Những lợi ích và sự cần thiết phải nhận thức lại về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam góc nhìn sâu hơn về vai trò của đào tạo trực tuyến với việc giảng dạy Tin học ở các trường đại học Việt Nam

Tóm tắt Internet đang cung cấp rất nhiều loại dịch vụ, trong đó có giáo dục và đào tạo trực tuyến. Bài viết này mô tả sơ lược quá trình hình thành, phát triển và phổ dụng của đào tạo trực tuyến, nêu lên những ưu điểm nổi bật và tiềm năng của phương thức đào tạo mới này để hỗ trợ việc giảng dạy ở các trường đại học Việt Nam, đặc biệt là giảng dạy tin học - một môn học có nhiều nét đặc thù riêng biệt. Một vài khuyến nghị về chương trình, nội dung, học liệu, quản lý dạy và học sẽ được đề xuất với mục đích tận dụng được sự hỗ trợ tích cực của đào tạo trực tuyến dành cho việc giảng dạy tin học.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lợi ích và sự cần thiết phải nhận thức lại về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam góc nhìn sâu hơn về vai trò của đào tạo trực tuyến với việc giảng dạy Tin học ở các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
447 NHỮNG LỢI ÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NHẬN THỨC LẠI VỀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM GÓC NHÌN SÂU HƠN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN VỚI VIỆC GIẢNG DẠY TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ThS. Trần Thị Bích Hạnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Internet đang cung cấp rất nhiều loại dịch vụ, trong đó có giáo dục và đào tạo trực tuyến. Bài viết này mô tả sơ lược quá trình hình thành, phát triển và phổ dụng của đào tạo trực tuyến, nêu lên những ưu điểm nổi bật và tiềm năng của phương thức đào tạo mới này để hỗ trợ việc giảng dạy ở các trường đại học Việt Nam, đặc biệt là giảng dạy tin học - một môn học có nhiều nét đặc thù riêng biệt. Một vài khuyến nghị về chương trình, nội dung, học liệu, quản lý dạy và học sẽ được đề xuất với mục đích tận dụng được sự hỗ trợ tích cực của đào tạo trực tuyến dành cho việc giảng dạy tin học. Từ khóa: Đào tạo trực tuyến, E-Learning, MOOC, giảng dạy tin học, đào tạo từ xa 1. Các giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của đào tạo trực tuyến Quá trình hình thành và phát triển của đào tạo trực tuyến đã trải qua ba giai đoạn: "Đào tạo dựa trên máy tính điện tử", "E-Learning" và "MOOC". Đào tạo dựa trên máy tính điện tử Trong thời kỳ từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990, giảng viên một số trường đại học đã sử dụng MTĐT để biên soạn bài giảng và tài liệu tham khảo cho sinh viên. PowerPoint, phần mềm để trình chiếu, do Robert Gaskins và Dennis Austin phát triển, thoạt đầu có tên là Presenter và được phát hành cho Apple Macintosh vào năm 1987. Tháng 7 năm 1987, công ty Microsoft đã mua bản quyền Power Point với giá 14 triệu USD. Từ đó Power Point đã được sử dụng ngày càng rộng rãi để biên soạn những bài trình bày trong các lĩnh vực giảng dạy, kinh doanh, thương mại... Bài trình bày có thể được truyền tải qua mạng máy tính hay phân phát qua đĩa CD-ROM. (Theo Geetesh Baijaj (2012) và Công Sang - Đức Tài (2017)) E-Learning Theo The Economic Times (2017), E-Learning (học tập điện tử) là một hệ thống học tập dựa trên việc giảng dạy chuẩn tắc nhưng được sự trợ giúp của các 448 phương tiện điện tử. Có thể giảng dạy ở trong hay ngoài lớp học nhưng máy tính và Internet được coi là những công cụ chính. E-Learning đã được vận dụng từ năm 1994. Mới đầu, E-Learning chưa được chấp thuận hoàn toàn bởi vì người ta cho rằng hệ thống này thiếu yếu tố con người cần thiết trong học tập và giảng dạy. Từ cuối thế kỷ trước, kỹ thuật truyền thông và đa phương tiện (Multimedia) đã cho phép kết hợp văn bản, âm thanh, tiếng nói, phim ảnh và những nội dung tương tác vào cùng một bài trình bày. Nhờ thế mà giảng viên có thể biên soạn những bài giảng rất sinh động và hấp dẫn. Điều đó khiến cho E-Learning ngày càng được áp dụng rộng rãi. MOOC Năm 2008, một kiểu đào tạo trực tuyến mới - MOOC đã xuất hiện. Theo Wikipedia, MOOC (Massive Open Online Course - khóa học trực tuyến mở rộng quy mô lớn) là một khóa học trực tuyến không hạn chế số học viên tiếp cận qua Internet. Ngoài những học liệu thông thường như bài giảng quay thành phim, sách điện tử (E- book), câu hỏi ôn tập và bài tập, nhiều MOOC còn tạo ra những diễn đàn tương tác (interactive forum ) để cộng đồng các học viên, giảng viên và trợ giảng trao đổi, hỏi đáp qua lại với nhau. MOOC là bước phát triển gần đây và đã được nghiên cứu áp dụng rộng rãi trong đào tạo từ xa (distance education) - một loại hình đào tạo lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006 và đến năm 2012 đã nổi lên như một phương thức học tập được nhiều người ưa chuộng. Những website cung cấp dịch vụ MOOC trước đây thường chú trọng vào các tính năng truy cập mở rộng, chẳng hạn, cho phép sử dụng không hạn chế nội dung với các mục đích học tập khác nhau, khuyến khích sử dụng lại và kết hợp các nguồn học liệu với nhau. Một số website sau này chỉ cho quyền sử dụng hạn chế các tài liệu của khóa học trong khi vẫn cho sinh viên truy cập miễn phí. 2. Mức độ phổ dụng của đào tạo trực tuyến trong những năm vừa qua và sắp tới Bài của Công Sang - Đức Tài (2017) có đưa tin: "Theo nghiên cứu của Global Industry Analysts, thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu đạt hơn 100 tỷ USD trong năm 2016. Còn theo The Economist, số người đăng ký học trực tuyến trên thế giới năm 2016 đạt 60 triệu người và dự báo đạt 70 triệu người trong năm nay. Với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới, không quá ngạc nhiên khi Mỹ hiện là quốc gia có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MOOC nổi tiếng nhất. Có thể kể đến như Coursera, edX và Udacity. Hơn 17 trường đại học hàng đầu của Mỹ và các quốc gia khác cung cấp những khóa học trực tuyến miễn phí thông qua Công ty Giáo dục Trực tuyến Coursera, trong đó có cả các trường đại học nổi tiếng như Harvard và Massachusetts." 449 Scott Steinberg (2013) đã chỉ ra 20 địa chỉ để tìm đến các website với những khóa học trực tuyến miễn phí. Tuy vậy, mức độ "miễn phí" đang có dấu hiệu giảm dần, dường như chỉ để thu hút người học vào các khóa học và chương trình đào tạo có thu tiền. Dưới đây là một vài nét chính về các website cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến (liệt kê theo mức độ miễn phí giảm dần vào thời điểm hiện tại). edX: edX là một tổ chức phi lợi nhuận được sáng lập bởi các trường đại học Harvard và MIT (Massachusetts Institute of Technology). edX cung cấp các khóa MOOC và những chương trình đào tạo trực tuyến tương tác với các môn học như luật, kinh doanh, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học máy tính và trí khôn nhân tạo. Bản danh mục (catalog) của edX liệt kê hơn 1700 khóa học và hơn 100 chương trình đào tạo. Các khóa học đều miễn phí (bao gồm cả học liệu, kiểm tra, tham dự diễn đàn và các hoạt động khác) nhưng muốn học để được cấp chứng chỉ thì phải nộp một khoản lệ phí tùy theo từng khóa. Người học miễn phí muốn tự nguyện đóng góp 10 USD thì nhấn nút Donate . Các khoản lệ phí và đóng góp giúp edX trang trải cho các khóa học miễn phí. Chứng chỉ được công nhận của edX là bằng chứng đáng tin cậy để người học tìm được việc tốt hơn, được đề bạt hay được nhận vào một cấp bậc đào tạo cao hơn. Người học muốn cấp chứng chỉ thì phải trình diện (qua webcam) và trình chứng minh thư hay thẻ căn cước để tránh tình trạng học thay. Alison: Hiện vẫn đang cung cấp hơn 800 khóa học, có hơn 10 triệu người dùng trong đó hơn 1 triệu người đã hoàn thành khóa học. Các khóa học đều miễn phí nhưng muốn lấy chứng chỉ thì phải trả tiền. Website này thường hiện quảng cáo, gây chút ít phiền hà cho học viên. Udacity: Cung cấp nhiều khóa học và chương trình đào tạo có cấp bằng "Nanodegree". "Nanodegree program" là một chương trình giảng dạy độc đáo trang bị cho học viên những kỹ năng thực sự cần thiết để họ sớm tiếp cận được với công việc họ muốn làm. Các công ty đầu ngành như Google, AT&T và Facebook là những cộng sự tích cực của Udacity trong việc thiết kế chương trình, môn học và biên soạn học liệu nhằm đáp ứng những yêu cầu kinh doanh mà thực tế đang đòi hỏi. Những khóa học giới thiệu kiến thức cơ bản cho người mới học (chẳng hạn Android Basics: User Interface hay Java Programming Basics) thường được miễn phí. Để tham dự một khóa học hay chương trình đào tạo có thu phí, người học có thể trả trước tổng toàn bộ học phí nhưng phải hoàn thành khóa học trong thời gian quy định hoặc học theo tốc độ riêng của mình và trả từng tháng (chẳng hạn trả toàn bộ 1,199 USD nhưng phải hoàn thành trong 8 tháng hay trả 199 USD/tháng). 450 Lynda: Website này đã cung cấp tới 6191 khóa học về kinh doanh, công nghệ và kỹ năng sáng tạo. Trước đây miễn phí cho các khóa truyền thụ kiến thức cơ bản nhưng hiện nay người học chỉ được miễn phí trong thời hạn 30 ngày. Coursera: Hiện đang cung cấp hơn 2000 khóa học nhưng chỉ được học thử miễn phí trong thời gian rất ngắn: 7 ngày. Dù học miễn phí cũng phải cung cấp thông tin về thẻ tín dụng như VISA, MasterCard hay chọn phương án thanh toán trực tuyến qua một tài khoản PayPal. Sau 7 ngày, người học sẽ phải nộp 49 USD/tháng và có thể nhận chứng chỉ khi hoàn thành một khóa học nếu đạt yêu cầu. Người học miễn phí có thể xem video, làm các bài thực hành, bài tập và trao đổi với những học viên khác qua diễn đàn tương tác. Topica: Topica được Bill Gates khai trương vào tháng 4 năm 2006. Topica Edtech Group là công ty đa quốc gia thuộc lĩnh vực công nghệ giáo dục, chuyên cung cấp các giải pháp đào tạo trực tuyến ở Đông Nam Á. Công ty có văn phòng ở Bangkok, Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM, Jakarta, Manila và Singapore. Topica Uni cộng tác với 16 trường đại học bao gồm các học viện đứng đầu ở Mỹ, Philippines và Việt Nam để tổ chức những chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng cao có cấp bằng cử nhân. Một số trường đại học có uy tín ở Mỹ đã công nhận những tín chỉ từ các chương trình đào tạo được Topica hỗ trợ. Topica có hơn 1000 nhân viên làm trọn thời gian, 2000 giảng viên và hơn 50,000 sinh viên đến từ Singapore, Philippines, Indonesia, Thailand và Việt Nam. Topica không miễn phí cho khóa học nào. Topica Native cung cấp các khóa dạy kèm nói tiếng Anh trực tuyến ở Thailand, Indonesia và Vietnam. Đó là website đầu tiên trên thế giới sử dụng "Kính Google (Google glass)" để dạy kèm cho người học nói tiếng Anh. Nhờ chương trình Kính Google, học viên có thể thực hành nói tiếng Anh với người bản ngữ từ bất cứ nơi nào. Kính Google là một chương trình thuộc công nghệ "Thực tế gia tăng (Augmented Reality - AR)". Theo Margaret Rouse (2016), thực tế gia tăng là tích hợp thông tin số vào môi trường của người dùng theo thời gian thực. Khác với "thực tế ảo" là môi trường hoàn toàn nhân tạo, thực tế gia tăng chỉ phủ thêm thông tin lên môi trường hiện có. Ngày nay, kính Google và màn hình trực diện ở kính chắn gió xe hơi là những sản phẩm AR được nhiều người biết đến. Các ứng dụng AR trên điện thoại di động thông minh có hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) để chỉ rõ địa điểm của người dùng và la bàn để định hướng thiết bị. Topica Edumal là diễn đàn lớn nhất của các khóa học ngắn để rèn luyện kỹ năng trong nhiều lĩnh vực như tin học, nhiếp ảnh, âm nhạc... dành cho học viên Thailand và Việt Nam. Video là phương tiện chính để truyền thụ kiến thức. 451 TOPICA (2017) cho biết: "Dự kiến trong năm học tới, Topica sẽ cung cấp bài giảng video của các trường ĐH hàng đầu của Mỹ ứng dụng cho tối thiểu 10% các môn học trong chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến hợp tác với 5 trường đại học Việt Nam và 4 trường ở Philippines. Theo đó, các học viên của chương trình Cử nhân trực tuyến mà Topica cùng với Coursera, đơn vị đào tạo trực tuyến lớn nhất thế giới, và các trường đại học đối tác của Topica ở Việt Nam và Philippines sẽ được học các bài giảng video do các giáo sư của các Trường đại học thế giới giảng dạy. Đây là chương trình đã thử nghiệm thành công với sinh viên của khoá học Topica - Coursera - VinhUni 2016 - 2017. Topica Edtech Group và Trường Đại học Vinh đã cung cấp những bài giảng video song ngữ của nhiều giảng viên kỳ cựu đến từ những trường đại học hàng đầu thế giới như: giáo sư Peter Fader, Barbara Kahn, David Bell từ Trường kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania Họ được hỗ trợ 16 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong tuần, được sử dụng hệ thống học tập và thảo luận online hiện đại ..." FUNiX: Sáng 13/10/2015, Công ty FPT đã tổ chức lễ ra mắt Đại học trực tuyến FUNiX. Đây là trường đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam. Sinh viên FUNiX được tiếp cận kho học liệu số MOOC từ những giáo sư hàng đầu thế giới. Sau mỗi kì học, học viên sẽ nhận được một chứng chỉ chứng nhận có thể làm được công việc tương ứng do một trong những công ty lớn trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam cấp. Hoàn thành 8 kì học tại FUNiX, sinh viên sẽ trở thành Kỹ sư CNTT, nhận bằng Đại học được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận. Elc.ehou.edu.vn/trung-tam-dao-tao-E-Learning và Đây là các website của các "Trung tâm đào tạo trực tuyến" thuộc Viện Đại học Mở Hà nội và Trường Đại học Mở TP HCM. Qua các website này, sinh viên chỉ học trực tuyến còn những kỳ thi hết môn thì vẫn được tổ chức trên giảng đường. 3. Tính ưu việt của đào tạo trực tuyến so với phương thức đào tạo truyền thống Hoạt động chính của "đào tạo truyền thống" là giảng dạy mặt đối mặt trên giảng đường. Ưu điểm đáng kể của phương thức này là sinh viên được giao tiếp trực diện với giảng viên và về nguyên tắc, có thể hỏi đi hỏi lại cho tới khi hiểu rõ vấn đề. Thực tế, khi số tiết giảng quá ít mà lớp có nhiều sinh viên thì ưu điểm đó cũng không thể trở thành hiện thực. Các trường đại học và cao đẳng đào tạo theo lối truyền thống đang gặp những khó khăn lớn về các vấn đề như: ngân sách hạn hẹp không đủ chi cho việc xây mới hay thuê giảng đường, tăng học phí quá cao sẽ khó tuyển sinh, tổng số giờ giảng có hạn mà thực tế đòi hỏi phải giảng nhiều môn học mới, giảng viên và sinh viên phải vượt qua nhiều trở ngại về giao thông, thời tiết... để đến trường theo đúng thời khóa 452 biểu, sinh viên trong một lớp có mức độ hiểu biết khác nhau về môn học nhưng vẫn phải học tập theo cùng một tiến độ và thi hết học phần vào cùng một thời điểm. Stephanie Norman (2016) đã chỉ ra 5 ưu điểm và OEDb - Open Education Database (2017) đã liệt kê 10 ưu điểm của việc học tập trực tuyến. Dưới đây xin tóm tắt thành 6 lợi thế đáng kể của dịch vụ đào tạo trực tuyến so với đào tạo truyền thống. - Sự đa dạng của các chương trình và khóa học: Các website đào tạo trực tuyến ở bậc đại học hiện nay đang cung cấp rất nhiều phương án cho sinh viên lựa chọn. Dù đi theo chuyên ngành nào thì sinh viên cũng có thể tìm được những khóa học hay chương trình có cấp bằng mà họ cần. - Tổng chi phí thấp hơn: Không phải tất cả các chương trình đào tạo trực tuyến có cấp bằng đều thu học phí thấp hơn so với chương trình truyền thống nhưng các chi phí liên đới hầu hết đều rẻ hơn. Chẳng hạn, học ở nhà nên không tốn phí đi đường, không phải mua học liệu bởi vì tài liệu miễn phí thường có sẵn trên web. Hơn nữa, nhiều trường đại học đã bắt đầu chấp nhận các tín chỉ đạt được qua các khóa MOOC miễn phí. - Môi trường học tập thoải mái: Học ở bất cứ đâu, không phải đến giảng đường, có thể mặc quần áo ngủ trong lúc học. Bài giảng và những tài liệu khác được truyền qua phương tiện điện tử tới sinh viên để làm bài tập. Sinh viên không phải lo tắc đường, tìm chỗ gửi xe, nghỉ việc sớm để đến lớp hay bỏ lỡ những cuộc hẹn quan trọng. - Thuận tiện và linh hoạt: Các khóa học trực tuyến tạo điều kiện cho sinh viên hoạch định thời gian học tập trong lúc rảnh rỗi. Có thể vừa học vừa làm, học vào sáng sớm hay đêm khuya. Học liệu trực tuyến luôn có sẵn nên ít khi phải đến thư viện. Hầu hết các khóa học trực tuyến đều cho phép học theo tốc độ riêng (self-paced learning). Nhờ thế mà sinh viên có thể đặt lịch học theo tiến độ riêng của mình, không phải bỏ qua mọi việc để đến giảng đường và cảm thấy căng thẳng khi cường độ học tập tăng quá mức. - Trao đổi, hỏi đáp dễ dàng và có thể tập trung cao độ khi nghe giảng: Trong lớp học truyền thống, nhiều sinh viên nhút nhát, ít nói. Các khóa học trực tuyến tạo diễn đàn tương tác tiện lợi để họ tham gia thảo luận với giảng viên và các bạn cùng học. Sinh viên trực tuyến dễ dàng tập trung học tập hơn bởi vì mỗi người chỉ ngồi một mình, không bị những sinh viên khác làm sao lãng như khi học ở lớp truyền thống. - Thăng tiến trong nghề nghiệp: Sinh viên vừa học trực tuyến vừa tiếp tục đi làm theo chuyên môn của mình để có tiền sinh hoạt và trả học phí. Kiến thức mới thu 453 lượm được, chứng chỉ và bằng cấp đạt được sẽ là những dấu hiệu để người chủ hiện tại hay tương lai nhận thấy hoài bão và sự chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ thử thách hay nhiệm vụ mới nào. Điều đó sẽ dẫn đến cơ hội thăng tiến. 4. Tình hình giảng dạy tin học trong các trường đại học Việt Nam hiện nay và khuyến nghị về giải pháp vượt qua khó khăn để tận dụng sự hỗ trợ của đào tạo trực tuyến Hiện nay cả nước có tới 240 trường đại học. Phần lớn các trường đều có những ngành chuyên tin học với các tên khác nhau như Tin học, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống thông tin kinh tế... Tất cả các trường đại học đều giảng dạy các môn tin học cơ bản như Tin học đại cương, Tin học ứng dụng, Tin học văn phòng... cho sinh viên thuộc tất cả các ngành đào tạo trong trường. Một số trường thuộc khối khoa học kỹ thuật và công nghệ như Đại học FPT, Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ thông tin, giành nhiều thời lượng cho phần cứng, các trường còn lại chỉ chú trọng vào các khái niệm cơ bản của tin học và những phần mềm ứng dụng theo quy định trong chuẩn đầu ra về tin học. CNTT phát triển rất nhanh, phần cứng và nhất là phần mềm thay đổi liên tục. Cứ sau vài năm lại xuất hiện phiên bản mới của Windows và Office: Win XP (2005), Vista (2007), Win 7 (2009), Win 8 (2012), Win 8.1 (2013), Win 10 (2015); Office 2007, 2010, 2013, 2016... Internet tăng trưởng vượt bậc, phát sinh hàng loạt dịch vụ và phương tiện có ích cho mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Đó là điều rất đáng mừng nhưng cũng gây áp lực đối với các cơ sở đào tạo đại học và đội ngũ giảng viên tin học. Trường đại học phải đi đầu về việc vận dụng những thành tựu mới của CNTT nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn về đổi mới trang thiết bị, chương trình, giáo trình và tạo điều kiện cho giảng viên tin học cập nhật kiến thức sao cho không bị tụt hậu. Hiện nay nhiều trường vẫn còn sử dụng máy tính quá cũ, sinh viên vẫn phải mua những cuốn giáo trình tin học xuất bản từ nhiều năm trước với nội dung đã lỗi thời. Đào tạo trực tuyến đang mở ra một hướng mới để giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở đào tạo. Dưới đây là một vài khuyến nghị về các giải pháp để vượt qua những rào cản nhằm vận dụng đào tạo trực tuyến cho các ngành học nói chung và tin học nói riêng. - Loại bỏ nhận thức và định kiến sai lầm: Nhiều người Việt Nam thường nghĩ rằng sinh viên chuyên tu, tại chức (vừa làm vừa học), từ xa và bây giờ cả sinh viên trực tuyến nữa là những người có học lực kém và lười biếng nên không thể thi vào các ngành đào tạo đại học chính quy. Định kiến ấy đã làm nản lòng nhiều người, khiến họ không học trực tuyến nữa mà cố phấn đấu vào hệ thống đào tạo truyền thống chính quy để rồi hao tổn quá nhiều tiền bạc, thần kinh và những năm tháng của 454 cuộc đời. Thực tế, phần lớn những người học từ xa, vừa làm vừa học lại là những người cần cù, ham hiểu biết, họ phải quyết tâm lắm mới có thể hoàn thành các chương trình đào tạo trực tuyến của các trường có uy tín. Bộ Giáo dục & Đào tạo luôn công nhận các bằng chính quy, tại chức, từ xa, tư thục... có giá trị ngang nhau nhưng định kiến nêu trên đã trở thành tiềm thức, cần đấu tranh tích cực để loại bỏ. Cơ quan tuyển dụng chỉ nên xem xét bằng do trường nào cấp chứ không nên phân biệt loại hình đào tạo. Bằng cấp chỉ để tham khảo, điều quan trọng là phải tổ chức thi tuyển một cách bài bản để đánh giá người dự tuyển có khả năng làm việc hay không, nếu đánh giá sai thì sửa chữa bằng cách cho thôi việc. - Giảm số phòng máy tính dành cho sinh viên tin học nhờ đào tạo trực tuyến: Trung tâm đào tạo từ xa nên phối hợp với các đơn vị liên quan như khoa tin học, viện CNTT để mở chuyên ngành đào tạo trực tuyến về tin học. Nếu chưa đủ điều kiện để triển khai chương trình đào tạo trực tuyến trọn gói thì tạm thời kết hợp với đào tạo truyền thống: nhà trường công nhận những tín chỉ tin học đạt được qua các khóa học trực tuyến của trường hay các cơ sở đào tạo có uy tín. Sinh viên học trực tuyến qua máy tính của mình nên nhà trường sẽ giảm được số máy tính cần mua. - Không quá lệ thuộc vào giáo trình: Giáo trình tin học lạc hậu rất nhanh mà việc tổ chức biên soạn rất tốn thời gian: cần hai phản biện trong trường, hai phản biện ngoài trường, qua hai phòng khoa học và đào tạo... Nhà trường chỉ nên duyệt
Tài liệu liên quan