Giới thực vật - Regnum: Vegatabile trong giới chia ra các đơn vị
− Ngành - Divisio (Phylum)
− Lớp - Classis
− Bộ- Ordo
− Họ- Familia
− Chi - Genus
− Loài - Species
Trong hệ thống học còn dùng các bậc trung gian. Ví dụtông (Tribus) là bậc
giữa họvà chi. Nhánh (Sectio) và loạt (Serio) trung gian giữa chi và loài. Thứ
(Varietas) và dạng (Forma) là dưới loài.
Trong phân loại thực vật hay dùng đối với bậc phụ khác, thường thêm bằng
tiếp đầu ngữ superlà liên và sub là phân.
Ví dụphân lớp Mộc lan: Subclassis Magnoliideae, liên bộBông: Superordo
Malvanae.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên tắc trong phân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực vật có hoa
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006.
Tr 55 – 67.
Từ khoá: Ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng
cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức
sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận
của nhà xuất bản và tác giả.
Mục lục
Chương 5 NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG PHÂN LOẠI.......................... 3
5.1 CÁC BẬC PHÂN LOẠI VÀ TÔN TI TRẬT TỰ CỦA CHÚNG ........ 3
5.2 CÁCH GỌI TÊN................................................................................. 4
5.2.1 Các nguyên tắc chung ................................................................... 5
5.2.2 Nguyên tắc công bố tên gọi ........................................................... 5
5.3 CÁC LOẠI MẪU CHUẨN (TYPUS) TÊN GỌI ................................. 6
5.3.1 Mẫu chuẩn tên gọi (typus)............................................................. 6
5.3.2 Mẫu chuẩn tên gọi của loài và các taxôn trong loài........................ 7
5.3.3 Các loại mẫu chuẩn....................................................................... 7
5.4 NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN................................................................... 8
Chương 5. Những nguyên tắc trong phân
loại
Nguyễn Nghĩa Thìn
5.4.1 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi taxôn bị chia nhỏ ......................... 9
5.4.2 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi taxôn chuyển vị trí....................... 9
5.4.3 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi liên kết các taxôn....................... 10
5.4.4 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi thay đổi bậc taxôn ..................... 10
5.5 BÃI BỎ TÊN GỌI............................................................................. 11
5.6 TÊN GỌI CỦA CÁC TAXÔN .......................................................... 12
5.6.1 Tên gọi các taxôn trên bậc chi ..................................................... 12
5.6.2 Tên chi và các phân hạng của nó ................................................. 12
5.6.3 Tên loài....................................................................................... 13
5.6.4 Tên gọi của taxôn dưới bậc loài................................................... 14
5.7 TRÍCH DẪN TÊN TÁC GIẢ VÀ CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO TÊN
GỌI ................................................................................................... 14
5.7.1 Trích dẫn tên tác giả .................................................................... 14
5.7.2 Một số chỉ dẫn cần thiết cho việc trích dẫn tên tác giả ................. 14
5.8 LUẬT CHÍNH TẢ VỀ TÊN GỌI VÀ DẤU VĂN PHẠM VỀ TÊN CHI
.......................................................................................................... 15
5.8.1 Luật chính tả về tên gọi và các tính ngữ ...................................... 15
5.8.2 Giống văn phạm của tên chi cần xác định bằng cách ................... 16
5.8.3 Cách viết tên tác giả .................................................................... 16
5.8.4 Cách ghi tài liệu tham khảo kèm theo tên gọi .............................. 17
3
Chương 5
NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG PHÂN
LOẠI
5.1 CÁC BẬC PHÂN LOẠI VÀ TÔN TI TRẬT TỰ CỦA
CHÚNG
Giới thực vật - Regnum: Vegatabile trong giới chia ra các đơn vị
− Ngành - Divisio (Phylum)
− Lớp - Classis
− Bộ - Ordo
− Họ - Familia
− Chi - Genus
− Loài - Species
Trong hệ thống học còn dùng các bậc trung gian. Ví dụ tông (Tribus) là bậc
giữa họ và chi. Nhánh (Sectio) và loạt (Serio) trung gian giữa chi và loài. Thứ
(Varietas) và dạng (Forma) là dưới loài.
Trong phân loại thực vật hay dùng đối với bậc phụ khác, thường thêm bằng
tiếp đầu ngữ super là liên và sub là phân.
Ví dụ phân lớp Mộc lan: Subclassis Magnoliideae, liên bộ Bông: Superordo
Malvanae.
Bảng 5.1.
Các bậc theo luật quốc tế về tên gọi
Bậc của Taxôn (tiếng La Tinh) Ví dụ Đuôi của các bậc trên chi
Divisio (Phylum) Ngành Magnoliophyta -phyta
Classis Lớp Magnoliopsida -opsida
Subclasis Phân lớp Magnolidae -idae
Ordo Bộ Magnoliales -ales
Subordo Phân bộ Magnolinae -inae
Familia Họ Magnoliaceae -aceae
Subfamilia Phân họ Magnolioideae -oideae
Tribus Tông Magnolieae -eae
Subtribus Phân tông Magnoliineae -ineae
Genus Chi Magnolia -us, -a, um (on)
4
5.2 CÁCH GỌI TÊN
Để có sự thống nhất trong phân loại và để trao đổi thông tin giữa các nhà
khoa học luật tên gọi thực vật được hình thành. Cùng với sự gọi tên còn có sự
thống nhất các thuật ngữ của các taxôn.
Việc đặt tên cho thực vật trước đây rất tuỳ tiện vì vậy cần có sự thống nhất.
Luật được đặt ra với mục đích là để thống nhất cách gọi tên, tránh nhầm lẫn và để
bãi bỏ các tên gọi cũ chưa đúng, tránh cho tác giả đặt tên thừa, không cần thiết.
Luật gọi tên được bắt đầu năm 1753 do Linnê xây dựng. Từ nửa sau kỷ 18 đã chỉ
rõ nhiều nghiên cứu phát hiện rất nhiều loài mới nhưng ở mỗi nước có một cách
đặt tên gọi khác nhau, trong lúc cách đặt tên của Linnê chưa phổ biến. Do đó gặp
rất nhiều khó khăn.
Năm 1867 De Candolle đề xướng nguyên tắc đặt tên cây trên cơ sở cách đặt
tên của Linnê. Đến nay đã hơn 16 đại hội về thực vật, để sửa đổi, bổ sung, hoàn
chỉnh luật đó cho nên nội dung cơ bản của bộ luật được coi là hoàn thiện.
− Đại hội lần 1 năm 1867 ở Paris (Pháp)
− Đại hội lần 2 năm 1906 ở Viên (Áo)
− Đại hội lần 3 năm 1910 ở Brucxen (Bỉ)
− Đại hội lần 4 năm 1930 ở Kembrit (Mỹ)
− Đại hội lần 5 năm 1935 ở Amxtecđam (Hà Lan)
− Đại hội lần 6 năm 1950 do Spargue sửa chữa luật Amxtecdam
− Đại hội lần 7 năm 1950 ở Stôckhôm (Thụy Điển)
− Đại hội lần 8 năm 1954 ở Paris (Pháp)
− Đại hội lần 9 năm 1959 ở Môngtrêan (Canađa)
− Đại hội lần 10 năm 1964 ở Êdinbua (Anh)
− Đại hội lần 11 năm 1969 ở Sietưn
− Đại hội lần 12 năm 1975 ở Lêningrát (Nga)
− Đại hội lần 13 năm 1981 ở Sitni (Úc)
− Đại hội lần 14 năm 1986 ở Beclin (Đức)
− Đại hội lần 15 năm 1993 ở Tokyo (Nhật Bản)
− Đại hội lần 16 năm 1999 ở Xanh Louit (Mỹ)
5
5.2.1 Các nguyên tắc chung
1. Tên gọi thực vật không phụ thuộc vào tên gọi động vậtBộ luật áp dụng
cho tất cả thực vật, không liên quan việc lúc đầu nhóm đó có thuộc
thực vật hay không.
2. Việc sử dụng tên gọi của các nhóm phân loại được xác định nhờ mẫu chuẩn
danh pháp.
3. Tên gọi các nhóm phân loại dựa theo nguyên tắc ưu tiên trong khi
công bố.
4. Mỗi nhóm phân loại có giới hạn, vị trí và bậc nhất định, không kể các
ngoại lệ quy định cụ thể, chỉ có thể có 1 tên đúng đắn duy nhất, đó là
tên có sớm nhất và hợp với quy tắc.
5. Tên khoa học của các nhóm phân loại đều được coi là tên La tinh
không phụ thuộc vào xuất xứ của nó.
6. Quy tắc của tên gọi có tác dụng nghịch đảo nếu như chúng không
được quy định giới hạn riêng (Những tên hợp pháp, hợp với luật thì
được dùng và ngược lại).
5.2.2 Nguyên tắc công bố tên gọi
5.2.2.1 Điều kiện và niên hiệu công bố thực tế
Sự công bố thành thực tế chỉ khi nào phát hành bản in: bán, trao đổi cho đại
chúng, hoặc ít nhất cùng cho cơ quan thực vật có thư viện lớn để cho các nhà thực
vật đọc được. Sự công bố không thể tiến hành bằng cách thông báo tên mới trong
hội nghị, niêm yết các tên đó trong tập mẫu vật, hay trong vườn bách thảo cho
quần chúng xem, cũng không thể phát hành bằng các ảnh chụp, bản viết tay, đánh
máy hoặc các tài liệu chưa in khác không phải là sự công bố thực tế. Tài liệu phải
in tipo.
Các quy định ngoại lệ :
− Nếu trước 1 - 1 - 1953 thì sự công bố các bản thảo của các công
trình chuyên khảo được coi là công bố thực tế.
− Kể từ 1 - 1 - 1953 thì sự công bố các tên mới trong danh phiếu
thương mại, báo chí thông báo định kỳ không phải báo khoa học
hoặc danh mục, không phải là công bố thực tế.
− Niên hiệu của sự công bố thực tế là niên hiệu của bản in được
phát hành, khi thiếu các dẫn chứng của các niên hiệu khác thì
niên hiệu chính là niên hiệu ghi ở tờ bìa (đầu).
6
5.2.2.2 Điều kiện và năm công bố hữu hiệu
Tên taxôn muốn được công nhận là công bố hữu hiệu cần được công bố thực
tế và có dạng phù hợp với quy chế (tên loài 2 từ...) có kèm theo bản mô tả taxôn
bằng tiếng La tinh hoặc là dựa vào 1 bản công bố cũ được coi là bản công bố thực
tế.
Kể từ 1 - 1 - 1953 thì tập hợp tên mới hoặc tên gọi mới của taxôn nào đấy
được coi là công bố hữu hiệu chỉ khi nào được chỉ rõ tên gốc (basionym) hoặc tên
đồng loại thay thế và có nêu đầy đủ trích dẫn về sự công bố đầu tiên với sự chỉ rõ
số trang hay bản vẽ và niên hiệu công bố.
Kể từ 1 - 1 - 1953 khi công bố tên gọi mới mà không chỉ rõ bậc taxôn chứa taxôn
đó không phải là tên được công bố hữu hiệu.
Kể từ 1 - 1 - 1935 thì sự công bố tên của các taxôn thực vật được coi là hữu
hiệu nếu có bản mô tả La tinh kèm theo hoặc dựa vào bản mô tả cũ.
Kể từ 1 - 1 - 1958 sự công bố tên gọi các taxôn mới từ họ trở xuống được coi
hữu hiệu chỉ khi nó chỉ rõ typ tên gọi taxôn. Typ tên gọi ghi ở mỗi bản mô tả La
tinh, kèm theo mẫu chuẩn (holotypus) và địa điểm lưu trữ nó. Ví dụ: HNU chẳng
hạn (Phòng mẫu cây khô Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Hiện nay có xu hướng mở rộng điều này cho tới các taxôn lớn hơn họ.
5.2.2.3 Tên gọi hợp pháp, không hợp pháp và tên gọi đúng đắn
− Tên gọi hợp pháp là tên phù hợp với quy tắc, ngược lại là tên gọi không
hợp pháp.
− Tên gọi đúng đắn của taxôn khi nó có giới hạn vị trí bậc xác định là tên gọi
hợp pháp theo quy tắc (tức là những tên gọi hợp pháp sớm nhất được dùng
làm tên chính thức). Nó là tên chính thức cho taxôn đó.
5.3 CÁC LOẠI MẪU CHUẨN (TYPUS) TÊN GỌI
5.3.1 Mẫu chuẩn tên gọi (typus)
Mẫu chuẩn của tên gọi là một thành viên của taxôn. Tên của một taxôn luôn
luôn liên quan tới thành viên đó, bất luận tên gọi ấy là chính thức hay đồng loại.
Mẫu chuẩn của tên gọi không nhất thiết phải là phần đặc sắc nhất hay điển hình
nhất của taxôn, nó chỉ là thành viên luôn liên quan tới tên gọi.
Mẫu chuẩn tên gọi của chi và các bậc giữa chi và loài là 1 loài.
7
Mẫu chuẩn tên gọi của họ và các taxôn giữa họ chi là 1 chi. Nếu tên chi cũ
của nó đã thay đổi thì tên hiện dùng thay thế tên cũ trước đây và tên chi đó vẫn
được coi là tên chuẩn của taxôn đó.
Ví dụ: Mẫu chuẩn họ Rosaceae là chi Rosa
Mẫu chuẩn phân họ Rosoideae là chi Rosa
Mẫu chuẩn họ Winteraceae là chi Drymis vì chi này trước đây mang tên là
Wintera.
Mẫu chuẩn chi Hydrangea là loài Hydrangea arborescens. Tất cả các mẫu
chuẩn taxôn trên họ đều là chi.
5.3.2 Mẫu chuẩn tên gọi của loài và các taxôn trong loài
Đó là một vật mẫu = tiêu bản mà trên cơ sở vật mẫu đó để mô tả và công bố
tên loài hay các taxôn trong loài như là một tên mới cho khoa học. Vật làm mẫu
chuẩn của một taxôn hiện đại trừ Vi khuẩn và Nấm cần được bảo quản ở trạng
thái cố định, vật mẫu đó không phải là cây sống hay đem trồng. Đối với loài hay
taxôn trong loài mà vật mẫu chuẩn không thể bảo quản thì mẫu chuẩn của nó có
thể là bản mô tả hoặc hình vẽ.
5.3.3 Các loại mẫu chuẩn
Các loại mẫu chuẩn tên gọi của loài và các taxôn trong loài được chia ra.
− Mẫu chuẩn chính thức (Typus = Holotypus):
Mẫu chuẩn chính thức còn gọi là Mẫu chuẩn đầy đủ (holotypus) là mẫu quý
nhất đối với tên gọi taxôn. Nó luôn luôn là một bản vật mẫu hay các phần của mẫu
được tác giả của taxôn coi là mẫu chuẩn tên gọi. Nó là mẫu chuẩn tên gọi thực tế,
luôn luôn liên quan tới tên gọi taxôn. Chừng nào nó còn được bảo quản thì tên gọi
taxôn đó còn được dùng.
Ví dụ: Loài B. baviensis Fin. et Gagnep. được viết là:
Typus: Tonkin, Sơn Tây, Ba Vì; Balansa 1021 (P), có nghĩa là: mẫu chuẩn là
vật mẫu thu ở Tonkin (Bắc Bộ), Sơn Tây, Ba Vì; (người thu) Balansa (số hiệu)
1021 (bảo quản) ở Pari (P).
− Đồng mẫu chuẩn (Isotypus hay Isoholotypus) (bản sao)
Đó là các mẫu hoàn toàn giống như mẫu chuẩn chính thức: lấy cùng cây,
cùng số hiệu, cùng ngày, do cùng người lấy nhưng không phải là mẫu chuẩn chính
thức.
− Mẫu chuẩn kèm (Paratypus)
8
Là các vật mẫu không cùng số hiệu với mẫu chuẩn nhưng được nhắc đến
trong bản mô tả đầu tiên, tức là những mẫu đó cũng được tác giả xem xét khi mô
tả taxôn mới đó.
− Liên mẫu chuẩn hay mẫu chuẩn tập hợp (syntypus)
Là một trong hai hoặc nhiều vật mẫu dùng làm cơ sở cho bản mô tả đầu tiên
nếu tác giả taxôn không chỉ rõ vật mẫu nào là mẫu chuẩn chính thức (holotypus).
Hay nói cách khác liên mẫu chuẩn là một trong hai hay nhiều vật mẫu nguyên bản
mà tất cả các vật mẫu đó đều được coi là mẫu chuẩn. Khi đó sau bản mô tả không
ghi mẫu chuẩn. Ví dụ: sau khi mô tả loài mới tác giả mô tả chỉ ghi: Tonkin, Sơn
Tây, Ba Vì, Balansa, 1021 (P), Petelot 5603 (HNU), Bon 12 (HM) có nghĩa là loài
mới đó lấy ở Bắc Bộ, núi Ba Vì do Balansa lấy với số hiệu 5603, lưu giữ ở Bảo
tàng Pari, do Pêtêlô lấy với số hiệu 5603, lưu giữ tại Phòng mẫu cây khô Đại học
Quốc gia Hà Nội và do Bon lấy với số hiệu 12, lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thành
phố Hồ Chí Minh.
− Mẫu chuẩn chọn lọc (Lectotypus)
Là vật mẫu được chọn làm mẫu chuẩn tên gọi trong số những vật liệu nguyên
bản nhưng không phải do tác giả taxôn lựa chọn mà do người nghiên cứu sau đó
lựa chọn. Nó chỉ được lựa chọn khi tác giả bản mô tả đầu tiên không chỉ rõ mẫu
chuẩn hoặc khi mẫu chuẩn của taxôn bị mất hoặc bị phá hủy. Nên chọn mẫu
chuẩn chọn lọc chỉ khi hiểu kỹ về loài đó và khi đã có đầy đủ những tư liệu
nguyên bản.
− Mẫu chuẩn thay thế (Neotypus)
Là vật mẫu được chọn làm mẫu chuẩn tên gọi để bảo tồn tên gọi taxôn vì đã
mất toàn bộ vật mẫu nguyên bản. Thông thường vật mẫu được chọn phải lấy tại
những địa điểm của các vật mẫu nguyên bản và do đặc điểm giống với bản mô tả
gốc. Nếu sau khi công bố Neotypus mới phát hiện vẫn còn tư liệu nguyên bản thì có
thể bãi bỏ Neotypus để chọn một trong số các vật mẫu nguyên bản đó làm mẫu
chuẩn chọn lọc vì mẫu chuẩn chọn lọc bao giờ cũng có giá trị hơn mẫu chuẩn thay
thế.
5.4 NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN
Đối với các taxôn từ họ đến chi thì tên gọi đúng đắn nhất là tên hợp pháp đầu
tiên đã công bố hữu hiệu chính cho bậc đó.
Tên gọi đúng đắn nhất các taxôn dưới chi là tập hợp tên hợp pháp đầu tiên đã
công bố hữu hiệu cho bậc đó cùng với tên chi đúng đắn cho chi đó hoặc loài đó
hay taxôn thấp hơn có chứa taxôn đang xét.
9
5.4.1 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi taxôn bị chia nhỏ
a) Đối với chi:
Nếu một chi bị chia thành hai hay nhiều chi thì tên gọi ban đầu của nó cần
được giữ lại cho một trong các chi mới hoặc trong trường hợp nếu nó không được
giữ lại thì các tác giả nghiên cứu về sau phải khôi phục lại. Vì vậy các loài vừa
được tách ra của chi cũ nào đó thì nay chi nào mang tên cũ phải chứa mẫu chuẩn
đó. Nếu trước đây chưa quy định mẫu chuẩn thì nay cần phải chọn.
Ví dụ : Chi Dicera Forster & Forster f. (1776) đến 1918 thì Rafinesque chia
ra thành hai chi là Misipus và Skidanthera việc này không đúng với luật vì tên
Dicera của Forster & Forster f. đã bị bác bỏ mà theo luật nó cần được giữ lại cho
một trong hai chi ấy. Hiện nay, Dicera được phục hồi cho phần chứa loài mẫu
chuẩn chọn lọc D. dentata
b) Đối với loài:
Nếu một loài bị chia hai hay nhiều loài thì tính ngữ loài ban đầu cần được giữ
lại cho một trong hai loài mới. Nếu chưa được giữ lại thì phải khôi phục lại. Nếu
vật mẫu, bản mô tả hay hình vẽ nào đó trước đây quy định là mẫu chuẩn của loài
thì tính ngữ loài cũ được giữ cho loài còn chứa mẫu chuẩn đó. Nếu mẫu chuẩn
chưa có thì cần phải chọn.
Ví dụ: Năm 1880 Hoffmann chia loài Juncus articulatus L. thành hai loài: J.
lampocarpus (1), J. acutiflorus. Việc cho tên này không phù hợp vì tính ngữ loài
cũ articulatus đã bị bỏ mất. Do đó tên loài J. articulatus cần được phục hồi và nó
đã thay cho loài (1) vì nó chứa mẫu chuẩn.
c) Quy tắc áp dụng cho các taxôn trong loài
Nếu phân loài bị chia thành hai hay nhiều phân loài khác, hoặc thứ chia ra
nhiều thứ khác v.v. thì tên gọi cũ vẫn được giữ lại cho một trong các taxôn đó.
5.4.2 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi taxôn chuyển vị trí
a) Nếu loài chuyển vào chi khác hoặc tên chi cũ đổi thành tên khác nhưng không
thay đổi bậc thì tính ngữ loài hợp pháp cần được giữ lại hoặc trong trường hợp nó
chưa được giữ lại thì phải khôi phục lại, nếu nó không gặp các trở ngại sau:
− Tên ghép đôi nhận được là tên đồng âm hoặc đặt tên muộn
− Trước đây đã có tính ngữ loài hợp pháp
Ví dụ : tên chi cũ đổi thành tên chi mới.
10
Họ Euphorbiaceae có chi Prosarstema nay đổi tên Trigonostemon tất cả
các loài có tính ngữ Prosarstema phải chuyển sang tính ngữ Trigonostemon.
Loài Prosarstema stellais Gagnep. chuyển thành Trigonostemon stellaris
(Gagnep.) Airy Shaw.
Khi Uvaria tonkinensis trong họ Annonaceae được chuyển sang chi mới
Melodorum, do trong chi Melodorum trước đó đã có loài M. tonkinense nên
U. tonkinensis không thể đổi thành M. tonkinense mà phải cho nó một tên mới:
M. vietnamense.
b) Các nguyên tắc tương tự như trên cũng áp dụng cho các taxôn giữa chi và loài
hoặc taxôn dưới loài.
5.4.3 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi liên kết các taxôn
Khi ghép hai hoặc nhiều taxôn cùng bậc thì giữ lại tên hoặc tính ngữ hợp
pháp cũ nhất. Nếu các taxôn được ghép có cùng một năm công bố thì tác giả nào
tiến hành việc ghép tên có quyền chọn một trong nhiều tên hay tính ngữ đó, việc
lựa chọn đó được chấp nhận.
Ví dụ: Schuman (1890) ghép 3 chi là Sloanea L. (1753), Echinocarpus Blume
(1825) và Phoenicosperma Miq. (1865) tên được chọn phải là Sloanea L. vì đây là
tên công bố hợp pháp sớm nhất Linnê 1753 công bố hai loài: Verbesina alba L. và
Verbesina prostrata L. và đến năm 1771 ông gộp lại và đặt tên là Eclipta erecta
L.. Việc thay đổi này trái với luật tên gọi vì Eclipta erecta L. là tên gọi thừa bởi lý
do nó không phải một trong hai tên trên. Hai loài này đã được Roxburgh (1832)
thừa nhận là 1: Eclipta prostrata (L.) L. được lựa chọn cho nên đây là tên gọi
đúng đắn khi nhập hai loài trên.
5.4.4 Áp dụng nguyên tắc ưu tiên khi thay đổi bậc taxôn
a) Nếu đổi bậc của chi hay các taxôn trong chi thì, tên gọi hoặc tính ngữ đúng
đắn phải là tên hay tính ngữ hợp pháp sớm nhất đã có. Bậc mới tên gọi hoặc tính
ngữ không bao giờ có sự ưu tiên cho những từ ở ngoài bậc vốn có của mình. Ví
dụ: Nhánh Campanopsis R. Br. (1810) thuộc chi Campanula nhưng khi chuyển
lên thành bậc chi thì tên chi này cần gọi là Wahlenbergia Shrad. et Roth (1821)
chứ không phải là Campanopsis (R.Br) Kuntze 1891 vì tên gọi Campanopsis tuy
xuất hiện 1810 nhưng là nhánh chứ không phải là chi.
b) Nếu taxôn trên bậc chi nhưng dưới bậc họ mà thay đổi bậc thì gốc tên gọi
cần giữ lại mà chỉ thay đổi phần đuôi. Nếu tên nhận được không bị bãi bỏ theo
luật hiện hành.
11
Ví dụ: Phần họ Viscoideae (trước xếp vào họ Loranthaceae) nay chuyển lên
họ lấy tên là: Viscaceae. Trong họ mộc lan Magnoliaceae có phân họ
Liriodendroideae chuyển thành họ Liriodendraceae.
5.5 BÃI BỎ TÊN GỌI
a) Không được bãi bỏ tên gọi hợp pháp hoặc tính ngữ hợp pháp nếu chỉ vì nó
không được chọn lọc kỹ hoặc khó gọi, hoặc vì tên khác tốt hơn, được nhiều
người biết hoặc tên tính ngữ đã bị mất ý nghĩa ban đầu của nó.
Ví dụ: Khi đổi các chi Staphylea → Staphylis, Tamus → Thamus hay Thamos
việc đổi này sai. Khi đổi tên loài: Ardisia quinquegona → A. pentogona vì từ
quinquegona là từ lai nhưng việc đổi đó là không đúng hay Alphonsea
macrophylla kích thước lá 25 x 10 (lá lớn) do định tên sai nên khi chuyển sang chi
Fissistigma thì có tên là Fissistigma macrophylla mặc dù trong chi này các loài
đều có lá lớn hơn rất nhiều từ 35 - 50 x 15 - 20 cm, do đó ý nghĩa lá lớn không
còn nữa nhưng tên đó vẫn đúng.
b) Tên gọi là không hợp pháp và cần bãi bỏ trong các trường hợp
− Nếu về mặt tên gọi việc công bố nó là thừa. Ví dụ: tên chi Cainito Adans.
(1763) là tên thừa so với tên Chrysophyllum L. (1753) bởi vì cả hai tên này đều có
giới hạn hoàn toàn giống nhau.
− Nếu nó là tên đồng âm có muộn, nghĩa là lắp lại một tên hữu hiệu của
nhóm cùng bậc nhưng dựa vào một mẫu chuẩn khác. Ví dụ: Melodorum Hook. f.
et Thoms. (18