Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Phân bố thời gian: Lên lớp : 70% Tự học : 30% 5. Điều kiện tiên quyết: 6. Mục tiêu của học phần: Cung cấp những hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giúp cho sinh viên: - Xác lập cơ sở lý luận để có thể tiếp cận nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. - Từng bước xác lập thế giới quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

doc11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------- -------------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGÀNH ĐÀO TẠO:. -------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 2. Số tín chỉ : 02 3. Trình độ : Đại học, Cao đẳng 4. Phân bố thời gian: Lên lớp : 70% Tự học : 30% 5. Điều kiện tiên quyết: 6. Mục tiêu của học phần: Cung cấp những hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giúp cho sinh viên: - Xác lập cơ sở lý luận để có thể tiếp cận nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. - Từng bước xác lập thế giới quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo. - Xây dựng, phát triển nhân sinh quan cách mạng và tu dưỡng đạo dức con người mới. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Gồm phần Mở đầu và 5 chương về nội dung cơ bản về các nguyên lý của triết học Mác - Lênin. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: - Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị xêmina, đọc và sưu tầm các nội dung liên quan đến nội dung của chương. - Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên. - Tham dự các buổi hội thảo, xêmina, các buổi lên lớp theo quy định. 9. Tài liệu học tập: [1] Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội, 2004. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2006. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần VI, VII, VIII, IX, X, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội, 2006. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Chuyên cần : 15% - Bài kiểm tra giữa kỳ : 15% - Bài tiểu luận : 20% - Thi cuối kỳ : 50% 11. Thang điểm 10 12. Nội dung chi tiết học phần: - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng. - Những nguyên lý, quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. - Lý luận nhận thức duy vật biện chứng. - Hình thái kinh tế - xã hội. - Phương thức và động lực cơ bản của sự phát triển xã hội. 13. Ngày phê duyệt: 16/08/2008 14. Cấp phê duyệt: Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân GIẢNG VIÊN ThS. Trịnh Đình Thanh Những nội dung chủ yếu 1. Tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa Mác * Tiền đề về kinh tế - chính trị - xã hội. * Tiền đề về khoa học tự nhiên. * Tiền đề lý luận. 2. Nội dung và bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng * Nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng. - Những vấn đề về giới tự nhiên (vũ trụ quan). - Những vấn đề về con người và xã hội loài người (nhân sinh quan và lịch sử quan). - Những vấn đề về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người và con người, con người và lịch sử. * Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng. - Giải quyết ở tầm khoa học đối với những nội dung của thế giới quan. - Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng, giữa vũ trụ quan với nhân sinh quan và lịch sử quan, giữa tri thức khoa học và niềm tin cộng sản. - Có tính thực tiễn - cách mạng cao nhất. 3. Nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin * Nội dung định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" Định nghĩa phạm trù vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau: Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người. Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. * Ý nghĩa: Khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc cảm giác”, Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được những khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất. Đồng thời, định nghĩa vật chất của Lênin còn có ý nghĩa định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới. Khi nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội.Từ đó giúp các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; trên cơ sở ấy, người ta có thể tìm ra các phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển. 4. Nguồn gốc và bản chất của ý thức. * Nguồn gốc: - Nguồn gốc tự nhiên. - Nguồn gốc xã hội. * Bản chất: Sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo: + Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh + Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. + Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan. 5. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình và các hình thức phát triển của phương pháp biện chứng. * Phương pháp siêu hình: + Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối. + Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi vì hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm. * Phương pháp biện chứng: + Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. + Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi đó là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. * Các hình thức phát triển của phương pháp biện chứng + Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Ở Trung Hoa là "Đạo", "Âm - Dương", "Ngũ hành". Ở Hy Lạp là Logos của Hêraclit,... Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây đã nhận thức các sự vật, các hiện tượng của vũ trụ, sinh thành biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng, vô tận. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những cái nhìn trực quan, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. + Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm, đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức. Đặc trưng của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là thể hiện mối liên hệ nội tại sâu sắc củ nó gắn liền với học thuyết về tín tích cực của chủ thể nhận thức. + Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật do Mác - Ăngghen xây dựng. Vai trò của phép biện chứng: Dù ở hình thức duy tâm hay duy vật thì phép biện chứng cũng đã nhận thức thế giới trong một chỉnh thể thống nhất, có sinh thành, chuyển hóa và biến đổi tuân theo quy luật. Vì vậy, phép biện chứng có vai trò quan trọng trong việc nhận thức và cải tạo thế giới của con người. 6. Phép biện chứng duy vật là gì? Phép biện chứng duy tâm, đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Kant và người hoàn thiện nó là Hêghen. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Tuy nhiên, theo họ biện chứng ở đây được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên được gọi là biện chứng duy tâm. Phép biện chứng duy vật do Mác - Ăngghen xây dựng đã gạt bỏ tính chất duy tâm, thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý để xây dựng nên phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. * Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật: + Thứ nhất, thế giới được xem như một chỉnh thể thống nhất và duy nhất,trong đó các sự vật phụ thuộc và chế ước lẫn nhau, tất cả chúng đều liên hệ và tác động lẫn nhau. + Thứ hai, thế giới luôn trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Tất cả chúng đều trong dòng chảy vận động và biến hóa. + Thứ ba, phát triển của các sự vật trong thế giới là quá trình vận động tiến lên (từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn) theo đường "xoáy ốc". Trong đó nguồn gốc,động lực của sự phát triển là thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; phương thức và trạng thái của sự phát triển là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại; khuyng hướng phát triển là tiến lên qua nhiều lần phủ định theo đường "xoáy ốc". Thứ tư, phép biện chứng duy vật mácxít còn thể hiện thông qua những cặp phạm trù cơ bản như: cái riêng - cái chung, nguyên nhân - kết quả, bản chất - hiện tượng,... Thứ năm, phép biện chứng duy vật mácxít đồng thời là nhận thức luận, là lôgic học - học thuyết về tính biện chứng của các khái niệm, phạm trù, quy luật và của các hình thái tư duy. * Giá trị khoa học và thực tiễn của phép biện chứng duy vật: Khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổ đại cũng như những sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan cổ điển Đức, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học; Trở thành công cụ để con người nhận thức và cải tạo thực tiễn. 7. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Giá trị phương pháp luận. * Khái niệm về mối liên hệ. * Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về mối liên hệ. * Tính chất của mối liên hệ phổ biến: - Tính khách quan. - Tính phổ biến. - Tính đa dạng phong phú. * Giá trị phương pháp luận nhận thức và thực tiễn. - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 8. Nội dung và hình thức. Giá trị phương pháp luận. * Khái niệm nội dung và hình thức. * Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. + Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. + Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. + Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung. * Giá trị phương pháp luận nhận thức và thực tiễn: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 9. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Giá trị phương pháp luận. * Mối quan hê biện chứng giữa khả năng và hiện thực. * Giá trị phương pháp luận nhận thức và thực tiễn: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 10. Nguyên lý về sự phát triển. Giá trị phương pháp luận * Khái niệm về sự phát triển. *Quan điểm biện chứng về sự phát triển. * Tính chất cơ bản của sự phát triển: - Tính khách quan. - Tính phổ biến. - Tính đa dạng, phong phú. * Giá trị phương pháp luận nhận thức và thực tiễn: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 11. Quy luật lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi và ngược lại (quy luật lượng - chất). Giá trị phương pháp luận. * Các khái niệm: - Khái niệm chất. - Khái niệm lượng. - Độ. - Điểm nút. - Bước nhảy. Nội dung quy luật: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi. * Giá trị phương pháp luận nhận thức và thực tiễn: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 12. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Giá trị phương pháp luận. * Các khái niệm: - Mặt đối lập. - Mâu thuẫn biện chứng. - Đấu tranh của các mặt đối lập. * Tính phổ biến, khách quan và đa dạng của mâu thuẫn. Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế cái cũ. * Giá trị phương pháp luận nhận thức và thực tiễn. - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 13. Con đường biện chứng của sự nhận thức và quy luật cơ bản của quá trình nhận thức. * Con đường biện chứng của quá trình nhận thức. Nhận thức là một quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu khác nhau song đây là là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. - Trực quan sinh động: Tri giác, cảm giác, biểu tượng. - Tư duy trừu tượng: khái niệm, phán đoán và suy luận. * Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính * Quy luật cơ bản của quá trình nhận thức. 14. Hai phương diện cơ bản của quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Giá trị phương pháp luận * Lực lượng sản xuất. * Quan hệ sản xuất. * Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - quy luật cơ bản của sự vận động, phát trển của xã hội. - Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. - Sự tác động trở lại quan trọng của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. * Giá trị phương pháp luận: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 15. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Giá trị phương pháp luận. * Tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng. * Vai trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. * Giá trị phương pháp luận: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 16. Đấu tranh giai cấp và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. * Mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. - Mâu thuẫn giai cấp và nguồn gốc của nó. - Đấu tranh giai cấp. * Vai trò của đấu tranh giai cấp với tư cách là phương thức và động lực cơ bản, trực tiếp của sự phát triển xã hội. - Giải quyết các mâu thuẫn của xã hội. - Phát triển lực lượng sản xuất của xã hội. - Đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay * Giá trị phương pháp luận: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 17. Quan điểm của triết học Mác về bản chất con người. Giá trị phương pháp luận. * Con người - thực thể thống nhất giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. * Sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của con người. * Bản chất xã hội của con người và năng lực sáng tạo lịch sử của con người. * Giá trị phương pháp luận: - Trong nhận thức. - Trong hoạt động thực tiễn. 18. Khoa học và công nghệ - một động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội. - Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Đối với sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ hiện đại. - Khoa học và công nghệ góp phần tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện sự thay đổi về đời sống tinh thần của con người. - Bên cạnh đó, những thành tưụ của khoa học và công nghệ cũng có thể trở thành công cụ để chống lại nền hòa bình của nhân loại, đe dọa sự sinh tồn của vạn vật. - Cần tập trung vào cơ sở vật chất và yếu tố con người để phát triển khoa học công nghệ. - Giá trị phương pháp luận: + Đánh giá đúng vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Đánh giá đúng vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển nói chung, từ đó có chính sách phù hợp để nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng nhanh những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động ngày càng cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Tài liệu liên quan