Những nghiên cứu mới của trường phái phụ thuộc

Cardoso được xem như là người tiên phong, chủ chốt của các nghiên cứu về sự phụ thuộc mới. Những ghi chép của ông đã thiết lập lên các chương trình nghiên cứu cho một thế hệ mới của các học giả cấp tiến (vd: Cardoso 1973, 1977; Cardoso và Faletto 1979). Ở phần này chúng ta sẽ xem xét những vấn đề trọng tâm về nghiên cứu phụ thuộc mới của Cardoso. Trước tiên, không giống như các phân tích chung của các trường phái phụ thuộc cổ điển, phương pháp của Cardoso là “lịch sử - cấu trúc”. Từ khi Cardoso muốn mang lịch sử trở lại trong đó, ông đã sử dụng thuật ngữ phụ thuộc không phải là một lý thuyết để khái quát các mô hình tổng quát của sự kém phát triển, nhưng ông sử dụng nó như là một phương pháp để phân tích các tình huống cụ thể trong phát triển thế giới thứ ba (Palma 1978). Mục tiêu của Cardoso là để phân định những tình huống mới trong lịch sử, cụ thể phụ thuộc vào việc trả lời các câu hỏi như: Làm thế nào các nhà nghiên cứu có thể đưa ra yếu tố lịch sử cụ thể của một tình huống phụ thuộc nhất định? Một tình huống phụ thuộc cá biệt khác với những tình huống trước đó như thế nào? Nguồn gốc lịch sử của một tình huống phụ thuộc nói riêng là gì, khi nào và làm thế nào để thay đổi tình huống đó? Làm thế nào để các cấu trúc phụ thuộc đang tồn tại tự tạo ra khả năng chuyển đổi? Điều gì sẽ tác động làm thay đổi sự phụ thuộc có trong lịch sử phát triển của một quốc gia ở thế thế giới thứ 3?

doc35 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những nghiên cứu mới của trường phái phụ thuộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I_NHỮNG PHẢN ỨNG LẠI VỚI NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH 2 II/ CARDOSO: SỰ PHÁT TRIỂN KẾT HỢP VỚI PHỤ THUỘC Ở BRAZIL 5 1/ Bối cảnh 5 2/ Những hoạt động mới mẻ trong chính quyền quân sự 6 3/ Mô hình phát triển liên kết với phụ thuộc. 8 4/ Những động lực chính trị. 9 III/ O'DONNELL: NHÀ NƯỚC QUAN LIÊU – ĐỘC TÀI Ở CHÂU MỸ LA TINH. 11 1/ Đặc điểm 12 2/ Sự nổi lên của nhà nước BA 12 3/ Chức năng của nhà nước BA 14 4/ Sự sụp đổ của nhà nước BA 17 IV/ EVANS: LIÊN MINH TAY BA Ở BRAZIL TRONG NHỮNG NĂM 1980 18 1/ SỰ thay đổi trong kinh tế ở Brazil và lời giải thích của Evans 18 2/ Sự phát triển phụ thuộc và liên minh tay ba 19 3/ Các yếu tố tạo nên sự bất ổn chính trị 22 4/Triển vọng cho tương lai 25 V/ GOLD: SỰ PHỤ THUỘC NĂNG ĐỘNG Ở ĐÀI LOAN 26 1/ Các giai đoạn phát triển của phụ thuộc cổ điển 27 2/ Các giai đoạn của sự phụ thuộc năng động 31 VI/ SỨC MẠNH CỦA CÁC NGHIÊN CỨU MỚI TRƯỜNG PHÁI PHỤ THUỘC 33 NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI CỦA TRƯỜNG PHÁI PHỤ THUỘC (The New Dependency studies) I_Những phản ứng lại với những lời phê bình: Cardoso được xem như là người tiên phong, chủ chốt của các nghiên cứu về sự phụ thuộc mới. Những ghi chép của ông đã thiết lập lên các chương trình nghiên cứu cho một thế hệ mới của các học giả cấp tiến (vd: Cardoso 1973, 1977; Cardoso và Faletto 1979). Ở phần này chúng ta sẽ xem xét những vấn đề trọng tâm về nghiên cứu phụ thuộc mới của Cardoso. Trước tiên, không giống như các phân tích chung của các trường phái phụ thuộc cổ điển, phương pháp của Cardoso là “lịch sử - cấu trúc”. Từ khi Cardoso muốn mang lịch sử trở lại trong đó, ông đã sử dụng thuật ngữ phụ thuộc không phải là một lý thuyết để khái quát các mô hình tổng quát của sự kém phát triển, nhưng ông sử dụng nó như là một phương pháp để phân tích các tình huống cụ thể trong phát triển thế giới thứ ba (Palma 1978). Mục tiêu của Cardoso là để phân định những tình huống mới trong lịch sử, cụ thể phụ thuộc vào việc trả lời các câu hỏi như: Làm thế nào các nhà nghiên cứu có thể đưa ra yếu tố lịch sử cụ thể của một tình huống phụ thuộc nhất định? Một tình huống phụ thuộc cá biệt khác với những tình huống trước đó như thế nào? Nguồn gốc lịch sử của một tình huống phụ thuộc nói riêng là gì, khi nào và làm thế nào để thay đổi tình huống đó? Làm thế nào để các cấu trúc phụ thuộc đang tồn tại tự tạo ra khả năng chuyển đổi? Điều gì sẽ tác động làm thay đổi sự phụ thuộc có trong lịch sử phát triển của một quốc gia ở thế thế giới thứ 3? Thứ hai, không giống như các nhà nghiên cứu của trường phái phụ thuộc cổ điển, những người tập trung vào những điều kiện bên ngoài của sự phụ thuộc, còn khuynh hướng của Cardoso là nhấn mạnh đến cấu trúc bên trong của sự phụ thuộc. Và thay vì nhấn mạnh nền tảng kinh tế của sự phụ thuộc, Cardoso lại quan tâm nhiều hơn trong việc phân tích các khía cạnh chính trị - xã hội, đặc biệt là các tầng lớp đấu tranh, xung đột giữa các giai cấp và các phong trào chính trị. Đối với Cardoso, "Vấn đề của phát triển trong thời kì của chúng ta không thể bị giới hạn vào một cuộc thảo luận về thay thế nhập khẩu, hay như ngay cả với một cuộc tranh luận về các chiến lược khác nhau cho sự tăng trưởng; về những chính sách xuất khẩu, hay không xuất khẩu, thị trường nội bộ hay bên ngoài, định hướng của nền kinh tế,... Các vấn đề chính đó là con người của phong trào và ý thức về quyền lợi của mình" (được trích dẫn trong Hettne và Wallensteen 1978, p.32). Do đó, theo Cardoso (1977, trang14) "những gì đã được coi trọng đó là phong trào, những cuộc đấu tranh của các tầng lớp, các quan điểm về quyền lợi, các liên minh chính trị, duy trì các cấu trúc ban đầu đồng thời mở ra khả năng chuyển đổi cho họ”. Tuy nhiên, trong khi Cardoso đóng góp với việc xem xét lại vai trò của cuộc đấu tranh chính trị nội bộ trong những tình huống phụ thuộc, ông cũng làm cho nó trở nên rõ ràng rằng hơn, ông đã chỉ ra trong đó "những mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, như tạo thành một tổng thể phức tạp có cấu trúc liên kết nhất định ... bắt nguồn từ sự trùng khớp và ăn sâu về mặt lợi ích giữa những tầng lớp thống trị trong nước và quốc tế và mặt khác lại được thử thách bởi những tầng lớp, giai cấp thống trị trong nước " (Cardoso and Falteto 1979, p.XVI). Ví dụ, sự thống trị bên ngoài xuất hiện như là một tất yếu, thông qua các hoạt động thực tiễn từ xã hội của các bộ phận và các tầng lớp mà cố gắng để thực thi quyền lợi của nước ngoài vì họ có thể trùng với các giá trị và lợi ích mà đòi hỏi của những giai cấp này là của cá nhân họ. Vì vậy Cardoso gọi đó là một phân tích về "sự chủ quan về lợi ích của bên ngoài". Thứ ba, không giống như các nhà nghiên cứu của trường phái phụ thuộc cổ điển, những người nhấn mạnh việc xác định cấu trúc của sự phụ thuộc, còn đối với Cardoso thì sự phụ thuộc được xem như là một quá trình mở. Với cấu trúc tương tự của sự phụ thuộc cổ điển, có một loạt các phản ứng có thể phụ thuộc vào các liên minh chính trị và các phong trào trong nước. Vì vậy, nếu các cấu trúc phụ thuộc phân định phạm vi của các biến động thì sau đó cuộc đấu tranh chính trị của các tầng lớp, các giai cấp, và các nhà nước có thể làm hồi sinh và biến dạng những cấu trúc đó và thậm chí có thể thay thế chúng bằng cấu trúc khác mà không được định trước. Vì vậy, không giống như trường phái phụ thuộc cổ điển, dự đoán một chiều xu hướng kém phát triển ở các nước thế giới thứ ba, Cardoso (1977, trang 20) tranh luận rằng có thể có sự liên quan giữa sự phụ thuộc và sự phát triển mà ở đó sự phụ thuộc và sự phát triển có thể cùng tồn tại trong một trạng thái năng động hơn của sự phụ thuộc so với những mô tả đặc điểm của vùng lệ thuộc hoặc gần như lệ thuộc vào tình huống. Khái quát lại, nhiều giả định cơ bản của các nghiên cứu phụ thuộc cổ điển như phụ thuộc yếu tố bên ngoài, kinh tế và kết cấu của sự kém phát triển đã được sửa đổi trong nghiên cứu của Cardoso (Bảng 7.1). Sự thay đổi này đã mở ra những định hướng mới trong lĩnh vực các nghiên cứu về phụ thuộc. Ở chương này, chúng ta sẽ xem xét phát triển kết hợp với phụ thuộc đã diễn ra như thế nào, làm thế nào các yếu tố bên trong (chẳng hạn như các quan liêu – nhà nước độc tài và liên minh chính trị của nó với tư bản trong và ngoài nước) đã hình thành con đường phát triển ở châu Mỹ Latinh, và làm thế nào các phép màu kinh tế ở Đông Á có thể được giải thích bằng ánh sáng của phương pháp “lịch sử - cấu trúc” của Cardoso. Bảng 7.1: So sánh các nghiên cứu sự phụ thuộc cổ điển với các  nghiên cứu sự phụ thuộc mới. Sự phụ thuộc cổ điển Sự phụ thuộc mới Giống nhau Trọng tâm nghiên cứu Sự phát triển của các nước ở thế giới thứ 3 Mức độ phân tích Cấp quốc gia Khái niệm chính Cốt lõi và ngoại vi của sự phụ thuộc Hàm ý chính Sự phụ thuộc có hại cho sự phát triển Khác nhau Phương pháp nghiên cứu Trừu tượng cao, tập trung vào mô hình chung của sự phụ thuộc Lịch sử, cơ cấu tập trung vào tình hình cụ thể của sự phụ thuộc Các yếu tố chủ chốt Nhấn mạnh vào bên ngoài; trao đổi bất bình đẳng, chủ nghĩa thực dân Nhấn mạnh vào nội bộ; xung đột giai cấp, các nhà nước Bản chất của sự phụ thuộc Chủ yếu là hiện tượng kinh tế Chủ yếu là hiện tượng chính trị xã hội Sự phụ thuộc và sự phát triển Loại trừ lẫn nhau duy nhất đối với sự kém phát triển Có thể cùng tồn tại sự kết hợp phát triển với phụ thuộc II/ CARDOSO: SỰ PHÁT TRIỂN KẾT HỢP VỚI PHỤ THUỘC Ở BRAZIL. 1/ Bối cảnh: Năm 1964, chế độ dân sự ở Brazil bị lật đổ và thay thế bằng một chế độ quân sự. Sau sự thay đổi đó, phần lớn các cuộc thảo luận trong các tài liệu phát triển xoay quanh bản chất của chế độ quân sự mới. Làm thế nào để điều này trở thành bước ngoặt trong lịch sử Mỹ Latinh thì cần được làm sáng tỏ? Nó chỉ là một cuộc đảo chính quân sự phản động hay nó đại diện cho một chính trị mới - trật tự kinh tế để phát triển thế giới thứ ba? Từ một quan điểm sự phụ thuộc cổ điển của Furtado, ông nói: đặc trưng cho chính quyền mới của Brazil là một nhà nước quân sự, và cho rằng giống như bất kỳ nhà nước quân nào sự khác, chính quyền này nhằm ổn định xã hội là mục tiêu chính của nó và sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ vinh viển quyền lực của mình. Các mô hình kinh tế tương ứng với môi trường chính trị này là cắt giảm đô thị - đầu tư công nghiệp, nhằm phục vụ lợi ích của sản xuất nông nghiệp, có nghĩa là thúc đẩy sự nông thôn hóa bằng các kinh phí của công nghiệp. Từ khi chế độ mới theo đuổi chính sách này làm cho kinh tế bị trì trệ là vì xã hội cơ bản của nó là đầu sỏ của nông nghiệp. Từ viễn cảnh của sự phụ thuộc cổ điển, nhà nước quân đội mới tuy bất tài nhưng lại là công cụ của tập đoàn chính trị cầm đầu về ruộng đất, bất chấp quyền lợi tập thể của quân đội. Tuy nhiên, Cardoso (1973) rất không hài lòng với cách giải thích của Furtado về chính quyền mới ở Brazil. Ông đặt ra câu hỏi: "Sự cố gắng khách quan để phân tích thực tế, xu hướng hiện nay của việc này là bao nhiêu, và bao nhiêu mô hình quy chuẩn đơn giản được ưa thích?" (p. 156). Theo Cardoso, các nhà phân tích sự phụ thuộc cổ điển đã không lưu ý nhiều tới hoạt động mới  đã xảy ra trong chính quyền quân sự, do đó họ không thể nhận ra chính quyền này theo đuổi một mô hình mới của của "liên kết sự phát triển với sự phụ thuộc" ở Brazil. 2/ Những hoạt động mới mẻ trong chính quyền quân sự. Cardoso đã chỉ ra các hoạt động mới trong chính quyền quân sự tại Brazil đó là: Trước tiên, chủ nghĩa tư bản nước ngoài ngày càng quan tâm hơn đến đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực công nghiệp, chẳng hạn như xây dựng và thành lập các nhà máy ở các nước Mỹ Latinh. Ví dụ như ở Brazil, mức độ đầu tư tư nhân nước ngoài đã tăng rất nhiều và trở nên bền vững hơn là khu vực nhà nước và các doanh nghiệp trong nước - khu vực này không còn đóng vai trò chi phối trong ngành công nghiệp năng động. Cardoso chỉ ra rằng vốn nước ngoài chiếm 72,6% về hàng hóa của khu vực, 78,3% của khu vực người tiêu dùng hàng hóa lâu bền, và 53,4% của khu vực hàng tiêu dùng không lâu bền cho mười công ty lớn nhất trong mỗi ngành tại Brazil vào năm 1968. Điều này cho thấy quyền lực của các công ty sản xuất nước ngoài trong phát triển công nghiệp ở Brazil ngày càng tăng. Họ đã bán sản phẩm của mình vào thị trường Brazil và điều đó được phản ánh rõ rệt trong ngành kinh doanh quảng cáo. Năm 1967, là mười hai nhà quảng cáo lớn ở Brazil bao gồm Volkswagen, Gillette, Ford, Nestle, CocaCola, và Shell. Và do được sự hậu thuẫn từ các nhà quảng cáo lớn nhất, nên các công ty nước ngoài đã gây được ảnh hưởng lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng như : báo chí, tạp chí, và truyền hình. Thứ hai, việc chống chủ nghĩa dân sự ở khu vực quân đội và chính sách kỹ trị không có tác dụng trong thời kỳ chủ nghĩa dân sự, đột nhiên lại thu được ảnh hưởng đáng kể như là một xu hướng kinh tế mới nổi lên. Không chỉ làm cho khu vực quân sự - kỹ thuật phải thực hiện chức năng trấn áp trên lĩnh vực chính trị, mà còn đảm nhiệm việc tăng trưởng nền kinh tế và quản lý nhà nước. Thứ ba, kết quả là các khu vực chủ nghĩa dân sự bị mất quyền lực. Cardoso quan sát các nhà lãnh đạo công đoàn, những người trung gian giữa các công nhân và nhà nước trong thời kỳ trước đó, họ đã hoàn toàn biến mất khỏi lĩnh vực chính trị do đàn áp chính trị trong chính quyền quân sự mới. Cardoso (1973, trang 147) tiếp tục lập luận rằng sự tích lũy vốn sẽ đòi hỏi: "giữ lại mức lương và do vậy xóa bỏ một loạt các công đoàn và các tổ chức chính trị đó, những người có thu nhập đã có thể chống lại một phần của áp lực tích tụ". Cuối cùng, chế độ cai trị cũ đã bị mất vị trí quyền lực tương đối của họ còn. Không chỉ những giá trị truyền thống của ngành nông nghiệp, mà ngay cả quyền lợi về công nghiệp và kinh doanh khi đã không còn thích nghi với xu hướng kinh tế mới, thì sẽ rơi vào thế bất lợi về chính trị dưới chính quyền mới. Bằng cách chấp nhận sự can thiệp của quân sự để tiêu diệt các ảnh hưởng của công nhân, giai cấp tư sản ở Brazil đã vô ý sử dụng biện pháp hỗ trợ để huỷ hoại tư cách chính trị trực tiếp của chính họ (chẳng hạn như bầu cử, các đảng chính trị, và tự do ngôn luận). Tóm lại, các hoạt động mới từ năm 1964 là tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất, các chức năng kinh tế và đàn áp của khu vực quân sự, xóa bỏ quyền lực của các tầng lớp lao động, và sự suy thoái trong của các biểu hiện chính trị tư sản. Tuy nhiên để giải thích cho các hoạt động mới này, Cardoso đưa ra cảnh báo nhằm chống lại sự tái phát triển của các trường phụ thuộc của cổ điển. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu nên tập trung vào các đặc thù của các hoạt động này và xây dựng lên một mô hình mới để nắm bắt được chức năng của chúng. Vì vậy, Cardoso trình bày mô hình của ông "phát triển liên kết với phụ thuộc". 3/ Mô hình phát triển liên kết với phụ thuộc. Cardoso cố tình sử dụng các cụm từ liên quan đến phụ thuộc và phát triển bởi vì nó kết hợp hai khái niệm phổ biến trái ngược nhau: phụ thuộc và phát triển. Những lý thuyết hiện đại hóa cổ điển chỉ tập trung vào hiện đại hóa và phát triển, trong khi các nước chủ nghĩa đế quốc dựa vào lý thuyết cổ điển và các mối quan hệ cơ bản giữa một nước tư bản phụ thuộc và một đất nước kém phát triển: như là sự bóc lột, một trong những điều được ghi nhớ mãi đã gây ra sự trì trệ.  Nhưng Cardoso lại khẳng định rằng một giai đoạn mới đã xuất hiện đó là kết quả của cuộc cố gắng vươn lên của các tập đoàn đa quốc gia, công nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào vốn bên ngoài và nguồn lao động của một bộ phận quốc tế mới để phát triển nền kinh tế. Cardoso (1973, trang 149) lập luận rằng "đến mức độ nào đó, các lợi ích của các tập đoàn nước ngoài sẽ trở nên tương thích với sự thịnh vượng của các quốc gia phụ thuộc.” Theo ý nghĩa này, họ giúp sẽ giúp đỡ để thúc đẩy các quốc gia này phát triển." Kể từ khi các tập đoàn nước ngoài nhằm mục đích sản xuất và bán hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước, lợi ích của họ đồng nhất với tăng trưởng kinh tế trong khu vực, chỉ có một số ít là rất quan trọng đối với đất nước lệ thuộc. Từ quan điểm này sự phát triển được xác định là có liên quan đến sự hình thành với công nghệ, tài chính, tổ chức và thị trường. Về những khía cạnh còn lại thì hiệp hội đa quốc gia có thể đảm bảo.” Vì vậy, không giống như các mô hình phụ thuộc cổ điển, việc kết hợp phát triển với phụ thuộc không phải là không có tính năng động trong lĩnh vực công nghiệp. Nó không chuyển hết chi phí cho quá trình nông nghiệp hoá, và nó sẽ không dừng lại ở việc các nước thế giới thứ ba chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô.  Tuy nhiên, Cardoso không muốn đem tất cả các cách để áp dụng vào nhằm hiện đại hoá trường phái, đối với ông ngay lập tức phải nhấn mạnh đến các chi phí liên kết phát triển với phụ thuộc. Chẳng hạn như ông chỉ ra sự bùng nổ kinh tế ở Brazil là dựa trên một việc thoái lui của phân phối thu nhập, nhấn mạnh hàng tiêu dùng xa xỉ chứ không phải nhu cầu cơ bản, nợ nước ngoài ngày càng tăng, các khoản đóng góp ngoài xã hội đã được sử dụng không đúng dẫn đến làm giảm quá trình nông thôn hoá và khai thác nguồn tài nguyên nhân lực. Do vậy, nghèo đói ngày càng ra tăng. Ngoài ra, Cardoso chỉ ra những hạn chế khách quan của mô hình phát triển kết hợp với phụ thuộc. Phát triển kết hợp với phụ thuộc sẽ bị tê liệt vì nó thiếu đi "công nghệ tự trị", do đó bắt buộc phải sử dụng công nghệ nhập khẩu giúp tiết kiệm lao động và phải chịu mọi hậu quả của việc sử dụng nhiều vốn. Đó cũng là sự trả giá vì thiếu vốn đầu tư phát triển hàng hóa trong các khu vực một cách đầy đủ. Vi vậy yêu cầu đặt ra đó là mở rộng tích tụ, tự tích lũy vốn trong nước và cần một động lực bổ sung từ bên ngoài nước phụ thuộc. Trong việc nhấn mạnh đến chi phí và hạn chế về cấu trúc của sự phát triển phụ thuộc, nghiên cứu của Cardoso nằm trong phạm vi sự hạn chế của các trường sự phụ thuộc. Trong thực tế, những gì Cardoso cố gắng để thực hiện đó là xem xét cả sự phụ thuộc và sự phát triển, nghiên cứu cả sự thống trị của nước ngoài và các lực lượng chính trị trong nước, để chỉ ra cách tương tác lịch sử cụ thể giữa các tác nhân đã thành công để tạo ra một vài sự phát triển năng động trong phạm vi cấu trúc của sự phụ thuộc. Vì vậy, nó là một sự hấp dẫn để xem xét những gì mà các lực lượng chính trị khác nhau trong mô hình của Cardoso có được. 4/ Những động lực chính trị. Có ba loại hình chính trị trong mô hình của Cardoso, quân đội (quan liêu - kỹ trị) nhà nước, các tập đoàn đa quốc gia, và giai cấp tư sản trong nước. Cardoso lập luận rằng ba nhóm này đã thành lập một liên minh chính trị để thúc đẩy sự phát triển liên kết phụ thuộc ở Brazil kể từ năm 1964. Trước tiên, là sự ra đời của nhà nước quân sự. Quân đội được thành lập để kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định của tổng thống, mở rộng phạm vi của Hội đồng An ninh Quốc gia, tạo ra một dịch vụ tình báo quốc gia, và thiết lập bộ phận an ninh tại tất cả các Bộ và các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi hoàn thành việc quản lý tập trung, nhà nước quân sự bắt đầu đàn áp mọi hình thức phản kháng lại xã hội. Bằng cách sử dụng những học thuyết về an ninh quốc gia, nhà nước quân sự xóa bỏ tổ chức công nhân và đã đạt tới một mức độ cao của "ổn định chính trị". Sau đó, Nhà nước quân sự đã cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua sự kết hợp của các doanh nghiệp nhà nước với tư nhân, chẳng hạn như việc thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dầu bằng cách thiết lập Petrobras (nhà nước độc quyền dầu). Nó cũng thúc đẩy những hệ tư tưởng linh hoạt của xã hội, với mục đích để "tiếp tục một nền chính trị xã hội mở". Thứ hai, giai cấp tư sản dân tộc trong nước bắt đầu nhen nhóm phát triển thì đã bị ngăn chặn bởi các nhà nước quân sự và thay thế bằng các thành phần của giai cấp tư sản quốc tế. Sau đó, sau khi giai cấp tư sản đã từ bỏ công cụ kiểm soát chính trị của mình (những cuộc bầu cử, tự do báo chí, v.v.), một thỏa thuận đã đạt được giữa nhà nước quân sự và giai cấp tư sản này. Quân đội hoàn toàn nắm được bản chất giữa lợi ích kinh tế của những doanh nhân và lợi ích chung của dân tộc. Họ quy định một số khu vực, trong đó khu vực vốn ở Brazil sẽ được ưu tiên khuyến khích sử dụng.Với sự hỗ trợ từ phía nhà nước, một cơ hội đầy hứa hẹn đã mở ra cho giai cấp tư sản Brazil để kiếm lời, và những lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã được giải phóng. Thứ ba, theo Cardoso, nền kinh tế Brazil đang được cơ cấu lại theo mô hình mới của tổ chức kinh tế quốc tế. Tại Brazil giai cấp tư sản thường xuyên liên kết với các tập đoàn đa quốc gia trên cơ sở đối tác phụ thuộc, theo như các hình thức mới này thì sản xuất bị vướng vào độc quyền quốc tế , các doanh nghiệp trong nước xuất hiện. Cardoso cho rằng các tập đoàn đa quốc gia đã có vị thế trong giai cấp tư sản ở Brazil bởi họ kiểm soát tài chính và công nghệ tiên tiến. Dựa vào phân tích ở trên, Cardoso (1973, trang 163) kết luận rằng lý do cho sự kiện chính trị năm 1964 xảy ra ở Brazil giống như một cuộc cách mạng: Một cuộc cách mạng kinh tế tư sản đã diễn ra do sự phản động trong phong trào chính trị. Cuộc cách mạng kinh tế đó cho thấy mức độ thúc đẩy giai cấp tư sản trong nước để thích nghi với nhịp đập của sự phát triển chủ nghĩa tư bản quốc tế, qua đó thiết lập một sự phụ thuộc có hiệu quả giữa nền kinh tế với các hình thức hiện đại của sự thống trị kinh tế. Nghiên cứu của Cardoso được định hình theo hướng nghiên cứu thực nghiệm ở những trường phái sự phụ thuộc và đã bắt đầu một loạt những điều tra mới về việc quan liêu, cửa quyền, về liên minh ba trong số các nhà nước, những tập đoàn đa quốc gia, và giai cấp tư sản trong nước; và phát triển phụ thuộc trong thế giới thứ ba. Sự ảnh hưởng từ  nghiên cứu của Cardoso có thể được nhìn thấy trong các cuộc thảo luận sau đây của các nghiên cứu sự phụ thuộc mới. III/ O'DONNELL: NHÀ NƯỚC QUAN LIÊU – ĐỘC TÀI Ở CHÂU MỸ LA TINH O'Donnell (1978, trang 4) ghi chú rằng: "Có rất nhiều khái niệm về sự phụ thuộc, để giải thích đầy đủ nó sẽ trở thành vô nghĩa với câu hỏi làm thế nào nó được liên kết với các yếu tố khác khi mà tính năng động của nó xa rời với sự phản chiếu đơn thuần của bản thân sự phụ thuộc." Không hài lòng với những lý thuyết về sự phụ thuộc cổ điển, O'Donnell cho rằng các nhà nghiên cứu nên áp dụng phương pháp "lịch sử - cấu trúc" của Cardoso để tiếp cận, điều tra những mối quan hệ tư