Tóm tắt
Thích ứng với sự thay đổi và phát triển, ngày 19/7/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số
3056/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn về việc thay đổi nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp
giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị. Từ việc lột tả và phân tích những vấn đề liên quan đến
những “điểm trội”, thách thức cơ bản khi thay đổi chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị
theo chương trình mới, bài viết gợi mở các giải pháp hướng đến thúc đẩy và nâng cao việc giảng dạy,
học tập các môn Lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giải pháp cơ bản hướng đến thúc đẩy và nâng cao việc giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị theo công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 30 (Tháng 12 - 2019)110
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN HƯỚNG ĐẾN
THÚC ĐẨY VÀ NÂNG CAO VIỆC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO CÔNG VĂN
SỐ 3056/BGDĐT-GDĐH
TRẦN MAI ƯỚC
Tóm tắt
Thích ứng với sự thay đổi và phát triển, ngày 19/7/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số
3056/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn về việc thay đổi nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp
giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị. Từ việc lột tả và phân tích những vấn đề liên quan đến
những “điểm trội”, thách thức cơ bản khi thay đổi chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị
theo chương trình mới, bài viết gợi mở các giải pháp hướng đến thúc đẩy và nâng cao việc giảng dạy,
học tập các môn Lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Lý luận chính trị, Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH, giảng dạy, phương pháp dạy học,
giáo dục đại học
Abstract
Adapting to change and development, on July 19, 2019, the Ministry of Education and Training
issued official dispatch No. 3056 / BGDĐT-GDĐH providing guidance on changes in curriculum content,
textbook, and teaching and studying methods of political theory subjects. From describing and
analyzing issues related to “dominant points”, basic challenges when changing curriculum content,
textbook of Political theory subjects under the new program, the article suggests solutions to promote
and improve the teaching and learning of political theory subjects in the current period.
Keywords: Political theory subjects, official dispatch No.3056/BGDĐT-GDĐH, teaching, teaching
methods, higher education
Đặt vấn đề
Theo một số nhà nghiên cứu, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đang tụt hạng; sự tụt hạng xảy ra ở
cả 3 tiêu chí chính: Trí tuệ, kinh tế tri thức và
đẳng cấp của giáo dục đại học (ĐH). Những
thực tế này phản ánh chất lượng giáo dục ĐH
của Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế
giới. Chúng tôi mạnh dạn cho rằng, một trong
những nguyên nhân cơ bản của thực trạng
trên là phương pháp dạy học còn lạc hậu,
nặng nề về thông báo và truyền thụ tri thức
lý thuyết một chiều mà chưa chú ý phát triển
năng lực người học, chưa coi trọng khả năng
tự học, tự nghiên cứu và quá trình trải nghiệm
sáng tạo để hình thành năng lực, thái độ và kỹ
năng cho người học.
Cả thực tiễn và lý luận đã chứng minh rằng,
sinh viên là nguồn lực quan trọng cho đội ngũ
trí thức. Sinh viên không chỉ cần có kiến thức
chuyên môn vững vàng mà cần phải có những
phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý
tưởng sống cao đẹp. Các môn Lý luận chính trị
(LLCT) trang bị thế giới quan, nhân sinh quan
Số 30 (Tháng 12 - 2019) 111
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ
cách mạng và phương pháp luận khoa học,
đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo
đức cho sinh viên, góp phần phát triển con
người toàn diện.
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy các
môn LLCT thời gian vừa qua, chúng ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên,
quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập cần nghiên cứu để tháo gỡ, và
việc thay đổi nội dung chương trình, giáo trình
và phương pháp giảng dạy, học tập các môn
LLCT theo hướng gắn lý luận với thực tiễn để
đáp ứng công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong giai
đoạn gần đây là nhu cầu mang tính tất yếu
khách quan.
1. Những “điểm trội” cơ bản khi thay đổi
chương trình, giáo trình các môn LLCT theo
Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH
Ngày 28/3/2014, Ban Bí thư ban hành Kết
luận số 94-KL/TW về việc tiếp tục đổi mới việc
học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Triển khai kế hoạch số 319-KH/
BTGTW ngày 3/4/2015 của Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ GD&ĐT đã tổ chức biên soạn
chương trình, giáo trình các môn LLCT dùng
chung trong đào tạo trình độ đại học đối với
tất cả các cơ sở giáo dục đại học được áp dụng
từ năm học 2019 - 2020. Theo đó, những môn
học bắt buộc trong chương trình đào tạo trình
độ đại học thực hiện theo Kết luận số 03-KL/
BTGTW ngày 25/4/2017 và Kết luận số 04-KL/
BTGTW ngày 19/9/2017 của Ban Tuyên giáo
Trung ương. Ngày 19/7/2019 Bộ GD&ĐT đã có
Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn
việc thực hiện chương trình, giáo trình các
môn LLCT, theo đó, các chương trình đào tạo
LLCT được thể hiện chi tiết, cụ thể như sau:
* Không chuyên về LLCT: Triết học Mác -
Lênin (3 tín chỉ); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2
tín chỉ); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ);
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ); Tư
tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ).
* Chuyên về LLCT: Triết học Mác - Lênin (4
tín chỉ); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (3 tín chỉ);
Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ); Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ); Tư tưởng
Hồ Chí Minh (2 tín chỉ).
Việc thay đổi chương trình, giáo trình các
môn LLCT như trên đã giải quyết được những
bất cập lớn trong quá trình giảng dạy và học
tập các môn LLCT theo chương trình cũ trước
đây1, thể hiện cơ bản ở các điểm:
- Giúp cho sinh viên nhận thấy rõ được nội
dung chủ nghĩa Mác - Lênin gồm có ba phần
chủ yếu (Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị
Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học).
- Thể hiện đúng nghĩa là một môn khoa học
trong chương trình đào tạo của nhà trường khi
xác định rõ: đối tượng, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu riêng biệt.
- Việc bố trí giảng viên giảng dạy LLCT
đúng với chuyên ngành chuyên sâu mà giảng
viên được đào tạo, góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng đào tạo2.
- Nội dung các môn LLCT vẫn nặng tính
hàn lâm, ít có sự bổ sung, phát triển, gắn liền
với “hơi thở” của thời cuộc như: kinh tế thị
trường, nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân
quyền, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức, cách
mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, kinh
tế xanh... Việc thay đổi này, phần nào đáp ứng
được các nội dung đã nêu, mặc dù còn khiêm
tốn và chưa thực sự phong phú, đa dạng.
- Khắc phục được số tiết học “nghèo nàn”
so với nội dung cần chuyển tải ở trên lớp của
các môn LLCT.
2. Những thách thức trong quá trình triển
khai thực hiện Công văn số 3056/BGDĐT-
GDĐH
Việc đổi mới chương trình, giáo trình các
môn LLCT (chuyên và không chuyên) là yêu
cầu cần thiết cho việc đổi mới căn bản, toàn
diện GD&ĐT, phù hợp với xu thế vận động và
phát triển trong bối cảnh hiện nay. Quá trình
triển khai thực hiện nội dung Công văn số
Số 30 (Tháng 12 - 2019)112
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
3056/BGDĐT-GDĐH, chúng tôi nhận thấy còn
vướng phải những tồn tại và thách thức cần
vượt qua.
* Đối với giảng viên:
- Việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn của giảng viên phù hợp với chuyên
ngành giảng dạy chưa được quan tâm, chú
trọng đúng mức ở chính bản thân giảng viên
tham gia giảng dạy và cơ sở đào tạo, nơi quản
lý giảng viên giảng dạy các môn LLCT.
- Hạn chế về kỹ năng sư phạm, chưa biết
sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng
dạy một cách phù hợp (các phần mềm ứng
dụng vi tính cơ bản, Projector) của một số
giảng viên tham gia giảng dạy LLCT dẫn đến
chưa thực sự tạo sự hứng thú của học viên,
chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo
của người học.
- Thiếu sự kết hợp với công tác nghiên
cứu khoa học (NCKH) để làm giàu thêm vốn
tri thức lý luận, tăng thêm kiến thức thực tiễn
của giảng viên LLCT cũng là một tồn tại cố
hữu. Việc giảng viên thuần về giảng dạy, tập
trung cho giảng dạy theo hướng “thợ giảng” là
thực trạng đã và đang diễn ra ở một số cơ sở
đào tạo. Việc chưa chú trọng công tác NCKH
đã làm cho giảng viên thiếu trưởng thành về
mặt chuyên môn, không tự tin vào bài giảng,
không tạo thêm động lực, nguồn cảm hứng
mới cho chính bản thân họ trong quá trình
thúc đẩy sự say mê nghề nghiệp, biết làm chủ
tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo
và vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như
thực tiễn cuộc sống. Vì thế, giảng viên không
thực sự có quá trình tích luỹ về lượng để biến
đổi về chất; tri thức không được mở rộng và
chuyên sâu.
- Sự liên hệ với thực tiễn, gắn lý luận với
thực tiễn, cập nhật thông tin kinh tế - xã hội
với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa
phương, của các đối tượng người học ở một
số giảng viên còn hạn chế. Sự liên hệ này tuỳ
thuộc vào phương pháp của giảng viên, có thể
giảng viên tự liên hệ trong bài giảng và giúp
cho học viên thấy được sự thể hiện trong thực
tế cuộc sống hoặc giảng viên có thể gợi mở,
trao đổi với học viên, chỉ ra thực trạng của địa
phương, đất nước, từ đó khái quát, trừu tượng
hóa làm sáng tỏ về mặt lý luận là điều cần thiết
vừa góp phần nâng cao chất lượng bài giảng,
vừa lôi cuốn và thu hút được người học trong
quá trình theo dõi bài giảng, tránh tâm lý “nản”
khi học các môn LLCT.
* Đối với sinh viên:
- Hạn chế về nền tảng kiến thức lịch sử,
xã hội, ít trải nghiệm thực tiễn, ít hiểu biết về
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội quốc tế và
trong nước của sinh viên khi vừa rời trường
phổ thông cũng là thách thức đối với sinh viên
trong việc tiếp thu tốt kiến thức các môn LLCT.
- Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù đã hơn
30 năm đổi mới, đánh dấu sự trưởng thành
về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, do xuất
phát điểm thấp nên thành quả mà chúng ta
đạt được còn chưa bắt kịp được với xu thế phát
triển như vũ bão về kinh tế, xã hội toàn cầu.
Nhiều mặt trái của kinh tế thị trường, của quá
trình công nghiệp hóa thời kỳ đầu và hội nhập
quốc tế đã nảy sinh trong quá trình vận động
và phát triển, cùng với đó là hệ thống xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, phong trào
cộng sản, công nhân thế giới đã thoái trào,
trong khi chủ nghĩa tư bản ở nhiều nước đạt
được những thành tựu to lớn tất cả những
điều đó đã làm cho niềm tin, lý tưởng xã hội
chủ nghĩa, tinh thần học tập LLCT trong sinh
viên bị ảnh hưởng, tác động và chi phối ít
nhiều khi xét về khía cạnh phương hướng và
định hướng giá trị.
3. Gợi mở những giải pháp cơ bản hướng
đến thúc đẩy và nâng cao việc giảng dạy,
học tập các môn LLCT theo Công văn số
3056/BGDĐT-GDĐH
Tại Kết luận 94-KL/TW năm 2014, ngày
28/3/2014 của Ban Bí thư đã nhấn mạnh:
Số 30 (Tháng 12 - 2019) 113
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ
“Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội
dung, chương trình, phương pháp giảng dạy,
xây dựng đội ngũ giáo viên) LLCT trong hệ
thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng
chiến lược” [1]. Chúng tôi cho rằng, để thúc đẩy
và nâng cao việc giảng dạy, học tập các môn
LLCT theo Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH,
cần tập trung vào một số giải pháp như sau:
3.1. Giải pháp trước mắt
Thứ nhất, sắp xếp giảng viên giảng dạy
đúng chuyên môn cùng với việc bồi dưỡng,
nâng cao trình độ cho giảng viên. Tiến hành rà
soát lại đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên
môn được đào tạo, các chuyên môn đã được
bồi dưỡng và vị trí công tác đang đảm nhiệm
xem đã hợp lý và phù hợp chưa. Nhất thiết cần
đưa ra các tiêu chí đối với giảng viên giảng dạy
cho từng hệ học, từng môn học, từng chuyên
ngành. Từ đó, bố trí, sắp xếp làm sao để giảng
viên có thể dạy đúng chuyên môn được đào
tạo. Cân đối số tiết giảng sao cho hợp lý, tránh
trường hợp giảng viên này dạy quá nhiều
trong khi giảng viên khác dạy ít. Ngoài ra
cũng cần có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho giảng viên
giảng dạy các môn LLCT. Chấm dứt tình trạng
cử nhân dạy cử nhân, chưa có bằng sau đại
học giảng dạy đại học (như theo quy định tại
Luật Giáo dục đại học, sửa đổi, bổ sung năm
2013, 2014, 2015, 2018, có hiệu lực thi hành từ
01/7/2019).
Thứ hai, kết hợp chặt
chẽ giữa giảng dạy các môn
LLCT với NCKH. Các trường
và hơn hết tự bản thân
giảng viên cần ý thức được
tầm quan trọng, cần thiết
của công tác này. Cần xem
NCKH là một nhiệm vụ quan
trọng để các giảng viên có
điều kiện, có động lực bổ
sung, hoàn thiện chuyên
môn. Giảng viên LLCT cần
phải nhận thức và xác định
NCKH là một trong những yếu tố quan trọng
nhất [4, tr.23] góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo các môn LLCT trong bối cảnh muốn
nâng cao chất lượng đào tạo. Nên có quy định
mang tính định lượng rõ ràng là mỗi giảng viên
trong mỗi năm học cần có bao nhiêu (01 hoặc
2) bài báo khoa học trong nước, bao nhiêu (01
hoặc 2) bài báo đăng toàn văn trong kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia, quốc tế Làm được
điều này sẽ tránh được tình trạng “thợ giảng”3,
nâng cao công tác chuyên môn của giảng viên
và hoạt động NCKH của bộ môn, khoa và của
nhà trường.
Thứ ba, trong quá trình giảng dạy các môn
LLCT, giảng viên cần đặt người học vào vị trí
trung tâm, phát huy tính năng động, sáng tạo
của người học, khuyến khích sinh viên tích cực
NCKH, tham gia giải quyết các vấn đề mà thực
tiễn kinh tế - xã hội đang đặt ra. Điều này là phù
hợp với xu thế và bối cảnh hiện nay, và cũng đã
được nhấn mạnh trong Kết luận số 94-KL/TW
ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư: “Phương pháp
giảng dạy và học tập phải sinh động, mềm
dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo
được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người
dạy và người học; người học thích đọc hơn, có
trách nhiệm phải học; người dạy có hứng thú
hơn, có trách nhiệm cao hơn” [1].
Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức, phương
pháp đánh giá trong quá trình giảng dạy các
môn LLCT. Chúng tôi cho rằng, mỗi lớp học có
Sơ đồ 1. Hệ thống các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học
Số 30 (Tháng 12 - 2019)114
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đối tượng sinh viên khác nhau về nhận thức,
thái độ, do vậy, trong quá trình giảng dạy,
bằng kinh nghiệm của “trực giác” của mình,
giảng viên cần lựa chọn 01 phương pháp kiểm
tra đánh giá cho phù hợp với đối tượng học.
Và phần này chỉ nên diễn ra ở 50% tổng điểm
của khóa học, còn 50% còn lại, đánh giá chung
theo quy định hiện hành của bộ môn, của
khoa, của nhà trường (Sơ đồ 1).
3.2. Giải pháp lâu dài
Cùng với việc gợi mở những giải pháp
mang tính trước mắt, về lâu dài chúng tôi
mạnh dạn cho rằng cần tập trung vào một số
giải pháp cơ bản như sau:
Một là, để phù hợp với sự phát triển của
thực tiễn, phản ánh thực tiễn đang diễn ra,
nội dung các môn học cần tiếp tục cần nghiên
cứu, bổ sung, hoàn thiện theo hướng:
+ Các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế
chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa
học: Cần đề cập đến những trào lưu tư tưởng
triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội
trước đó và cả những trào lưu tư tưởng đương
đại để giúp sinh viên tiếp cận một cách logic
về sự ra đời học thuyết Mác - Lênin, mối tương
quan với các trào lưu tư tưởng khác trong lịch
sử và đương đại.
+ Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Cần luận giải
nhiều hơn một số tư tưởng ở Việt Nam trước
và trong thời đại Hồ Chí Minh; nhấn mạnh Hồ
Chí Minh đã kế thừa và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin và vận dụng như thế nào vào thực
tiễn của Việt Nam.
+ Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nên mạnh dạn có những tiết hoặc tiểu tiết liên
quan đến đánh giá về ưu điểm và tồn tại, hạn
chế trong các chủ trương, đường lối của Đảng
cũng như việc triển khai thực hiện những chủ
trương, đường lối trong thực tiễn cuộc sống.
Hai là, bám vào các quan điểm chỉ đạo
trong Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014
của Ban Bí thư là: “Nội dung chương trình học
tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục
quốc dân phải tập trung xây dựng cho tốt, phù
hợp cho từng đối tượng học, từng cấp học, bậc
học từ thấp đến cao”; “Đổi mới việc học tập
LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm
tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao
hơn” [1]. Chúng tôi nhận thức được rằng, giáo
trình là tài liệu học tập, giảng dạy được thiết
kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình
môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy
chính thức cho giảng viên, làm tài liệu học tập
chính thức cho sinh viên. Để giáo trình có sự
ổn định tương đối và sức sống lâu dài (ít nhất
là trong 01 khóa học), nên nghiên cứu để xây
dựng giáo trình các môn LLCT theo hướng:
+ Đưa vào giáo trình những vấn đề thực
tiễn của đất nước và thời đại đang đặt ra.
+ Hình thành giáo trình khung, với các kiến
thức cơ bản.
+ Các cơ sở giáo dục đại học có thể biên
soạn giáo trình riêng trên cơ sở chương trình
khung, bám sát nhu cầu của từng lĩnh vực.
+ Cần có giáo trình dành riêng cho từng
khối ngành như khối khoa học tự nhiên và khối
kỹ thuật; khối kinh tế - tài chính; khối khoa học
xã hội và nhân văn; khối y - dược...
+ Nhân sự biên soạn giáo trình phải có đủ
trình độ và tính chuyên sâu về lĩnh vực tri thức
của giáo trình.
Ba là, tác động của kinh tế thị trường làm
cho không ít giảng viên mất đi nhiệt huyết
cống hiến. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và
có chế độ, cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với
giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy các
môn LLCT theo hướng:
+ Chính sách lương hợp lý để giảng viên
đủ sống bằng nghề của mình, chuyên tâm vào
việc nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH.
+ Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu
hút các nhà khoa học, các giảng viên giỏi trong
việc tham gia nghiên cứu và giảng dạy LLCT tại
các cơ sở giáo dục đại học.
Số 30 (Tháng 12 - 2019) 115
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ
+ Quy định bắt buộc 01 năm/01 lần giảng
viên tham gia nghiên cứu và giảng dạy LLCT
phải tham gia tập huấn thực tế để nâng cao
trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin,
tri thức về kinh tế - xã hội ở trong và ngoài
nước, phục vụ cho bài giảng.
Thay lời kết
Trong những năm qua, được sự quan tâm
chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng
với sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ giảng viên
LLCT, việc giảng dạy LLCT tại các cơ sở giáo
dục đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực
và phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn.
Các công tác: Đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực người
học; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình
đào tạo theo hướng phát triển năng lực và đáp
ứng yêu cầu xã hội; xây dựng, phát triển đội
ngũ giảng viên đại học đủ về số lượng và chất
lượng, tăng cường công tác NCKH được xem
là những yếu tố cốt lõi, mang tính nền tảng,
quyết định và nâng cao chất lượng đào tạo các
môn LLCT trong quá trình triển khai thực hiện
Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo
dục và Đào tạo hiện nay.
T.M.Ư
(PGS.TS, Chánh văn phòng
Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM)
Chú thích
1 Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT
(Quyết định ban hành chương trình các môn
LLCT trình độ cao đẳng, đại học cho sinh viên
khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh
tế chính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội
khoa học đã hợp thành một môn Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam đổi thành môn Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; môn
học Tư tưởng Hồ Chí Minh được giữ nguyên.
2 Trước đây, một giảng viên LLCT có thể phải
dạy cả phần Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa
xã hội, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi người dạy
hiểu chưa sâu sắc thì không thể truyền thụ và
giúp sinh viên hiểu sâu sắc về kiến thức môn học.
3 Vẫn còn tồn tại thực tế giảng viên giảng quá
nhiều, thành “thợ giảng” để lấy tiết giảng thừa bù
đắp lại cho số tiết NCKH còn thiếu. Điều này là
mâu thuẫn (vì chiều ngược lại là không cho lấy
số tiết dư của NCKH để bù cho tiết giảng dạy) và
không chính xác, không đúng với quy định hiện
hành của giảng viên, đó là phải thực hiện song
song hai nhiệm vụ: Giảng dạy và NCKH.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Bí thư (2014), Kết luận số 94-KL/TW
ngày 28/3/2014 về việc tiếp tục đổi mới việc học
tập Lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc
dân, https://thukyluat.vn/vb/ket-luan-94-kl-tw-
nam-2014-tiep-tuc-doi-moi-viec-hoc-tap-ly-
luan-chinh-tri-trong-he-thong-giao-duc-quoc-
dan-3d7a5.html, truy cập ngày 09/10/2019.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn số
3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 về việc