Những loài cá chình nước ngọt

1. Cá chình Anguilla anguilla (Linnaeus,1758) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillìormes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: European ell (cá chình châu Âu). -Kích cỡ tối đa: Cá cái dài 133 cm; cân nặng tối đa :6.5999 g; sống 85 năm -Môi trường sống: Ở đáy; di trú xuôi dòng; nước ngọt; nước lợ; nước mặn; độ sâu:0 -700 m -Khí hậu: Phạm vi nhiệt độ 4 - 200 C. -Tầm quan trọng: Thương mại.

pdf21 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những loài cá chình nước ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những Loài Cá Chình Nước Ngọt 1. Cá chình Anguilla anguilla (Linnaeus,1758) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillìormes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: European ell (cá chình châu Âu). -Kích cỡ tối đa: Cá cái dài 133 cm; cân nặng tối đa :6.5999 g; sống 85 năm -Môi trường sống: Ở đáy; di trú xuôi dòng; nước ngọt; nước lợ; nước mặn; độ sâu:0 -700 m -Khí hậu: Phạm vi nhiệt độ 4 - 200 C. -Tầm quan trọng: Thương mại. -Phân bố: Đại Tây Dương: bờ biển Đại Tây Dương từ Sandinavia đến Morocco và những dòng sông Miền Bắc Đại Tây Dương, biển Balic và biển Địa Trung Hải. Người ta xuất khẩu loài này sang châu Á, Nam và Trung Mỹ, nhưng chúng không sinh sản.Vùng đẻ trứng loài này ở miền Tây Đại Dương ( biển Sargasso). Ngoài ra, chúng còn phân bố dọc bờ biển ở chấu Âu từ biển Đen (Black sea) đến biển Trắng (White sea). Có ích nhất một quốc gia chống đối việc nhập khẩu loài cá này vì những bất lợi về mặt sinh thái. -Hình thái: Gai sống lưng 0 - 0; gai hậu môn: 0 ; đốt sống :110 - 120. Thân hình dài phần thân có hình trụ, phần thân sau hơi bị "dồn nén". Quai hàm trước lồi và hơi dài hơn một chút. Mang hơi nhỏ và thẳng, nằm giới hạn bên. Vây hậu môn và vây lưng kéo dài đến vây đuôi tạo một vây duy nhất từ hậu môn đến giữa vây lưng với lượng tối thiểu khoảng 500 tia mềm. Loài này không có khung xương chậu. Thân hình màu xanh nâu. - Sinh học tổng quát: Loài này di trú đến vùng sâu thuộc biển Sargasso để trứng vào cuối mùa đông và mùa xuân. Dòng nước ấm Gulf Stream mang ấu trùng leptocephali đến bờ biển châu Âu mỗi lần từ 7 đến 11 tháng có thể kéo dài 3 năm. Ấu trùng trỏ thành cá chình con, đi vào những cửa sông và các vùng nước trong đại lục. Chúng phát triển thành cá chình nhỏ trước khi bơi vào những lưu vực nước ngọt. Cá chình trưởng thành sống một thời gian dài trong nước ngọt, con đực 6 - 12 năm, con cái 9 - 20 năm, trước khi kết thúc sự thây đổi hình dáng của chúng. Vào cuối thời kỳ tăng trưởng, chúng thành thục giới tính rồi di trú ra biển, sống ở những nơi nước sâu, những con trưởng thành thành không ăn khi di trú ra biển. Sự hình thành giao tử (gametogenesis) diễn ra hoàn toàn trong giai đoạn di trú trước khi ra biển Sargasso. Điều này xảy ra trong phạm vi nhiệt độ 0 – 30oC Loài này ăn gần như toàn bộ những động vật dưới nước (nước ngọt cũng như nước biển ) xuất hiện trong phạm vi sống của chúng , ngoài ra chúng còn ăn những động vật không sống dưới nước, thí dụ như giun Lúc độ tuổi 6 - 30, cá chình trải qua một thời kỳ đặt biệt thây đổi: mở mắt rộng hơn đầu trở nên nhọn, da lưng màu sẫm hơn, trong khi đó da bụng trở nên bóng hơn và có màu sắc như bạc. Nhiệt độ tốt nhất đế cá chình thành thục giới tính là 20 -25o C. Loài cá làm thức ăn rất ngon. Người ta chế biến chúng bằng những cách phơi khô, ướp muối hun khói, đông lạnh hoặc chiên, luộc hay nướng. Ngày nay, số lượng cá này giảm đáng kể trên các đại lục. Chúng sống ở dưới các đáy nước, dưới những tảng đá hoặc trong bùn hoặc khe nứt của dải đá ngầm -Mức độ nguy hiểm: Đây là loài cá phá hoại tiềm năng. 2. Cá chình Anguilla anguilla australis (Richardson,1841) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillìormes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Shorfin eel (cá vây ngắn ). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 130 cm (con đực vô tính ); 106,5 cm(con cái ); cân nặng tối đa 7.48kg ; thọ tối đa 32 năm. -Môi trường sống: Nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Cận nhiệt đới. -Tầm quan trọng:Thương mại. -Phân bố:Vùng Tây Nam Thái Bình Dương: từ bờ biển phía đông của Australia và New Zealand trải dài đến miền Bắc và tới New Caledonia. -Sinh học tổng quát: Loài này xuất hiện trong dòng suối, hồ và đầm lầy. Nhìn chung, chúng có vẻ sống phù hợp ở nơi có nước chảy chậm hoặc nước tĩnh. Loài này ăn cá những động vật giáp xác, động vật thân mềm, giun, thực vật thủy sinh và côn trùng dưới nước lẫn trên mặt đất. Chúng không sinh sản ở nơi nào khác ngoài vùng đẻ trứng của chúng là Thái Bình Dương. -Mức độ nguy hiểm:Vô hại. 3. Cá chình Anguilla australis schmidti (Philipps,1925) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ:Anguillìormes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp:Actinoptergii (cá có vây tia). -Môi trường sống: Nước ngọt. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Phân bố: Châu Đại Dương:New Caledonia. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 4. Cá chình Anguilla bengalensis bengalensis (Gray,1831) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillìormes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Indian mottled eel (cá chình đốm Ấn Độ). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 120 cm (con đực /vô tính ); cân nặng tối đa 6kg. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng, nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu:Nhiệt đới. -Tầm quan trọng:Thương mại. -Phân bố:Châu Á :Pakistan, India, Sri Lanka, Burma và East Indies. -Hình thái:Vây lưng tổng cộng: 250 – 305; vây hậu môn: 220-250; đốt sống:106 – 112.Thân có hình thon dài, đầu hình nón (conical) lưng dẹt. Miệng rộng, môi lồi, răng quai hàm hẹp. -Sinh học tổng quát: Loài này sống ở vùng nước ngọt, sông cũng xuất hiện cửa sông và biển trong thời kỳ đầu của cuộc sống và cận trưởng thành. Người ta thấy chúng ở những con suối, ao, hồ nước ngọt và cả những bể lớn có đáy bùn, những vùng đá sâu dưới đáy sông. Loài cá chình phổ biến nhất sống ở những vùng nước sâu trong nội địa Ấn Độ. Ở nơi đó có thị thường xuất khẩu cá thành thục và cá chình con còn sống. Giá trị loài cá này khá cao do giá trị dinh dưỡng của chúng . Người ta sử dụng chất nhầy của loài cá này pha trộn bột mì hoặc bột gạo làm thuốc trị chứng viêm khớp. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 5. Cá chình Anguilla bengalensis labiata (Peters,1852) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillìormes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản:Indian mottled eel (cá chình đốm Ấn Độ). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 175 cm (con đực /vô tính ); cân nặng tối đa: 20kg. Tuổi thọ 15 năm. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng, nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại. -Phân bố:Châu Phi : từ Kenya đến Nam Phi; Reunion và Mauritius. Không có nhiều ở miền nam sông Save. Chủ yếu ở Zambezi và miền bắc Đông Phi -Hình thái:Không có gai lưng và gai hậu môn .Gốc vây lưng nằm ở khoảng giữa vây ngực và hậu môn.Thân hình có nhiều đốm màu nâu sậm -Sinh học tổng quát: Loài này di trú ra biển để sinh sản. Cá chưa trưởng thành di trú ngược dòng và ăn liên lục, đặt biệt chúng thích ăn những động vật không xương sống trên đá cây gỗ bị ngã mà chúng tìm thấy trong lúc bơi. Chúng sống trong những hốc khác nhau trong hệ thống sông và tiến sâu vào trong nội địa, vượt qua những rào cản đầy khó khăn khi di trú ngược dòng, bao gồm đập Kariba và Cahora Bassa. Những con trưởng thành cần nước chảy mạnh di trú ngược ra biển, đặt biệt sau những con mưa lớn.Thức ăn chủ yếu của chúng còn ăn những loài cá hồi trong những dòng nước chảy xuống từ các cao nguyên ở Zimbabwe. Người ta sử dụng nhiều loại lưới khác nhau để bắt loài cá này . -Mức độ nguy hiểm: Vô hại 6. Cá chình Anguilla bicolor (McClelland,1844) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Indonesia shorfin eel (cá chình vây ngắn Indonesia). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 120 cm (con đực /vô tính ); Tuổi thọ 15 năm. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng:Thương mại. -Phân bố: Ấn Độ- Thái Bình Dương. Loài này phân bố nhiều nơi ở Ấn Độ Dương nhiệt đới và miền tây Thái Bình Dương . Ở Australia, người ta cũng thấy những loài này, nhưng chỉ ở những con suối thuộc vùng Kimberley, miền Tây Bắc Australia, Ở châu Phi cũng có loài này song tương đối hiếm. Chúng phân bố chủ yếu dọc theo bở biển miền đông và Đông Nam châu Phi, Madagascar va Mozambique. Ngoài ra, chúng còn sống ở hạ lưu sông Zambezi. Nhiều người tỏ ra bối rối khi phân biệt cá chình Anguilla obscura với cá chinh khác. Cách duy nhất của họ đếm tổng số lượng cột sống của chúng. -Hình thái: Loài này không có gai lưng và gai hậu môn; vây lưng tổng cộng 240 – 245; vây hậu môn: 200-220; đốt sống lưng: 105-109; Lưng có màu ôliu đến màu nâu hơi xanh lục, bụng có màu nhạc hơn từ quai hàm đến hậu môn. Gốc vây lưng nằm trên lỗ huyệt. Răng nhỏ, khó thấy, hình thành dải rộng trên quai hàm và xương và lá mía. -Sinh học tổng quát: Loài di trú ra biển để sinh sản, chúng sống trong những vùng nước ngọt khi trưởng thành, còn lúc chưa thành thục chúng sống của sông và biển. Vùng nước ngọt mà chúng sống là suối và hồ, song chúng thích môi trường đầm lầy hơn. Người ta còn tìm thấy vùng này ở sông và lạch, phổ biến hơn cả trên những dãy đá dưới đáy nước hồ sâu hơn. Hiếm khi chúng xuất hiện những khúc sông lớn; sống có giới hạn ở những khúc sông có vùng đất thấp thuộc vùng duyên hải. Thức ăn chủ yếu của loài này là cá nhỏ, loài giáp xác, và động vật thân mềm. Chúng sinh sản ở miền Đông Madagascar; gần như chắn chắc dòng chảy miền Nam gần xích đạo đã đưa ấu trùng cá chình con đến bờ biển miền Đông châu Phi. Ở đây, những dòng chảy đẩy ấu trùng trôi dạt tới những dòng sông thích hợp. Chúng sẽ ở lại đó, lan tỏa khắp nơi cho tới khi thành thục giới tính. Sau đó chúng sẽ trở lại những bãi đất sinh sản của chúng. Người ta sử dụng nhiều loại lưới khác nhau để đánh bắt loài cá này, đôi khi họ sử dụng chúng trong khu công viên có bể nuôi. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 7.Cá chình Anguilla bicolor pacifica (Schmidt,1928) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Indian shor-finned eel (cá chình vây ngắn Ấn Độ). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 12,3 cm (con đực /vô tính ). -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại thứ yếu -Mức độ nguy hiểm: Vô hại 8. Cá chình Anguilla celebesensis (Linnaeus,1856) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Celebes longfin eel (cá chình vây dài Celebes). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 150 cm (con đực /vô tính ). -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại thứ yếu. -Phân bố: Miền Tây Thái Bình Dương: từ Indonesia đến Philippines và New Guinea. Có tài liệu khác cho rằng chúng phân bố từ Western và American Samoa. -Hình thái: Đốt sống 100 – 106. Khoảng cách giữa đỉnh đầu chạy thẳng qua hậu môn và gốc vây lưng là 11-15% tổng chiều dài thân. -Sinh học tổng quát: Gần như có thể đánh bắt ở các địa phương trên, tuy nhiên thống kê về số lượng khác nhau. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại 9. Cá chình Anguilla dieffenbachii (Gray,1842) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: New Zealand longfin eel (cá chình vây dài New Zealand ). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 120 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa 25 kg. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn.> -Khí hậu: Cận nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại, thí nghiệm. -Phân bố: Tây Nam Thái Bình Dương: đây là loại cá đặc hữu của New Zealand. -Sinh học tổng quát: Người ta thường thấy loài này ở hồ và sông. Chúng sống những con sông có nhiều đá, di trú ra biển để đẻ trứng. Trên thị trường, người ta bán loại này dưới dạng tươi, hun khói và đông lạnh. Chiên và nướng thịt của chúng ăn rất ngon. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 10. Cá chình Anguilla interoris (Whitley,1938) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Highlands longfin eel (cá chình vây dài cao nguyên). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 80 cm (con đực /vô tính ). -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Phân bố: Châu Đại Dương: Chỉ sống phân nữa vùng phía đông New Guiea. -Hình thái: Đốt sống 100 – 106. Loài này khá giống với loài Anguilla celebesensis và Anguilla megastoma. Nó được phân biệt với loài A. celebesensis ở độ dài tương đối của vây lưng và loài A. megastoma về đốt sống. Khoảng cách giữa đỉnh đầu qua hậu môn và gốc vây lưng là 11 – 15% so với chiều dài thân. -Sinh học tổng quát:Gần như có thể đánh bắt ở các địa phương trên, tuy nhiên thống kê về số lượng khác nhau. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại 11. Cá chình Anguilla Japonica (Termminck & Schlegel,1847) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Japanese eel (cá chình Nhật ). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 150 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa 760 g. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phạm vi độ sâu 1- 400m. -Khí hậu: Cận nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại cao. -Phân bố: Châu Á: Từ Nhật Bản đến vùng biển phía đông Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, miền bắc Philippines. Loài này đẻ trứng trên khu đất được phỏng đoán ở phía Tây quần đảo Mariana. Đây là loại cá đắt nhất vùng Nhật Bản. -Hình thái: Đốt sống 114-118. Màu sắc rõ ràng. -Sinh học tổng quát: Việc đẻ trứng loài này diễn ra ơ biển; cá nhỏ vào những con sông tập săn mồi; tăng trưởng vùng nước ngọt. Vào ban đêm chúng có thể bò trườn trên mặt đất từ nơi này đến nơi khác. Thức ăn chủ yếu của chúng là loài giáp xác, côn trùng và cá. Người ta sử dụng chúng bằng nhiều cách: còn tươi, hun khói, đống hộp và đông lạnh. Ở Trung Quốc người ta dùng để làm thuốc. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 12.Cá chình Anguilla malgumora (Kaup,1856) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Indonesian longfinned eel (cá chình vây dài Indonesian). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài 80 cm (con đực /vô tính ). -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Một cách mưu sinh của người nuôi cá. -Phân bố: Châu Á: Quần đảo Borneo(Mahakam) và Sulawesi ở Indonesian; Philippines. -Hình thái:Đốt sống 104-106. -Sinh học tổng quát: Ở Indonesian, loài này chỉ có một màu rõ rệt. Chúng thường sống dưới những tảng đá trong những dòng suối có nước trong sạch và chảy nhanh. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 13.cá chình Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard,1824) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Kích cỡ tối đa: Chiều dài đối đa 200 cm (con đực /vô tính ), cân nặng 20,5 kg; 150cm (con cái), cân nặng tối đa 15 kg; tuổi thọ: 40 năm. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn, phạm vi độ sau:1 – 400m. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại. -Phân bố: Từ Đông phi đến French Polynesia, từ miền Bắc đến miền Nam Nhật Bản; trong nội vùng địa Mozambique và hạ lưu sông Zambezi. -Hình thái: Đốt sống 100-110. Con trưởng thành có màu hơn nâu đến màu vân đá đen trên lưng và màu hơn xám trên nền da. Những màu này có thể biến mất dần. Bụng màu trắng. Những con trẻ hơn có màu hơi xám đến màu cam, còn màu cẩm thạch thấy ít hơn. Trên lưng, hai bên và vây rải rác những đốm nâu; đốm màu vàng ở viền vây ngực; bụng trắng hoặc xanh lục nhạt. Đầu tròn, mõm ném xuống; quai hàm dưới nhô ra; mang mở nhỏ; vảy mờ; vây ngực tròn; không có khung xương chậu. -Sinh học tổng quát: Khi trưởng thành, loài cá sống vùng nước ngọt, lúc còn nhỏ sống ở của sông và biển. Chúng sống những con sông có vùng đất thấp cũng như những nhánh phụ của sông có vùng đất cao. Khi sống ở sông, tuyến sinh dục của chúng không phát triển và vào mùa đông chúng theo dòng nước đến của sông, ở nơi đó tuyến sinh dục của chúng mới bắt đầu phát triển và về sau chúng sẽ ra biển sâu để sinh sản. Khu vực mà chúng đẻ trứng là những rãnh sâu dưới đáy biển giữa miền Nam Philippines, miền Đông Indonesia và Papua, New Guinea. Loài này sống khu vực sâu nhiều đá. Chúng hoạt động vào ban đêm, ăn nhiều loại mồi, đặt biệt cua, ếch nhái và cá. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại. 14. Cá chình Anguilla megastoma (Kaup,1856) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: Polynesian longfinned eel (cá chình vây dài quần đảo Polynesian). - Chiều dài đối đa: 100 cm (con đực /vô tính ); 165 cm (con cái), cân nặng tối đa 9 kg. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại. -Phân bố: Biển Thái Bình Dương. Từ Sulwesi, Indonesian đến quần đảo Society. Người ta còn thấy chúng ở Pitcairn. -Hình thái: Đốt sống 110 – 114. Là loài cá chình duy nhất có màu rõ rệt hoặc nhiều màu lẫn lộn. Hầu hết những cá thể có đốm đều giống như loài Anguilla celebesensis và loài A. interioris ở chỗ chúng có dãy răng đầy đủ nhưng không chồng lên nhau. Còn phần chúng những cá thể có màu rõ rệt thì giống như loại A. japonica và A. bornessnsis, nhưng hai loài cá này cách nhau về địa lý. Loài A. obscura cũng có màu rõ rệt nhưng có vây lưng ngắn hơn. Da màu xám đến hơn vàng và có nhiều đốm hoặc ít đốm màu nâu hoặc đen. Đôi khi chúng có thể có cùng một màu đỏ hơn nâu ở bên hông và bên lưng. Bụng trắng. Những con chưa trưởng thành có màu xám không có đốm. -Sinh học tổng quát: Người ta tìm thấy loài này trong những bể lớn có nhiều đá, thường những con suối thuộc miền duyên hải. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại 15. Cá chình Anguilla mossambica (Peters,1852) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -Lớp: Actinoptergii (cá có vây tia). -Tên cơ bản: African longfin eel (cá chình vây dài châu Phi). - Chiều dài đối đa: 150 cm (con đực /vô tính ), cân nặng tối đa 750 g; 120 cm (con cái), cân nặng tối đa 5 kg. Chu kỳ sống: 20 năm. -Môi trường sống: Ở đáy; di cư xuôi dòng , nước ngọt, nước lợ và nước mặn. -Khí hậu: Nhiệt đới. -Tầm quan trọng: Thương mại. -Phân bố: Miền Tây Ấn Độ Dương: Ở những khúc sông gần bờ biển châu Phi, từ miền Nam Kenya đến mũi Agulhas. Ngoài ra chúng còn sống ở Madagascar và quần đảo ở miền Tây Ấn Độ Dương. -Hình thái: Loài này không có gai sống lưng và gai hậu môn. Lưng có màu ôliu đến đen hơi xám, bụng nhạt hơn. -Sinh học tổng quát: Loài này có thể di trú ra biển để sinh sản. Chúng sống ở nơi nước chảy và nước tĩnh. Vào ban đêm, cá chình con bơi lên những con sông chính, tìm cách vượt qua thác nước và bờ đập bằng quyết tâm lớn. Con trưởng thành thường ở một chỗ. Con cái có thể đạt chiều dài 120 cm nhìn chung chúng dài nặng hơn con đực. Loài này ăn thịt, ăn cả mồi chết lẫn sống, đặt biệt cá và cua. Sau khi sinh sống trong vùng nước ngọt khoảng 10 năm hoặc hơn nữa, những con trưởng thành "bụng mang dạ chữa" màu bạc, mắt trở nên rộng hơn rồi chúng trở lại ra biển để sinh sản. Người ta công nhận rằng chúng đẻ trứng ở miền Đông Madagascar, nhưng một số người khác cho rằng chúng theo hướng nam của hòn đảo đó rồi sang bờ biển Mozambique và những con sông ở châu Phi. Người ta đánh bắt loài cá này bằng nhiều loại lưới khác nhau. Thịt của chúng có nhiều mỡ nhưng nhiều người lại rất thích làm món hun khói hoặc làm đông lại. -Mức độ nguy hiểm: Vô hại 16.Cá chình Anguilla nebulosa (McClelland,1844) -Họ: Anguillidae (cá chình nước ngọt). -Bộ: Anguillformes (cá chình và cá chình Moray). -L