thêm 2,0% và 4,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp
của Philippines ở mức cao, năm 2005 là 12,2%.
Cán cân thanh toán: Năm 2004 cán cân thanh toán ghi nhận mức thâm hụt
280 triệu USD, ngược lại so với mức thặng dư 115 triệu USD năm 2003. Tuy
nhiên mức thâm hụt này lại thấp hơn con số dự tính 516 triệu USD. Như vậy, cán
cân thanh toán hiện tại vẫn thặng dư 2,1 tỷ USD nhờ lượng tiền từ nước ngoài gửi
về không ngừng tăng lên do nhu cầu lao động người Philippines có tay nghề và
trình độ chuyên môn cao ở nước ngoài ngày càng tăng.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái trung bình đồng Peso - Dollar Hoa Kỳ là
56,04 năm 2004, tức là đồng peso giảm giá 3,4% so với tỷ giá 52,20 năm 2003.
Năm 2005, tỷ giá này là 55,086.
Nợ nước ngoài: Tổng nợ nước ngoài giảm đi 4,4% từ 57,4 tỷ USD năm
2003 xuống còn 54,8 tỷ USD năm 2004, chủ yếu là nhờ việc chuyển chủ thể vay
tín dụng từ người không thường trú sang người thường trú. Các khoản vay dài hạn
và trung hạn lên đến 49,8 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng số nợ. Tổng nợ của khu vực
công giảm đi 4,1%, tổng nợ của khu vực tư nhân tương tự cũng giảm 5,3% cùng
kỳ.
Chi tiêu ngân sách: Chính phủ Philippines ghi nhận mức thâm hụt 187,1
tỷ Peso năm 2004, thấp hơn 10,7 tỷ Peso so với dự tính của cả năm là 197,8 tỷ
Peso. Tổng thu nhập quốc dân tăng 11,7%, đạt mức 699,8 tỷ Peso nhờ Phòng Thu
nhập trong nước và Phòng Thuế quan đẩy mạnh cải cách hành chính từ năm 2002.
Cải cách cơ cấu: Chính phủ Philippines nhận thấy cải cách tài chính và cải
cách cơ cấu là yếu tố nền tảng trong việc phát triển. Năm 2004 và 2005, một số dự
luật và chính sách cải cách đã được thực hiện. Ví dụ: Đạo luật Cộng hòa RA 9334
có hiệu lực vào ngày 1-1-2005 nhằm khắc phục điểm yếu của hệ thống thuế suất
hiện tại. Hay Đạo luật RA 9337 có hiệu lực vào ngày 24-5-2005 nhằm mở rộng
căn cứ cho thuế giá trị gia tăng (VAT), cũng như điều chỉnh tỷ lệ trong năm 2006
để hệ thống thuế có hiệu quả và năng suất hơn.
4.Malaixia
Kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình. Từ một nền kinh tế phụ
thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay
Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công
nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức.
GDP: 65,3 tỷ USD (2004). Năm 2005 tăng lên đến 122 tỷ USD nhờ giá dầu
tăng. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt 7,1%, cao nhất kể từ năm 2000 nhờ nhu
cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài tăng. Thâm hụt ngân sách giảm còn 4,3%
GDP năm 2004 (trong khi năm 2003 là 5,3%) thấp hơn so với con số dự kiến là
4,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 5,3%. Chính phủ Malaysia tiếp tục thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế bằng những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh.
Xuất khẩu: 126,3 tỷ USD (năm 2004), 141,1 tỷ USD (năm 2005), chủ yếu
là hàng hóa chế tạo (điện tử, nhựa và hóa chất, sản phẩm gỗ, sắt thép, dầu mỏ).
Xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ (chiếm 19,8%), Singapore
(15,6%), Trung Quốc (11,5%), Nhật Bản (8,4%), Thái Lan (4,6%), Hồng Ko6ng
của Trung Quốc (4,2%) (năm 2005).
Nhập khẩu: 105,2 USD (năm 2004), 118,7% (năm 2005), chủ yếu là hàng
hóa dùng phục vụ chế tạo tại chỗ (van và đèn điện tử, các nguyên liệu công nghiệp
cơ bản và trung gian, linh kiện, phụ kiện cho thiêt bị vận tải). Nhập khẩu chủ yếu
từ các thị trường: Singapore (27,9%), Nhật Bản (11,6%), Trung Quốc (9,7%), Hoa
Kỳ (9,6%), Thái Lan (5,2%), Hàn Quốc (4,2%) (năm 2005).
Việc làm: Điều kiện thị trường lao động năm 2004 có nhiều ưu đãi với tỷ lệ
thất nghiệp giảm nhẹ còn 3,5%. Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,6%.
Hoạt động kinh tế trong nước năng động tiếp tục tạo ra nhiều việc làm trong khi
năng suất lao động trong ngành chế tạo tăng 15,6%.
Lạm phát: Lạm phát tiếp tục thấp mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ từ
1,2% (2003) lên 1,4% (2004) do giá hàng hóa, thuốc lá, đồ uống và giá xăng dầu
được điều chỉnh. Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn kiểm soát được nhờ điều kiện
thị trường lao động tốt, làm thúc đẩy tăng năng suất lao động và mở rộng năng lực
sản xuất.
Cán cân thanh toán: Khu vực kinh tế nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thể
hiện trong việc dự trữ trong nước tăng trong khi nợ nước ngoài vẫn kiểm soát
được. Dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 253,5 tỷ ringgit (tương đương 66,7 tỷ USD)
vào cuối năm 2004. Mức dự trữ ngoại tệ lại tiếp tục tăng lên 280,2 tỷ ringgit vào
cuối tháng 4 năm 2005.
Nợ nước ngoài: Cuối năm 2004, nợ nước ngoài tăng chậm lên đến 197,3 tỷ
ringgit, tương đương 51,9 tỷ USD ((2003: 49,1 tỷ USD), do khu vực ngân hàng
vay ngắn hạn cao hơn. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ còn thấp ở mức 21,8%.
Với chính sách quản lý nợ cẩn trọng, tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc
dân của Malaysia chỉ còn 46,6% (năm 2003 là 50,2%).
Tỷ giá hối đoái: Từ tháng 9-1998, đồng ringgit Malaysia đã được xác định
tỷ giá chuyển đổi cố định với đồng USD là 3,8 ringgit/1USD. Việc điều chỉnh tỷ
giá neo vào một đồng tiền khác tiếp tục đem lại lợi ích cho kinh tế Malaysia nhờ
tạo được tính khả báo và ổn định cho thương mại và đầu tư nước ngoài.
Chi tiêu ngân sách: Chính phủ liên bang cho biết thâm hụt ngân sách năm
2004 giảm xuống còn 4,3% GDP (năm 2003 là 5,3%). Tình hình tài chính được
cải thiện nhờ thu nhập quốc dân khả quan hơn và giải ngân cho chi tiêu phát triển
cũng thấp hơn. Thâm hụt ngân sách chủ yếu được bù đắp bởi các nguồn thu trong
nước.
Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ vĩ mô năm 2004 tập trung vào việc
duy trì sự ổn định và cải thiện khả năng đón nhận rủi ro của nền kinh tế. Trong khi
chính phủ tiếp tục củng cố tình hình tài chính, chính sách tiền tệ vẫn hỗ trợ hoạt
động kinh tế trong nước và tăng trưởng. Hiệu quả và tác dụng của việc thi hành
chính sách tiền tệ được cải thiện hơn nữa khi Ngân hàng Trung ương đưa ra khuôn
khổ tỷ lệ lãi suất mới vào tháng 4 năm 2004.
Cải cách cơ cấu: Trong 40 năm qua cơ cấu kinh tế Malaysia đã chuyển đổi
một cách mạnh mẽ. Trong đó, việc củng cố hệ thống tài chính có bước tiến đáng
kể. Danaharta - Công ty Quản lý tài sản Quốc gia - đã phát huy vai trò của mình
trong việc thực hiện tái cơ cấu khu vực tài chính sau giai đoạn khủng hoảng tài
chính khu vực. Kế hoạch Quy hoạch Khu vực Tài chính (FSMP - 2001) và Quy
hoạch Thị trường vốn (CMP - 2004) đã tạo điều kiện hơn cho các thể chế tài chính
nước ngoài đồng thời tăng khả năng thanh khoản và hiệu quả sử dụng đồng vốn.
5.Singapore
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo.
Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Singapore trở thành đầu
mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong
những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng
nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004
của Singapore tăng mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây
dựng một nền kinh tế ít bị tác động bởi những biến động bên ngoài và trở thành
trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á.
GDP: 116,3 tỷ (2004), với GDP bình quân đầu người 27.180