.Lượng giá trị và vận dụng trong thực tiễn Việt Nam.
1. lượng giá trị của hàng hóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
1.1. hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa là gì?.
Hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Vật phẩm dù ở trong các hình thái kinh tế- xã hội nào khi đã mang hình thái là hàng hóa thì điều có hai thuộc tính cơ bản: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công cụ của vật phẩm có thể thỏa mã nhu cầu nào đó của con người. Tuy nhiên thuộc tính cần quan tâm hơn là giá trị.
Giá trị hàng hóa được định nghĩa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa khi xem xét về hai mặt chất và lượng, thì chất chính là lao động còn lượng giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó.
12 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Khoa: Lí luận chính trị.
BÀI TẬP LỚN
Môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin.
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: Nguyễn Việt Anh.
Lớp tín chỉ:
Mã sinh viên: 11120353.
Số kí tự: 14.
Hà Nội ngày 4 tháng 4 năm 2013.
Đề số 1:
Mục lục:
A.Lượng giá trị và vận dụng trong thực tiễn Việt Nam.
1. lượng giá trị của hàng hóa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
1.1. hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa là gì?.
Hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Vật phẩm dù ở trong các hình thái kinh tế- xã hội nào khi đã mang hình thái là hàng hóa thì điều có hai thuộc tính cơ bản: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công cụ của vật phẩm có thể thỏa mã nhu cầu nào đó của con người. Tuy nhiên thuộc tính cần quan tâm hơn là giá trị.
Giá trị hàng hóa được định nghĩa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa khi xem xét về hai mặt chất và lượng, thì chất chính là lao động còn lượng giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó.
1.2. Lượng giá trị của hàng hóa.
Câu hỏi đặt ra là thước đo lượng giá trị hay chính là thước đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là gì ? Câu trả lời đầu tiên là thời gian. Tuy nhiên một sản phẩm do nhiều người sản xuất tạo ra với tay nghề cũng như điều kiện sản xuất , là khác nhau do đó thời gian lao động cá biệt không giống nhau. Như vậy thời gian lao động cá biệt chỉ quyết định được lượng giá trị cá biệt của từng hàng hóa do từng người sản xuất tạo ra chứ không quyết định giá trị. Ở đây phải là thời gian lao động cần thiết để tạo ra hàng hóa, tức là thời gian cần thiết để tạo ra hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội ( trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh của xã hội nhất định ). Tuân theo những gì C.Mác viết: “ chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng , mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.”
Ta xem xét ví dụ cụ thể sau, ở Nhật Bản chỉ mất chưa đầy vài phút để sản xuất ra một chiếc galaxy s4 với giá hiện thời khoảng hơn 10 triệu đồng một chiếc. Trong khi giá gạo nước ta nhiều nhất cũng chỉ 8000 đông/1kg năm 2012 với thời gian sản xuất được tính theo tháng. Vậy rõ ràng lượng giá trị của hàng hóa được quyết định không phải là thời gian mỗi người sản xuất trong bao lâu mà là thời gian cần thiết sản xuất ra nó.
1.3. Cấu thành lượng giá trị của hàng hoá.
Chi phí lao động để tạo ra hàng hóa bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, lao động sản xuất sẽ bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, tạo thành bộ phận giá trị cũ của hàng hóa. Lao động trừu tượng lại làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm tạo thành bộ phận giá trị mới. Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa gồm hai bộ phận: giá trị cũ tái hiện và giá trị mới.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị.
Hai nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa là năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Có một điều đáng chú ý là tăng cường độ lao động không ảnh hưởng tới lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, lí do mặc dù trong cùng khoảng thời gian thì khi năng suất lao động tăng lượng hàng hóa dịch vụ cũng tăng nhưng hao phí lao động lại bỏ ra nhiều hơn, cuối cùng lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi.
1.4.1. Năng suất.
Năng suất được hiểu là năng lực sản xuất của lao động. Được đo bằng số lượng sản phẩm sản suất ra trong một đơn vị thời gian hoặn số thời gian cần để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất có hai loại: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội nhưng chỉ có năng xuất lao động xã hội mới tác động tới lượng giá trị của hàng hóa (do trao đổi hàng hóa trên thị trường không phải dựa theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội ).
Khi năng xuất lao động xã hội tăng tức là thời gian để sản xuất một lượng sản phẩm trước đây giảm xuống hoặc trong cùng một khoảng thời gian lượng sản phẩm tạo ta đã tăng lên, do vậy mà lượng giá trị giảm xuống. Và ngược lại khi năng xuất lao động xã hội giảm thì lượng giá trị hàng hóa tăng lên. Kết luận, năng xuất tỉ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa.
1.4.2. Mức độ phức tạp của lao động.
Theo độ phức tạp thì lao động chia làm lao động giản đơn ( lao động mà bất kì ai cũng làm được) và lao động phức tạp ( lao động đòi hỏi cần được huấn luyện, đào tạo, mới làm được). C.Mác viết: “ lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa “. Vì vậy mà lượng giá trị do lao động phức tạp tạo ra lớn hơn do lao động giản đơn làm được.
2. Sự biến đổi của lượng giá trị hàng hóa.
Đứng trước thực tế tất yếu là sự phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Dẫn tới thứ nhất nhu cầu trao đổi hàng hóa trở nên đa dạng, phức tạp, thứ hai khả năng sản xuất nâng cao. Trao đổi và sản xuất hàng hóa trở lên phát triển.
Trao đổi hàng hóa phát triển, cụ thể là hàng hóa được trao đổi thường xuyên, phức tạp, nhiều hơn. Sẽ có nhiều người mua và người bán hơn. Bản thân người mua luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận trên một đồng chi mua còn người bán theo đuổi lợi nhuận tối đa. Từ đó tạo ra sức ép buộc người sản xuất phải giảm chi phí lao động cá biệt cho nhỏ hơn chi phí lao động xã hội, lí do cơ bản là bởi khi đó người sản xuất có thể giảm giá do chi phí sản xuất nhỏ đi (người mua sẽ mua hàng hóa của họ vì giá rẻ làm tăng lợi nhuận ) hoặc tăng lợi nhuận khi giữ nguyên giá. Toàn bộ người sản xuất đều hành động như trên tất yếu sẽ làm giảm chi phí lao động xã hội. Mặt khác, sự phát triển của sản xuất cho phép người sản xuất đạt hiệu quả sản xuất cao, lượng giá trị hàng hóa theo đó giảm xuống tạo điều kiện cho tham vọng của người sản xuất. Trao đổi và sản xuất hàng hóa trở lên phát triển hình thành nên một thị trường linh hoạt, hàng hóa lưu thông dễ dàng, tạo được cơ chế kích thích hai chiều giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu dùng tăng cao sẽ kích thích dồn ép sản xuất, sản xuất tạo ra sản phẩm đa dạng giá rẻ lại kích thích tiêu dùng. Như vậy, cùng với sự phảt triển của trao đổi và sản xuất hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa giảm, và giảm không ngừng.
3. Vận dụng những quan điểm về lượng giá trị của Mác và các doanh nghiệp hiện nay.
Trên thị trường doanh nghiệp luôn theo đuổi lợi nhuận tối đa, người tiêu dùng luôn muốn tối đa hóa lợi ích trên một đồng chi mua. Mặt khác, thực tế ngày nay rất khắt khe, thị trường không chỉ dừng lại trong một khu vực hay một nước mà mở rộng trên toàn cầu, người sản xuất nhiều mà sức mua thị trường lại có hạn, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt và phức tạp. Tuy nhiên đây ta xem xét đến trước hết là cạnh tranh về giá, từ mục đích của người tiêu dùng doanh nghiệp càng hạ với chất lượng cao hơn hoặc không đổi thì sức cạnh tranh càng lớn. Vậy làm sao để hạ giá thành sản phẩm, cậu trả lời nằm trong quan điểm của Mác về lượng giá trị hàng hóa. Ở đây có hai biện pháp, đều nhằm giảm lượng giá trị trên một đơn vị giá trị hàng hóa từ đó hạ giá thành sản phẩm.
3.1. Tăng năng suất.
Vẫn biết rằng tăng năng suất sẽ khiến giảm giá sản phẩm, giữ nguyên và tăng thêm giá trị nhưng làm sao để tăng năng suất ?. Nhật bản có cả một dây chuyền tự động hóa chỉ để sản xuất oto, cứ chưa đầy 5 phút cho ra lò một chiếc thấp ra cũng phải cả trăm tỉ Việt Nam, còn ở Thái Lan họ cũng sản xuất gạo ta cũng sản xuất gạo mà nông dân ta nghèo, giá gạo nước ta lại thấp.
Giải pháp ở đâu? Đầu tiên là nhận chuyển giao và áp dụng công nghệ nhanh chóng, hiệu quả theo gót của nước Nhật. Khoa học kĩ thuật là cơ sở quan trọng nhất để nâng cao năng suất. Hai là cách thức sản xuất, phải tổ chức hiệu quả về quản lí lao động, tư liệu sản xuất tận dụng tốt mọi nguồn lực.
. 3.2. Tăng mức độ phức tạp của lao động, thay thế dần lao động giản đơn bằng lao động phức tạp.
Ngày nay ở các nước phát triển lao động đơn giản dần bị thay thế bằng lao động phức tạp hoặc máy móc, mức độ phức tạp của lao động tăng lên đáng kể. Đó là xu thế tất yếu, vậy làm sao để hành động như vậy? Đó chính là tăng tri thức và chất xám người lao động, cụ thể là đào tạo có chiều sâu, tiếp cận với các nghành công nghiệp mới, sử dụng lao động có đào tạo chuyên môn,
3.3. Mở rộng, tăng cường quá trình trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Như ta biết một trong nhưng lí do khiến HTC giảm doanh thu trong năm 2012( giảm 34,92% so với năm 2011), còn Samsung tăng trưởng chóng mặt trở thành ngôi sao sang nhất của làng công nghệ 2013.
Câu trả lời nằm ở khả năng phân phối sản phẩm và mở rộng thị trường của Samsung- được biết tới là hệ sinh thái các nhà bán lẻ. Một là hạ giá sản phẩm của họ khi đến tay người tiêu dùng do quản lí khâu phân phối không phải qua bên thứ ba, hai là đưa thị trường tiêu thụ sản phẩm năng động sức mua lớn hơn, ba là mở rộng thị trường tăng sức mua ăn khớp với tăng năng suất lao động.
Bài học trên cho thấy tầm quan trọng khi phân phối, mở rộng thị trường. Cũng giống như trồng cây hai biện pháp trên là làm sao để cây lớn nhanh còn biện pháp này là thêm đất thật tốt cho cây tạo dinh dưỡng, thêm không gian đủ rộng cho cây khi cây lớn mạnh.
B. Khủng hoảng kinh tế và những biện pháp chống khủng hoảng kinh tế của Mác. Khả năng vận dụng vào nền kinh tế thị trường hiện nay của các biện pháp.
1. Khủng hoảng kinh tế.
1.1. Các loại khủng hoảng.
Theo quan điểm của C.Mác khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng sản xuất thừa, được biểu hiện thành nhiều hình thái nhau ta quan tâm hai hình thái:
Một là khủng hoảng tiền tệ của nền sản xuất hàng hóa giản đơn, xuất hiện với nguyên nhân trực tiếp do số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện, nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn giữa tính tư nhân và tính xã hội của lao động gắn liền với sự phát triển của quan hệ tín dụng và chức năng tiền tệ. tuy nhiên do quy mô kinh tế nhỏ hẹp tốc độ kinh tế chậm nên khủng hoảng mới chỉ dừng lại ở mức khả năng.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế không là khả năng mà trở thành hiện thực với nhiều mô hình khác nhau: khủng hoảng công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, khủng hoảng cơ cấu,
1.2. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. mâu thuẫn trên biểu hiện thành các mâu thuẫn sau:
Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng doanh nghiệp chặt chẽ và khoa học và tính vô chính phủ của xã hội.
Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy mở rộng không ngừng của chủ nghĩa tư bản với sức mua eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.
Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và lao động làm thuê.
1.3. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản có tính chu kì, có sự lặp lại qua bốn giai đoạn trong khoảng thời gian từ 8-12 năm một lần.
Bốn giai đoạn bao gồm: khủng hoảng , tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh. Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu trình kinh tế mới. Lúc này, hàng hóa ế thừa ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công giảm xuống. Tiêu điều là giai đoạn sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi xuống được nữa. Phục hồi là giai đoạn các doanh nghiệp khôi phục và mở rộng sản xuất. Hưng thịnh là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất vượt quá sức mua của xã hội. Do đó lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp mà cả nông nghiệp. Khủng hoảng trong nông nghiệp kéo dài hơn trong công nghiệp do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất cản trở việc đổi mới tư bản cố định.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền nên chu kỳ khủng hoảng có những thay đổi sâu sắc thể hiện bốn điểm: một là, khủng hoảng kinh tế không gay gắt; hai là, vật giá leo thang trong khủng hoảng; ba là xuất hiện các cuộc khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng trung gian.
Các cuộc khủng hoảng diễn ra như được sắp đặt với chu kỳ 8-12 năm. Năm 1947-1948, cuộc khủng hoảng chu kỳ mang tầm vóc thế giới diễn ra ở cả 4 nước: Anh, Mỹ, Pháp, Đức. Tiếp đó vào các năm 1857, 1865-1867, 1873, 1882-1883, 1890-1893, 1900-1903, khủng hoảng tiếp tục diễn ra theo vòng quay 8-12 năm ở cả 4 nước trên. Và từ năm 1907, có thêm Nhật chịu khủng hoảng ngoài 4 nước cũ.
1.4. Hậu quả và lợi ích mang lại sau khủng hoảng.
Hậu quả:
Một là, phá hoại lực lượng sản xuất, làm rối loạn quá trình lưu thông. Ví dụ trong cuộc khủng hoảng 1929-1933, 13 vạn công ty phá sản, sản lượng sắt giảm 79,4%, sản lượng thép giảm 76%, sản lượng oto giảm 80%,
Hai là, khủng hoảng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản là điều kiện dẫn tới độc quyền. Khủng hoảng, cùng với sự phá sản hàng loạt của các công ty tư bản nhỏ. Các công ty tư bản lớn dựa trên khả năng tài chính và quyền lực vững vàng sẵn sàng thực hiện sát nhập đúng hơn là nuốt chửng các công ty nhỏ, vừa tạo thành liên đoàn, tập đoàn,.. Ở Mỹ, lợi nhuận của 500 tổ chức siêu độc quyền của Mỹ năm 1972 là 27,8 tỷ USD, năm 1973 là 38,7 tỷ USD, năm 1974- năm khủng hoảng lên tới 43,6 tỷ USD.
Ba là tăng khoảng cách giàu nghèo. Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản, người lao động ngày càng bị bần cùng hóa: 75% GDP của thế giới tập trung trong tay của 20% dân số thuộc nhóm giàu, còn 1.5% GDP thuộc về 20% dân số thuộc nhóm nghèo. Dẫn tới hậu quả cuối cùng.
Bốn là, gia tăng mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Lợi ích mang lại:
Khủng hoảng là cột mốc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của chủ nghĩa tư bản. Đó là nhở tư bản cố định được đổi mới trong giai đoạn tiêu điều, nhờ đó nhu cầu máy móc tăng, công nhân có nhiều việc làm,Quan trọng hơn nó thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật. như vậy cứ sau mỗi lần khủng hoảng kinh tế lại đạt được sự phát triển tiến bộ hơn.
1.5. Các biện pháp chống khủng hoảng của C.Mác.
Một là, thu lợi nhuận siêu nghạch trong các nghạnh phi sản xuất.
Hai là, nỗ lực phát triển, áp dụng, chuyển giao khoa học công nghệ để một mặt phát triển sản xuất, một mặt tìm cơ hộ, lĩnh vực đầu tư mới tạo ra các nhu cầu mới, kích thích sản xuất,..
Ba là, đẩy mạnh quân sự hóa kinh tế, tăng chi phí quốc phòng, lấy chiến tranh làm giải pháp phục hồi kinh tế.