Những khó khăn của sinh viên năm 1 trong việc học tiếng Pháp

1. Đặt vấn đề: Là những sinh viên năm một, chắc hẳn ai cũng đã có những lúc bỡ ngỡ, khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới – giảng đường đại học. Chúng tôi, những sinh viên lớp 1B, cũng không phải là ngoại lệ. Với đặc trưng của ngành Tiếng Pháp, chúng tôi bắt đầu học các môn thực hành tiếng - nghe, nói, đọc, viết. Trước đây,ở cấp phổ thông, chúng tôi không gặp trở ngại gì lớn trong việc học các môn ngoại ngữ, mà cụ thể là môn Tiếng Pháp. Bởi vì chúng tôi dành phần lớn thời gian để học Đọc hiểu và Ngữ pháp. Còn bây giờ thì hoàn toàn khác. Môn Tiếng Pháp được chia thành bốn kỹ năng gọi là bốn môn thực hành tiếng: nói, nghe, đọc, viết; cùng với đó là nhiều môn học khác như phương pháp giảng dạy, cơ sở ngôn ngữ, Cùng với đó là cách học và một môi trường học mới mẻ. Chính những vấn đề đó đã khiến chúng tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn trong việc làm quen và thích nghi với môi trường học tập ở đại học. Đó chính là những khó khăn bước đầu của chúng tôi. Mặc khác, học lực của các bạn trong lớp lại không đồng đều, một số bạn đã học chương trình tiếng Pháp song ngữ (7 năm, 12 năm), và một số ít bạn chỉ mới bắt đầu học từ cấp III. Do đó điều này không chỉ gây khó khăn trong việc học của các bạn mà còn đặt ra vấn đề đối với các giáo viên giảng dạy: dạy như thế nào để có thể đáp ứng với nhu cầu kiến thức của tất cả các sinh viên trong lớp (trình độ tiếng pháp khác nhau, do thời gian được đào tạo ở phổ thông khác nhau). Qua thời gian 3 tháng học tại trường đại học, qua trao đổi và quan sát quá trình học tập của lớp, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bạn trong lớp đều cho rằng gặp khó khăn khi nghe, nói, đọc, viết

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khó khăn của sinh viên năm 1 trong việc học tiếng Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2008 – 2009 140 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM 1 TRONG VIỆC HỌC TIẾNG PHÁP Nguyễn Như Linh Thảo Hồ Hoàng My Nguyễn Thị Bích Loan Sinh viên năm 1, Khoa Pháp văn GVHD: TS.Nguyễn Kim Oanh 1. Đặt vấn đề: Là những sinh viên năm một, chắc hẳn ai cũng đã có những lúc bỡ ngỡ, khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới – giảng đường đại học. Chúng tôi, những sinh viên lớp 1B, cũng không phải là ngoại lệ. Với đặc trưng của ngành Tiếng Pháp, chúng tôi bắt đầu học các môn thực hành tiếng - nghe, nói, đọc, viết. Trước đây,ở cấp phổ thông, chúng tôi không gặp trở ngại gì lớn trong việc học các môn ngoại ngữ, mà cụ thể là môn Tiếng Pháp. Bởi vì chúng tôi dành phần lớn thời gian để học Đọc hiểu và Ngữ pháp. Còn bây giờ thì hoàn toàn khác. Môn Tiếng Pháp được chia thành bốn kỹ năng gọi là bốn môn thực hành tiếng: nói, nghe, đọc, viết; cùng với đó là nhiều môn học khác như phương pháp giảng dạy, cơ sở ngôn ngữ, Cùng với đó là cách học và một môi trường học mới mẻ. Chính những vấn đề đó đã khiến chúng tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn trong việc làm quen và thích nghi với môi trường học tập ở đại học. Đó chính là những khó khăn bước đầu của chúng tôi. Mặc khác, học lực của các bạn trong lớp lại không đồng đều, một số bạn đã học chương trình tiếng Pháp song ngữ (7 năm, 12 năm), và một số ít bạn chỉ mới bắt đầu học từ cấp III. Do đó điều này không chỉ gây khó khăn trong việc học của các bạn mà còn đặt ra vấn đề đối với các giáo viên giảng dạy: dạy như thế nào để có thể đáp ứng với nhu cầu kiến thức của tất cả các sinh viên trong lớp (trình độ tiếng pháp khác nhau, do thời gian được đào tạo ở phổ thông khác nhau). Qua thời gian 3 tháng học tại trường đại học, qua trao đổi và quan sát quá trình học tập của lớp, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bạn trong lớp đều cho rằng gặp khó khăn khi nghe, nói, đọc, viết Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 141 Vậy bản chất những khó khăn mà mỗi thành viên trong lớp đang phải đối mặt là gì? Tất cả các thành viên trong lớp cùng gặp các vấn đề (khó khăn, cản trở) trong học tập giống nhau? Làm thế nào để sớm khắc phục tình trạng này? Xuất phát từ suy nghĩ là lớp là một tập hợp nhiều cá nhân đến từ các miền khác nhau, từ các trường phổ thông khác nhau, từ các chương trình học tiếng pháp ở phổ thông khác nhau và mỗi một cá nhân trong lớp có một “vốn” (trình độ) tiếng Pháp khác nhau, sự lĩnh hội bài giảng và sự thích nghi với môi trường học tập mới - môi trường đại học, cũng khác nhau, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với tên “Những khó khăn của sinh viên năm 1 trong việc học tiếng Pháp” Nhằm mục đích tìm ra khó khăn, thực trạng học tiếng Pháp của sinh viên năm nhất. Qua đó, đề xuất với người dạy có những biện pháp giúp sinh viên học tập tốt bộ môn này. 2. Tìm hiểu lý thuyết 2.1. Khái niệm “khó khăn” Theo “Dictionnaire de l’Académie Française” –huitième édition, Khó khăn là những điều gây trở ngại, cản trở trong khi thực hiện một công việc nào đó. -Ví dụ: khi viết một bài luận bằng tiếng Pháp, sinh viên A không tìm được từ vựng để diễn tả ý của mình, không biết viết sao cho đúng ngữ pháp,Đó chính là những cản trở, khó khăn của sinh viên A trong việc làm một bài viết bằng tiếng Pháp. Bên cạnh đó, sau khi tìm hiểu, thăm dò và tổng hợp ý kiến của các bạn trong lớp, chúng tôi nhận thấy đa số các bạn (17/20 ý kiến) đưa ra ý kiến chung về khái niệm “khó khăn” như sau: Khó khăn là những vấn đề ta gặp phải trong cuộc sống mà ta không thể tự giải quyết được, phải cần đến sự giúp đỡ của người khác hoặc phải có sự nỗ lực trong một thời gian dài thì mới có thể vượt qua. Trong viêc học nói chung và trong việc học bộ môn thực hành tiếng pháp nói riêng, chúng tôi đều gặp những trở ngại khi học Nghe, Nói, Đọc và Viết. Đó là: nghe không rõ, không bắt kịp những gì người ta nói; nói thường sai ngữ pháp, nói theo kiểu “đối phó tình huống”, sử dụng cử chỉ nhiều hơn là bật ra thành tiếng; vốn từ vựng quá ít để có thể hiểu một bài đọc; khi viết thì không nắm vững ngữ pháp, không có từ để diễn đạt ý, viết theo kiểu dịch từng chữ từ tiếng Việt sang tiếng Pháp; 2.2. Khó khăn về ngôn ngữ,(dificultés langagières) Năm học 2008 – 2009 142 Khó khăn về ngôn ngữ là những cản trở, trở ngại trong việc học một ngoại ngữ. Một người học có khó khăn về ngôn ngữ luôn luôn trong tình trạng: - Đọc một bài khóa mà không hiểu nội dung của bài khóa. - Không hiểu hoặc hiểu không đúng những văn bản cần phải đọc hoặc là những câu hỏi cần trả lời. - Không nắm được các khía cạnh thông tin truyền đạt thông qua bài khóa. - Nghe mà không hiểu nội dung bài nghe. - Không diễn đạt được những gì mình muốn truyền đạt khi nói, viết. 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu những khó khăn mà các thành viên trong lớp 1B đang gặp phải trong quá trình học các môn thực hành tiếng và từ đó đi đến việc tìm ra những biện pháp khắc phục tình trạng trên. 4. Giả thuyết nghiên cứu Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đặt giả thuyết về những nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc học các môn thực hành tiếng như sau: 1. Do nguyên nhân chủ quan, tức là chính bản thân người học tự gây ra khó khăn, vấn đề, chẳng hạn như ít luyện tập nghe, nói tiếng Pháp ngoài giờ học trên lớp, không tự bổ sung cho mình vốn từ vựng 2. Do thiếu môi trường thực hành,ví dụ như không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, thực hành giao tiếp 3. Phương pháp học chưa có hiệu quả. 5. Các bước tiến hành nghiên cứu Sau khi xác định mục đích nghiên cứu là tìm hiểu các khó khăn mà SV năm I khoa Pháp gặp phải trong việc học các môn thực hành tiếng, chúng tôi thực hiện khảo sát thực tiễn để hiểu rõ hơn về các khó khăn này, góp phần giúp SV nhận thức được vấn đề của mình, từ đó các bạn sẽ chọn ra phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả hơn. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Việc học tiếng Pháp của các SV lớp 1B khoa Pháp văn, trường ĐHSP TPHCM. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 143 Đối tượng nghiên cứu: Các khó khăn khi học tiếng Pháp của sinh viên năm nhất khoa Pháp văn, trường ĐHSP TPHCM. Để đảm bảo khả năng thu được kết quả mang tính chính xác cao, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ chính các SV này. Các bạn sẽ đưa ra ý kiến của mình một cách chính xác & trung thực nhất giúp chúng tôi thực hiện tốt đề tài khảo sát của mình. Công cụ nghiên cứu: Các bản nhật kí viết tay. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 17/10/2008 đến ngày 25/03/2009 Quá trình nghiên cứu Bước thứ I: Tìm hiểu khái niệm “khó khăn” Tham khảo từ nguồn tài liệu ngoài “Dictionnaire de l’Académie Française” làm tiền đề cho bài nghiên cứu của mình. Bước thứ II: Khảo sát ý kiến SV Để có kết quả khách quan & trung thực nhất, chúng tôi không theo thông lệ là thiết kế bảng câu hỏi khảo sát mà chọn cách thu thập dữ liệu từ các bài viết nhật kí của mỗi SV. Theo đó, đề tài nghiên cứu được triển khai cho 31 SV khoa Pháp lớp 1B của trường. Trong quá trình học tại lớp & tự luyện mỗi ngày, các bạn xem xét suy nghĩ rồi ghi lại những khó khăn của mình vào nhật kí. Mỗi bạn cũng sẽ tự suy nghĩ tìm tòi và lý giải nguyên nhân gây ra các khó khăn mà mình gặp phải, đồng thời tự nêu ra biện pháp mình khắc phục. Sau hơn 1 tháng thực hiện hình thức này, mỗi cá nhân tập hợp lại các bài nhật kí của mình theo tổ, khó khăn của mỗi cá nhân (Mes difficultés) trở thành khó khăn của tổ. Từng tổ chúng tôi ngồi lại với nhau, tìm điểm chung, điểm riêng rồi tổng hợp kết quả trước lớp. Chúng tôi từ đó nhìn nhận tổng quan tất cả ý kiến đã được nêu ra, khó khăn của tổ làm thành khó khăn của tập thể lớp (Nos difficultés). Số lượng các bản nhật kí chúng tôi thu được là 22/31 bản (71%). Vì ở đây, các bạn tự nguyện đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này, không hoàn toàn bắt buộc tất cả nên 1 số bài không thu lại được. Bước thứ III: Tổng hợp, xử lý dữ liệu Năm học 2008 – 2009 144 Từ 22 bản điều tra thu được, chúng tôi tổng hợp, thống kê lại, sắp xếp các khó khăn theo từng kĩ năng, theo từng cột để có sự so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích. Mỗi bản điều tra thu được được mã hóa theo ký hiệu SV1, SV2SV22 để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu sau này. Ghi lại theo bảng sau: Mã số Khó khăn Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Nguyện vọng/ mong muốn Nghe Nói Đọc Viết SV1 SV2 Dựa trên thông tin ghi lại trên bảng thống kê này, chúng tôi phân tích, xem xét ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, trên cả 2 phương diện chủ quan & khách quan để hiểu rõ hơn những khó khăn về ngôn ngữ tiếng Pháp mà SV gặp phải rồi đưa ra đánh giá, nhận xét. 7. Kết quả nghiên cứu Sau khi xem xét và phân tích dữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy tất cả sinh viên (22/22 SV) tham gia vào đề tài Nghiên cứu khoa học (NCKH) này đều gặp khó khăn trong 4 môn thực hành tiếng: Nghe; Đọc; Nói và Viết. 7.1. Nghe Trong 4 môn thực hành tiếng, 21/22 SV – 95% - đưa ra ý kiến rằng SV gặp khó khăn ở môn Nghe và lý do SV đưa ra là: + Tốc độ của bài nghe còn rất nhanh, nghe không rõ, không kịp (12/22 SV); + Ít luyện tập ở nhà do không có điều kiện (vì phải ở trọ) (4/22 SV); + Không nghe tốt những bài nghe dài (2/22 SV); + Nghe được từ nhưng không hiểu nội dung (2/22); + Ít được luyện nghe trong suốt quá trình học Pháp văn ở trường phổ thông (2/22 SV); + Tư liệu nghe chưa phù hợp với trình độ SV (1/22 SV); + Liên kết các mục trong bài học còn khá rời rạc (1/22 SV); Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 145 + Do bị thương trong chiến tranh nên đôi tai kém, không nghe tốt (1/22 SV); + Có nhiều từ mới trong các bài nghe (1/22 SV). Qua kết quả thu thập được, chúng tôi nhận thấy SV ít được rèn kỹ năng Nghe. Và SV ở tỉnh về gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khó khăn này có thể khắc phục được hay không? Vì hiện nay khoa vẫn đang tạo điều kiện để SV có thể tự học. Làm sao sử dụng có hiệu quả những điều kiện mà khoa đã cung cấp cho SV. 7.2. Đọc Song song với môn Nghe, nhiều SV (12/22) cũng đồng ý rằng môn Đọc khá dễ dàng vì: + SV đã được ôn luyện khá kỹ ở trường phổ thông; + Các dạng bài đọc cũng không khác biệt quá lớn so với bậc phổ thông; Tuy đây là môn tương đối dễ dàng nhưng một số SV vẫn gặp khó khăn vì: + Có nhiều từ mới (10/22 SV); + Thiếu từ vựng (10/22 SV); + Không hiểu ý trọn vẹn của bài đọc (10/22 SV); + Ít đọc sách ở nhà, thiếu tài liệu, thiếu điều kiện tự học tập (4/22 SV); + Chưa biết phương pháp đọc lướt nắm ý (2/22 SV); + Chưa biết phương pháp tự học từ mới cho có hiệu quả (2/22 SV); + Thiếu cấu trúc câu (1/22 SV); + Chưa quen với nhiều thể loại của bài đọc (1/22 SV). Từ kết quả này, chúng tôi có một số nhận xét ban đầu như sau: Dù môn học dễ hay khó, tất cả đều cần có phương pháp học tập đúng đắn. Đối với SV học chương trình song ngữ, việc học Đọc dễ dàng hơn SV học chương trình hệ 3 năm hoặc 7 năm. Nhưng trên hết vẫn là thói quen đọc sách. Dù thư viện vẫn mở cửa suốt, nhưng do chưa có thói quen đọc sách nên SV vẫn chưa khai thác có hiệu quả thư viện của trường, cũng như của khoa. Và SV vẫn chưa mạnh dạn trao đổi với giáo viên để trao dồi kiến thức. 7.3. Nói Năm học 2008 – 2009 146 Bên cạnh hai môn Đọc và Nghe, nhiều SV (18/22) cũng gặp nhiều khó khăn với môn Nói vì: + Thiếu từ vựng, khó khăn trong việc diễn tả ý muốn của mình (8/22 SV); + Phản xạ chậm, chia động từ sai, sai ngữ pháp (7/22 SV); +Nói nhỏ, nói chưa được rành mạch (7/22 SV); + Thiếu điều kiện tự rèn luyện ở nhà, thiếu tài liệu (4/22 SV); + Chưa biết hết những câu hỏi, câu nói thông dụng (2/22 SV); + Thường nói những câu dài nhưng không rõ nghĩa (2/22 SV); + Thường nói để đối phó tình huống, chứ không chuẩn bị bài nói (1/22 SV); + Sử dụng nhiều cử chỉ hơn trả lời thành tiếng câu hỏi của GV (1/22 SV). Dựa vào những kết quả thu thập được, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh việc chưa có phương pháp học tập đúng đắn, SV vẫn chưa có thói quen vận dụng lại những gì mình đã được học vào giao tiếp: những cấu trúc hay, những câu nói thường ngày Hơn nữa, SV thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn của mình do chưa có phản xạ nói, phản xạ diễn đạt và phản xạ suy nghĩ bằng tiếng Pháp. 7.4. Viết Và cuối cùng là khó khăn trong môn Viết, các SV (15/22) cũng trả lời gặp khó khăn. Họ đưa ra lý do như sau: + Còn sai lỗi chính ta, sai ngữ pháp nhiều: chia động từ, hợp giống số, đặc biệt là động từ phản thân (10/22 SV); + Vốn từ vựng không nhiều nên bài viết không phong phú, không hay, không có chiều sâu (8/22 SV); + Không biết những cấu trúc, cách diễn đạt hay (4/22 SV); + Các ý trong bài viết không logique với nhau (4/22 SV); + Bài viết còn mang đậm nét dịch từng từ bên tiếng việt sang tiếng pháp (2/22 SV); + Không có điều kiện tự rèn luyện ở nhà (2/22 SV). Dựa vào những kết quả thu thập được ban đầu, chúng tôi nhận thấy do bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng mẹ đẻ nên bài viết của SV còn mang đậm nét dịch từ Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 147 tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa, SV sử dụng chưa nhuần nhuyễn và chưa có hiệu quả những liên từ để nối ý giữa các đoạn văn nên bài viết còn rời rạc, chưa logic. Chúng tôi tự đặt ra câu hỏi: “Liệu SV có nên viết thư hoặc viết nhật ký bằng tiếng Pháp để rèn thêm kỹ năng viết?” bởi vì chúng tôi nhận thấy một kỹ năng chỉ được hình thành và phát triển qua quá trình rèn luyện lâu dài, nhờ vậy, quá trình học tập mới đạt hiệu quả cao. 7.5. Ý kiến đề nghị nhằm giảm bớt những khó khăn trong việc học môn tiếng pháp Trong quá trình thu thập ý kiến, chúng tôi cũng nhận thấy một vài SV (5/22) có đề xuất ý kiến nhằm khắc phục những khó khăn, cải thiện tình hình hiện tại như sau: - Giảng viên (GV) có thể sắp xếp thời gian để kết hợp với SV sử dụng có hiệu quả các phòng máy, phòng chức năng vì chỉ khi nào có sự hiện diện của GV, SV chúng tôi mới được phép sử dụng những phòng này ngoài giờ học chính khóa trên lớp. - GV có thể đưa ra những chủ đề hay và mang tính thời sự, SV sẽ viết bài và gởi qua mail để GV sửa lỗi cho SV hoặc cũng có thể sử dụng những chủ đề này làm chủ đề nói trong lớp để vừa rèn luyện kỹ năng vừa giúp SV nắm bắt tốt hơn tình hình thời sự trong và ngoài nước. 8. Kết luận Từ những kết quả trên đây, chúng tôi nhận thấy do đa số SV năm 1 đều mới bước chân vào ngưỡng cửa ĐH, còn chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ phương pháp giáo dục ở phổ thông nên có lẽ SV cũng chưa dám mạnh dạn trao đổi bài học với GV. Không những thế, đa số SV năm nhất đều đang thiếu: + Một phương pháp học tập tốt và có hiệu quả trong những giờ trên lớp tại trừng Đại học; + Thói quen suy nghĩ và diễn đạt ý bằng tiếng Pháp và việc rèn luyện những thói quen này như thế nào cho có hiệu quả mới chính là điều quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ + Phương pháp tự học ở nhà cho có hiệu quả trong điều kiện còn hạn chế về cơ sở, vật chất (ở phòng trọ chật và đông người chung phòng, không có máy nghe cassette hay CD) Năm học 2008 – 2009 148 Mặt khác, sự thay đổi môi trường học tập (học ở đại học khác hẳn với học ở phổ thông) cũng ảnh hưởng đối với SV. Tuy đây chưa hẳn là một cuộc điều tra nghiên cứu thật toàn diện, nhưng nó cũng đã đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra ban đầu. Nhờ một số kết quả điều tra ban đầu, mà chúng tôi – những người trực tiếp thực hiện có điều kiện nhìn lại những khó khăn cũng như thuận lợi mà mình đã trải qua từ đầu năm học năm 1 đến nay. Qua đó mà khả năng tư duy, xem xét và phân tích dữ liệu của chúng tôi cũng đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Đồng thời, đây cũng là một bước tập sự trong nghiên cứu khoa học. Vì vậy, thông qua kết quả của cuộc điều tra nhỏ này, chúng tôi mong muốn GV lắng nghe và chia sẻ với SV những khó khăn gặp phải. Và chúng tôi mong muốn tất cả SV đều nhận được giúp đỡ từ phía GV để nhằm cải thiện dần những khó khăn trên để việc học tập của SV năm thứ nhất ngày càng tiến bộ hơn, làm nền tảng vững chắc cho việc học tập nâng cao ở những năm sau này. Do thời gian có hạn nên chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu hết những khó khăn mà SV năm nhất gặp phải, chúng tôi hy vọng chương trình Nghiên cứu khoa học này vẫn được tiếp tục để kết quả học tập của chúng tôi ngày càng nâng cao. Và không chỉ có thể, cuộc nghiên cứu này có thể đưa ra vài kinh nghiệm nhỏ giúp đàn em sau này tránh được những khó khăn mà chúng tôi đang trải qua.
Tài liệu liên quan