Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra .
Những loài sống trên các đảo đặc biệt rất dễ tuyệt chủng vì chúng chỉ sống được trên một hay một số ít hòn đảo. Mô hình sinh địa của đảo được sử dụng để dự báo rằng với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì mỗi năm sẽ có 25.000 loài sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới. Nhiều quần xã sinh học đang dần dần bị mai một bởi những sự tuyệt chủng cục bộ của loài.
31 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những mối đe doạ đối với đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG MỐI ĐE DOẠ ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC
Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra .
Những loài sống trên các đảo đặc biệt rất dễ tuyệt chủng vì chúng chỉ sống được trên một hay một số ít hòn đảo. Mô hình sinh địa của đảo được sử dụng để dự báo rằng với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì mỗi năm sẽ có 25.000 loài sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới. Nhiều quần xã sinh học đang dần dần bị mai một bởi những sự tuyệt chủng cục bộ của loài.
Hạn chế việc gia tăng dân số loài người là một giải pháp hữu hiệu giải quyết cuộc khủng hoảng của đa dạng sinh học. Hơn nữa những hoạt động quy mô lớn của công nghiệp khai thác gỗ và nông nghiệp thường dẫn đến việc hủy hoại môi trường tự nhiên không cần thiết, làm ảnh hưởng đến việc khai thác dài hạn các nguồn lợi thiên nhiên. Những nỗ lực nhăm hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở những nước cộng nghiệp phát triển và việc xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tống thể bảo vệ đa dạng sinh học.
Nguy cơ lớn nhất đe dọa đa dạng sinh học là việc mất các nơi cư trú; bởi vậy việc làm quan trọng nhất để bảo vệ đa dạng sinh học là bảo tồn các nơi cư trú. Các nơi cư trú đặc biệt đang bị đe dọa hủy hoại là các khu rừng mưa, rừng khô nhiệt đới, các vùng đất ngập nước ở tất cả các vùng khí hậu, các vùng đồng cỏ ôn đới, rừng ngập mặn, và các dải san hô. Nơi cư trú bị chia cắt là quá trình mà những khu vực rộng lớn, liên tục của nơi sinh sống bị giảm về diện tích hay bị chia cắt xé lẻ nơi ra làm hai hay nhiều phần nhỏ. Việc việc chia cắt xé lẻ nơi cư trú có thể dẫn đến sự mất mát nhanh chóng của các loài còn lại bởi vì chúng tạo ra những rào chắn ngăn cản việc phát tán, việc định cư và kiếm mồi của các loài động vật. Môi trường sống trong phần bị chia cắt xé lẻ sẽ bị thay đổi và các côn trùng gây hại sẽ trở nên phổ biến hơn.
Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhiều loài ra khỏi quần xã sinh học của chúng kể cả ở những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường bao gồm: sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hóa và khí ôzôn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi vì lượng khí cacbonnic thải vào khí quyên quá lớn do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều loài không thê nào điều chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng.
Hiện nay tình trạng nghèo khó vẫn diễn ra ở nông thôn. Việc cải tiến đạt hiệu quả cao hơn các phương pháp săn bắn và hái lượm, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã thúc đẩy sự khai thác quá mức đối với rất nhiều loài, đẩy chúng đến sự tuyệt chủng. Các nền văn minh của các xã hội trước đây có những truyền thống, thói quen hạn chế khai thác tài nguyên quá mức, nhưng ngày nay, những truyền thống đó đã bị phá vỡ và con người vô tình hoặc hữu ý đã chuyển hàng ngàn loài đến những vùng đất mới trên thế giới. Một số loài nhập cư đã có tác động xấu đối với các loài bản địa dẫn đến dịch bệnh và động vật sống ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt tại những khu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển đi lại trong một địa bàn rộn lớn. Động vật bị nuôi nhốt thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao và các bệnh dịch đôi khi lan truyền giữa các loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau.
Các loài động vật dễ bị tuyệt chủng có những đặc điểm nhất định như: có vùng phân bố địa lý hẹp, chỉ có một hay ít quần thể, kích thước quần thể nhỏ, quần thể bị suy giảm về số lượng và có giá trị kinh tế đối với con người dẫn đến việc bị khai thác quá mức .
Các nhà sinh học đã nhận thấy rằng các quần thể nhỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng cao hơn nhiều so với các quần thể lớn. Kích thước tối thiểu của quần thế (Minimum viable population) chính là số lượng cá thê cần đủ để đảm bảo cho một quần thể có khả năng sống sót cao trong tương lai gần. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các quần thể nhỏ: sự mất đi khá năng trao đổi gen và suy giảm sức sống do giao phối gần; sự dao động về số lượng cá thể; sự biến đối môi trường do thiên tai. Các hệ quả tổng hợp của các yếu tố trên được so sánh như yếu tố chính làm cho các quần thể nhỏ bị tuyệt chủng. Để tính toán số lượng quần thể tối thiểu có thể sống sót của một quần thể và khả năng chống chịu của quần thể đó trong một môi trường nhất định, ta phải sử dụng các số liệu về chủng quần học, gen, môi trường, thiên tai trong phân tích khả năng sống sót của quần thể. Các nhà sinh học bảo tồn cũng khẳng định rằng bằng cách quan trắc các quần thể của một loài có nguy cơ bị đe dọa, có thể biết được hiện trạng số lượng, của loài đó hoặc đang ổn định, đang tăng lên, đang dao động hay đang suy giảm. Thường thì điều chủ yếu để bảo vệ và quản lý một loài quý hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng chính là phải hiểu được lịch sử tự nhiên của loài đó. Một số loài qúy hiếm được mô tả một cách chính xác hơn như là các quần thể biến thái trong đó một nhóm các quần thể tạm thời được nối kết với nhau do sự di cư, sự nhập cư và sự xâm chiếm. Các quần thể mới của các loài quý hiếm và quần thể loài có nguy cơ tuyệt chủng có thể được tái phục hồi trong tự nhiên bằng cách sử dụng các cá thể hoặc được nuôi hay bị bắt ở ngoài tự nhiên. Trước khi thả ra tự nhiên, chim và thú được nuôi trong chuồng có thể phải được huấn luyện về tập tính săn mồi và sau khi được thả ra, chim và thú đó cũng thường phải được duy trì sự chăm sóc ở một mức độ nhất định. Việc tái lập phục hồi đưa vào các loài thực vật đòi hỏi phải có một phương thức khác do yêu cầu về môi trường chuyên hoá tại các giai đoạn gieo hạt và nảy mầm. Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên có thể được duy trì ở các vườn thú, các vườn thực vật các bể nuôi; cách thức này được biết như là phương pháp bảo tồn ngoại vi. Đôi khi các loài được nuôi chiếm ưu thế có thể được sử dụng về sau để tái lập các loài đó ở ngoài thiên nhiên.
Nhằm nêu bật tình trạng của các loài nằm trong mục đích bảo tồn IUCN đã đưa ra năm mức báo tồn chính: tuyệt chủng, có nguy cơ, dễ bị tổn thương, quý hiếm và chưa có thông tin đầy đủ. Hệ thống phân loại này ngày nay được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng của các loài và lập các ưu tiên về bảo tồn.
Hiện nay một số những đạo luật có hiệu quả về bảo vệ các loài Đang có Nguy cơ Tuyệt chủng được ban hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những đạo luật này thường là trung tâm của các cuộc tranh cãi giữa các lợi ích về môi trường, và lợi ích kinh tế .
Một sự thật hết sức hiển nhiên là một số loài sinh vật có khả năng di cư xuyên biên giới cho nên việc kiểm soát các loài cần phải có sự liên kết giữa các quốc gia. Các hoạt động buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học, tầm quan trọng quốc tế của các lợi ích về đa dạng sinh học và tính quốc tế của các mối đe dọa đối với tính đa dạng nên cần thiết phải có các công ước và thỏa thuận quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học. Công ước Quốc tế về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán các động vật có nguy cơ bị đe doạ; ngày càng được xem là một cứu cánh lớn nhất của NHÂN LOẠI trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta.
RỪNG
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau như các rừng thông chiếm ưu thế ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng hỗn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ Dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ Dầu địa hình thấp rừng ngập mặn cây Đước chiếm ưu thế ở ven biển châu thô sông Cửu Long và sông Hồng rừng Tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hỗn loại tre nứa ở nhiều nơi. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Cho đến nay đã thống kê được 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch. khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Theo dự đoán của các nha thực vật học số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài, trong đó có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Chắc chắn rằng hệ thực vật Việt Nam còn nhiều loài mà chúng ta chưa biệt công dụng của chúng. Cũng có thể có rất nhiều loài có tiềm năng như một nguồn cung cấp dược liệu hết sức quan trọng.Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu (như các chi Ducampopinus, Colobogyne) nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1970). Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở phần Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong một vùng rất hẹp với số cá thể rất thấp. Các loài này thường rất hiếm vì các khu rừng ở đây thường bị chia cắt thành những mảnh nhỏ hay bị khai thác một các mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường không có loài chiếm ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi đã bị khai thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài cây gỗ quý như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) Gụ mật (Sindora siamensis) nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis)... thậm chí có nhiều loài đã trở nên hiếm hay có nguy cơ bị tiêu diệt như Thông nước (Glyptostrobus pensilis), Hoàng đàn (Cupressus terbulosa), Bách xanh (Calocedrus macolepis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), Pơmu (Fokiena hodginsii) v.v.Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000 loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt (Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1997; Đặng Huy Huỳnh, 1978). Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông nam á. Cũng như thực vật giới động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài dộng vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi, Tê giác Giava, Bò rừng, Bò tót, Trâu rừng, Bò xám, Nai cà tông, Hổ, Báo, Cu ly, Vượn, Voọc vá, Voọc xám, Voọc mũi hếch, Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Cò quắm lớn, Ngan cánh trắng, nhiều loài trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển... Theo tài liệu (Review of the Protected Areas System in the Indo - Malayan Realm, MacKinnon, MacKinnon, 1986) thì Việt Nam khá giàu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ (Eudeyl 1987). Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ, ở Việt Nam có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam, so với Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Hải Nam, mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào cả. Khi xem xét về sự phân bố của các loài ở trong vùng phụ Đông Dương nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có ngụy cơ bị tiêu diệt nói riêng và sự phân bố của chúng. Chúng ta có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong những vùng xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có những phát hiện mới rất lý thú. Chỉ trong hai năm 1992 và 1994 đã phát hiện được ba loài thú lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và loài Mang lơn hay còn gọi là Mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới, loài Gà lam đuôi trắng hay còn gọi là Gà lừng (Lophura hatinhensis). Ngày 21 tháng 10 năm 1994 một loai thú lớn mới thứ ba là loài (Pseudonovibos spiralis) ở Tây Nguyên, tạm gọi là loài Bò sừng xoắn được công bố và năm 1997 một loài thú lớn mới nữa cho khoa học được mô tả đó là loài Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis) tìm thấy lân đầu tiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam. ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm một loài cá mới cho khoa học: Opsarichthys vuquangensis. Chúng ta tin rằng ở Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều loài động, thực vật chưa được các nhà khoa học biết đến.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này, có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển, cũng như đã đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, nhân dân Việt Nam dưới danh nghĩa Phát triển kinh tế đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều loài hiện đã trở nên hiếm một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong. Nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt nguồn tài nguyên sinh học của Việt nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị thế nhưng nguồn tài nguyên này đang suy thoái nhanh chóng. Nếu bạn là một con người tâm huyết bạn sẽ nghĩ gì ?
Việt Nam
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.
Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả.
Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan.
Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái này, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn sinh học. Theo báo cáo môi trường Việt Nam 2005, tổng kinh phí đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học năm 2005 đạt xấp xỉ 51,8 triệu USD, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước.
Pec Mơ
Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permin-kỷ Trias
Kỷ Permi kết thúc với sự kiện tuyệt chủng rộng lớn nhất được ghi lại trong cổ sinh vật học: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias. 90% đến 95% các loài sinh vật biển đã tuyệt chủng, cũng như khoảng 70% loài sinh vật trên cạn. Ở mức độ riêng rẽ, có lẽ tới 99,5% số lượng các loại sinh vật khác nhau đã biến mất do hậu quả của sự kiện này.
Ở đây cũng có các chứng cứ đáng kể cho thấy sự ngập lụt rộng khắp gây ra bởi đá bazan nóng chảy từ sự phun trào macma đã gây ra sức ép môi trường và dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt. Sự suy giảm môi trường sống ven biển và độ khô cằn tăng lên cũng góp phần vào sự kiện này.
Một giả thuyết khác cho rằng đó là do sự phun trào khí sulfua hiđrô từ lòng biển cả. Các phần của đại dương bị mất ôxy hòa tan trong nước theo chu kỳ đã cho phép các chủng loại vi khuẩn sống không cần ôxy có thể phát triển mạnh mẽ và tạo ra một lượng lớn khí sulfua hiđrô. Nếu một lượng lớn khí này được tích lũy trong khu vực thiếu ôxy thì nó có thể thoát ra ngoài khí quyển.
Các loại khí có tính ôxi hóa trong khí quyển có thể triệt tiêu loại khí độc này nhưng sulfua hiđrô có lẽ đã tiêu thụ hết tất cả khí trong khí quyển có thể chuyển hóa nó. Nồng độ sulfua hiđrô đã tăng lên một cách đáng kể trong vài trăm năm.
Mô hình hóa sự kiện như thế đã chỉ ra rằng khí này có thể tiêu hủy ôzon trong các tầng trên của khí quyển, làm cho bức xạ tia cực tím lại tiếp tục giết chết nốt các loài đã sống sót sau sự phun trào khí độc này (Kump và những người khác, 2005). Tất nhiên, còn tồn tại những loài có thể chuyển hóa sulfua hiđrô.
Thậm chí người ta còn đưa ra một giả thuyết mang tính suy đoán nhiều hơn là các bức xạ mãnh liệt từ các siêu tân tinh cận kề là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng này.
Trùng ba lá đã phát triển thịnh vượng kể từ kỷ Cambri, cuối cùng đã bị tuyệt chủng trước khi kỷ Permi kết thúc.
Năm 2006, một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ từ Đại học quốc gia Ohio thông báo rằng có chứng cứ cho thấy tồn tại một hố do thiên thạch (hố vùng đất Wilkes) gây ra với đường kính khoảng 500 km tại châu Nam Cực. Hố này nằm ở độ sâu 1,6 km phía dưới lớp băng của khu vực vùng Wilkes ở miền đông châu Nam Cực. Các nhà khoa học đã suy đoán là va chạm mạnh này có thể đã gây ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, mặc dù niên đại của nó là dao động trong khoảng 100-500 triệu năm trước. Họ cũng suy doán là nó cũng góp phần bằng một cách thức nào đó đối với sự chia tách của Australia ra khỏi khối đất Nam Cực, mà khi đó cả hai đều là các phần của siêu lục địa Gondwana.
GHI NHẬN
Số lượng sự tuyệt chủng loài đã được ghi nhận những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới . Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây, một phần cũng do những khó khăn của việc ghi nhận sự tuyệt chủng. Phần lớn các loài vẫn chưa được miêu tả, và nhiều loài có thể đã biến mất trước khi chúng được các nhà khoa học biết đến. Hơn thế nữa, các loài nói chung thường không được công bố bị tuyệt chủng cho đến sau khi chúng được nhìn thấy lần cuối cùng - do đó những tính toán đối với sự tuyệt chủng là chỉ có mức độ. Cuối cùng, một số loài mà quần thể của chúng bị giảm sút do việc mất nơi cư trú dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ mà không có hy vọng phục hồi khi quần thể của chúng bị suy thoái, chúng được gọi là "living dead".
Sự tuyệt chủng, đặc biệt các quần thể riêng biệt, là quá nhiều . Năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan, và đến 1991 nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Tại đông Thái Bình Dương, nhiệt độ nước biển nâng cao trong những năm 1980 đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài san hô thuỷ tức. Trong thập kỷ qua, ít nhất 34 loài thực vật và động vật có xương sống hoặc các quần thể độc lập của chúng đã bị tuyệt chủng ở Mỹ trong khi đang chờ sự bảo vệ của chính phủ. Trên toàn thế giới, tr