I. MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng, khoa học, sáng tạo, nhân văn,
triệt để; đỉnh cao của tri thức nhân loại, trí tuệ thời đại. Hồ Chí Minh tiếp xúc, khẳng
định, đi theo, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo trên nhiều bình
diện, góp phần quan trọng vào việc làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tạo dựng những thành công to lớn, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam. Bài viết
bƣớc đầu, tập trung đi sâu nghiên cứu góp phần làm rõ những điều kiện cơ bản để Hồ
Chí Minh tiếp xúc, khẳng định, đi theo, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin vào Việt Nam, nhằm: “Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”1 theo
tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị “Về công tác lý
luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điều kiện cơ bản để chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
97|
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN VÀO NƯỚC TA
TS. Mai Thu Trang*
Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Trong bài viết, tác giả khái quát việc Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, tập trung đi sâu nghiên cứu,
phân tích, đánh giá những điều kiện cơ bản để Hồ Chí Minh vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin.
I. MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng, khoa học, sáng tạo, nhân văn,
triệt để; đỉnh cao của tri thức nhân loại, trí tuệ thời đại. Hồ Chí Minh tiếp xúc, khẳng
định, đi theo, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo trên nhiều bình
diện, góp phần quan trọng vào việc làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tạo dựng những thành công to lớn, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam. Bài viết
bƣớc đầu, tập trung đi sâu nghiên cứu góp phần làm rõ những điều kiện cơ bản để Hồ
Chí Minh tiếp xúc, khẳng định, đi theo, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin vào Việt Nam, nhằm: “Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”1 theo
tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị “Về công tác lý
luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”.
*
Phó trƣởng Khoa Giáo dục chính trị, Trƣờng ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
1
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị “Về công tác lý luận và định hướng
nghiên cứu đến năm 2030”.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|98
II. NỘI DUNG
2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin của Hồ Chí Minh
“Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do
C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng; V.I. Lênin bảo vệ và phát triển; đƣợc hình thành và
phát triển trên cơ sở thực tiễn và kế thừa những giá trị của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại; là
thế giới quan, phƣơng pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao
động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con ngƣời”2. Chủ nghĩa
Mác - Lênin ra đời vào giữa thế kỷ XIX - đánh dấu bằng sự ra đời tác phẩm Tuyên
ngôn Đảng cộng sản (1848) do C. Mác và Ăngghen viết. 72 năm sau, kể từ khi chủ
nghĩa Mác - Lênin ra đời, vào năm 1920, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,
đánh dấu bằng việc Ngƣời gặp Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Từ chủ nghĩa Mác - Lênin, Ngƣời đã tìm ra con
đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản. Đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu, Ngƣời nhận ra: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”3; “Ngọn
đuốc lý luận Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng tháng Mƣời vĩ đại soi sáng con
đƣờng cách mạng Việt Nam. Muốn cứu nƣớc và giải phóng dân tộc không có con
đƣờng nào khác con đƣờng cách mạng vô sản”4. Từ đó, Ngƣời không ngừng đi sâu
nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nƣớc ta. Sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nƣớc ta hết sức phong phú, đa
dạng trên nhiều lĩnh vực: “Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều
vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc”5. Trên nhiều văn kiện, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng ta; nhiều công trình của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nƣớc
và ngoài nƣớc đã khẳng định điều này. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng khóa VII, VIII, IX, X, XI, XI, XII; Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 289.
4
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.30.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác
tư tưởng hiện nay, tr.7.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
99|
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1991); Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Bổ sung, phát triển (2011), đều
khẳng định Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
nƣớc ta. Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Hồ Chủ tịch bao giờ cũng khái quát
lý luận từ thực tiễn. Do đó, Ngƣời không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
mà còn phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin một cách thiết thực”6; Cố
Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh cùng khẳng định: “Bác Hồ là nhà lý luận kiệt xuất trong
việc trong việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nƣớc ta7
Đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô, khẳng định: “Đồng chí Hồ Chí Minh đã biết áp dụng một
cách tài tình các nguyên lý bất hủ của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam và lịch sử đã chứng minh Ngƣời có lý, bởi vì bằng cách khác thì không có
một dân tộc nào có thể viết nên những trang sử rất anh hùng và vinh quang nhƣ trang
sử nhân dân Việt Nam đã viết nên, nghĩa là đã đánh bại chủ nghĩa thực dân Pháp và sau
đó là đánh bại đế quốc Mỹ”8; Tiến sĩ John Callow, Giám đốc Trung tâm Lƣu trữ và
Tƣởng niệm Karl Marx ở Luân Đôn nhận xét: “Chủ nghĩa Mác là một hệ tƣ tƣởng mà
một trong những vẻ đẹp của nó là có thể thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mà không hề
cứng nhắc. Điều tuyệt vời của chủ nghĩa Mác là nó có thể điều chỉnh linh hoạt những
con ngƣời khác nhau trên khắp thế giới; họ có thể suy nghĩ về những tƣ tƣởng của Mác,
thay đổi chúng, làm mới chúng, đôi khi còn say mê phát triển chúng cho hợp với chính
hoàn cảnh của mình và đất nƣớc mình. Hồ Chí Minh, theo tôi nghĩ, là một trong những
ngƣời quan trọng nhất đã làm đƣợc việc đó”9.
2.2. Những điều kiện cơ bản để Hồ Chí Minh tiếp xúc, khẳng định, đi theo, vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
2.2.1. Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo
Từ rất sớm, lúc Ngƣời còn thiếu thời và mới bƣớc vào tuổi thanh niên. Trƣớc khi
ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc năm 1911, Ngƣời đã tổng kết các con đƣờng cứu nƣớc, các
6
Phạm Văn Đồng (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm
của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.23.
7
Nguyễn Văn Linh, Bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 35 năm xuất bản Tạp chí cộng sản, Báo Nhân
dân, số ra ngày 5/12/1990.
8
Phi-đen Ca-xtơ-rô, Diễn văn tại thành phố Hà Nội, 9,1973. Dẫn theo Thế giới còn đổi thay, nhưng
tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.111.
9 ThS. Cao Hải Yến, “Những đóng góp của Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ
của nhân loại qua góc nhìn của các học giả phương Tây”. Nguồn
chutich.gov.vn).
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|100
phong trào yêu nƣớc theo các khuynh hƣớng, lập trƣờng tƣ tƣởng khác nhau, nhận ra
những hạn chế của chúng. Trả lời một nhà văn Mỹ, Ngƣời nói: “Nhân dân Việt Nam
trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thƣờng tự hỏi nhau ai sẽ là ngƣời sẽ giúp
mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Ngƣời này nghĩ là Anh, có ngƣời cho là Mỹ.
Tôi thấy phải đi ra nƣớc ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về
giúp đồng bào tôi”10. Ngƣời khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rồi
khẳng định: Cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ tuy là thành công, nhƣng chƣa triệt để,
chỉ có Cách mạng tháng Mƣời Nga là thành công, thành công triệt để: “Trong thế giới
bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân
chúng đƣợc hƣởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng
giả dối nhƣ đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã
đuổi đƣợc vua, tƣ bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nƣớc và dân bị áp bức
các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tƣ bản trong thế
giới”11. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo ở Ngƣời nhanh
chóng hòa nhập với tính cách mạng triệt để và tính khoa học chặt chẽ của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo ở Ngƣời đƣợc nâng cao, có bƣớc phát
triển nhảy vọt. Từ đây, tƣ duy của Ngƣời đã đến độ chín muồi để đối chiếu, so sánh,
lựa chọn, chắt lọc và tổng hợp những cứ liệu thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới
cung cấp, những kinh nghiệm mà cuộc sống mang lại, những tƣ tƣởng mà những ngƣời
đi trƣớc đã gợi mở, để đi đến những kết luận mới, những tƣ tƣởng mới. Đánh giá về vai
trò của tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với việc vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, GS. Đặng Xuân Kỳ nhấn mạnh: “Bằng phong
cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ngƣời đã đi đến những tƣ tƣởng lớn, phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin trên nhiều mặt và đã nâng tƣ tƣởng Việt Nam lên một tầm cao mới,
đƣa trí tuệ Việt Nam lên ngang hàng trí tuệ tiên phong của thời đại”12.
2.2.2. Hồ Chí Minh có vốn văn hóa tinh thông, uyên bác, sâu rộng, Đông, Tây, kim,
cổ, truyền thống, hiện đại
Ngƣời tiếp thu, thâu thái có gạn lọc, vốn tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn
hóa nhân loại, văn hóa Quốc học, phƣơng Đông và phƣơng Tây phong phú từ rất sớm.
Ngƣời tự nhận mình là “học trò nhỏ”, và tiếp thu có gạn lọc hạt nhân giá trị trong các
học thuyết của Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên: “Học thuyết Khổng Tử có ƣu điểm
10
Báo Nhân dân, số 4062, ngày 18/5/1965.
11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.304.
12
GS. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr.177.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
101|
lớn là tu dƣỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jêsu có ƣu điểm lớn là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ƣu điểm lớn phƣơng pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật
Tiên có ƣu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nƣớc ta. Khổng Tử, Jêsu,
Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có ƣu điểm chung đó hay sao? Họ đều mƣu phúc lớn
cho loài ngƣời, mƣu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời
này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ nhƣ những ngƣời bạn
thân thiết. Tôi cố gắng làm một ngƣời học trò nhỏ của các vị ấy”13. Với tƣ duy rộng
mở, óc phê phán tinh tƣờng, Ngƣời sẵn sàng tiếp thu, thâu thái cái hay, cái đẹp, cái có
giá trị của mọi luồng tƣ tƣởng, mọi học thuyết đã tạo nên ở Ngƣời một hành lý trí tuệ,
hành trang tinh thần phong phú, một tầm vóc văn hóa sâu rộng. Đánh giá về việc Hồ
Chí Minh là ngƣời tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, tác
giả Trần Bạch Đằng, viết: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ
nghĩa yêu nƣớc, tẩm mình sâu sắc trong hồn dân tộc, là kết tinh của truyền thống nhiều
nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân Việt Nam. Trên cái nền kiên cố ấy,
trên mảnh đất phì nhiêu ấy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh gạn lọc các hạt giống trí tuệ cổ kim
phƣơng Đông, phƣơng Tây và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, sản phẩm
khoa học hiện đại vào một đất nƣớc cụ thể. Ngƣời ta không thể tìm thấy chủ nghĩa
quốc gia cực đoan, thủ cựu, hẹp hòi, vị kỷ, cũng nhƣ ngƣời ta không thể tìm thấy chủ
nghĩa quốc tế không tƣởng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”14. Chính vì vậy, đã hình thành
ở Hồ Chí Minh một tầm vóc văn hóa, tri thức, trí tuệ lớn ngay từ khi Ngƣời còn rất trẻ:
“Từ Nguyễn ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hoá, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ
là một nền văn hóa tƣơng lai. Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua
phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn ái Quốc, chúng ta nhƣ nghe
thấy ngày mai, nhƣ thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới” 15. Chính
nền tảng văn hóa phong phú, sâu rộng đã giúp Ngƣời khi tiếp xúc, khẳng định, đi theo,
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Không có nền tảng văn hóa đó,
Hồ Chí Minh khó tránh khỏi rơi vào sao chép, dập khuôn, máy móc khi vận dụng chủ
nghĩa Mác - Lênin.
13
Hồ Chí Minh - Truyện. Bản dịch Trung văn của Trƣơng Niệm Thức. Bát nguyệt xuất bản xã
Thƣợng Hải, 1949.
14
Trần Bạch Đằng (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sinh khí của một học thuyết, đến với Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tháng 2/2007.
15
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.463.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|102
2.2.3. Hồ Chí Minh nắm linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin - “phương pháp làm
việc biện chứng” phương Tây, quan điểm “đắc ý vô ngôn” phương Đông
Thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách
mạng, sáng tạo là bản chất vốn có của Chủ nghĩa Mác - Lênin. C. Mác và Ph. Ăngghen
nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, “học thuyết của các ông không phải là một giáo điều
mà là một kim chỉ nam cho hành động”. Lênin sau này cũng đã không ít lần nhắc lại
luận điểm kinh điển ấy của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm Cương lĩnh của chúng ta,
Lênin đã khẳng định lại rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác nhƣ là một cái
gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt
nền móng cho môn khoa học mà những ngƣời xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn
nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống. Chúng tôi
nghĩ rằng những ngƣời xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải tự mình phát triển hơn
nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc
áp dụng nguyên lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không
giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga”16. Rõ ràng là cả Mác, Ăngghen, Lênin không
bao giờ tự coi lý luận của các ông là “bất khả xâm phạm”, là hệ thống khép kín, là chân
lý tuyệt đích. Trái lại, các ông luôn đòi hỏi những ngƣời cộng sản phải biết vận dụng
sáng tạo những nguyên lý cơ bản sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử,
truyền thống văn hóa,... của mỗi nƣớc. Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện
chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử; thế giới quan gắn liền với phƣơng pháp luận
khoa học, lý luận gắn liền với thực tiễn, hiện thực sống động chủ nghĩa Mác - Lênin trở
thành học thuyết của sự không ngừng đổi mới, sáng tạo và phát triển. Đó là một trong
những đặc trƣng vốn có quyết định sức sống và sự sáng tạo không ngừng, sức sống
trƣờng tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy chủ nghĩa Mác, phát triển thành
chủ nghĩa Mác - Lênin; chủ nghĩa xã hội từ khoa học trở thành hiện thực thực tiễn sống
động; chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành học thuyết phát triển, sáng tạo không ngừng, là
đỉnh cao tri thức, khoa học, văn hóa nhân loại. Tiếp thu tinh thần đó, Hồ Chí Minh căn
dặn chúng ta, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là thuộc lòng từng
câu chữ, mà là nắm lấy "tinh thần" và "phƣơng pháp" để ứng xử với con ngƣời và công
việc cho đúng. Đây là một năng lực sáng tạo, một bản lĩnh khoa học và văn hóa để
trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, bằng cách không ngừng tìm
tòi, phát triển, sáng tạo nó trong thực tiễn. Bên cạnh đó, quan điểm “đắc ý vô ngôn” -
16
V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.232.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
103|
(cốt nắm đƣợc cái bản chất, tinh thần, ý tứ, không bị trói buộc bởi cái vỏ ngôn từ) của
tƣ duy phƣơng Đông mà Ngƣời thấm nhuần, cũng là cơ sở để Ngƣời vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Quán triệt thế giới quan và phƣơng pháp luận
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm “đắc ý vô ngôn” của phƣơng Đông,
Ngƣời khẳng định: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dƣỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để
dùng lập trƣờng, quan điểm, phƣơng pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những
kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nƣớc ta.
Có nhƣ thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu đƣợc quy luật phát triển của cách mạng
Việt Nam, định ra đƣợc những đƣờng lối, phƣơng châm, bƣớc đi cụ thể của cách mạng
xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nƣớc ta. Nhƣ thế là phải học tập lý luận, phải
nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trƣớc hết là của cán bộ cốt cán của Đảng”17.
“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà
không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Cho nên, trong khi nhấn mạnh sự quan
trọng của lý luận, đã nhiều lần đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng
không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không
phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần đƣợc bổ
sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Những ngƣời cộng
sản các nƣớc phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn
cảnh từng lúc và từng nơi.”18.“Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố đƣợc đạo
đức cách mạng, giữ vững lập trƣờng, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới
làm đƣợc tốt công tác Đảng giao phó cho mình. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học
tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi ngƣời và đối với bản thân mình; là học tập
những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào
hoàn cảnh thực tế của nƣớc ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn. Nhƣng có
đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là hiểu
biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc,
hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin,
nhƣng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng
vào công việc cách mạng”19. Tóm lại, thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính
khoa học và biện chứng, cách mạng, sáng tạo vốn có của chủ nghĩa Mác - Lênin là điều
17
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92.
18
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.95.
19
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.611.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|104
kiện cơ bản giúp Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hồ Chí Minh không thể vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, nếu
không dựa trên thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện
chứng, cách mạng, sáng tạo vốn có của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thế giới quan và
phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách mạng, sáng tạo của chủ
nghĩa Mác - Lênin khơi nguồn cho sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận dụng và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin. GS Mạch Quang Thắng, trong cuốn Hồ Chí Minh nhà
cách mạng sáng tạo, khẳng định: “Tƣ tƣởng lý luận Hồ Chí Minh thuộc lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở phƣ